Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 08/2011/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính thức ăn chăn nuôi

Số hiệu: 08/2011/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 25/01/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2011/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi.

2. Các hành vi vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi bao gồm:

a) Vi phạm quy định về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi;

b) Vi phạm quy định về kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi;

c) Vi phạm quy định về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi;

d) Vi phạm quy định về khảo nghiệm, kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi;

đ) Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.

3. Các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động quản lý thức ăn chăn nuôi không quy định trực tiếp tại Nghị định này thì áp dụng theo các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động về thức ăn chăn nuôi có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đó.

2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất chính là các chất có trong thành phần thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thức ăn chăn nuôi giả là loại thức ăn chăn nuôi có một trong các dấu hiệu sau:

a) Hàm lượng định lượng chất chính chỉ đạt dưới 70% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá 20% trở lên so với ngưỡng tối đa của mức chất lượng đã công bố của sản phẩm;

b) Giả mạo nhãn, tên, địa chỉ, bao bì hàng hóa thức ăn chăn nuôi;

c) Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong thức ăn chăn nuôi được áp dụng theo Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002Điều 3 của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (sau đây gọi chung là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính).

Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng

Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhĐiều 6 của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 6. Thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi là 01 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; riêng đối với các vi phạm hành chính liên quan đến nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả, thức ăn chăn nuôi có chất cấm trong Danh mục cấm sản xuất và lưu hành tại Việt Nam thời hiệu xử phạt là 02 năm.

Nếu quá các thời gian nói trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

2. Cách tính thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Nếu người có thẩm quyền xử phạt để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 8. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tước quyền sử dụng các giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn;

b) Tịch thu tang vật, trang thiết bị, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra như sau:

a) Thu hồi, tái chế đối với thức ăn chăn nuôi không bảo đảm chất lượng;

b) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc tiêu hủy thức ăn chăn nuôi gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, gây ô nhiễm môi trường;

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất thức ăn chăn nuôi ngoài Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.

Chương 2.

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 9. Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không có hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không có nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi từ trung cấp trở lên.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi hoặc không thuê phân tích kiểm nghiệm tại cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không đủ trang thiết bị theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không có nhà xưởng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không có Giấy đăng ký kinh doanh về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

Tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các hành vi quy định tại Điều này, trong thời gian 6 tháng phải bổ sung các điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi theo quy định. Nếu quá 6 tháng, tổ chức, cá nhân vẫn không bổ sung đủ điều kiện theo quy định phải ngừng hoạt động cho đến khi bổ sung đủ điều kiện để sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi.

Điều 10. Vi phạm quy định về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, gia công không lưu kết quả kiểm nghiệm hoặc không lưu mẫu sản phẩm.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không công bố tiêu chuẩn chất lượng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.

4. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng chất chính chỉ đạt từ 91% đến 98% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá 10% đến 13% so với ngưỡng tối đa của mức chất lượng đã công bố của sản phẩm theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 26.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 26.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

5. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng chất chính chỉ đạt từ 85% đến dưới 91% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá từ 13% đến dưới 16% so với ngưỡng tối đa của mức chất lượng đã công bố của sản phẩm theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến dưới 12.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến dưới 17.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 17.000.000 đồng đến dưới 22.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 22.000.000 đồng đến dưới 28.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

6. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng chất chính chỉ đạt từ 70% đến dưới 85% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá từ 16% đến dưới 20% so với ngưỡng tối đa mức chất lượng đã công bố của sản phẩm theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến dưới 13.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến dưới 18.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến dưới 23.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 23.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 38.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

7. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở có hành vi tiếp tục sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi.

8. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu toàn bộ thức ăn chăn nuôi vi phạm quy định tại khoản 3, 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc thực hiện lưu mẫu sản phẩm, công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi và tái chế toàn bộ thức ăn chăn nuôi để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng đã công bố đối với vi phạm quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi vi phạm quy định tại khoản 3, 7 Điều này. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phải chịu mọi chi phí tiêu hủy;

d) Buộc cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng những loại thức ăn chăn nuôi vi phạm quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều này.

Điều 11. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi không có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh vi phạm một trong các hành vi sau:

a) Không có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm;

b) Nơi bày bán không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn chăn nuôi không có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Tổ chức, cá nhân vi phạm đối với quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, trong thời gian 2 tháng phải bổ sung các điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo quy định. Nếu quá 2 tháng, tổ chức, cá nhân vẫn không bổ sung đủ điều kiện theo quy định phải ngừng hoạt động cho đến khi bổ sung đủ điều kiện để kinh doanh.

Điều 12. Vi phạm quy định về kinh doanh thức ăn chăn nuôi

1. Phạt tiền đối với hành vi kinh doanh thức ăn chăn nuôi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ sản xuất, gia công theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị dưới 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 60.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.

3. Phạt tiền đối với hành vi kinh doanh thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng chất chính chỉ đạt từ 91% đến 98% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá từ 10% đến dưới 13% so với ngưỡng tối đa mức chất lượng đã công bố của sản phẩm theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến dưới 12.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến dưới 16.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

4. Phạt tiền đối với hành vi kinh doanh thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng chất chính chỉ đạt từ 85% đến dưới 91% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá từ 13% đến dưới 16% so với ngưỡng tối đa của mức chất lượng đã công bố của sản phẩm theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 6.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 14.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến dưới 18.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến dưới 24.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

5. Phạt tiền đối với hành vi kinh doanh thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng chất chính chỉ đạt từ 70% đến dưới 85% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá từ 16% đến dưới 20% so với ngưỡng tối đa của mức chất lượng đã công bố của sản phẩm theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến dưới 12.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến dưới 16.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 26.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 26.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

6. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu toàn bộ thức ăn chăn nuôi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc tiêu hủy toàn bộ số lượng thức ăn chăn nuôi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phải chịu mọi chi phí tiêu hủy.

b) Buộc tái chế toàn bộ thức ăn chăn nuôi để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng đã công bố đối với vi phạm quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều này.

Điều 13. Vi phạm quy định về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi giả

1. Phạt tiền đối với vi phạm về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi giả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến dưới 18.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị tương đương với hàng thật dưới 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị tương đương với hàng thật từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị tương đương với hàng thật từ 40.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị tương đương với hàng thật từ 70.000.000 đồng trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu toàn bộ thức ăn chăn nuôi giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc thu hồi và tiêu hủy thức ăn chăn nuôi giả. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phải chịu mọi chi phí tiêu hủy;

b) Buộc cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng.

Điều 14. Vi phạm quy định về kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả

1. Phạt tiền đối với vi phạm về kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị tương đương với hàng thật dưới 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị tương đương với hàng thật từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 27.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị tương đương với hàng thật từ 40.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 27.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với lô hàng có giá trị tương đương với hàng thật từ 70.000.000 đồng trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu toàn bộ thức ăn chăn nuôi giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc tiêu hủy thức ăn chăn nuôi giả. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phải chịu mọi chi phí tiêu hủy.

Điều 15. Vi phạm quy định về sản xuất, gia công, kinh doanh, sử dụng chất cấm sử dụng trong chăn nuôi

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ có hành vi sử dụng chất cấm có trong Danh mục cấm sản xuất và lưu hành tại Việt Nam để chăn nuôi.

Riêng đối với cơ sở chăn nuôi có quy mô trang trại trở lên nếu vi phạm thì bị phạt tiền gấp 5 lần mức phạt nêu trên.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm có trong Danh mục cấm sản xuất và lưu hành tại Việt Nam để sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

3. Hình thức xử phạt bổ sung

a) Tịch thu toàn bộ chất cấm, thức ăn chăn nuôi có chất cấm;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép sản xuất, gia công, kinh doanh trong thời hạn 6 tháng nếu tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ chất cấm, thức ăn chăn nuôi có chất cấm. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phải chịu mọi chi phí tiêu hủy.

Điều 16. Vi phạm quy định về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi không bảo đảm chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chất cấm trong Danh mục cấm sản xuất và lưu hành ở Việt Nam.

4. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu toàn bộ thức ăn chăn nuôi vi phạm quy định tại Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vi phạm quy định tại Điều này. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu mọi chi phí tái xuất hoặc tiêu hủy.

Điều 17. Vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi

1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở không bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở không có đủ nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản tương ứng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở không có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với việc khảo nghiệm từng loại thức ăn;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm chưa đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm không thực hiện đúng nội dung, trình tự và thủ tục khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi công bố kết quả khảo nghiệm không trung thực.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc cơ sở khảo nghiệm bổ sung đủ điều kiện theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Buộc phải khảo nghiệm lại và chịu mọi chi phí khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 18. Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người đang thi hành công vụ trong hoạt động quản lý thức ăn chăn nuôi.

Chương 3.

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Điều 19. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 20. Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính, công chức đang thi hành công vụ phải lập biên bản, đình chỉ ngay hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp vụ việc vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải kịp thời chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm tới người có thẩm quyền xử phạt.

2. Nghiêm cấm hành vi bao che, cản trở việc xử phạt, giữ lại các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạm hành chính hoặc chia tách vụ việc vi phạm để giữ lại xử phạt cho phù hợp với thẩm quyền của cấp mình.

3. Các trường hợp đã ra quyết định xử phạt không đúng thẩm quyền, đối tượng vi phạm, hành vi vi phạm; áp dụng không đúng hình thức, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; xử phạt không đúng thời hiệu, thời hạn xử phạt thì tùy theo từng trường hợp cụ thể phải sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định không đúng pháp luật.

Điều 21. Thẩm quyền xử phạt

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp.

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành

Thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và các Nghị định khác có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các lực lượng khác

Các cơ quan Công an, Hải quan, Quản lý thị trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nếu phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thì được quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại Nghị định này.

Điều 22. Thủ tục xử phạt, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt

1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt trong thời hạn pháp luật quy định.

Việc lập biên bản, quyết định xử phạt phải tuân theo thủ tục quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Việc phạt tiền và nộp tiền phạt phải tuân theo thủ tục quy định tại Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

4. Thủ tục tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề về thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

5. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại các Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

6. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi gây ra hoặc bỏ trốn mà việc khắc phục hậu quả là thật cần thiết để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thì cơ quan quản lý có thẩm quyền sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan mình để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều 23. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính ở một địa phương nhưng lại cư trú hoặc có trụ sở ở địa phương khác mà không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại nơi bị xử phạt, thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cùng cấp ở nơi cá nhân cư trú, nơi tổ chức có trụ sở để thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, nơi tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan ký quyết định xử lý vi phạm lưu giữ.

2. Cơ quan nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuyển đến, có trách nhiệm giao quyết định xử phạt và tổ chức việc thi hành cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo quy định tại Điều 64 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và thông báo kết quả cho cơ quan chuyển quyết định biết.

3. Việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng để thu tiền nộp phạt. Các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) phải được thực hiện ngay tại nơi vi phạm. Trường hợp đối tượng không tự nguyện chấp hành hoặc không có điều kiện chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) thì các chi phí cho việc thực hiện đó được ghi rõ vào quyết định xử phạt để chuyển quyết định xử phạt.

Điều 24. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính

1. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi

Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi có quyền tạm giữ giấy tờ có liên quan đến phương tiện, chứng chỉ chuyên môn cho đến khi tổ chức, cá nhân chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bến đậu hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật phương tiện theo thẩm quyền.

Trong trường hợp vi phạm mà theo Nghị định này quy định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, Thanh tra chuyên ngành thức ăn chăn nuôi được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bến đậu hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật phương tiện theo thẩm quyền.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 25. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che vi phạm, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời; xử phạt không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng bị xử phạt, không đúng hành vi vi phạm bị xử phạt; áp dụng không đúng hình thức, mức xử phạt và biện pháp khác; chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm; làm cản trở lưu thông hàng hóa hợp pháp, gây thiệt hại cho người kinh doanh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính

Ban hành kèm theo Nghị định này các phụ lục, mẫu biên bản và quyết định để sử dụng xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2011.

Điều 28. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: /BB-VPHC

………1......, ngày … tháng … năm ……

BIÊN BẢN

Vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi

Hôm nay, hồi ….. giờ … ngày … tháng … năm … tại … 2 ........................................................

Chúng tôi gồm:

1. Ông/bà …………………………………………… Chức vụ: .......................................................

Cơ quan ...............................................................................................................................

2. Ông/bà …………………………………………… Chức vụ: .......................................................

Cơ quan ...............................................................................................................................

Với sự chứng kiến của:

1. Ông/bà ………………………………………… Nghề nghiệp: ....................................................

Số CMND: …………………………… Ngày cấp ………………… Nơi cấp: ...................................

2. Ông (bà): ………………………………………… Nghề nghiệp: .................................................

Số CMND: …………………………… Ngày cấp ………………… Nơi cấp: ...................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về …………………….. 3 ….. đối với:

Tổ chức/cá nhân vi phạm ......................................................................................................

Địa chỉ: ……………………………. 4 ........................................................................................

Nghề nghiệp: …………….. 5 ...................................................................................................

Số CMND: ……………. 6 ……. Ngày cấp …………. Nơi cấp ....................................................

Đã có những hành vi vi phạm hành chính như sau: …………… 7 ...............................................

Người lập biên bản đã yêu cầu ………………… 8 ................................................................

1. Đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

2. Các biện pháp ngăn chặn (Nếu có)

3. ……………….. 9 ………………… có mặt tại: .......................................................................

đúng … giờ … ngày … tháng … năm ……………… để giải quyết vụ việc vi phạm.

Biên bản gồm … trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang và được lập thành 02 bản, có nội dung và giá trị như nhau, giao cho ….. 10 ………… 01 bản, 01 bản cơ quan lập biên bản giữ.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.

Ý kiến khác (nếu có):

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
(Ký và ghi rõ họ tên)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

2 Ghi địa danh nơi xảy ra vi phạm.

3 Ghi theo nội dung vi phạm về thức ăn chăn nuôi.

4 Ghi cụ thể địa chỉ của tổ chức/cá nhân vi phạm.

5 Đối với cá nhân vi phạm.

6 Đối với cá nhân vi phạm.

7 Mô tả hành vi vi phạm.

8 Tổ chức/cá nhân vi phạm.

9 Tổ chức/cá nhân vi phạm.

10 Tổ chức/cá nhân vi phạm.

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:............/QĐ-TTTV

………1, ngày … tháng … năm ……

QUYẾT ĐỊNH

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi

………………………… 2 ………………………….

Căn cứ khoản 4 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều …. Nghị định số …/2011/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;

Căn cứ Biên bản số: … ngày … tháng … năm …… của ...........................................................

Tôi …………………………… Chức vụ .....................................................................................

Đơn vị ..................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tịch thu của Ông (bà)/Tổ chức ...................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi đã tạm giữ theo Biên bản số: …… ngày ….. tháng ….. năm ………. bao gồm: ………………………… 3 ...............................................................................

Điều 2. Trình tự, thủ tục tịch thu tang vật, hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 60, Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Các Ông (bà) ............................................................................................................

Và Ông (bà) ……………………….. có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 3 …
- Lưu ………….

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

2 Ghi rõ từng trường hợp: không xác định được chủ sở hữu; quá thời hạn tái xuất; không có người đến nhận; hàng hóa, tang vật vi phạm do người dưới 14 tuổi vận chuyển; tang vật thuộc loại cấm lưu thông, cấm lưu hành trong trường hợp quá thời hạn không ra quyết định xử phạt.

3 Ghi rõ hàng hóa, tang vật hoặc phương tiện bị tịch thu.

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ........./BB-TG-TVPT

………1, ngày … tháng … năm ……

BIÊN BẢN

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều …… Nghị định số …./2011/NĐ-CP ngày … tháng … năm ……….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;

Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ………. ngày ….. tháng ….. năm ………. do ………….. 2 ……………… chức vụ ……….......................................................................................... ký;

Để có cơ sở xác minh thêm tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý/hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính,

Hôm nay, hồi ….. giờ … ngày … tháng … năm …………… tại .................................................

............................................................................................................................................

Chúng tôi gồm: 3

1. Ông/bà …………………………………………… Chức vụ: .......................................................

Cơ quan ...............................................................................................................................

2. Ông/bà …………………………………………… Chức vụ: .......................................................

Cơ quan ...............................................................................................................................

Người vi phạm hành chính là:

Ông (bà)/tổ chức: …………. 4 ................................................................................................

Nghề nghiệp: ……………………………………… Năm sinh .......................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND: …………………………… Ngày cấp ………………… Nơi cấp: ...................................

Với sự chứng kiến của:

Ông (bà): …………. 5 ............................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND: …………………………… Ngày cấp ………………… Nơi cấp: ...................................

Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC gồm:

Số thứ tự

Tên, nhãn hiệu, quy cách, xuất xứ tang vật, phương tiện

Đơn vị tính

Số lượng

Tình trạng tang vật, phương tiện 6

Ghi chú 7

……….

……………………………………

………..

……….

………….

………

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Biên bản kết thúc vào hồi ….. giờ cùng ngày được lập thành 02 bản. Một bản được giao cho cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm.

Biên bản này gồm ….. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản. Hoặc có ý kiến bổ sung khác như sau:8

............................................................................................................................................

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ9
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

2 Ghi rõ họ tên, chức vụ người ký quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

3 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.

4 Nếu là tổ chức thì ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

5 Họ tên người chứng kiến (nếu có). Nếu có đại diện chính quyền cơ sở phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

6 Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký.

7 Ghi rõ tang vật, phương tiện có niêm phong không, nếu có niêm phong thì phải có chữ ký của người vi phạm.

8 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản.

9 Trong trường hợp niêm phong tang vật mà người vi phạm vắng mặt thì phải có sự tham gia và chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở.

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:......../BB-KPTVTĐV

………1, ngày … tháng … năm ……

BIÊN BẢN

Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính về thức ăn chăn nuôi

Căn cứ Điều 45, Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều …… Nghị định số …./2011/NĐ-CP ngày … tháng … năm ……….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;

Hôm nay, hồi ….. giờ … ngày … tháng … năm …………… tại .................................................

Chúng tôi gồm: 2

1. …………………………………………… Chức vụ: ..................................................................

2. …………………………………………… Chức vụ: ..................................................................

Với sự chứng kiến của:3

1. Ông (bà): ………….............................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND: …………………………… Ngày cấp ………………… Nơi cấp: ...................................

2. Ông (bà): ………….............................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND: …………………………… Ngày cấp ………………… Nơi cấp: ...................................

Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là: ………………………… 4 .....................................

Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận tải):5

1. Ông (bà): …………................................... Nghề nghiệp:......................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND: …………………………… Ngày cấp ………………… Nơi cấp: ...................................

2. Ông (bà): …………................................... Nghề nghiệp:......................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND: …………………………… Ngày cấp ………………… Nơi cấp: ...................................

Phạm vi khám: ......................................................................................................................

Những tang vật vi phạm hành chính bị phát hiện gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

……….

……………………………………

………..

…………………….

………

……….

……………………………………

………..

…………………….

………

Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính kết thúc hồi … giờ … ngày … tháng ……. năm

Biên bản này gồm ….. trang, được người vi phạm, người chứng kiến, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải được giao một bản và một bản lưu hồ sơ.

Biên bản được đọc lại cho mọi người cùng nghe, đồng ý và cùng ký tên vào biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có) 6

CHỦ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI, ĐỒ VẬT HOẶC NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI THAM GIA KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi họ tên, chức vụ người lập biên bản.

3 Họ và tên người chứng kiến. Nếu không có chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải thì phải có 02 người chứng kiến.

4 Ghi rõ loại phương tiện vận tải, đồ vật, số biển kiểm soát (đối với phương tiện).

5 Ghi rõ họ tên chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải.

6 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình.

PHỤ LỤC V

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: /QĐ-XPHC

1…, ngày … tháng … năm ……

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều …. Nghị định số …/…../NĐ-CP ngày … của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do … 2 ...........................................................................

Lập hồi …… giờ … ngày … tháng … năm …… tại ...................................................................

Tôi ………… 3 ………………… Chức vụ: ..................................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức: ……….. 4 …………………. Nghề nghiệp .......................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND: ……………. Ngày cấp …………………… Nơi cấp ...................................................

Với các hình thức sau:

1. Hình thức xử phạt chính:

- Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm ….. khoản .......... Điều ….. của Nghị định số …/…. NĐ-CP. Mức phạt: đồng.

- Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm ….. khoản .......... Điều ….. của Nghị định số …/…. NĐ-CP. Mức phạt: đồng.

- Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm ….. khoản .......... Điều ….. của Nghị định số …/…. NĐ-CP. Mức phạt: đồng.

- ..........................................................................................................................................

Tổng cộng tiền phạt là: .............................................................................................. đồng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có): ...................................................................................

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

............................................................................................................................................

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Điều 2. Ông (bà)/ tổ chức …………………………………………………………….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt trừ trường hợp được hoãn chấp hành vì ........... 5............................................................................................................................................

Quá thời hạn nêu trên, nếu Ông (bà)/tổ chức ………………………… cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số ………………………….. của Kho bạc Nhà nước …………….. 6 ………………. trong vòng mười ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức ……………………… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm … 7 ........................................

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: ............................................................................................ để thi hành;

2. Kho bạc ................................................................................................... để thu tiền phạt;

3. .........................................................................................................................................

Quyết định này gồm … trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu hồ sơ XPVPHC.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

2 Ghi họ, tên chức vụ người lập biên bản.

3 Ghi họ, tên người ra quyết định xử phạt.

4 Nếu là tổ chức: ghi họ và tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

5 Ghi rõ lý do.

6 Ghi rõ tên, địa chỉ của Kho bạc.

7 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.

PHỤ LỤC VI

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: /QĐ-XPHC

1…, ngày … tháng … năm ……

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi
(Theo thủ tục đơn giản)

Căn cứ Điều 54 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều …. Nghị định số …/2011/NĐ-CP ngày … tháng … năm .... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;

Xét hành vi vi phạm hành chính do … 2 ..................................................................... thực hiện;

Tôi ………… 3 ………………… Chức vụ: ..................................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt tiền đối với:

Ông (bà)/tổ chức: ……….. 4 …………………. Nghề nghiệp .......................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND: ……………. Ngày cấp …………………… Nơi cấp ...................................................

Mức tiền phạt là: …………………… đồng (ghi bằng chữ ........................................................ )

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính: … 5 ................................................... Quy định tại điểm … khoản …… Điều ….. của Nghị định số ……/…../NĐ-CP ngày … tháng … năm … của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi.

Địa điểm xảy ra vi phạm: …………………………… 6 .................................................................

Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

............................................................................................................................................

Điều 2. Ông (bà)/ tổ chức ………………….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt là ngày ….. tháng ….. năm …… trừ trường hợp ............. 7.

Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức ………………………… cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc nộp tại Kho bạc Nhà nước ………………….. 8 ………………………. trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức ……………. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được giao cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: ........................................................................................ để chấp hành;

2. Kho bạc ................................................................................................... để thu tiền phạt;

3. .........................................................................................................................................

Quyết định này gồm … trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu hồ sơ XPVPHC.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

2 Ghi họ tên người/đại diện tổ chức bị xử phạt.

3 Họ và tên người ra quyết định xử phạt.

4 Nếu là tổ chức: ghi họ tên chức vụ người đại diện cho tổ chức bị xử phạt.

5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

6 Ghi rõ địa điểm xảy ra hành vi vi phạm hành chính.

7 Ghi rõ lý do theo quy định tại khoản 5 Điều 57 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

8 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc.

PHỤ LỤC VII

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: /QĐ-XPHC

1…, ngày … tháng … năm ……

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi bằng hình thức phạt cảnh cáo

Căn cứ Điều 54 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều …. Nghị định số …/2011/NĐ-CP ngày … tháng … năm ... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;

Xét hành vi vi phạm hành chính do …........................................................................ thực hiện;

Tôi ………… 2 ………………… chức vụ: ……………………Đơn vị ..............................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối với:

Ông (bà)/tổ chức: ……….. 3 …………………. Nghề nghiệp ………..Địa chỉ: ...............................

Số CMND: ……………. Ngày cấp …………………… Nơi cấp ...................................................

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính: ..........................................................................................

Quy định tại điểm … khoản …… Điều ….. của Nghị định số ……/2011/NĐ-CP ngày … tháng … năm … của Chính phủ quy định vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi.

Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): ............................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Ông (bà)/ tổ chức ……………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này.

Quyết định này gồm … trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lưu hồ sơ XPVPHC.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)4

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

2 Họ tên người ra quyết định.

3 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

4 Người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được sử dụng con dấu thì quyết định phải được đóng dấu treo.

PHỤ LỤC VIII

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:........./QĐ-KPHQ

1…, ngày … tháng … năm ……

QUYẾT ĐỊNH

Buộc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi gây ra

Căn cứ Điều … 2 … Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều …. Nghị định số …/2011/NĐ-CP ngày … tháng … năm ... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số …../BB-VPHC do …………. lập hồi … giờ … ngày ….. tháng ….. năm …………….. tại ........................................................................................................................................... ;

Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,

Tôi ………… 3 ………………… Chức vụ: ……………………........................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức: …………………….. 4 ...................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ...........................................................................

Cấp ngày …………………………………… tại .......................................................................... ;

Do đã có hành vi vi phạm hành chính: ……………… 5 ...............................................................

Quy định tại điểm … khoản …… Điều ….. của Nghị định số ……/…../NĐ-CP ngày … tháng … năm … của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về thức ăn chăn nuôi;

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

............................................................................................................................................

Lý do không áp dụng hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung: .... 6.......................

Biện pháp để khắc phục hậu quả bao gồm:

1. .........................................................................................................................................

2. .........................................................................................................................................

Điều 2. Ông (bà)/ tổ chức ……………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là ngày ….. tháng ….. năm ...................................................

Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức …………………………………….. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Ông (bà)/tổ chức: …………………………………. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm … 7

Quyết định này gồm … trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: ........................................................................................ để chấp hành;

2. .........................................................................................................................................

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu hồ sơ XPVPHC.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

2 Trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 10, trong trường hợp hết thời hạn ra Quyết định xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

4 Nếu là tổ chức ghi tên của tổ chức vi phạm.

5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi.

6 Ghi rõ lý do không áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính.

7 Ngày ký quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.

PHỤ LỤC IX

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: /QĐ-CC

1…, ngày … tháng … năm ……

QUYẾT ĐỊNH

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi

Căn cứ Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Để bảo đảm thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi số …../QĐ-XPVP ngày ….. tháng ….. năm ….. của ................................................................................................................................

Tôi ………… 2 ………………… Chức vụ: ……………………........................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Đối với:

Ông (bà)/tổ chức: …………………….. 3 ...................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ...........................................................................

Cấp ngày …………………………………… tại .......................................................................... ;

Biện pháp cưỡng chế: …………………. 4 .............................................................................

Lý do cưỡng chế: .................................................................................................................

Điều 2. Ông (bà)/ tổ chức ……………………………… phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày .......................................................................

Quyết định có …….… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức ................................................. để thực hiện.

Quyết định này được gửi cho:

1. ……………………………… để ………………… 5 ..................................................................

2. ……………………………… để ………………… 6 ..................................................................

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu hồ sơ XPVPHC.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

2 Ghi họ tên, chức vụ người lập biên bản.

3 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

4 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế, số tiền cưỡng chế hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện.

5 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.

6 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, hoặc buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người và vật nuôi thì quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

PHỤ LỤC X

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: /QĐ-TG-TVPT

1…, ngày … tháng … năm ……

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều ….. Nghị định số …/2011/NĐ-CP ngày … tháng … năm ….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;

Để ……………………………………. 2 .....................................................................................

Tôi ………… 3 ………………… chức vụ: ……………………........................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm giữ: tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:

Ông (bà)/tổ chức: …………………….. 4 ………………… Nghề nghiệp ........................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND ………………… Ngày cấp…………………. Nơi cấp……………………………………..... ;

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính: …………….. 5 .....................................................................

Quy định tại điểm …… khoản ……. Điều …… Nghị định số ………/……/NĐ-CP ngày … tháng … năm … của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức ......................................................................................... để chấp hành.

2. …………………………………… 6 ........................................................................................

Quyết định này gồm ……………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Ý KIẾN CỦA THỦ TRƯỞNG
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH7

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lưu

____________

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

2 Ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính. Nếu người tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy.

3 Họ tên người ra quyết định.

4 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

6 Trường hợp người Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ.

7 Thủ trưởng của người ra quyết định tạm giữ (người tạm giữ không có thẩm quyền theo quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính) có ý kiến về việc tạm giữ, đồng ý hoặc không đồng ý).

PHỤ LỤC XI

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:........./QĐ-CHS

1…, ngày … tháng … năm ……

QUYẾT ĐỊNH

Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi cho cơ quan tiến hành tố tụng

Căn cứ Điều 62 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ………/BB-VPHC ngày ….. tháng ….. năm …..;

Xét thấy hành vi vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm được quy định tại Điều …… Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.

Tôi …………………………… Chức vụ: …………………..Đơn vị công tác: ...................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự: …………………….. 2 ………….. để xem xét, giải quyết.

Hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm gồm ………………… 3 ……………… (có biên bản bàn giao kèm theo).

Điều 2. Giao cho ông (bà) ......................................................................................................

Chức vụ …………………………….. Đơn vị công tác .................................................................

Có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu và tang vật phương tiện vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các ông (bà) có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Địa danh hành chính cấp tỉnh

2 Ghi tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3 Ghi rõ các hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm. Hoặc ghi: "Như biên bản bàn giao kèm theo".

PHỤ LỤC XII

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ........../QĐ-HXPHC

1…, ngày … tháng … năm ……

QUYẾT ĐỊNH

Hoãn xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi

Căn cứ Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số …./2011/NĐ-CP ngày ……. tháng … năm …… của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;

Căn cứ Quyết định số ………../QĐ-XPHC lập ngày ….. tháng ….. năm …………… về xử phạt vi phạm hành chính số:

Căn cứ đơn đề nghị của ông (bà) ……………. đã được Ủy ban nhân dân xã ……………………. huyện …………………………….. tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) ................................................................... xác nhận.

Tôi …………………………… Chức vụ: …………………..............................................................

Đơn vị công tác: ....................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hoãn chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi số ………./QĐ-XPHC lập ngày … tháng … năm ……………. đối với:

- Ông (bà) ………………… Dân tộc (Quốc tịch) ........................................................................

- Nghề nghiệp .......................................................................................................................

- Địa chỉ ...............................................................................................................................

- Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu số ….... Ngày cấp ……….. Nơi cấp ...............................

Thời gian được hoãn là: ...................................... ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Điều 2. Ông (bà) ……………………. được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ (như biên bản bàn giao hoặc trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm về thức ăn chăn nuôi kèm theo quyết định này).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Quá thời hạn được hoãn nêu tại Điều 1, nếu ông (bà) cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế do ông (bà) chịu.

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà) ...................................................................................................... để chấp hành.

2. Ủy ban nhân dân xã ...........................................................................................................

3. .........................................................................................................................................

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Địa danh hành chính cấp tỉnh

PHỤ LỤC XIII

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ........../BB-NP-MNP

1…, ngày … tháng … năm ……

BIÊN BẢN

Niêm phong/mở niêm phong tang vật tạm giữ

Hôm nay, hồi ….. giờ … ngày … tháng … năm …… tại ...........................................................

Chúng tôi gồm: 2

1. ………………………….. Chức vụ ........................................................................................

2. ………………………….. Chức vụ ........................................................................................

Đại diện tổ chức/cá nhân là chủ sở hữu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

Ông (bà)/tổ chức: ..................................................................................................................

Nghề nghiệp .........................................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND hoặc Hộ chiếu: ………… ngày cấp …………… nơi cấp .............................................

Với sự chứng kiến của:

1. Ông (bà): ..........................................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Nghề nghiệp: ........................................................................................................................

Số CMND hoặc Hộ chiếu: ………….. ngày cấp ………. nơi cấp ................................................

2. Ông (bà): ..........................................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Nghề nghiệp: ........................................................................................................................

Số CMND hoặc Hộ chiếu: ………….. ngày cấp ………. nơi cấp ................................................

Tiến hành niêm phong/mở niêm phong số tang vật, phương tiện tạm giữ theo Quyết định số …………. ngày ….. tháng ….. năm ……….. của ........... 3 ………………..

Chức vụ: ..............................................................................................................................

Số tang vật niêm phong (mở niêm phong) gồm:

............................................................................................................................................

Số tang vật trên đã giao cho Ông (bà) …………… thuộc đơn vị ………………… chịu trách nhiệm coi giữ và bảo quản.

Biên bản kết thúc vào hồi … giờ …… ngày ..... tháng ….. năm .................................................

Biên bản được lập thành ……….. bản có nội dung và giá trị như nhau. Đã giao cho chủ sở hữu tang vật, phương tiện 01 bản; người bảo quản 01 bản và 01 bản lưu hồ sơ.

Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): 4

CHỦ SỞ HỮU (SỬ DỤNG)
TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI NIÊM PHONG/
MỞ NIÊM PHONG
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI BẢO QUẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi rõ tên, chức vụ người lập biên bản.

3 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

4 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

PHỤ LỤC XIV

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:......../BB-TH-TVPT

1…, ngày … tháng … năm ……

BIÊN BẢN

Tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi

Căn cứ khoản 2, Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ………../QĐ-XPVP ngày ….. tháng ….. năm ……………………….

Hôm nay, vào hồi ….. giờ … ngày … tháng … năm ……...........................................................

Tại: ......................................................................................................................................

Hội đồng tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

1. Ông (bà) ………………………….. Chức danh .......................................................................

Đại diện đơn vị: .....................................................................................................................

2. Ông (bà) ………………………….. Chức danh .......................................................................

Đại diện đơn vị: .....................................................................................................................

3. Ông (bà) ………………………….. Chức danh .......................................................................

Đại diện đơn vị: .....................................................................................................................

4. Ông (bà) ………………………….. Chức danh .......................................................................

Đại diện đơn vị: .....................................................................................................................

5. Ông (bà) ………………………….. Chức danh .......................................................................

Đại diện đơn vị: .....................................................................................................................

Tiến hành tiêu hủy các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau đây:

TT

Tên tang vật, phương tiện

ĐV tính

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện

Ghi chú

Hình thức tiêu hủy: ................................................................................................................

............................................................................................................................................

Quá trình tiêu hủy có sự chứng kiến của: 2 ..............................................................................

Việc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kết thúc vào hồi …… giờ … ngày … tháng … năm ………………………

Biên bản này được lập thành ……… bản, cơ quan giải quyết giữ 01 bản.

Những người ký tên dưới đây đã được nghe đọc lại và nhất trí với toàn bộ nội dung biên bản.

Biên bản này gồm …………… trang, được người làm chứng và các thành viên Hội đồng ký xác nhận vào từng trang.

NGƯỜI LÀM CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG3

____________

1 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp người làm chứng. Nếu có đại diện của chính quyền phải ghi rõ họ tên chức vụ.

3 Từng thành viên hội đồng ký và ghi rõ họ tên.

PHỤ LỤC XV

(Ban hành kèm theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: .........../BB-BGTVPT

1…, ngày … tháng … năm ……

BIÊN BẢN

Bàn giao hoặc trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi

Hôm nay, vào hồi ….. giờ … ngày … tháng … năm ……...........................................................

Tại: ......................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

Đại diện bên giao tang vật, phương tiện vi phạm: 2

- Ông (bà) ………………………….. Chức danh ........................................................................

- Thuộc đơn vị: ......................................................................................................................

Đại diện bên nhận tang vật, phương tiện vi phạm: 3

- Ông (bà) ………………………….. Quốc tịch …………………. Nghề nghiệp................................

- Số CMND hoặc Hộ chiếu số …………. Ngày cấp …........... Nơi cấp .......................................

- Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Tiến hành lập biên bản bàn giao hoặc trả lại các tang vật, phương tiện vi phạm gồm:

TT

Tên giấy tờ, tang vật, phương tiện

ĐV tính

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện

Ghi chú

Cộng ………………… khoản

Các ý kiến của bên nhận: ......................................................................................................

Hai bên đã giao nhận đầy đủ tang vật, phương tiện vi phạm nói trên. Việc giao nhận kết thúc vào hồi … giờ …. ngày … tháng … năm …………………

Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, những người ký tên dưới đây đã được nghe đọc lại và nhất trí với toàn bộ nội dung biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): …………. 4 ...............................................................................

Biên bản này gồm …………………… trang, được Đại diện bên nhận và Đại diện bên giao ký xác nhận vào từng trang.

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện bên giao.

3 Ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp người nhận; nếu bên nhận là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.

4 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 08/2011/NĐ-CP

Hanoi, January 25, 2011

 

DECREE

ON PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF ANIMAL FEED

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Ordinance on Handling administrative violations 2002, and the Ordinance on amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Handling administrative violations in  2008;

Pursuant to the Government's Decree No. 08/2010/NĐ-CP dated February 05, 2010 on the management of animal feed;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural development,

DECREES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree prescribes the penalties for administrative violations of animal feed.

2. the administrative violations of animal feed include:

a) Violations of provisions on producing and processing animal feed;

b) Violations of provisions on trading and using animal feed;

c) Violations of provisions on importing animal feed;

d) Violations of provisions on testing animal feed;

dd) Obstructing the State management of animal feed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Subjects of application

1. This Decree is applicable to domestic organizations and individuals, foreign organizations and individuals engaged in animal feed business that commit administrative violations in Vietnam shall be penalized as prescribed in this Decree, unless the International Agreements to which Vietnam is a signatory prescribe otherwise.

2. Minors committing the administrative violations prescribed in this Decree shall be penalized as prescribed in Article 7 of the Ordinance on Handling administrative violations 2002.

Article 3. Interpretation of terms

The terms in this Decree are construed as follows:

1. Main substances are substances in animal feed ingredients that must be announced as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural development.

2. Fake animal feed is animal feed that show one of the following signs:

a) The main substance content only makes up 70% percent of the minimum amount, or exceeds 20% or more of the maximum amount of the announced facts

b) Faking the label, name, address, and package of another animal feed;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Principles for imposition of penalties for administrative violations

The imposition of penalties for administrative violations of animal feed must comply with Article 3 of the Ordinance on Handling administrative violations 2002 and Article 3 of the Government's Decree No. 128/2008/ND-CP dated December 16, 2008 detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling administrative violations 2002, and the Ordinance on amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Handling administrative violations 2008 (hereinafter referred to as the Ordinance on Handling administrative violations).

Article 5. Mitigating and aggravating circumstances

The mitigating circumstances and aggravating circumstances in the imposition of penalties for the administrative violations prescribed in Chapter II of this Decree must comply with Article 8 and Article 9 of the Ordinance on Handling administrative violations and Article 6 of the Government's Decree No. 128/2008/ND-CP dated December 16, 2008 detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling administrative violations.

Article 6. Statute of limitations

1. The statute of limitations for imposing penalties for administrative violations of animal feed is 01 year as from the administrative violation is committed; for administrative violations related to importing, producing, processing and trading fake animal feed and animal feed that contain prohibited substances in the List of substances banned from production and circulation ins Vietnam, the statute of limitations is 02 years.

If the administrative violation is not detected after such periods, the penalties shall not be imposed, but the remedial measures prescribed in this Decree must be taken.

2. The determination of statute of limitations for handling administrative violations is specified in Article 8 of the Government's Decree No. 128/2008/ND-CP dated December 16, 2008 detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling administrative violations.

3. The persons competent to impose penalties that let the statute of limitations goes past shall be handled as prescribed in Article 121 of the Ordinance on Handling administrative violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If organizations and individuals that incur penalties for administrative violations of animal feed do not recommit the violations after 01 year as from completely implementing the decision on imposing penalties or after the statute of limitations goes past, they shall be considered not incurring penalties for administrative violations.

Article 8. Forms of penalties and remedial measures

1. For each acts of administrative violations, the violating organizations and individuals must incur one of the following forms of penalties:

a) Warnings;

b) Fines.

2. Depending on the nature and extent of violations, organizations and individuals that commit administrative violations of animal feed may have to incur one of some of the following forms of additional penalties:

c) Deprive the right to use Licenses and practice certificates temporarily or indefinitely;

b) Confiscating the exhibits and means of administrative violations.

3. Apart from the forms of penalties prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article, organizations and individuals that commit administrative violations may have to take the remedial measures as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Paying compensation for the damage caused by the acts of administrative violations;

c) Destructing the animal feed that harm human health, domestic animals, and cause environment pollution;

d) Taking out of Vietnam or re-exporting the animal feed outside the List of animal feed allowed to be circulated in Vietnam.

Chapter 2.

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, FORMS AND RATES OF PENALTIES

Article 9. Violations of provisions on the conditions for producing and processing animal feed

1. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for facilities that produce or process animal feed without waste treatment system and cause environment pollution as prescribed by law provisions on environment protection.

2. Fines of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND for facilities that produce or process animal feed without competent technicians at intermediate level or above that satisfy the requirements for production technology and quality control of animal feed.

3. Fines of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND for facilities that produce or process animal feed without a test lab to test the animal feed quality, or without hiring a test lab accredited by competent State agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Fines of from 25,000,000 VND to 30,000,000 VND for facilities that produce or process animal feed without a workshop as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural development.

6. Fines of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND for producing or processing animal feed without the Business registration certificate of animal feed production and processing.

7. Remedial measures

Organizations and individuals that commit one of the acts prescribed in this Clause must satisfy the conditions for animal feed production and processing as prescribed within 6 months If the conditions are not satisfied after 06 months, the operation must be suspended until the conditions for animal feed production and processing are satisfied.

Article 10. Violations of provisions on producing and processing animal feed

1. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for facilities that produce or process animal feed without keeping the test results or product samples.

2. Fines of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND for facilities that produce or process animal feed without the announcing the quality standards.

3. Fines of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND for producing or processing animal feed outside the List of animal feed allowed to be circulated in Vietnam.

4. The production or processing of animal feed of which the main substance content only makes up 91% - 98% of the announced minimum amount, or exceed 10% - 13% of the announced maximum amount shall be fined as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Fines of from 5,000,000 VND to under 10,000,000 VND for batches valued at from 10,000,000 VND to under 30,000,000 VND;

c) Fines of from 10,000,000 VND to under 15,000,000 VND for batches valued at from 30,000,000 VND to under 50,000,000 VND;

d) Fines of from 15,000,000 VND to under 20,000,000 VND for batches valued at from 50,000,000 VND to under 70,000,000 VND;

dd) Fines of from 20,000,000 VND to under 26,000,000 VND for batches valued at from 70,000,000 VND to under 100,000,000 VND;

e) Fines of from 26,000,000 VND to 32,000,000 VND for batches valued at 100,000,000 VND or above.

5. The production or processing of animal feed of which the main substance content only makes up from 85% to under 91% of the announced minimum amount, or exceed from 13% to under 16% of the announced maximum amount shall be fined as follows:

a) Fines of from 4,000,000 VND to under 7,000,000 VND for batches valued at under 10,000,000 VND;

b) Fines of from 7,000,000 VND to under 12,000,000 VND for batches valued at from 10,000,000 VND to under 30,000,000 VND;

c) Fines of from 12,000,000 VND to under 17,000,000 VND for batches valued at from 30,000,000 VND to under 50,000,000 VND;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Fines of from 22,000,000 VND to under 28,000,000 VND for batches valued at from 70,000,000 VND to under 100,000,000 VND;

e) Fines of from 28,000,000 VND to 35,000,000 VND for batches valued at 100,000,000 VND or above.

6. The production or processing of animal feed of which the main substance content only makes up from 70% to under 85% of the announced minimum amount, or exceed from 16% to under 20% of the announced maximum amount shall be fined as follows:

a) Fines of from 5,000,000 VND to under 8,000,000 VND for batches valued at under 10,000,000 VND;

b) Fines of from 8,000,000 VND to under 13,000,000 VND for batches valued at from 10,000,000 VND to under 30,000,000 VND;

c) Fines of from 13,000,000 VND to under 18,000,000 VND for batches valued at from 30,000,000 VND to under 50,000,000 VND;

d) Fines of from 18,000,000 VND to under 23,000,000 VND for batches valued at from 50,000,000 VND to under 70,000,000 VND;

dd) Fines of from 23,000,000 VND to under 30,000,000 VND for batches valued at from 70,000,000 VND to under 100,000,000 VND;

e) Fines of from 30,000,000 VND to 38,000,000 VND for batches valued at 100,000,000 VND or above.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Forms of additional penalties

Confiscating all the animal feed that violates Clause 3 and 7 this Article.

9. Remedial measures

a) Keeping the product samples, announcing the quality standards as prescribed, applicable to the violations prescribed in Clause 1 and 2 this Article;

b) Recalling and reprocessing all the violating animal feed to ensure the announced quality standards, applicable to the violations prescribed in Clause 4, 5 and 6 this Article;

c) Destructing all the animal feed that violates Clause 3 and 7 this Article. The violating organizations and individuals must incur the expense on the destruction;

d) Facilities that produce or process animal feed must pay compensation to the users of the animal feed that violates Clause 4, 5 and 6 this Article.

Article 11. Violations of provisions on the conditions for trading animal feed

1. Warnings or fines of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for facilities producing or processing animal feed without a distinct address, signboard, or store.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Not having appropriate tools, equipment, and devices to separately store or transport various kinds of products;

b) The trading location does not satisfy the conditions for animal feed quality, hygiene and safety as prescribed by law.

3. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for trading animal feed without the Business registration certificate of the type of animal feed issued by competent State agencies.

4. Remedial measures

Within 2 months, the organizations and individuals that violate Clause 1, 2 and 3 this Article must satisfy the conditions for trading animal feed as prescribed. If such conditions are not satisfied after 02 months, the operation must be suspended until the conditions for trading animal feed are satisfied.

Article 12. Violations of provisions on trading animal feed

1. The trade of animal feed of which the production or processing has been suspended by competent State agencies shall be fined as follows:

a) Fines of from 1,000,000 VND to under 5,000,000 VND for batches valued at under 20,000,000 VND;

b) Fines of from 5,000,000 VND to under 10,000,000 VND for batches valued at from 20,000,000 VND to under 60,000,000 VND;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Fines of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND for trading animal feed outside the List of animal feed allowed to be circulated in Vietnam.

3. The trade of animal feed of which the main substance content only makes up 91% - 98% of the announced minimum amount, or exceed 10% - 13% of the announced maximum amount shall be fined as follows:

a) Fines of from 2,000,000 VND to under 4,000,000 VND for batches valued at under 10,000,000 VND;

b) Fines of from 4,000,000 VND to under 8,000,000 VND for batches valued at from 10,000,000 VND to under 30,000,000 VND;

c) Fines of from 8,000,000 VND to under 12,000,000 VND for batches valued at from 30,000,000 VND to under 50,000,000 VND;

c) Fines of from 12,000,000 VND to under 16,000,000 VND for batches valued at from 50,000,000 VND to under 70,000,000 VND;

dd) Fines of from 16,000,000 VND to under 20,000,000 VND for batches valued at from 70,000,000 VND to under 100,000,000 VND;

e) Fines of from 20,000,000 VND to 25,000,000 VND for batches valued at 100,000,000 VND or above.

4. The trade of animal feed of which the main substance content only makes up from 85% to under 91% of the announced minimum amount, or exceed from 13% to under 16% of the announced maximum amount shall be fined as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Fines of from 6,000,000 VND to under 10,000,000 VND for batches valued at from 10,000,000 VND to under 30,000,000 VND;

c) Fines of from 10,000,000 VND to under 14,000,000 VND for batches valued at from 30,000,000 VND to under 50,000,000 VND;

d) Fines of from 14,000,000 VND to under 18,000,000 VND for batches valued at from 50,000,000 VND to under 70,000,000 VND;

dd) Fines of from 18,000,000 VND to under 24,000,000 VND for batches valued at from 70,000,000 VND to under 100,000,000 VND;

e) Fines of from 24,000,000 VND to 30,000,000 VND for batches valued at 100,000,000 VND or above.

5. The trade of animal feed of which the main substance content only makes up from 70% to under 85% of the announced minimum amount, or exceed from 16% to under 20% of the announced maximum amount shall be fined as follows:

a) Fines of from 4,000,000 VND to under 8,000,000 VND for batches valued at under 10,000,000 VND;

b) Fines of from 8,000,000 VND to under 12,000,000 VND for batches valued at from 10,000,000 VND to under 30,000,000 VND;

c) Fines of from 12,000,000 VND to under 16,000,000 VND for batches valued at from 30,000,000 VND to under 50,000,000 VND;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Fines of from 20,000,000 VND to under 26,000,000 VND for batches valued at from 70,000,000 VND to under 100,000,000 VND;

e) Fines of from 26,000,000 VND to 32,000,000 VND for batches valued at 10,000,000 VND or above.

6. Forms of additional penalties

Confiscating all the animal feed that violates Clause 1 and 2 this Article.

7. Remedial measures

a) Destructing all the animal feed that violates Clause 1 and 2 this Article. The violating organizations and individuals must incur the expense on the destruction.

b) Reprocessing all the violating animal feed to ensure the announced quality standards, applicable to the violations prescribed in Clause 3, 4 and 5 this Article.

Article 13. Violations of provisions on producing and processing fake animal feed

1. The production and processing of fake animal feed prescribed in Point a Clause 3 Article 3 of this Decree shall be fined as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Fines of from 18,000,000 VND to under 25,000,000 VND for batches to which the corresponding real ones are valued at from 20,000,000 VND to under 40,000,000 VND;

c) Fines of from 25,000,000 VND to under 35,000,000 VND for batches to which the corresponding real ones are valued at from 40,000,000 VND to under 70,000,000 VND;

a) Fines of from 35,000,000 VND to 40,000,000 VND for batches to which the corresponding real ones are valued at 70,000,000 VND or above.

2. Forms of additional penalties

Confiscating all the fake animal feed.

3. Remedial measures

a) Recalling and destructing all the fake animal feed. The violating organizations and individuals must incur the expense on the destruction;

b) Facilities that produce or process violating animal feed must pay compensation to users.

Article 14. Violations of provisions on trading fake animal feed

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Fines of from 10,000,000 VND to under 15,000,000 VND for batches to which the corresponding real ones are valued at under 20,000,000 VND;

b) Fines of from 15,000,000 VND to under 20,000,000 VND for batches to which the corresponding real ones are valued at from 20,000,000 VND to under 40,000,000 VND;

c) Fines of from 20,000,000 VND to under 27,000,000 VND for batches to which the corresponding real ones are valued at from 40,000,000 VND to under 70,000,000 VND;

a) Fines of from 27,000,000 VND to 35,000,000 VND for batches to which the corresponding real ones are valued at 70,000,000 VND or above.

2. Forms of additional penalties

Confiscating all the fake animal feed.

3. Remedial measures

Destructing the fake animal feed. The violating organizations and individuals must incur the expense on the destruction.

Article 15. Violations of provisions on producing, processing, trading, and using prohibited substances in breeding

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For large breeding farms the fines are 5 times higher.

2. Fines of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND for using prohibited substances in the List of substances banned from production and circulation in Vietnam to produce, process, or trade animal feed.

3. Forms of additional penalties

a) Confiscating all the prohibited substances and animal feed that contains prohibited substances;

b) Depriving the right to use License to produce, process or trade for 6 months when recommitting the acts of violations prescribed in Clause 2 this Article.

4. Remedial measures

Recalling and destructing all the prohibited substances and animal feed that contains prohibited substances. The violating organizations and individuals must incur the expense on the destruction.

Article 16. Violations of provisions on importing animal feed

1. Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for importing substandard animal feed as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Fines of from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND for importing animal feed that contains prohibited substances in the List of substances banned from production and circulation in Vietnam.

4. Forms of additional penalties

Confiscating all the animal feed that violates this Article.

5. Remedial measures

Re-exporting or destructing all the imported animal feed that violates this Article. The violating organizations and individuals must incur the expense on the re-export or destruction.

Article 17. Violations of provisions on testing animal feed

1. The acts of violations committed by facilities testing animal feed shall be fined as follows:

a) Fines of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for facilities that fail to ensure veterinary hygiene and environmental hygiene;

b) Fines of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for facilities that produce or processing animal feed without competent technicians that have corresponding Bachelor’s degrees in breeding or fishery;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Fines of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND for testing facilities that have not registered with competent State management agencies.

2. Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for testing facilities that fail to comply with the testing contents and procedures prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural development.

3. Fines of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND for inaccurately announcing the test results.

4. Remedial measures

a) Satisfying the conditions, applicable to the acts of violations prescribed in Clause 1 this Article.

b) Retesting and incurring all the testing expenses, applicable to the acts of violations prescribed in Clause 2 this Article.

Article 18. Obstructing the State management of animal feed.

1. Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for not complying with the request from competent agencies.

2. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for obstructing persons in charge of the management of animal feed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 3.

AUTHORITY AND PROCEDURES FOR IMPOSING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF ANIMAL FEED

Article 19. Principles for determining authority to impose penalties for administrative violations

The principles for determining authority to impose penalties for administrative violations are specified in Article 42 of the Ordinance on Handling administrative violations.

Article 20. Responsibility of competent persons for the imposition of penalties for administrative violations

1. When discovering administrative violations, the officers on duty must make records and stop the acts of violations, the person competent to impose administrative violations shall impose penalties for administrative violations in accordance with the procedures prescribed in Chapter VI of the Ordinance on Handling administrative violations. If the violations is ultra vires, the violation dossier must be transfer to a competent person.

2. It is prohibited to cover violations, obstruct the penalty imposition, administrative penalize violations that denote crimes, or splitting the violation to impose penalties intra vires.

3. The penalties imposed ultra vires, or on incorrect subjects, or for incorrect acts; the incorrect forms, rates, and remedial measures, the penalties imposed in contravention of the statute of limitations and deadline, must be corrected or annulled.

Article 21. Authority to impose penalties

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The Presidents of commune-level People’s Committees are entitled to impose penalties for the administrative violations prescribed in this Decree that are committed locally as prescribed in Article 28 of the Ordinance on Handling administrative violations;

b) The Presidents of the district-level People’s Committees are entitled to impose penalties for the administrative violations prescribed in this Decree that are committed locally as prescribed in Article 29 of the Ordinance on Handling administrative violations;

c) The Presidents of the provincial People’s Committees are entitled to impose penalties for the administrative violations prescribed in this Decree that are committed locally as prescribed in Article 30 of the Ordinance on Handling administrative violations;

2. Authority to impose penalties of specialized inspectors

Specialized inspectors are entitled to impose penalties for the administrative violations prescribed in this Decree and other Decrees related to their management as prescribed in Article 38 of the Ordinance on Handling administrative violations.

3. Authority to impose penalties for administrative violations of other forces

When the Police, the Customs, and Market management agencies detect administrative violations of producing, trading, exporting and importing animal feed, they are entitled to impose penalties for administrative violations as prescribed by the Ordinance on Handling administrative violations and this Decree.

Article 22. Procedures for imposing penalties, handling exhibits and means of administrative violations, and implementing decisions on penalties

1. The procedures for imposing penalties for administrative violations of animal feed are specified in the Ordinance on Handling administrative violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The records and decisions on imposing penalties must comply with the procedures prescribed in the Ordinance on Handling administrative violations.

3. The fines and fine payment must comply with the procedures prescribed in Article 58 of the Ordinance on Handling administrative violations.

4. The procedures for depriving the right to use the practice certificate of animal feed is specified in Article 59 of the Ordinance on Handling administrative violations.

5. The procedures for confiscating and handling exhibits and means of administrative violations of animal feed are specified in Article 60 of the Ordinance on Handling administrative violations.

6. If the organizations and individuals that commit administrative violations fail to implement the remedial measures, or disappear, and the remedial measures are necessary for environment protection and social security, the competent management agency may use the budget allocated from the State budget to implement such remedial measures. If the organizations and individuals that commit administrative violations return the  implement such remedial measures.

Article 23. Transferring decisions on penalties for administrative violations

1. If an organization or individual commits acts of administrative violations in one locality and resides in another so that the decision on imposing penalties for administrative violations in cannot be implemented in the imposing locality, the decision on penalty imposition shall be transferred to an agency competent to impose penalties for administrative violations in the locality where the individual resides or the head office is situated; if the locality where the individual resides or the head office is situated has no agency competent to impose penalties for administrative violations, the decision on penalty imposition shall be transferred to the district-level People’s Committee for implementation. The documents of penalties for administrative violations shall be kept by the agency that signs the decision.

2. The agency that receives the transferred decision on imposing penalties for administrative violations must give such decision and organize the implementation for the penalized organizations and individuals as prescribed in Article 64 of the Ordinance on Handling administrative violations, and notify the results to the transferring agency.

3. The transfer of decisions on penalties for administrative violations is only to collect fines. The forms of penalties and remedial measures (if any) must be implemented at the location of violation. If the subject fails to voluntarily implement, or is not able to implement the remedial measures (if any), the expense on such implementation must be specified in the decision on penalty imposition for transferring.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The measures for preventing administrative violations and penalizing administrative violations of animal feed

The person imposing fines for administrative violations of animal feed is entitled to impound the papers related to the vehicles and the professional certificates until the decision on penalty imposition is implemented. If the violating organization or individual does not have such papers, the person competent to impose penalties for administrative violations is entitled to request the violating organization or individual to take the vehicle to the parking lot for settlement or impound the vehicles intra vires.

If the violating organization or individual does not have such papers, the person competent to impose penalties for administrative violations is entitled to request the violating organization or individual to take the vehicle to the parking lot for settlement, or impound the vehicles intra vires.

2. The authority and procedures for implementing measures for preventing and penalizing administrative violations of animal feed are specified in the Ordinance on Handling administrative violations.

Article 25. Handling violations committed by persons competent to impose penalties for administrative violations

Persons competent to impose penalties for administrative violations of animal feed that press demands, tolerate, or cover violations, fail to handle or promptly handle violations, impose penalties ultra vires, on incorrect subjects, for incorrect acts of violations, impose incorrect forms or rates of violations; appropriate money, goods, or exhibits, or means of violations; obstruct the lawful circulation of goods, cause damage to traders, shall be liable to disciplinary actions, criminal prosecution, and pay compensation as prescribed by law, depending on the nature and extent of violations.

Article 26. The form of Records and Decisions used to impose penalties for administrative violations

The form of Records and Decisions used to impose penalties for administrative violations of animal feed are promulgated together with this Decree.

Chapter 4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 27. Effects

This Decree takes effect on March 15, 2011.

Article 28. Implementation responsibilities

1. The Minister of Agriculture and Rural development is responsible for guiding and organizing the implementation of this Decree.

2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for implementing this Decree.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 08/2011/ND-CP of January 25, 2011, on penalties for administrative violations of animal feed

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.864

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.183.204
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!