BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1710/TB-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 13
tháng 12 năm 2013
|
THÔNG
BÁO SỐ 02
TỔ
CHỨC LỚP TẬP HUẤN CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC VĂN HÓA CHO CÁC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,
CÁC TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC, CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ NĂM 2013
Thực hiện chương trình công tác năm 2013; Căn
cứ Kế hoạch số 1488/KH-BGDĐT ngày 28/11/2013 về việc Tổ chức lớp tập huấn cán
bộ làm công tác văn hóa cho các sở giáo dục và đào tạo (GDĐT), các trường Dự bị
đại học (DBĐH), các trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) năm 2013, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 8617/BGDĐT-CTHSSV ngày 29/11/2013 về
việc triệu tập lớp tập huấn cán bộ văn hóa và Thông báo số 01 ngày 04/12/2013 về
việc đề nghị các sở GDĐT, các trường DBĐH về việc chuẩn bị công tác tổ chức lớp
tập huấn diễn ra từ ngày 16 đến ngày 25/12/2013 với hình thức qua mạng. Thời
hạn đăng ký danh sách đến trước ngày 10/12/2013.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông báo về
công tác chuẩn bị lớp tập huấn như sau:
1. Đề nghị các sở GDĐT có trường PTDTNT,
trường DBĐH nghiêm túc thực hiện Công văn số 8617/BGDĐT-CTHSSV ngày 29/11/2013
và Thông báo số 01 ngày 04/12/2013.
2. Do đây là hình thức tập huấn qua mạng Internet,
Bộ Giáo dục và Đào tạo mở rộng đối tượng tham gia lớp tập huấn và giao các sở
GDĐT bổ sung danh sách cán bộ, giáo viên tham gia lớp tập huấn theo nhu cầu của
đơn vị.
3. Đề nghị các sở GDĐT, các trường DBĐH giao
nhiệm vụ công tác chuẩn bị kỹ thuật cho phòng công nghệ thông tin (CNTT) của đơn
vị và thực hiện các bước hướng dẫn kỹ thuật theo (phụ lục đính kèm).
4. Các sở GDĐT có trường PTDTNT nhận tài
khoản, mật khẩu truy cập để tham gia lớp tập huấn tại địa chỉ email của Sở
(Phòng CNTT và Văn phòng Sở). Các trường DBĐH cần liên hệ và gửi danh sách cán
bộ phụ trách CNTT về Thường trực Ban Tổ chức để nhận tài khoản, mật khẩu đăng
nhập.
5. Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị kỹ
thuật, Ban Tổ chức đề nghị các điểm cầu liên hệ với Ban Tổ chức để chạy thử hệ
thống vào ngày 24/12/2013 (dành cho cán bộ kỹ thuật).
Chi tiết xin liên hệ: Thường trực Ban Tổ
chức, Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt
(Đ/c Vũ Đức Bình: Điện thoại: 04.38694.984/ 0975393699), email: vdbinh@moet.edu.vn.
Liên hệ hỗ trợ kỹ thuật Cục CNTT: Đ/c Đỗ Dũng Hà – 0983968883,
dungha@moet.edu.vn, đ/c Bùi Thanh Duy – 0946109901, btduy@moet.edu.vn.
Nơi nhận:
-
TT. Trần Quang Quý (để b/c);
- VT. Ngũ Duy Anh (để b/c) ;
- Các sở GD&ĐT (th/h);
- Các trường DBĐH (th/h);
- Cục CNTT (để ph/h) ;
- Lưu: VT, Vụ CTHSSV.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CÔNG TÁC
HỌC SINH, SINH VIÊN
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Bùi Văn Linh
|
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG HỌP TRỰC
TUYẾN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm
theo Thông báo 02 số 1710/TB-BGDĐT ngày 13/12/2013)
1.
Chuẩn bị thiết bị, đường truyền
Để triển khai
họp trực tuyến của Bộ GD&ĐT qua Internet, mỗi điểm cầu cần chuẩn bị tối
thiểu các thiết bị sau đây:
1.1. Máy tính
có nối mạng Internet: Tối thiểu ADSL, tốt nhất là cáp quang FTTH. Trường hợp đặc biệt có
thể sử dụng Internet 3G.
1.2. Thiết bị ghi
hình được kết nối với máy tính: Đơn giản thì sử dụng webcam, nếu có điều kiện
sử dụng camera, máy ảnh hoặc camera hội nghị chuyên dụng (ví dụ: Sony EVI-D70;
EVI- D90 hay EVI – D100) – khi đó cần có thiết bị kết nối với máy tính kèm theo
(ví dụ easy cab).
1.3. Thiết bị âm
thanh gồm:
- Micro: Đơn giản có
thể sử dụng micrro của webcam, của máy tính xách tay, .. hoặc sử dụng dàn micro
phòng họp (nếu có sẵn). Nếu dùng dàn micro phòng họp, cần kết nối đường âm
thanh của âm ly với máy tính.
- Loa: Đơn giản có
thể sử dụng loa máy tính hoặc các loa hội trường (nếu có sẵn) kết nối với máy
tính.
- Thiết bị trình
chiếu (tuỳ chọn theo nhu cầu): có thể sử dụng màn chiếu LCD projector hoặc màn
hình plasma, ..
- Ánh sáng (tuỳ chọn
theo yêu cầu): Để đảm bảo ánh sáng khi thu hình.
2.
Đăng nhập và sử dụng phòng họp ảo
2.1. Đăng nhập
Địa chỉ của
phòng họp trực tuyến cho lớp tập huấn cán bộ văn hoá là:
http://hop.moet.gov.vn/taphuan
Sau khi gõ
địa chỉ nêu trên vào trình duyệt web, giao diện đăng nhập vào phòng họp xuất
hiện như
sau:
Nếu đã có tài
khoản (account) do Cục CNTT cấp thì chúng ta kích chuột vào mục Enter with
your login and password để đăng nhập.
Trường hợp đăng nhập mà
không cần account thì kích chuột chọn ô Enter as a Guest và gõ vào Tên
đăng nhập.
Lưu ý cách đặt tên
đăng nhập phải là tên tường minh, thể hiện rõ người đăng nhập là cá nhân hay
đơn vị. Ví dụ:
- Sở GD&ĐT Điện
Biên;
- Phòng GD&ĐT Ba
Đình
- Trường THPT Hoàng
Hoa Thám
- Nguyễn Văn Nam, TP
CNTT
-........
Sau khi đăng
nhập nếu trình duyệt web chưa được cài plugin Flash Player, dòng thông báo như hình
dưới sẽ xuất hiện. Khi đó, ta phải cài ứng dụng plugin theo hướng dẫn trên màn
hình.
3.
Sử dụng một số tình huống trong cuộc họp
3.1. Cách bật
webcam:
Để bật tín hiệu
hình ảnh (bật webcam), thực hiện kích chuột chọn biểu tượng trên thanh Menu Bar hoặc kích
chuột chọn vào ô màu đen: Start My Webcam ở chính giữa màn hình, nằm
trong phần quản lý của khung Video. Khi đó, màn hình sẽ xuất hiện khung cửa sổ
thông báo Camera and Micophone Access. Tiếp theo chọn mục Allow.
Màn hình Preview sẽ hiển thị hình ảnh từ camera hay web cam.
Để tín hiệu
hình ảnh của bạn được truyền lên phòng họp (điểm cầu khác nhìn thấy được) phải
thực hiện lệnh chia sẻ hình ảnh bằng cách kích chuột chọn nút Start Sharing.
Lúc này, tín hiệu hình ảnh của bạn chính thức được truyền đi đến tất cả các
điểm cầu.
Để tắt tín
hiệu hình ảnh, dừng hình (khi cần thiết), chúng ta kích chuột chọn Stop My
Webcam trên góc phải của khung Video.
Để quản lý
tín hiệu hình ảnh: Ví dụ như chất lượng hình ảnh cao hay thấp, phóng to, thu nhỏ
hình ảnh, chọn tín hiệu từ thiết bị webcam hay camera khác (khi chúng ta có
nhiều thiết bị đầu vào). Để có thể làm được như vậy trên khung cửa sổ Video,
chúng ta thấy có mục ở góc phải màn hình có biểu tượng sau:
-
Select Camera: Chọn tín hiệu hình ảnh Camera khi có nhiều tín hiệu đầu vào.
- Starts Sharing: Bật
tín hiệu chia sẻ hình ảnh camera đến các điểm cầu.
- Stop My
Webcam: Tắt tín hiệu hình ảnh.
- Maximize:
Phóng to hình ảnh.
- Preferences:
Tinh chỉnh chất lượng
hình ảnh hay Tiếng….
3.2. Bật và
tinh chỉnh micro:
Cài đặt micro
cho phòng họp, làm như sau:
Trên Menu
Bar, kích chuột chọn: Meeting/Audio Setup Wizard… Hộp thoại sau xuất
hiện:
Ở hộp thoại
trên bạn có thể:
- Kích nút Play
Sound để kiểm tra (test) loa;
- Và kích nút
Next để tiếp tục. Hộp thoại sau xuất hiện:
Hộp thoại
trên hiển thị danh sách các micro có thể sử dụng trên máy tính của bạn, hãy
chọn micro mà bạn dùng trong phòng họp này. Bấm nút Next, hộp thoại sau
xuất hiện.
Hộp thoại
trên giúp bạn kiểm tra micro có sử dụng được không? Kích nút Record để
ghi thử âm thanh, sau đó kích nút Play Recording để nghe lại âm thanh đã
ghi. Khi đã kiểm tra xong micro, nhấn Next để tiếp tục rồi nhấn Finish
để kết thúc.
4.
Cách bật/tắt micro:
Để bật micro,
kích chuột chọn vào biểu tượng (biểu tượng micro màu trắng). Sau khi micro
được bật, biểu tượng sẽ chuyển thành micro màu xanh - là khi chúng ta có thể phát biểu.
Để tắt micro, kích
chọn biểu tượng micro màu xanh (đang bật) ở trên.
Tinh chỉnh micro
(quan trọng):
Một việc rất quan
trọng để đảm bảo chất lượng thu âm thanh ở điểm cầu là phải thiết lập độ nhạy
của micro sao cho phù hợp. Cách làm như sau:
Kích chuột vào mũi
tên chỉ xuống và chọn mục Adjust Microphone Volume. (như hình dưới):
Bước 1
Bước 2
Hộp thoại
điều chỉnh âm lượng micro xuất hiện:
Bạn hãy điều
chỉnh âm lượng micro trong hộp thoại trên để xác định ngưỡng phù hợp nhất. Nhấn
Ok để kết thúc.
5.
Chia sẻ một số tài nguyên từ máy tính lên phòng họp:
Trong quá
trình họp, bạn có thể chia sẻ nội dung một số tài nguyên từ máy tính lên phòng
họp như:
tệp văn bản, màn hình máy tính của bạn, bảng trắng, video, .. hoặc file trình
chiếu powerpoint. Cách sử dụng như sau:
Nhấn chuột
mục Share My Screen trên màn hình và chọn nội dung cần chia sẻ lên phòng
họp gồm:
·
Share
My Screen
– chia sẻ màn hình máy tính đang kết nối với phòng họp của bạn;
·
Share
Whiteboard
– chia sẻ bảng trắng để thảo luận (vẽ ý tưởng lên đó);
·
Share
Document
– chia sẻ các tệp tài liệu ví dụ như:
6.
Cách tham gia phát biểu tại cuộc họp (quan trọng):
Khi chủ toạ
yêu cầu các điểm cầu tham gia phát biểu, nếu bạn muốn phát biểu phải có tín
hiệu để chủ toạ biết. Có 2 cách phát tín hiệu để xin phát biểu được thực hiện
như sau:
Bước 1
Cách 1: Sử dụng tính
năng giơ tay (Raise Hand) của phòng họp. Bấm biểu tượng Raise Hand
trên màn hình như sau:
Bước 2
Cách 2: Sử dụng tính
năng thảo luận (Chat) của phòng họp. Khi đó, gõ yêu cầu được phát biểu của điểm
cầu (nên sử dụng cách này để việc trao đổi thông tin được diễn ra trực tiếp,
tức thì).
Sau khi yêu
cầu phát biểu được đưa lên phòng họp, điểm cầu cần chú ý tín hiệu đồng ý
của Chủ toạ. Khi trạng thái người sử dụng của điểm cầu đang từ Guest
(khách – ngồi nghe), sang Presenter (người phát biểu), thì kỹ thuật điểm
cầu cần bật micro và video của điểm cầu (nếu cần) để đại biểu phát biểu.
Chú ý (quan
trọng):
Trong quá trình tham gia họp, nếu ngừng phát biểu đề nghị điểm cầu phải tắt
ngay micro (nếu nhiều micro cùng bật một thời điểm, sẽ gây hiện tượng rú rít do
hiệu ứng vọng (echo) của micro gây ra).
BAN TỔ CHỨC
PHỤ
LỤC 2
HƯỚNG DẪN KẾT NỐI VÀ TINH CHỈNH ÂM THANH –
HÌNH ẢNH
(Kèm
theo Thông báo 02 số 1710/TB-BGDĐT ngày 13/12/2013)
- Các dây dẫn với đầu kết nối chuẩn 3.5 ly
cho âm thanh hay composite cho hình ảnh và cả âm thanh
- Mic cho máy tính hay các loại Mic khác kết
nối với máy tính hay âm ly hội trường.
- Bộ ổn áp ổn định điện (bộ lưu điện) cho
cuộc họp ( bắt buộc các điểm cầu đều phải có); ổn định cho máy tính và cho
modem mạng.
- Phải có các quy định
hay quy ước phòng họp và thực hiện một cách nghiêm khắc
I. Điều khiển âm
thanh và khi có nhiều kết nối;
1.Chỉ nên có từ 1-2 người có quyền host1-6
2. Chỉ nên có từ 2-3 người có quyền
Presenters
3. Thay đổi qua lại theo nội dung và kịch bản
họp ( tức là khi đến điểm cầu nào phát biểu thì ta mới thiết lập họ có quyền
báo cáo trình chiếu: Prensenter, còn khi không đến lượt điểm cầu hay kết thúc
điểm cầu đó thì ta phải thiết lập cho họ xuống quyền "khách":
Participantvif quyền khách không có quyền gì cả chỉ được phép nghe và xem.
4. Tại một thời điểm chỉ có 1 điểm cầu được
phát biểu và bật mic, điểm cầu nào chưa được phát biểu
hay đến lượt thì yêu cầu bắt buộc phát tắt mic, không được phép bật mic.
5. Để độ to của loa vừa phải, độ bắt nhậy của
mic cũng vừa phải.
6. Nếu muốn để webcam
hình ảnh thì chỉ nên để 2-4 hình, ít khi để nhiều hình, chất lượng không tốt và
khó điều khiển
II. Kết nối thực tại
một điểm cầu:
Một số hình ảnh các đầu dây cắm cho hình ảnh
và âm thanh:
Cách thức kết nối EVI – D70 và Aver EZ
Capture-PCI hoặc EasyCAP(cắm qua cổng USB)
I. Kết nối phần cứng:
1. Cắm Card Aver EZ Capture vào khe PCI trên
mainboard của máy tính để bàn PC
2. Khởi động máy tính và tiến hành cài đặt
driver phần cứng cho card Aver Ez.
3. Kết nối máy tính với máy quay EVI – D70
thông qua Card Aver Ez bằng chuẩn dây Composite Cable vào cổng Video trên Card
Aver và trên EVI – D70
Tinh chỉnh phần mềm và lựa chọn định dạng
hình cho EVI – D70
@) Sau khi đã thực hiện việc cài đặt driver
cho card Aver Ez và kết nối với EVI – D70 xong chúng ta tiếp tục tinh chỉnh độ
phân giải và hệ cho EVI D70. Để có thể làm được chúng ta chạy chương trình “
Windows Movie Maker” ( Đây là một phần mềm ứng dụng cho gia đình được đính kèm
trong hệ điều hành Windows XP. Chúng ta có thể tìm theo đường dẫn sau: kích vào
Start/All Program/Windows Movie Maker hoặc “ Start/All
Program/Accessories/Windows Movie Maker).
Tiếp đến chúng ta bật chương trình Windows
Movie Maker lên