ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 31/2012/CT-UBND
|
Hải Phòng, ngày 23 tháng 10 năm 2012
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BƯU CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Trong thời gian qua, hoạt động kinh
doanh dịch vụ bưu chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng phát triển nhanh, góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu sử dụng dịch vụ của các tổ
chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, đồng
thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố. Kinh doanh dịch vụ bưu chính là hoạt động
kinh doanh dịch vụ kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến an
ninh trật tự xã hội và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, công tác quản
lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính thời gian qua chưa thực sự hiệu quả, sự
phối hợp giữa các ngành, các địa phương chưa đồng bộ, chưa
theo kịp với sự phát triển của lĩnh vực này.
Để tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính, đồng thời triển khai thực
hiện có hiệu quả Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17/6/2010; Nghị định số
47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính trên địa bàn Hải Phòng, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Các cơ quan sở, ban,
ngành, đoàn thể; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu
chính; các đại lý bưu chính; cán bộ, công chức và nhân dân
trên địa bàn thành phố: Phải quán triệt
và thực hiện nghiêm các quy định của
pháp luật về bưu chính, không tham gia các hoạt động bưu chính trái với quy định của pháp luật.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
2.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các quận, huyện rà soát, thống kê toàn bộ số
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính trên địa bàn, đánh
giá đúng thực trạng hoạt động và tiềm năng, triển vọng phát triển của các
doanh nghiệp; qua khảo sát đánh giá, chủ động đề xuất với Ủy ban
nhân dân thành phố ban hành hoặc trình
Hội đồng nhân dân thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền về kinh doanh và sử dụng dịch vụ
bưu chính đáp ứng yêu cầu quản lý của
thành phố.
2.2. Chỉ đạo và hướng dẫn các doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước trong các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chính; nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc
cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
2.3. Tổ chức ứng dụng khoa học công
nghệ trong công tác quản lý nhà nước về bưu chính; xây dựng các đề án, quy chế
phối hợp các ngành, các địa phương nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này.
2.4. Phối hợp
chặt chẽ với Sở Xây dựng trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc lắp
đặt hộp thư tập trung tại các chung cư cao tầng, tòa nhà
văn phòng được quy định tại Luật Bưu chính; Thông tư liên tịch số
01/2007/TTLT-BTTTT-BXD ngày 10/12/2007 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ
Xây dựng hướng dẫn việc lắp đặt, quản lý, sử dụng thùng thư bưu chính, hệ thống
cáp điện thoại cố định và hệ
thống cáp truyền hình
trong các tòa nhà nhiều tầng có nhiều chủ sử dụng; Quyết định số 31/2008/QĐ-BTTTT
ngày 08/5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc thiết kế, lắp
đặt thùng thư bưu chính trong các tòa nhà nhiều
tầng có nhiều chủ sử dụng.
2.5. Chủ trì hướng dẫn các doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính triển khai có hiệu quả
những nội dung liên quan đến lĩnh vực bưu chính trong Quy
hoạch phát triển Bưu chính, Viễn
thông thành phố Hải
Phòng đến năm 2020 và Kế hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông thành
phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015.
2.6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế
phối hợp phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bưu chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng được ban hành kèm theo Quyết định số
942/2008/QĐ-UBND ngày 10/6/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố; định kỳ hàng năm
tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác phối hợp phòng chống
tội phạm nhằm bảo vệ mạng lưới bưu chính hoạt động an toàn, hiệu quả
và ngày càng phát triển.
2.7. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với
các đơn vị có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng
trong hoạt động bưu chính; vi phạm hành chính trong hoạt động bưu chính, trong đó có phạm vi dành riêng cho Bưu chính Việt Nam.
3. Công
an thành phố:
3.1. Xây dựng phương án phối hợp khi
có tình huống khẩn cấp xảy ra; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có
liên quan tổ chức điều tra kịp thời, hiệu quả các vụ việc vi phạm pháp luật về
an toàn, an ninh trong cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính.
3.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan điều tra xác minh đối tượng vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua
mạng bưu chính; thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu
chính thực hiện các quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT
BCA-BBCVT ngày 05/5/2006 của Bộ Công an, Bộ Bưu chính,
Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) về hướng dẫn việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm,
bưu kiện, gói hàng hóa gửi qua mạng bưu
chính công cộng và mạng chuyển phát (nay là mạng bưu
chính) nhằm phát hiện tội phạm về ma túy.
3.3. Kịp thời thông báo tới các doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và nhân dân về những thủ đoạn của các thế lực
phản động và tội phạm lợi dụng các dịch vụ bưu chính để xâm phạm đến an ninh
quốc gia, tài sản công và các lợi ích khác của khách hàng.
4. Sở Xây dựng:
4.1. Hướng dẫn đối với chủ đầu tư khi
lập dự án xây dựng khu chung cư, khu tòa nhà nhiều tầng có
nhiều chủ sử dụng phải đầu tư xây dựng công trình đồng bộ với việc lắp đặt
thùng thư bưu chính.
4.2. Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông hướng dẫn triển khai quy định thiết kế lắp đặt Hộp thư tập trung trong các tòa nhà nhiều tầng có nhiều chủ sử dụng và
tòa nhà văn phòng có nhiều địa chỉ nhận thư độc lập.
5. Sở Công thương:
5.1. Chủ trì việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý hàng lậu, hàng cấm vận chuyển qua mạng bưu chính, góp
phần hạn chế các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.
5.2. Khi nhận được tin báo hay phát
hiện các vụ việc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, Sở Công
thương có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan để kiểm tra, kiểm soát các túi
bưu phẩm, bưu kiện hàng hóa, phương tiện vận chuyển theo trình tự, thủ tục quy
định và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân các
quận, huyện:
6.1. Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, công
chức và nhân dân hiểu các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bưu chính.
6.2. Chỉ đạo các ban, ngành chức năng
phối hợp cùng với các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn tăng cường kiểm tra,
kiểm soát tình hình gửi, vận chuyển hàng lậu qua mạng bưu chính.
6.3. Phối hợp
với các cơ quan chuyên môn cấp thành phố trong công tác thanh tra, kiểm tra và
xử lý các vi phạm theo chức năng, thẩm quyền.
7. Các doanh nghiệp cung
ứng dịch vụ bưu chính:
7.1. Thực hiện nghiêm túc: Thông báo
hoạt động bưu chính và đề nghị được Bộ Thông tin và Truyền
thông cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính theo quy định của Luật Bưu chính
và Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính; chế độ báo cáo theo Thông tư số
24/2009/TT-BTTTT ngày 23/7/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành
chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các đơn vị hoạt động thông tin và
truyền thông và các quy định có liên quan khác...
7.2. Chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh thông tin trong phạm vi hoạt động của mình, kịp thời cung cấp đầy
đủ tài liệu, số liệu cho cơ quan công an khi có yêu cầu, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã
hội.
7.3. Chủ động phối hợp với cơ quan công an xây dựng
phương án xử lý các tình huống đột xuất về an ninh thông tin có liên quan đến
doanh nghiệp mình, góp phần đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều
hành của cơ quan Đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang khi xảy ra các tình huống
khẩn cấp về an ninh trật tự; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
thành phố và Công an các cấp trong công tác đảm bảo an ninh thông tin theo quy
định của pháp luật.
7.4. Có trách
nhiệm hướng dẫn kịp thời và đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh
vực bưu chính để các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp và các đại lý chấp hành
đúng pháp luật.
7.5. Trường hợp phát hiện dấu hiệu nghi
vấn vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, tài liệu phản động qua mạng
bưu chính, các doanh nghiệp có trách nhiệm kịp thời báo cáo, cung cấp
thông tin, tài liệu có liên quan cho Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ
quan có thẩm quyền liên quan.
7.6. Phối hợp với
chủ đầu tư khi có yêu cầu trong việc thiết kế, lắp đặt thùng thư
bưu chính tại các công trình nhà nhiều tầng có nhiều chủ sử dụng và tòa
nhà văn phòng có nhiều địa chỉ nhận thư độc lập.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các
Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện các doanh nghiệp bưu chính, các
cơ quan tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính trên địa bàn thành phố tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có các vấn đề phát sinh, vướng
mắc, giao Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét giải quyết.
Chỉ thị có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ TT&TT;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVB);
- Đoàn ĐBQH, TPHP;
- TT Thành uỷ, TT HĐNDTP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện;
- Các doanh nghiệp Bưu chính;
- Đài Phát thanh & Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh
HP, Cổng thông tin điện tử TP, Công báo TP;
- C, PVP;
- Các CV UBND TP;
- Phòng HC-TC;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Khắc Nam
|