ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
27/2007/QĐ-UBND
|
Nha
Trang, ngày 18 tháng 6 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15
tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo
năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2004;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12
năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính ngày 02/7/2002;
Căn cứ Nghị định số
46/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
10/2005/TTLT/BXD-BNV-TTCP ngày 22/6/2005 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn
về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra Xây dựng ở địa
phương;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
18/2005/TTLT-BXD-TTCP ngày 04/11/2005 của Bộ Xây dựng và Thanh tra Chính phủ hướng
dẫn một số nội dung về thanh tra xây dựng;
Căn cứ Quyết định số
59/2006/QĐ-UBND ngày 21/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc tổ chức
lại Thanh tra Sở Xây dựng Khánh Hòa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định phối hợp hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Xây dựng
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu
tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, phường, thị tấn trên địa bàn tỉnh;
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng; Đội trưởng Đội Thanh tra; Thủ trưởng các cơ quan
và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Chiến Thắng
|
QUY ĐỊNH
PHỐI
HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2007 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy định này quy định phối hợp
hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Xây dựng, bao gồm: Hoạt động xây dựng, quản
lý và sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, quản lý sử dụng nhà (gọi tắt
là trật tự xây dựng) và xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là Sở Xây dựng,
Thanh tra Sở Xây dựng, đội Thanh tra xây dựng; Thành viên xây dựng; Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang (gọi tắt là Ủy ban nhân dân
cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (gọi tắt
là Ủy ban nhân dân cấp xã); lực lượng quản lý xây dựng cấp huyện và cấp xã liên
quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng và quản lý vi phạm hành chính về trật
tự xây dựng.
Chương II
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA THANH TRA SỞ VÀ CÁC CƠ QUAN
LIÊN QUAN
Điều 3. Trách nhiệm của Đội
Thanh tra
1. Chịu sự chỉ đạo, điều hành của
Giám đốc Sở Xây dựng (gọi tắt là Giám đốc Sở) và ChánhThanh tra Sở Xây dựng (gọi
tắt là Chánh Thanh tra).
2. Quản lý trật tự xây dựng theo
địa bàn được phân công.
3. Thường xuyên tổ chức hoặc phối
hợp với các lực lượng quản lý xây dựng cấp xã, cấp huyện trong việc kiểm tra, xử
lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng
và giải quyết công việc liên quan đến trật tự xây dựng.
4. Trong trường hợp vượt quá thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra viên thì lập biên bản theo đúng mẫu
quy định và kịp thời chuyển hồ sơ xử lý vi phạm hành chính cho Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt vi phạm
hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp hành chính theo thẩm quyền.
5. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không ban hành quyết định xử
lý theo thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Đội Thanh tra báo cáo Chánh Thanh tra xem xét quyết định.
Điều 4. Trách nhiệm của Thanh
tra viên Xây dựng
1. Chịu trách nhiệm quản lý theo
địa bàn và nhiệm vụ được phân công; thường xuyên tổ chức kiểm tra và phối hợp với
lực lượng quản lý cấp xã, cấp huyện xử lý những hành vi vi phạm trật tự xây dựng.
2. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ
theo quy định của pháp luật về thanh tra, xử lý vi phạm hành chính và các văn bản
khác có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viên.
Điều 5. Trách nhiệm của Thanh
tra Sở Xây dựng
1. Thực hiện thanh tra chuyên
nghành xây dựng theo Điều 17 Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng.
2. Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc
Sở trong việc phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong quản lý trật tự xây
dựng.
3. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh xử lý các trường hợp vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện và Chánh Thanh tra.
Điều 6. Trách nhiệm của Chánh
Thanh tra
1. Lãnh đạo, chỉ đạo Đội Thanh
tra và thường xuyên kiểm tra việc phối hợp của Đội thanh tra với các cơ quan
liên quan trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
2. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
theo pháp luật quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của lực
lượng quản lý xây dựng cấp xã
Chủ động hoặc phối hợp với Đội
Thanh tra trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; kiểm tra, báo cáo
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý những hành vi vi phạm trật tự xây dựng.
Điều 8. Trách nhiệm của lực
lượng quản lý xây dựng cấp huyện
1. Trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý về
kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở, công sở.
2. Phối hợp với Đội Thanh tra để
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng ở cấp huyện.
Điều 9. Trách nhiệm của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng
quản lý xây dựng cấp xã thực hiện nhiệm vụ và phối hợp với Thanh tra viên xây dựng,
Đội Thanh tra trong việc kiểm tra về trật tự xây dựng trên địa bàn.
2. Xử phạt vi phạm hành chính,
áp dụng các biện pháp hành chính theo thẩm quyền khi có yêu cầu của Đội thanh
tra.
3. Giải quyết khiếu nại theo quy
định của pháp luật.
Điều 10.Trách nhiệm của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng
quản lý xây dựng cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý
xây dựng và phối hợp với Thanh tra viên, Đội thanh tra và Thanh tra Sở trong việc
kiểm tra về trật tự xây dựng trên địa bàn.
2. Tạo điều kiện cho Thanh tra sở
hoạt động trên địa bàn; bố trí nơi làm việc cho Đội thanh tra.
3. Xử phạt vi phạm hành chính,
áp dụng các biện pháp hành chính theo thẩm quyền khi đội thanh tra trình.
4. Giải quyết khiếu nại theo quy
định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của Giám
đốc Sở xây dựng
1. Chỉ đạo, lãnh đạo Thanh tra Sở
phối hợp với lực lượng quản lý xây dựng cấp huyện, cấp xã trong quản lý trật tự
xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh xử lý những trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chánh thanh tra.
3. Giải quyết khiếu nại theo quy
định của pháp luật.
Chương III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH; CHẾ ĐỘ
HỘI HỌP, BÁO CÁO VÀ TÀI CHÍNH
Điều 12. Thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 30 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm
2002 và Điều 45 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô
thị và quản lý sử dụng nhà.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính năm 2002 và Điều 44 Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng
đô thị và quản lý sử dụng nhà.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
năm 2002 và Điều 43 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng
đô thị và quản lý sử dụng nhà.
4. Chánh thanh tra xử phạt vi phạm
hành chính theo khoản 2 Điều 38 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và
khoản 4 Điều 46 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô
thị và quản lý sử dụng nhà.
5. Thanh tra viên xây dựng xử phạt
vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 và khoản 1 Điều 46 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng
đô thị và quản lý sử dụng nhà.
Điều 13. Thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính
Theo quy định tại Chương IV Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, các Điều 48, 49, 50, 51, 52 Nghị định số
126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 14. Chế độ hội họp, báo
cáo
1. Chế độ hội họp
- Sở Xây dựng tổ chức họp với Ủy
ban nhân dân cấp huyện về công tác, quản lý trật tự xây dựng được thực hiện
theo lịch giao ban của Sở Xây dựng với Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thanh tra Sở tổ chức họp giao
ban định kì hàng tháng với lực lượng quản lý xây dựng cấp huyện và Đội Thanh
tra về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
- Đội Thanh tra tổ chức họp giao
ban định kỳ hàng tuần với lực lượng quản lý xây dựng cấp xã về công tác quản lý
trật tự xây dựng trên địa bàn.
2. Chế độ báo cáo
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có
trách nhiệm báo cáo định kì hàng tháng, quý, năm cho Sở Xây dựng về công tác quản
lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
- Sở Xây dựng có trách nhiệm báo
cáo định kì hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất cho Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân
dân tỉnh về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Điều 15. Chế độ tài chính
1. Kinh phí hoạt động của Thanh
tra Sở do ngân sách cấp tỉnh bảo đảm theo định mức quy định và các nguồn thu
khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí hoạt động của lực lượng
quản lý xây dựng cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp.
3. Kinh phí hoạt động của lực lượng
quản lý xây dựng cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
4. Thanh tra Sở được phép trích
và sử dụng từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng theo
chế độ quy định hiện hành.
Chương IV
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Khen thưởng
1. Tổ chức, cá nhân có thành
tích trong việc quản lý về trật tự xây dựng được khen thưởng theo quy định.
2. Chi khen thưởng cho tập thể,
cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xử phạt vi phạm hành chính theo
Quy định tại Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.
Điều 17. Kỷ luật
Việc cản trở, đưa hối lộ, trả
thù người làm nhiệm vụ thanh tra xây dựng, tố cáo sai sự thật, vi phạm pháp luật
về thanh tra; lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra, có động cơ cá nhân, thiếu
tinh thần trách nhiệm, kết luận không đúng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật,
xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Tổ chức thực hiện
Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; Chánh Thanh tra Sở Xây dựng,
Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng; Thủ trưởng các cơ quan, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy định này./.