ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
2070/2001/QĐ-UB
|
Huế,
ngày 29 tháng 08 năm2001
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH “QUY CHẾ MUA SẮM, SỮA CHỮA, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ XỬ
LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP THUỘC TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNHTHỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số
14/1998/NĐ-CP ngay 06/03/1998 của Chính phủ về việc “Quản lý tài sản Nhà nước”;
- Căn cứ Nghị định số
88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về việc ban hành “ Qui chế đấu thầu”
và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ về việc “Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Qui chế đấu thầu”;
- Căn cứ Thông tư số
121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện đấu
thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối với các
cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước sử dụng
ngân sách nhà nước;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài chính Vật giá tại công văn số 1946/TC-QLCS ngày 06 tháng 8 năm 2001.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế mua sắm, sữa
chữa, quản lý, sử dụng và xử lý tài sản nhà nước trong các đơn vị hành chính sự
nghiệp thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế".
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết
định số 2407/1999/QĐ-UB ngày 18/10/1999 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 3:
Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Kho bạc nhà
nước tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể và Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Tài chính.
- Thường vụ TU
- Thường trực HĐND tỉnh
- CT va các PCT UBND tỉnh
- Lưu VP: Lđ và CV: TC, VX, TH, Tài vụ
- Lưu VT
|
TM/
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Mễ
|
QUY CHẾ
MUA SẮM, SỮA CHỮA, QUẢN LÝ SỬ DỤNG VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
( Ban hành kèm theo Quyết định số 2070/2001/QĐ-UB ngày 29/08/2001 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế )
Phần A:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối
tượng và phạm vi áp dụng:
Tài sản nhà nước được hình thành
từ các nguồn ngân sách nhà nước, có nguồn giốc từ ngân sách nhà nước hoặc được
xác lập quyền sỡ hữu nhà nước theo quy định của Phát luật (gọi chung là tài sản
nhà nước) được giao cho các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-
nghề nghiệp (gọi chung là các đơn vị HCSN) thuộc dự toán ngân sách địa phương
quản lý, sử dụng được thực hiện theo đúng quy chế này.
Điều 2: Việc
quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị HCSN trực tiếp quản lý sử dụng tài sản
theo quy chế này bao gồm:
Xây dựng kế hoạch mua sắm, sữa
chữa và xử lý tài sản cố định.
Tổ chức mua sắm, sữa chữa tài sản
nhà nước
Thu hồi và điều chuyển tài sản nhà
nước
Thanh lý tài sản không cần dùng
và không còn sử dụng được
Điều 3: Các
nguyên tắc chung về quản lý tài sản nhà nước:
- Tài sản nhà nước phải được quản
lý, sử dụng chặt chẽ, đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức qui định.
Tuyệt đối không sử dụng tài sản nhà nước cho mục đích các nhân và các mục đích
khác.
- Việc quản lý tài sản nhà nước
được thực hiện ngay từ khâu lập kế hoạch đến mua sắm, sũă chữa, thu hồi, điều
chuyển, quản lý sử dụng và thanh lý phải theo đúng các qui định này và các qui định
khác của nhà nước.
- Tài sản nhà nước phải được
theo dõi trên sổ scáh kế toán, hàng năm các đơn vị HCSN căn cứ tỉ lệ hao mòn của
từng tài sản cố định(TSCĐ) qui định tại Quyết định 351TC/QĐ/CĐKT ngày 22 tháng
05 năm 1997 của Bộ Tài chính để hạch toán giảm giá trị còn lại của TSCĐ theo
đúng qui định hiện hành.
- Tuỳ theo từng loại TSCĐ, giá
trị TSCĐ để áp dụng các hình thức mua sắm, sữa chữa, sử dụng và thanh lý TSCĐ
phù hợp, đúng qui định, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Điều 4: Việc
mua sắm, sữa chữa, thu hồi, điều chuyển, quản lý sử dụng và thanh lý TSCĐ tại
các cơ quan Đảng do các cơ quan có thẩm quyền của Đảng qui định.
Phần B:
QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
TẠI CÁC ĐƠN VỊ HCSN
Mục I. XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH MUA SẮM, SỮA CHỮA VÀ XỬ LÝ TSCĐ
Điều 5:
Hàng năm song song với việc lập kế hoạc tài chính, các đơn vị HCSN phải tiến
hành lập kế hoạch mua sắm, sữa chữa, điều chuyển và thanh lý TSCĐ gởi cho cơ
quan Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, phân bổ kế hoạch
ngân sách để thực hiện.
Riêng vịêc xây dựng, sữa chữa lớn,
nâng cấp trụ sở làm việc, vật kiến trúc có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên
thì kế hoạch được lập gởi cho cơ quan Tài chính và cơ quan Kế hoạch- Đầu tư để
tổng hợp trình UBND tỉnh bố trí nguòn vốn XDCB địa phương.
Điều 6:
Căn cứ và yêu cầu của việc lập kế hoạch:
a/ Các căn cứ:
- Các chủ trương, chính sách của
Đảng, nhà nước liên quan đến việc mua sắm, sữa chữa, quản lý và sử dụng tài sản
tại các đơn vị HCSN
- Các tiêu chuẩn, định mức và chế
độ qui định việc quản lý sử dụng tài sản của cấp có thẩm quyền.
- Chức năng, nhiệm vụ, biên chế
được giao của các đơn vị HCSN.
- Hiện trạng, tình hình sử dụng
TSCĐ hiện có; mức độ nhu cầu cần thiết về trang bị TSCĐ cho các đơn vị HCSN.
- Phải được tập thể lãnh đạo đơn
vị bàn bạc thống nhất, công khai cho cán bộ công nhân viên biết để tham gia góp
ý về loại tài sản, qui cách, chất lượng, công năng, tính năng…của TSCĐ cần mua
sắm, sữa chữa.
b/ Yêu cầu:
- TSCĐ đề nghị mua sắm, sữa chữa
để sử dụng phải thực sự mang lại hiệu quả phục vụ công tác của các đơn vị HCSN.
- TSCĐ đề nghị điều chuyển,
thanh lý phải là tài sản không cần dùng và không còn khả năng sử dụng hoặc việc
sử dụng tài sản không mang lại hiệu quả.
- Khi mua sắm, sữa chữa tài sản
phải ghi rõ tên TSCĐ, các thông số kỹ thuật, số lượng, chất lượng, giá cả,(sau
khi đã khảo sát sơ bộ về giá tại thời điểm lập kế hoạch) và mục đích, đối tượng
sử dụng.
- Riêng việc trang bị ô tô con
phục vụ công tác, các đơn vị HCSN phải lập tờ trình ngay từ năm trước báo cáo
các cơ quan tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, đồng thời căn cứ vào
khả năng của ngân sách địa phương UBND tỉnh sẽ sắp xếp kinh phí trang bị dần
cho các đon vị HCSN một cách hợp lí, tiết kiệm và đúng tiêu chuẩn, định mức nhà
nước qui định.
c/ Các kế hoạch liên quan đến
TSCĐ:
- Kế hoạch mua sắm, sữa chữa
TSCĐ ( song song với lập kế hoạch tài chính)
- Kế hoạch thu hồi, điều chuyển
tài sản.
- Kế hoạch thanh lý TSCĐ không cần
dùng và không còn sử dụng được.
Mục II. MUA SẮM,
SỮA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1- MUA SẮM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Điều 7: Nguyên
tắc mua sắm tài sản nhà nước:
+ Tài sản mua sắm đã được bố trí
kinh phí trong dự toán ngân sách từ đầu năm.
+ Tài sản mua sắm phải là hàng sản
xuất trong nước,hàng hoá được lưu thông hợp pháp. Chỉ được mua sắm hàng nước
ngoài sản xuất trong các trường hợp sau:
- Mặt hàng trong nước chưa sản
xuất hoặc không có mặt hàng trong nước sản xuất.
- Hàng trong nước có cùng chất
lượng với hàng nước ngoài nhưng có giá bán cao hơn hàng nước ngoài sản xuất.
- Hàng trong nước có cùng giá bán
với hàng nước ngoài nhưng có chất lượng thấp hơn, tính năng sử dụng kém hơn.
- Các tài sản, hàng hoá trước
khi mua sắm đều phải được thẩm định giá theo qui định
+ Việc mua sắm tài sản nhà nước
phải được phép của cấp có thẩm quyền ( theo các quy định dưới đây):
Các hình thức mua sắm tài sản và
thẩm quyền quyết định:
Điều 8: Mua
sắm trực tiếp:
Các đơn vị HCSN được áp dụng
hình thức mua sắm này trong các điều kiện sau:
+ Hàng hoá, vật tư mua sắm có
đơn giá hoặc tổng giá trị cho 1 lần mua sắm(gọi tắt là giá trị) nhỏ hơn 100 triệu
đồng.
+ Mua sắm hàng hoá thường xuyên
và mua sắm bổ sung:
- Các đơn vị HCSN có nhu cầu mua
sắm hàng hoá, vật tư thường xuyên có số lượng, chủng loại ổn định và đã được tổ
chức đấu thầu lầ đầu tiên trong năm, các đợt mua sắm tiếp thep trong năm được
áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp nhưng phải đảm bảo cùng chủng loại mặt hàng
và đơn giá mua không vượt quá đơn giá trúng thầu lần đầu tiên.
- Các đơn vị HCSN có nhu cầu
tăng số lượng hàng hoá, vật tư đã tổ chức đấu thầu so hợp đồng đã ký thì được
áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp nhưng phải đảm bảo đơn giá mua không vượt
quá đơn giá trúng đấu thầu, đồng thời phải chứng minh đơn vị trúng thầu có khả
năng cung ứng số lượng hàng hoá, vật tư mua sắm bổ sung.
Trường hợp giá cả thị trường có biến
động tăng, giảm so với giá đã ký hợp đồng( không còn hợp lý để mua sắm) thì đơn
vị phải tổ chức đấu thầu lại.
Thẩm quyền quyết định mua sắm
thường xuyên và mua sắm bổ sung theo hình thức mua sắm trực tiếp được qui định
như sau:
a/ Hàng hoá, vật tư mua sắm thường
xuyên và mua sắm bổ sung trên cơ sở kết quả đầu thầu lần đầu tiên trong năm có
giá trị nhỏ hơn 100 triệu đồng do Thủ trưởng các đơn vị HCSN quyết định.
b/ Hàng hoá, vật tư mua sắm thường
xuyên và mua sắm bổ sung trên cơ sở kết quả đấu thầu lần đầu tiên trong năm có
giá trị từ 100 đến dưới 200 triệu đồng do Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể
thuộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố Huế quyết định theo cấp ngành mình quản
lí sau khi có ý kiến bằng văn bản của Giám đốc Sở Tài chính Vật giá
c/ Hàng hoá, vật tư mua sắm thường
xuyên và mua sắm bổ sung trên cơ sở kết quả đấu thầu lần đầu tiên trong năm có
giá trị từ 200 đến dưới 500 triệu đồng do Giám đốc Sở Tài chính quyết định.
d/ Hàng hoá, vật tư mua sắm thường
xuyên và mua sắm bổ sung trên cơ sở kết quả đấu thầu lần đầu tiên trong năm có
giá trị từ 500 triệu đồng trở lên do Giám đốc Sở Tài chính vật giá trình UBND tỉnh
quyết định.
Điều 9: Mua
sắm hàng hoá bằng hình thức chào hàng cạnh tranh:
- Hàng hoá, vật tư mua sắm có
giá trị từ 100 đến dưới 200 triệu đồng mà không đủ điều kiện để chỉ định thầu
theo Điều 10 dưới đây thì việc mua sắm được áp dụng hình thức chào hàng cạnh
tranh.
- Một gói thầu mua sắm bằng hình
thức chào hàng cạnh tranh phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau.
- Trường hợp không đủ số lượng
nhà thầu theo qui định, các đơn vị HCSN trình Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp
trên trực tiếp (các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể thuộc tỉnh hoặc UBND các huyện,
thành phó Huế) quyết định sau khi trao đổi thống nhất với Sở Tài chính Vật giá.
Điều 10: Mua
sắm hàng hoá bằng hình thức chỉ định thầu:
+ Hàng hoá, vật tư mua sắm được
áp dụng hình thức chỉ định thầu khi đảm bảo các điều kiện sau:
- Mua sắm khẩn cấp do thiên tai,
địch hoạ, sự cố, dịch bệnh… cần khắc phục ngay và các trường hợp mua sắm đặc biệc
khác.
- Mua sắm theo yêu cầu bằng văn
bản của nhà tài trợ và các cơ quan liên quan khác.
- Hàng hoá do doanh nghiệp độc
quyền trong nước sản xuất và có giá bán thống nhất trong nước.
- Hàng hoá do công ty nước ngoài
sản xuất và độc quyền phân phối tiêu thụ trong nước.
- Gói thầu có tính chất đặc biệt
là hàng hoá có liên quan chặt chẽ đến một hàng hoá khác đã được một nhà thầu
cung cấp và có bằng chứng chứng minh chỉ có nhà thầu đó mới có thể thực hiện
gói thầu tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.
- Mua sắm mô tô, ô tô do trong
nước lắp ráp, thiết bị có đăng kí bản quyền và có giá bán thống nhất trong nước.
Thẩm quyền quyết định chỉ định
thầu mua sắm hàng hoá:
- Hàng hoá, vật tư mua sắm có
giá trị nhỏ hơn 200 triệu đồngdo Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể và UBND
các huyện, thành phố Huế quyết định thuộc phạm vi cấp ngành mình quản lý sau
khi trao đổi thống nhất với Sở Tài chính Vật giá.
- Hàng hoá, vật tư mua sắm có
giá trị từ 200 đến dưới 500 triệu đồng do Giám đốc Sở Tài chính Vật giá quyết định
trên cơ sở đề nghị của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể và UBND các huyện, thành phố
Huế.
- Hàng hoá, vật tư có giá trị từ
500 triệu đồng trở lên do Giám đốc Sở Tài chính Vật giá trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 11: Mua
sắm hàng hoá bằng hình thức đấu thầu:
Các gói thầu mua sắm hàng hoá
cùng chủng loại hoặc đồng bộ có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên, nếu không đảm
bảo một trong các điều kiện để mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu theo qui định tại
Điều 8,10 của Qui chế này, thì phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung
cấp hàng hoá theo các quy định sau:
a/ Hình thức đấu thầu, điều kiện
thực hiện đấu thầu và điều kiện tham dự thầu:
Thực hiện theo đúng các qui định
tại điểm 1,2,3 Mục II Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài
chính.
b/ Chi phí tổ chức đấu thầu:
- Bên mời thầu có thể bán hồ sơ
mời thầu với mức giá bàn quy định như sau:
* Hàng hoá, vật tư mua sắm tổ chức
đấu thầu có giá trị nhỏ hơn 200 triệu đồng thì giá bán hồ sơ mời thầu là
200.000 đồng/1bộ hồ sơ (Hai trăm nghìn đồng)
* Hàng hoá, vật tư mua sắm tổ chức
đấu thầu có giá trị từ 200 đến dưới 500 triệu đồng thì giá bán hồ sơ mời thầu
là 300.000 đồng/1bộ hồ sơ (Ba trăm nghìn đồng)
* Hàng hoá, vật tư mua sắm tổ chức
đấu thầu có giá trị từ 500 đến dưới 1 tỷ triệu đồng thì giá bán hồ sơ mời thầu
là 400.000 đồng/1bộ hồ sơ (Bốn trăm nghìn đồng)
* Hàng hoá, vật tư mua sắm tổ chức
đấu thầu có giá trị từ 1 tỷ triệu đồng trở lên thì giá bán hồ sơ mời thầu là
500.000 đồng/1bộ hồ sơ (Năm trăm nghìn đồng)
- Chi phí tổ chức đấu thầu và
xét thầu được sử dụng từ nguồn bán hồ sơ mời thầu và được quản lý chi tiêu theo
qui định hiện hành. Trường hợp thu không đủ chi thì sử dụng kinh phí của đơn vị
và được tính vào gía trị mua sắm hàng hoá.
c/ Trách nhiệm xét duyệt hồ sơ mời
thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu:
UBND tỉnh uỷ quyền phân cấp,
phân công như sau:
- Hàng hóa, vật tư mua sắm có
giá trị dưới 100 triệu đồng (nếu tổ chức đấu thầu) do thủ trưởng các đơn vị
HCSN quyết định việc xét duyệt hồ sơ mời thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu
thầu.
- Hàng hóa, vật tư mua sắm có
giá trị từ 100 đến dưới 200 triệu đồng do Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban,
Ngành, Đoàn thể trực thuộc tỉnh xét duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả đấu
thầu trên cơ sở thẩm định của Sở Tài chính Vật giá và Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố Huế xét duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở
thẩm định của các phòng, Ban Tài chính.
- Hàng hoá, vật tư có giá trị từ
200 đến dưới 500 triệu đồng do Giám đốc Sở Tài chính Vật giá xét duyệt hồ sơ mời
thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu.
- Hàng hoá, vật tư mua sắm có
giá trị từ 500 triệu đồng trở lên do Giám đốc Sở Tài chính Vật giá xét duyệt hồ
sơ mời thầu, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả đấu thầu.
d/ Thời gian thẩm định và phê
duyệt kết quả đấu thầu:
- Thời gian thẩm định kết quả đấu
thầu không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Thời gian phê duyệt kết quả đấu
thầu không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
e/ Lệ phí thẩm định kết quả đấu
thầu:
- Những gói thầu do thủ trưởng
các đơn vị HCSN trực tiếp mua sắm phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo
thẩm định của bộ phận giúp việc trong đơn vị thì không phải nộp lệ phí thẩm định.
- Nhữn gói thầu do cơ quan Tài
chính thẩm định kết quả đấu thầu đều phải nộp lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu.
Mức thu lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu bằng 0,01%(một phần vạn) giá trị gói
thầu nhưng tối đa không quá 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng)
- Lệ phí thẩm định kết quả đấu
thầu được tính trong chi phí chung của dự án đầu tư hoặc tính và giá trị hàng
hoá mua sắm và được nộp đồng thời với việc nộp hồ sơ thẩm định kết quả đấu thầu.
- Sở Tài chính Vật giá tỉnh và
các phòng, ban Tài chính các huyện, thành phố Huế có trách nhiệm quản lý, sử dụng
lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu theo đúng các qui đinh hiện hành.
Điều 12:
Các hình thức mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu và tổ chức
đấu thầu nêu tại điều 8,9,10,11 không áp dụng trong các trường hợp sữa chữa, cải
tạo, mở rộng trụ sở làm việc, nhà xưởng và mua sắm các loại vật tư trang thiết
bị gắn với đầu tư và xây dựng đã được qui định trong Mục 14 Nghị định
12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 sửa đổi, bổ sung Điều 43 của Nghị định
52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều 13: Mua
sắm một số tài sản đắt tiền:
1- Xe mô tô 2 bánh:
Các cơ quan HCSN không được mua
sắm xe mô tô 2 bánh bằng nguồn ngân sách Nhà nứơc,trừ một số trường hợp đặc biệt
do tính chất đặc thù của từng ngành và các dự án được duyệt kinh phí mua xe và
phải được sự đồng ý của UBND tỉnh.
2- Máy điều hoà nhiệt độ:Nếu xét
thấy cần thiết và bố trí được kinh phí thì trang bị cho phòng tiếp khách quốc tế
của các cơ quan cấp Sở và cấp tương đương trở lên; trang bị để bảo quản trang
thiết bị, máy móc theo yêu cầu kỹ thuật. Công suất, chủng loại máy được trang bị
phải đảm bảo tính năng kỹ thuật và chủng loại máy có giá rẻ nhất.
Trong điều kiện hiện nay, trước
mắt cán bộ lãnh đạo từ Giám đốc Sở hoặc tương trở xuống chưa được trang bị mới
máy điều hoà nhiệt độ tại phòng làm việc.
3- Máy Photocopy: Tuỳ theo chức
năng nhiệm vụ của từng cơ quan để xem xét mua máy Photocopy (loại phổ thông) có
tính năng cho phù hợp. Nhưng với mức giá mua mới tối đa không vượt quá
2.500USD/cái. (trừ các trường hợp đặc biệt).
Nghiêm cấm dùng máy Photocopy của
cơ quan để kinh doanh, cho thue, hoặc phục vụ nhu cầu cá nhân.
4- Tivi, đầu máy video, tủ lạnh:
Không giải quyết mua sắm mới tivi, đầu video và tủ lạnh cho các cơ quan HCSN,
trừ trường hợp mua để phục vụ cho công tác chuyên môn.
5- Bàn ghế salon loại đắt tiền:
Không giải quyết việc mua sắm mới bàn ghế salon loại đắt tiền để trang bị cho
phòng cán bộ lãnh đạo từ cấp Sở, Ngành và cấp tương đương trở xuống.
6- Máy vi tính: Chỉ trang bị máy
vi tính cho các cơ quan HCSN thực sự có nhu cầu sử dụng cho hoạt động của cơ
quan. Nhưng với mức giá mua mới tối đa không vượt quá 10.000.000đ/máy. Những
trường hợp do yêu cầu công tác cần mua máy có giá trị cao hơn hoặc loại máy vi
tính xách tay phải được Sở Tài chính Vật giá trình UBND tỉnh quyết định.
7- Máy điện thoại di động: Chỉ
trang bị cho các đối tượng thuộc diện được trang bị điện thoại di động theo quyết
định của UBND tỉnh.Nhưng với mức giá mua mới không vượt quá 3.000.000đ/cái. Chi
phí hoà mạng được thanh toán theo hợp đồng lắp đặt của cơ quan Bưu điện.
8- Bàn ghế làm việc:
- Trang bị bàn ghế làm việc cho
cán bộ và chuyên viên với mức giá mua mới tối đa không vượt quá 1.000.000đ/bộ
(một triệu đồng)
- Trang bị bàn ghế làm việc cho cán
bộ lãnh đạo với mức giá mua mới tốí đa không vượt quá 1.500.000 đồng/bộ (một
triệu năm tram ngàn đồng)
9- Về trang cấp: Trên cơ sở định
mức tranh cấp do các Bộ, Ngành quy định, ngân sách chỉ đảm bảo cân đối cho việc
mua sắm các mặt hàng trang cấp theo giá cả trung bình của các mặt hàng sản xuất
trong nước.
10- Đối với một số tài sản đặc
thù khác khi mua sắm phải có ý kiến bằng văn bản của UBND tỉnh.
2. Sữa chữa tài sản cố định:
Điều 14:
Tất cả các tài sản cố định đều phải được sữa chữa, bảo dưỡng định kỳ theo yêu cầu
kỹ thuật của từng loại tài sản. Sữa chữa tài sản cố định phải gắn liền vơi hiệu
quả kinh tế của tài sản đó, tránh trường hợp không có nhuu cầu sử dụng hoặc sử
dụng không có hiệu quả nhưng vẫn sữa chữa gây thiệt hại cho Ngân sách nhà nước.
Những trường hợp sau đây không
được tiến hành sữa chữa:
- Tài sản không cần dùng, tài sản
đang chờ thanh lý nếu kinh phí sữa chữa bằng hoặc cao hơn giá bán tài sản đó
sau khi đã sữa chữa xong;
- Chi phí sữa chữa tài sản trong
3 năm liên tục gần nhất tương đương giá mua mới
- Tài sản quá củ kỹ, lạc hậu.
Điều 15:
Nhà cửa vật kiến trúc các đơn vị HCSN phải được sữa chữa theo đúng chế độ, tiêu
chuẩn kỹ thuật về bảo quản, sử dụng nhà cửa, vật kiến trúc do Nhà nước quy định.
Trước khi tiến hành sữa chữa phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đã bố trí kinh phí sữa chữa
trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan HCSN.
- Có biên bản xác nhận hiện trạng
phần việc cần sữa chữa của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Được sự cho phép sữa chữa của
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Nếu giá trị sữa chữa từ 30 triệu
đồng trở lên thực hiện đúng trình tự thủ tục về XDCB hiện hành; Giá trị sữa chữa
từ 10 triệu đến dưới 30 triệu đồng phải lập dự toán trình cơ quan cấp trên phê
duyệt; Giá trị sữa chữa nhỏ hơn 10 triệu đồng đơn vị HCSN lập dự toán và tự quyết
định phần sữa chữa của mình
Điều 16:
Sữa chữa ô tô con:
Việc sữa chữa ô tô con phải có sự
thẩm định của cơ quan chức năng về mức độ hư hỏng và công việc cần sữa chữa trước
khi tiến hành thẩm định giá và hợp đồng sữa chữa .
Điều 17:
Quy định về giá mua sắm, sữa chữa tài sản:
+ Tài sản nhà nước được mua sắm
trực tiếp, mua sắm bằng hình thức chào hàng cạnh tranh và tài sản có nhu cầu sữa
chữa có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thực hiện thẩm định giá của
cơ quan tài chính.
+ Tài sản mua sắm bằng hình thức
đấu thầu, chỉ định thầu phải có phương án giá được cơ quan Tài chính thẩm định,
thông báo giá trần trước khi mở thầu, chọn thầu.
Các trường hợp sau đây không phải
thực hiện thẩm định giá:
- Giá trị hàng hoá mua sắm, sữa
chữa dưới 10 triệu đồng
Mức giá các tài sản mua sắm một
lần có giá trị dưới 10.000.000 đồng do Thủ trưởng các đơn vị HCSN quyết định
trên cơ sở tham khảo giá thị trường cùng thời điểm và giá thẩm định của cơ quan
Tài chính đối với một số đơn vị HCSN trên địa bàn tỉnh trong cùng thời điểm và
có cùng chủng loại tài sản mua sắm.
Tài sản sau khi mua sắm và trước
khi đưa vào sử dụng phải lập hội đồng nghiệm thu tài sản (bao gồm Lãnh đạo đon
vị, kế toán, đại diện các tổ chức quần chúng..), đảm bảo tính trung thực, chịu
trách nhiệm trước pháp luật về mức giá mua sắm.
Trong quá trình thanh tra, kiểm
tra nếu phát hiện mức giá mua sắm tài sản do Thủ trưởng các đơn vị HCSN quyết định
không trung thực, không phù hợp với giá thị trường trong cùng thời điểm thì người
quyết định mức giá mua sắm không trung thực phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
- Mua sắm hàng hoá thường xuyên,
bổ sung theo qui định tại Điều 8 của Qui chế này.
Điều 18:
Tài sản nhà nước sau khi mua sắm, sữa chữa đều phải được nghiệm thu trước khi
thanh toán đưa và sử dụng.
Việc nghiệm thu tài sản do Thủ
trưởng các đơn vị HCSN trực tiếp quản lý sử dụng tài sản chủ trì phối hợp với
cơ quan Tài chính cùng cấp và các cơ quan liên quan khác xem xét tài sản mua sắm,
đối chiếu chất lượng, chủng loại, qui cách, các tính năng kỹ thuật…theo đúng
thiết kế hoặc đặc điểm tài sản đã được thông báo thẩm định giá.
Mục III. THU
HỒI, ĐIỀU CHUYỂN VÀ THANH LÝ TSCĐ
Điều 19:
Tài sản nhà nước do các đơn vị HCSN quản lý được thu hồi, điều chuyển, thanh lý
khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tài sản nhà nước được thu hồi,
điều chuyển khi các đơn vị HCSN vị trực tiếp sử dụng tài sản không có nhu cầu sử
dụng, giảm nhu cầu sử dụng khi có sự thay đổi do sáp nhập, thay đổi chức năng
nhiệm vụ quyết định hoặc thừa, thiếu so tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của
nhà nước.
- Tài sản nhà nước được thanh lý
là tài sản không cần dùng, không còn sử dụng được hoặc sử dụng không có hiệu quả.
Điều 20: Thẩm
quyền quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước:
- UBND tỉnh quyết định thu hồi,
điều chuyển các tài sản nhà nước là ô tô, tàu thuyền, đất đai, trụ sở làm việc,
nhà làm việc và các công trình kiến trúc gắn liền với đất do địa phương quản
lý.
- Giám đốc Sở Tài chính Vật giá
có thẩm quyền điều chuyển tài sản giữa các ngành, các cấp, các đơn vị HCSN ( trừ
tài sản là ô tô, tàu thuyền trụ sở làm việc, nhà cửa và các công trình kiến
trúc gắn liền với đất) trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các đơn vị HCSN, các Sở,
Ban, Ngành, Đoàn thể và UBND các huyện, thành phố Huế.
- Thủ trưởng các đơn vị HCSN,
Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế
thực hiện thu hồi điều chuyển tài sản nhà nước trong nội bộ cấp ngành mình quản
lý.
Điều 21: Thẩm
quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước:
UBND tỉnh uỷ quyền phân cấp,
phân công như sau:
- UBND tỉnh quyết định thanh lý
tài sản nhà nước là ô tô, tàu thuyền, đất đai, trụ sở làm việc, nhà làm việc và
các công trình kiến trúc khác có nguyên giá xây dựng từ 300 triệu đồng trở lên.
- UBND các huyện, thành phố Huế
quyết định thanh lý các tài sản nhà nước có nguyên giá mua sắm từ 100 triệu đồng/1đơn
vị tài sản trở lên và các tài sản là phương tiện đi lại ( trừ ô tô,tàu thuyền),
nhà cửa và các công trình xây dựng, công trình kiến trúc có nguyên giá xây dựng
dưới 300 triệu đồng của các đơn vị HCSN thuộc huyện, thành phố Huế quản lý.
- Giám đốc Sở Tài chính Vật giá
quyết định thanh lý các tài sản nhà nước có nguyên giá mua sắm từ 100 triệu đồng/1
đơn vị tài sản trở lên và các tài sản là phương tiện đi lại (trừ ô tô,tàu thuyền),
nhà cửa và các công trình xây dựng, các công trình kiến trúc có nguyên giá xây
dựng dưới 300 triệu đồng của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể thuộc tỉnh.
- Thủ trưởng các đơn vị HCSN trực
tiếp quản lí, sử dụng tài sản quyết định thanh lý các tài sản nhà nước có
nguyên giá mua sắm dưới 100 triệu đồng/1 đon vị tài sản khi có ý kiến thống nhất
của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Điều 22:
Đối với TSCĐ là đất, đựoc nhà nước giao, quản lý, thu hồi theo đúng các qui định
hiện hành của Luật đất đai và các văn bản liên quan khác về quản lý đất đai.
Việc thanh lý tài sản là nhà đất,
vật kiến trúc gắn liền với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được UBND
tỉnh xem xét quyết định.
Nghiêm cấm các đơn vị HCSN tổ chức
thanh lý, chuyển đổi công năng sử dụng các tài sản là nhà cửa và các công trình
kiến trúc gắn liền với đất khi chưa có sự đồng ý của UBND tỉnh.
Điều 23:
Trình tự, thủ tục thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản theo đúng các quy định
tại Chương 3 của Quyết định 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/04/2000 của Bộ Tài chính
Điều 24:
Số tiền thu được từ việc thanh lý tài sản (nếu có) phải nộp toàn bộ vào ngân
sách nhà nước sau khi trừ các chi phí liên quan đến công tác thanh lý tài sản.
Mục IV. QUẢN
LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
Điều 25:
Các đơn vị HCSN, các cá nhân được giao quản lý và sử dụng tài sản nhà nước có
trách nhiệm:
1. Quản lý và sử dụng tài sản
nhà nước theo đúng các qui định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Lập và thực hiện kế hoạch xây
dựng, mua sắm, sữa chữa, thanh lý tài sản nhà nước giao cho đơn vị theo đúng
qui định.
3. Bảo vệ và giữ gìn tài sản nhà
nước.
4. Đăng ký tài sản với Sở Tài
chính Vật giá theo qui định
Tài sản phải đăng ký bao gồm: trụ
sở làm việc, đất đai và các công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai, các
phương tiện đi lại và các TSCĐ khác phải đăng ký theo qui định hiện haqnhf.
5. Mở sổ sách theo dõi về cả hiện
vật và giá trị của mọi tài sản nhà nước. Thực hiện hạch toán đúng qui định.
6. Báo cáo định kỳ hàng năm và
báo cáo đột xuất theo yêu cầu về tài sản nhà nước cho cơ quan quản lý cấp trên.
Điều 26:
Giám đốc các Sở, ban,ngành đoàn thể thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố Huế có trách nhiệm:
1. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng,
mua sắm, sữa chữa, thu hồi, điều chuyển và thanh lý tài sản nhà nước thuộc phạm
vi cấp ngành mình quản lý và theo thẩm quyền được giao.
2. Tổ chức quản lý, sử dụng và
kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản nhà nước theo đúng chế độ, định mức của
nhà nước thuộc phạm vi cấp ngành mình quản lý.
3. Tổng hợp báo cáo hàng năm và
đột xuất theo yêu cầu về tài sản nhà nước thuộc cấp ngành mình quản lý về Sở
Tài chính Vật giá.
Điều 27: Giám
đốc Sở Tài chính Vật giá có trách nhiệm:
1. Tổng hợp kế hoạch đầu tư xây
dựng, mua sắm,sữa chữa, thu hồi, điều chuyển và thanh lý tài sản nhà nước
ttrình UBND tỉnh xem xét.
2. Tổ chức quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước theo đúng chế độ, định mức. Tổ chức việc đăng ký tài sản theo đúng
quy định
3. Kiểm tra việc quản lý và sủ dụng
tài sản của các đơn vị HCSN trên địa bàn tỉnh xử lý theo thẩm quyền hoặc trình
phương án xử lý để UBND xem xét quyết định.
4. Tổng hợp báo cáo hàng năm và
báo cáo đột xuất về tài sản nàh nước trình UBND tỉnh và Bộ tài chính theo qui định.
Điều 28: Quản
lý một số tài sản cụ thể:
1. Nhà, đất thuộc trụ sở làm việc:
a/ Các đơn vị HCSN được nhà nước
giao nhà, đất thuộc trụ sở làm việc và các công tình kiến trúc khác gắn liền với
đất đai phải sử dụng đúng mục đích và hết công năng thiết kế, tuyệt đối không
được:
- Sang, nhượng chuyển đổi cho bất
cứ tỏ chức, cá nhân nào khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cho thuê, làm cơ sở kinh
doanh, dịch vụ hoặc phân cho cán bộ, công nhân viên chức làm nhà ở.
- Tuỳ tiện cải tạo, sữa chữa khi
chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b/ Thủ trưởng cơ quan HCSN đựoc
Nhà nước giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc có nhiệm vụ :
- Kê khai, đăng kí các cơ quan
Tài chính theo Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 của Bộ Tài chính.
- Bố trí sử dụng nhà làm việc
đúng mục đích, thực hiện bảo dưỡng,sữa chữa nhà làm việc đúng định kỳ quy định
trong hồ sơ quản lý kỹ thuật cho từng cấp nhà;
- Giao lại nhà, đất thuộc trụ sở
làm việc cho Nhà nước khi không cần sử dụng hoặc khi có quyết định thu hồi của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cơ quan Tài chính phối hợp với
các ngành có liên quan đề xuất UBND tỉnh thu hồi nhà, đất thuộc trụ sở làm việc
trong các trường hợp sau đây:
- Thừa diện tích nhà làm việc;
- Cơ quan HCSN đang sử dụng nhà
mà không còn nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả;
- Chức năng, nhiệm vụ bị thu hẹp..v.v..
Ngoài ra Sở Tài chính Vật giá có
trách nhiệm phối hợp các ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh xem xét quyết định
việc chuyển đổi nhà làm việc giữa các cơ quan HCSN cho phù hợp với biên chế và
chức năng của từng cơ quan HCSN.
2. Phương tiện đi lại:
Phương tiện đi lại phục vụ công
tác của các đơn vị HCSN tuyệt đối không được:
- Bán, trao đổi, tặng, cho bất cứ
tổ chức, cá nhân nào nếu không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Sử dụng để cho thuê
- Sử dụng vào mục đích cá nhân
2.1 Xe ô tô con phục vụ công
tác:
Xe ô tô con chỉ trang bị cho các
cơ quan HCSN nằm trong diện đựợc trang bị ô tô con theo Quyết định
122/1999/QĐ-TTg ngày 10/05/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan HCSN phải mở sổ sách
theo dõi lịch trình hoạt động của xe ô tô con hàng năm, để làm cơ sở đề nghị sữa
chữa, bảo dưỡng xe ô tô theo định kỳ.
Các cơ quan HCSN được giao quản
lý, sử dụng xe ô tô con kể cả xe của các chương trình dự án không được sử dụng
vào mục đích cá nhân hoặc kinh doanh, cho thuê.
2.2 Xe mô tô hai bánh:
Thủ trưởng các cơ quan HCSN chịu
trách nhiệm quản lý sử dụng xe mô tô 2 bánh cho công việc của cơ quan mình.
Ngoài giờ làm việc phải quản lý, bảo quản xe taqị cơ quan không đưa xe về nhà
cá nhân để sử dụng.
Đối với xe của dự án thực hiện
theo đúng thoả thuận giữa 2 bên đối tác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phần C:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29:
Hàng năm vào ngày 31/01 các đơn vị HCSN, các Sở, Ban, Ngành đoàn thể thuộc tỉnh,UBND
các huyện, thành phố Huế phải hoàn tất việc tổng kết kết quả xây dựng,mua sắm,
sữa chữa,thu hồi, điều chuyển và thanh lý tài sản nhà nước theo biểu mẫu qui định
báo cáo về Sở Tài chính Vật giá để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính.
Điều 30:
Thủ trưởng các đơn vị HCSN được giao trực tiếp quản lý và sử dụng tài sản; Giám
đốc các Sở, Ban, Ngành đoàn thể thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố Huế thực
hiện việc quản lý tài sản nhà nước theo thẩm quyền qui định tại Phần B qui chế
này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý tài sản nhà nước thuộc
phạm vi quản lý.
Người ra quyết định mua sắm, sữa
chữa và xử lý tài sản không đúng qui định tại quy chế này gây ra hư hỏng, thất
thoát, mất mát tài sản đều phải bồi thường về mặt vật chất và tuỳ theo mức độ
vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 31:
Giám đốc Sở Tài chính Vật giá, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố Huế có trách nhiệm giúp UBND tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện qui chế này.