Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 256/BC-CP Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: ***
Ngày ban hành: 10/07/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 256/BC-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2013

 

BÁO CÁO

KIỂM ĐIỂM SỰ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA CHÍNH PHỦ 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và việc tham gia công việc chung của Chính phủ. Báo cáo này tập trung kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong 6 tháng đầu năm như sau:

1. Về nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, đối ngoại theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ tập trung chỉ đạo triển khai mục tiêu, nhiệm vụ năm 2013 theo Nghị quyết của Quốc hội là: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát trin vững chắc hơn cho những năm tiếp theo. Ngay từ đu năm, Chính phủ đã sớm ban hành Nghị quyết vnhững giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Nghị quyết chuyên đề về một sgiải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và chỉ đạo khn trương triển khai Đán tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng1. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, hàng tháng, hàng quý đu có kiểm điểm đánh giá mặt được, chưa được và kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Đến ngày 30/6, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 10.782 văn bản2 chỉ đạo, điều hành trên các lĩnh vực. Hầu hết các bộ, cơ quan kịp thời ban hành chương trình, kế hoạch hành động, tích cực tham mưu và ban hành văn bản theo thm quyền để hướng dẫn, tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ đã chuẩn bị và trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư 18 đán, báo cáo; chỉ đạo xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của các Hội nghị Trung ương. Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 28 báo cáo, tờ trình; 14 dự án Luật, Pháp lệnh. Lãnh đạo Chính phủ và các Thành viên Chính phủ đã báo cáo, giải trình nghiêm túc về những vấn đề liên quan đến chỉ đạo, điều hành theo yêu cầu của Quốc hội và đại biểu Quốc hội3.

Các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ triển khai nghiêm túc với quyết tâm cao. Các bộ, ngành, địa phương đã bám sát mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ để xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể phù hp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại 6 tháng đầu năm đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn đòi hỏi phải tiếp tục kiên định mục tiêu đồng thời có các giải pháp tháo gỡ kịp thời trong 6 tháng cuối năm.

2. Về xây dựng và lãnh đạo bộ máy hành chính nhà nước

Chính phủ đã tập trung chỉ đạo kiện toàn, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ ca các bộ, cơ quan ngang bộ gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực4. Đã tổng kết bước 2 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; xây dựng đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Chđạo các ngành, các cấp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ khoa học, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý cán bộ, công chức và viên chức theo quy định của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức, pháp luật phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tuy nhiên, công tác xây dựng bộ máy vẫn còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan còn quá chậm so với kế hoạch. Đến nay mới có 14/19 Nghị định được ban hành. Tình trạng này có phần do nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa bộ, ngành vẫn còn một số điểm khó phân định rạch ròi trong khi cơ chế phối hợp chưa thực sự hiệu quả và cũng có phần do một số bộ đề nghị thành lập thêm nhiều Cục, Vụ. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức cơ quan chuyên môn cp tỉnh, cấp huyện chậm. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Chất lượng công vụ chưa cao, tham mưu chính sách còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, công chức sa sút phẩm chất, quan liêu, cửa quyền, vô cảm, nhũng nhiễu... Ở không ít nơi, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm thậm chí buông lỏng. Những bất cập trong bố trí, sử dụng, đánh giá đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật chậm được khc phục.

Sự thống nhất quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương theo quy định của Hiến pháp và pháp luật được bảo đảm. Các nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân được triển khai thực hiện đồng bộ. Thủ tướng Chính phủ và các Thành viên Chính phủ dành nhiều thời gian làm việc với bộ, cơ quan, địa phương, cơ sở để kiểm tra, đôn đốc thực hiện chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra, đặc biệt quan tâm tháo gỡ khó khăn, giải quyết các kiến nghị của địa phương5.

Tuy nhiên hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính vẫn còn hạn chế. Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành, nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện chậm, nhất là những cơ chế chính sách mới liên quan tới tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Chỉ đạo, điều hành ở các ngành, các cấp nhìn chung còn nặng về các giải pháp tình thế, chưa thật gắn kết với việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, dài hạn.

Trong thời gian tới cần khẩn trương ban hành các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ các Bộ, các Nghị định quy định về cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cp huyện. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương; đồng thời bảo đảm sự quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Tập trung xây dựng và ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Cán bộ, công chức, Tiếp tục thực hiện thí điểm đưa đội ngũ trí thức trẻ về làm cán bộ ở những địa bàn khó khăn. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đán tinh giản biên chế trình Ban Bí thư và các Đề án về chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và chính sách đối với cán bộ về công tác tại địa bàn khó khăn.

3. Về công tác xây dựng thể chế; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng thể chế. Đã chỉ đạo thực hiện việc tổng kết thi hành và tổ chức lấy ý kiến nhân dân và toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; báo cáo, đề xuất với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp6, Xây dựng, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và 14 dự án luật, pháp lệnh (tăng 3 dự án so cùng kỳ, đạt 63,6% chương trình chính thức năm 2013). Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 69 nghị định, 40 quyết định quy phạm pháp luật (tăng 14 nghị định, 12 quyết định quy phạm pháp luật so cùng kỳ năm trước). Các dự án luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định quy phạm pháp luật được chuẩn bị đúng trình tự, thủ tục và cơ bản bảo đảm tiến độ. So với 6 tháng đu năm các năm trước, tình trạng xin rút, lùi tiến độ đã được khc phục một bước.

Chính phủ đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tchức họp Chính phủ chuyên đề vxây dựng pháp luật; các cơ quan chủ trì soạn thảo chú trọng hơn khâu đánh giá hiệu quả tác động của chính sách và tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp và nhân dân. Đã kịp thời điều chnh, sửa đổi, bãi bỏ, thay thế những quy định thiếu tính khả thi, chưa phù hợp, từng gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Tuy nhiên một số dự án luật, pháp lệnh chuẩn bị không đảm bảo tiến độ, ảnh hưởng đến chương trình công tác của Quốc hội, Chính phủ. Chất lượng một số dự án, dự thảo chưa đạt yêu cầu. Việc xây dựng và ban hành văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực còn rất chậm. Trong 6 tháng đầu năm, cần phải ban hành 132 văn bản quy định chi tiết thi hành đối với 29 luật, pháp lệnh. Tuy nhiên đến ngày 30/6 mới ban hành được 19 văn bản, còn nợ 56 văn bản quy định chi tiết của 23 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và chưa ban hành kịp thời 57 văn bản quy định chi tiết của Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2013.

Những hạn chế trên có một phần do nhiệm vụ xây dựng thể chế đặt ra rất nặng nề; số lượng các văn bản quy định chi tiết, nhất là đối với Luật xử lý vi phạm hành chính nhiều (ngoài chương trình chính thức Quốc hội đã thông qua, phải bổ sung 10 dự án luật, pháp lệnh vào chương trình năm 2013). Mặt khác, chất lượng đội ngũ công chức làm công tác xây dựng thể chế còn bất cập, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn; công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của chính sách chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhân dân, nhất là những đối tượng chịu sự tác động của chính sách.

Trong thời gian tới, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ, nâng chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp tục tổ chức và nâng cao hiệu quả các phiên họp chuyên đề về pháp luật. Đối với các văn bản có yêu cầu cấp bách cần áp dụng thủ tục rút gọn trong xây dựng và trình ban hành. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong đôn đốc, kiểm tra, theo dõi tình hình xây dựng thể chế và thẩm đnh, thẩm tra văn bản. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan liên quan trong suốt quá trình nghiên cứu, soạn thảo, thông qua các dự án, văn bản quy phạm pháp luật.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã dành nhiều thời gian chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển. Đến nay, hầu hết các ngành, lĩnh vực, các địa phương trên cả nước, các vùng kinh tế trọng điểm đều đã có chiến lược, quy hoạch phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng quy hoạch manh mún, chồng chéo, thiếu liên kết, thiếu đồng bộ; không ít quy hoạch còn nặng về hình thức, chất lượng thấp, thiếu nguồn lực thực hiện. Việc tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch chưa triệt để, còn có nơi tùy tiện, buông lỏng, không bám sát nội dung đã phê duyệt. Nguồn lực thực hiện quy hoạch, kế hoạch hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa thu hút được sự tham gia của các nguồn lực xã hội.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cần đề cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong việc xây dựng, thẩm định, tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch, kế hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược, quy hoạch. Rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, bảo đảm tính đồng bộ giữa hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài.

4. Về cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính

Ngay từ đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, xây dựng kế hoạch cải cách hành chính cho cả giai đoạn và năm 2013; kiện toàn công tác kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân.

Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo nâng cao kỷ cương, kỷ luật hành chính, đặc biệt là trong kim tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, công việc đã giao. Đối với các cơ chế, chính sách quan trọng, Chính phủ phân công các Thành viên Chính phủ trực tiếp kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện, tháo gỡ vướng mắc. Các Thành viên Chính phủ đã dành thời gian nắm bắt và chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho địa phương, cơ sở, kết hp đôn đốc, kiểm tra thực hiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực ngành mình. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng quy định và triển khai phần mềm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan đến tình hình thực hiện những công việc, nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan, địa phương. Nhiều bộ, cơ quan, địa phương cũng đã triển khai quy định này.

Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính chuyển biến còn chậm, hiệu quả chưa cao, không ít hoạt động còn hình thức. Kế hoạch cải cách hành chính của một số bộ, cơ quan, địa phương chậm ban hành nên khó khăn trong việc tổ chức triển khai. Kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành không ít nơi chưa nghiêm. Còn nhiều công việc nêu trong các Chương trình hành động, Nghị quyết của Chính phủ, các Quyết định, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ không được triển khai đúng tiến độ yêu cầu7. Việc hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách đã được đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và thực hiện tái cơ cấu còn chậm. Công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện của một số bộ, cơ quan chưa được quan tâm đúng mức, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và cả hệ thống hành chính nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trong thời gian tới cần khẩn trương ban hành Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính; các ngành, các cấp cần sát sao hơn nữa trong đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ đã giao. Thường xuyên chỉ đạo kiểm điểm tình hình, kết quả triển khai thực hiện chương trình công tác và các nhiệm vụ, công việc, trên cơ sở đó, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, của người đứng đu, xử lý nghiêm minh những trường hợp coi nhẹ, buông lỏng kỷ cương, kỷ luật hành chính.

5. Về phối hợp công tác với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể

Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn th nhân dân nhm phát huy sức mạnh tng hợp của cả hệ thng chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã tchức các cuộc họp liên tịch với y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu chiến binh và một số tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm đánh giá kết quả công tác phối hp, giải quyết các kiến nghị đồng thời đề ra phương hướng, giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác trong thời gian tới.

Các Bộ, cơ quan của Chính phủ đã phối hợp xử lý nhiều kiến nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhằm nâng cao hiệu quả phối hp công tác trong quản lý nhà nước, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến tham gia, đóng góp, phản biện xã hội của các tầng lớp nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể về các chủ trương, chính sách mới cũng như việc tổ chức thực hiện và có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Chính phủ cũng tăng cường phối hợp công tác với các cơ quan tư pháp, thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp công tác với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao theo quy định.

Chính phủ trân trọng đề nghị Mặt trận Tquốc Việt Nam, các đoàn thể, các cơ quan tư pháp tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Chính phủ và các cấp chính quyền tăng cường giám sát, động viên nhân dân tích cực tham gia thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước tạo chuyển biến đồng bộ và mạnh mẽ hơn nữa trên các mặt công tác để quyết tâm hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.

6. Về việc thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ

Chính phủ đã bám sát sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể hóa thành các chương trình hành động của Chính ph. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã xây dựng chương trình công tác với 699 đề án (tăng 79 đề án so với năm trước), trong đó có nhiều đề án về cơ chế chính sách trung và dài hạn, thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, triển khai các khâu đột phá chiến lược. Chương trình công tác năm thể hiện chi tiết đến từng bộ, cơ quan. Tiến độ thực hiện được cụ thđến từng tháng, từng quý, có phân công cụ thể từ Lãnh đạo Chính phủ, Thành viên Chính phủ tới từng chuyên viên theo dõi xử lý tại Văn phòng Chính phủ. Qua đó đã giúp cho các cơ quan chủ động chuẩn bị đề án, tạo thuận lợi cho việc theo dõi, đôn đốc thực hiện.

Hàng tháng, các bộ, cơ quan đều tiến hành rà soát, đánh giá thực hiện chương trình công tác tạo chuyển biến khá rõ nét. Số đề án đã trình Chính phủ tăng gấp 1,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Các đán lớn, quan trọng trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) và trình Quốc hội cơ bản được chuẩn bị đúng tiến độ, nhiều đề án được đánh giá có chất lượng tốt. Nhiều đề án trong chương trình công tác sau khi được ban hành có tác động tích cực đối với đời sống, xã hội.

Tuy nhiên tiến độ thực hiện Chương trình công tác vẫn chưa được bảo đảm. Theo chương trình 6 tháng, các bộ, cơ quan phải trình 485 đề án, báo cáo (trong đó có 421 đề án công bố từ đầu năm và 64 đề án bổ sung) nhưng đến ngày 30/6, các bộ, cơ quan mới trình 257 đề án, đạt 64,2%; trong đó chỉ có 81 đề án đã được ban hành, đạt tỷ lệ 33,4% số đề án đã trình. Trong quá trình chuẩn bị, nhiều đề án phải điều chỉnh tiến độ, nhiều đề án đưa ra khỏi chương trình, nhiều đề án phát sinh ngoài chương trình.

Các Thành viên Chính phủ tham gia khá đầy đủ các phiên họp Chính phủ và giải quyết công việc chung của tập thể Chính phủ. Việc phối hợp công tác, trao đổi thông tin giữa các Thành viên Chính phủ được tăng cường. Nhiu nhiệm vụ, công việc liên ngành được triển khai đạt kết quả hơn, từng bước hạn chế tình trạng né tránh giữa các cơ quan ngang cấp hoặc đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp quan hệ phối hợp còn thiếu chủ động, việc tham gia ý kiến chưa đúng thời hạn quy định, nội dung còn chung chung, chưa rõ ràng.

Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp chủ động hơn trong thông tin kịp thời, đầy đủ về chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành. Các Thành viên Chính phủ đã chủ động hơn trong việc chỉ đạo và trực tiếp tham gia công tác thông tin về những vấn đề được dư luận quan tâm thuộc lĩnh vực của bộ, ngành mình. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương và hệ thống cơ quan báo chí đã góp phần tích cực trong việc định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội. Trong 6 tháng, đã thực hiện 22 chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời", 11 cuộc đối thoại, tọa đàm trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. Đã tổ chức nhiều hình thức Hội thảo, tọa đàm khoa học,... lấy ý kiến góp ý xây dựng của các chuyên gia, doanh nghiệp đối với các chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành vĩ mô để có sự xem xét, điều chỉnh phù hợp.

Chế độ báo cáo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành được các cấp, các ngành thực hiện cơ bản đầy đủ theo quy định. Đã kết nối vận hành mạng thông tin hành chính điện tử từ Văn phòng Chính phủ đến bộ, cơ quan, Hội đồng nhân dân, UBND các tỉnh, các Tập đoàn, Tổng Công ty 90, 91. Việc gửi, nhận văn bản điện tử được thực hiện đã góp phần cải tiến phương thức làm việc. Các bộ, UBND tỉnh, thành phố có thể theo dõi tiến độ hồ sơ, đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ tiếp tục đổi mới việc tổ chức họp, hội nghị đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành, phù hp Quy chế làm việc của Chính phủ. Các cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Thành viên Chính phủ được chuẩn bị chu đáo, có chất lượng hơn8. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường các hội nghị trực tuyến đã tiết kiệm được thời gian, kinh phí, tăng được thời lượng trao đi thảo luận, mở rộng thành phần dự họp và ban hành Nghị quyết, Kết luận kịp thời.

7. Một số vấn đề cần tập trung chỉ đạo trong 6 tháng cuối năm

Trong sáu tháng đầu năm, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành bộ máy hành chính nỗ lực, kiên trì thực hiện mục tiêu đã đề ra và đạt được kết quả tích cực, đúng hướng trên tất cả các lĩnh vực, vừa giải quyết các vấn đề trước mắt vừa chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ trung và dài hạn. Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành như nêu trên đây để tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Trong 6 tháng cuối năm các ngành, các cấp cần tiếp tục nỗ lực nâng cao hiệu lực hiệu quả chỉ đạo, điều hành, phấn đấu khắc phục tồn tại, yếu kém hoàn thành mục tiêu kế hoạch mà các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra:

1. Tiếp tục tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp Chính phủ đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP , số 02/NQ-CP , Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ với quyết tâm cao. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc và đối thoại trực tiếp với các địa phương, với doanh nghiệp. Bám sát thực tiễn, nắm bắt biến động của tình hình; chú trọng phân tích, đánh giá tác động của các chính sách; kịp thời đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành linh hoạt, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh vừa bảo đảm mục tiêu tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng.

2. Khẩn trương xây dựng Chương trình hành động, Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết, Kết luận Hội nghị Trung ương, các Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII. Tập trung chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh theo đúng tiến độ đảm bảo chất lượng; khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực thi hành, nhất là Luật Xử lý vi phạm hành chính, hạn chế tình trạng nợ đọng.

3. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp cần trực tiếp chỉ đạo tăng cường chủ động cung cấp thông tin chính thức đầy đủ, kịp thời để định hướng dư luận. Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý việc thông tin tuyên truyền sai sự thật, xuyên tạc tình hình đất nước, gây phương hại đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân và lợi ích của nhân dân.

4. Đy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc hành chính. Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính. Tăng cường thanh tra công vụ, xử lý công chức nhũng nhiễu, vô cảm, tiêu cực; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng.

5. Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác giữa Chính phủ, UBND các cấp với Mặt trận Tquốc Việt Nam và các đoàn thể nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại.

Chính phủ trân trọng đề nghị các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các địa phương, các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân tiếp tục ủng hộ phối hợp đồng thời tăng cường giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương theo luật định để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, thúc đẩy các mặt công tác trên mọi lĩnh vực, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vđã đề ra./.



1 Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

2 Cùng kỳ năm 2012 là 10.018 văn bản

3 Một Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưng trả lời chất vấn trực tiếp, 7 thành viên Chính phủ trực tiếp giải trình; một Phó Thủ tướng báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội. Đến ngày 30/6, các thành viên Chính phủ đã trả lời 180/192 phiếu chất vấn của 89 đại biểu Quốc hội.

4 Trong 6 tháng đã ban hành 5 Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của 5 Bộ: Tư pháp, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao

5 Trong 6 tháng, Thủ tướng, các Phó Thtướng đã có 36 cuộc làm việc trực tiếp, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn và giải quyết hơn 350 kiến nghị của địa phương.

6 30/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức 28.014 hội thảo, hội nghị, tiếp nhận khoảng 18 triệu lượt ý kiến góp ý của tập thể, cá nhân.

7 Qua theo dõi 1.221 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương (cập nhật trên phn mềm): Có tổng số 1.873 nhiệm vụ, công việc cụ thể; trong đó 336 nhiệm vụ, công việc trin khai đúng hạn (156 nhiệm vụ, công việc đã hoàn thành); 38 nhiệm vụ, công việc đang trin khai nhưng quá hạn; 1.298 nhiệm vụ, công việc chưa triển khai nhưng còn thời hạn; 198 nhiệm vụ công việc đã quá hạn nhưng chưa triển khai.

8 6 tháng, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng chủ trì 300 cuộc họp, hội nghị, trong đó có 6 phiên họp Chính phủ thường kỳ, 2 phiên họp chuyên đề, 15 cuộc họp trực tuyến.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 256/BC-CP ngày 10/07/2013 kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ 6 tháng đầu năm

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.892

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.252.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!