Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 635/2000/QĐ-LĐTBXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 03/07/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 635/2000/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 3 tháng 7 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG TRONG CÁC TRƯỜNG, LỚP DẠY NGHỀ DÀI HẠN

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 07/12/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 67/1998/QĐ-TTg ngày 26/3/1998 của Chính phủ về việc thành lập Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998 của Chính phủ về việc thành lập Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ công văn số 779/QP ngày 3/4/2000 của Bộ Quốc phòng về việc Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các Trường, lớp dạy nghề dài hạn;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng áp dụng trong các Trường dạy nghề và các lớp dạy nghề hệ dài hạn tập trung.

Điều 2: Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng theo Quyết định này được thực hiện từ năm học 2001 - 2002 và thay thế chương trình môn học Giáo dục quốc phòng cho các Trường, lớp dạy nghề ban hành kèm theo Quyết định số 2732/QĐ ngày 28/10/1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3: Các ông, Bà Chánh văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Hiệu trưởng các trường dạy nghề, hiệu trưởng các trường có lớp dạy nghề dài hạn tập trung, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI




Nguyễn Thị Hằng

 

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG CHO CÁC TRƯỜNG, LỚP DẠY NGHỀ DÀI HẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 635/2000/QĐ-BLĐTBXH, ngày 03/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phần một

VỊ TRÍ, MỤC TIÊU, YÊU CẦU

I. Vị trí môn học

- Giáo dục quốc phòng là môn học chính khóa có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thuộc nhóm các môn học chung trong chương trình đào tạo qua các trường dạy nghề, các lớp dạy nghề hệ dài hạn tập trung.

- Giáo dục quốc phòng là một nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện, nằm trong chiến lược đào tạo con người mới Xã hội chủ nghĩa.

- Giáo dục quốc phòng nhằm nâng cao dân trí quốc phòng, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

II. Mục tiêu

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

- Trang bị một số kiến thức và kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

III. Yêu cầu

1. Về kiến thức:

- Hiểu được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, mối quan hệ khăng khít giữa xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng.

- Hiểu rõ truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, lịch sử truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam, vinh dự, trách nhiệm của người học sinh - công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Hiểu được âm mưu thủ đoạn “diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Từ đó thường xuyên nâng cao cảnh giác, tích cực tham gia làm tốt công tác quốc phòng ở cơ sở, góp phần làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của chúng.

2. Về kỹ năng:

- Thực hành được động tác đội ngũ tay không.

- Sử dụng được một số loại vũ khí bộ binh đã học; thực hành tốt tư thế, động tác nằm bắn súng AK (CKC) và ném lực đạn xa, trúng đích.

- Thực hành được động tác từng người trong chiến đấu, biết vận dụng để phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ trật tự an toàn cơ sở. Khi cần có thể tham gia chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu.

- Biết vận dụng để xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, có tổ chức, có kỷ luật, rèn luyện tác phong công tác.

Phần hai

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. Chương trình 1: 120 tiết, dùng cho học sinh học nghề khoá học 3 năm

TT

Nội dung

Thời gian

 

 

Ghi chú

TS

LT

TH

 

Phần 1 - 45 tiết

45

17

28

 

1

Việt nam đánh giặc giữ nước.

3

3

 

 

2

Lịch sử và truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam.

2

2

 

 

3

Một số nội dung trong điều lệnh quản lý bộ đội

2

2

 

 

4

Một số nội dung trong điều lệnh đội ngũ

9

 

9

 

5

Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

2

2

 

 

6

Tổ chức quân đội nhân dân Việt Nam

2

2

 

 

7

Một số hiểu biết về quốc phòng toàn dân

3

3

 

 

8

Kỹ thuật băng bó, cấp cứu và chuyển thương

5

1

4

 

9

Giới thiệu một số loại súng bộ binh: AK và CKC

6

2

4

 

10

Các tư thế vận động trong chiến đấu

6

 

6

 

11

Lợi dụng địa hình địa vật

2

 

2

 

 

- Kiểm tra

3

 

3

 

 

Phần 2 - 75 tiết

75

 

 

 

1

Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

4

4

 

 

2

Phòng, chống chiến lược: “Diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với Cách mạng Việt Nam

4

4

 

 

3

Một số hiểu biết về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế và động viên Công nghiệp quốc phòng.

3

4

 

 

4

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

3

3

 

 

5

Pháp lệnh dân quân tự vệ - Pháp lệnh dự bị động viên

5

3

 

 

6

Vũ khí huỷ diệt lớn và cách phòng tránh

5

5

2

 

7

Ôn điều lệnh đội ngũ

4

5

5

 

8

Giới thiệu một số loại súng bộ binh: RBD, B40, B41 và vũ khí tự tạo

 

4

 

 

9

Cách bắn súng AK (hoặc CKC)

16

2

14

 

10

Kỹ thuật sử dụng lựu đạn

8

2

6

 

11

Từng người trong chiến đấu tiến công

7

 

7

 

12

Từng người trong chiến đấu phòng ngự

7

 

7

 

 

Kiểm tra kết thúc môn học

5

2

3

 

 

Cộng

120

47

73

 

II. Chương trình 2: 75 tiết, dùng cho học sinh học nghề khóa học từ 2 năm đến dưới 3 năm

TT

Nội dung

Thời gian

 

 

Ghi chú

TS

LT

TH

1

Việt Nam đánh giặc giữ nước.

3

3

 

 

2

Lịch sử và truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam.

2

2

2

 

3

Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

2

 

3

 

4

Một số hiểu biết về quốc phòng toàn dân

3

 

3

 

5

Phòng, chống chiến lược: “Diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với Cách mạng Việt Nam

3

 

3

 

6

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

3

 

3

 

7

Pháp lệnh dân quân tự vệ - Pháp lệnh dự bị động viên

3

 

2

 

8

Một số nội dung trong điều lệnh quản lý bộ đội

2

 

 

10

9

Một số nội dung trong điều lệnh đội ngũ

10

 

 

 

10

Kỹ thuật băng bó, cấp cứu và chuyển thương

5

1

4

 

11

Giới thiệu một số loại súng bộ binh: AK và CKC

4

1

3

 

12

Cách bắn súng AK (hoặc CKC)

12

1

11

 

13

Kỹ thuật sử dụng lựu đạn

4

1

3

 

14

Các tư thế động tác vận động trong chiến đấu

5

1

4

 

15

Từng người trong chiến đấu tiến công

5

1

4

 

16

Từng người trong chiến đấu phòng ngự

5

1

4

 

 

Kiểm tra kết thúc môn học

4

1

3

 

 

Cộng

75

29

46

 

III. Chương trình 3: 45 tiết dùng cho học sinh nghề khóa học 1 năm đến dưới 2 năm

TT

Nội dung

Thời gian

 

 

Ghi chú

TS

LT

TH

1

Lịch sử và truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam

2

2

 

 

2

Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh.

2

2

 

 

3

Một số hiểu biết về quốc phòng toàn dân

2

2

 

 

4

Phòng, chống chiến lược: “Diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với Cách mạng Việt Nam

2

2

 

 

5

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

2

2

 

 

6

Một số nội dung trong điều lệnh quản lý bộ đội

2

2

 

 

7

Một số nội dung trong điều lệnh đội ngũ

6

 

6

 

8

Kỹ thuật băng bó, cấp cứu và chuyển thương

5

1

4

 

9

Giới thiệu một số loại súng bộ binh: AK và CKC

2

1

1

 

10

Cách bắn súng AK (hoặc CKC)

8

1

7

 

11

Kỹ thuật sử dụng lựu đạn

3

1

2

 

12

Các tư thế động tác vận động trong chiến đấu

5

1

4

 

 

Kiểm tra kết thúc môn học

4

1

3

 

 

Cộng

45

18

27

 

Phần ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

I. Tổ chức học tập, công tác bảo đảm

1. Tổ chức học tập: căn cứ vào điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lớp v.v... để tổ chức học tập trung hoặc học rải, nhưng phải thực hiện đúng nội dung chương trình, thời gian quy định cho từng loại đối tượng.

- Chú ý bố trí xen kẽ các bài lý luận chính trị và các bài thực hành kỹ thuật, trong các bài thực hành như: đội ngũ, bắn súng cũng nên bố trí học rải, xen kẽ nhau.

2. Công tác bảo đảm:

a. Giáo viên: có thể huy động từ các nguồn:

- Tại trường: Giáo viên Giáo dục quốc phòng; cán bộ giáo viên khác được bồi dưỡng kiêm dạy chương trình Giáo dục quốc phòng.

- Ngoài trường:

+ Giáo viên các trường quân đội hoặc giáo viên GVQP trường Đại học, Cao đẳng.

+ Sĩ quan của cơ quan quân sự địa phương.

b. Tài liệu, vật chất học tập:

+ Sách : Sách Giáo dục quốc phòng xuất bản năm 2001.

+ Súng quân dụng: Được bảo đảm theo chỉ thị số 484/CT-QP ngày 28/11/1991 của Bộ Quốc phòng.

II. Thi, kiểm tra môn học

Việc thi, kiểm tra, cho điểm đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng của học sinh đào tạo nghề được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp, trong các trường, lớp dạy nghề hệ dài hạn tập trung” do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

III. Quy định miễn giảm

Việc xét miễn học môn Giáo dục quốc phòng hoặc giảm học thực hành đối với từng học sinh do Hiệu trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Y tế Nhà trường.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 635/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 03/07/2000 ban hành chương trình môn học Giáo dục Quốc phòng trong các Trường, lớp dạy nghề dài hạn do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.785

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.53.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!