NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1379/2001/QĐ-NHNN
|
Hà Nội, ngày
02 tháng 11 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TRANG BỊ, SỬ DỤNG VÀ THANH TOÁN CƯỚC
PHÍ ĐIỆN THOẠI TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của
Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ
quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày
10/12/1998 của Chính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước;
- Căn cứ Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày
16/5/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn, định
mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán
bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị,
các tổ chức chính trị - xã hội và Thông tư số 73/2001-TT-BTC ngày 30/8/2001 của
Bộ Tài chính và hướng dẫn thực hiện Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán Tài
chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về trang bị, sử dụng
và thanh toán cước phí điện thoại trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Quy định này có hiệu lực thi hành từ 01/10/2001.
Các văn bản trước đây của Ngân hàng Nhà nước về
hướng dẫn việc trang bị, sử dụng và thanh toán cước phí điện thoại trong hệ thống
Ngân hàng Nhà nước đều hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
Trung ương, Giám đốc chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này.
|
KT. THỐNG ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Thị Kim Phụng
|
QUY CHẾ
VỀ TRANG BỊ, SỬ DỤNG VÀ THANH TOÁN CƯỚC PHÍ ĐIỆN THOẠI TRONG
HỆ THỐNG NHNN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1379/2001/QĐ-NHNN ngày 02/11/2001 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Các đơn vị NHNN khi thực hiện trang bị điện thoại cố định
tại nhà riêng, điện thoại di động và điện thoại lắp đặt tại cơ quan đều phải thực
hiện theo đúng quy định tại Quy chế này.
Kinh phí mua sắm, lắp đặt điện thoại cố định và
phí hòa mạng điện thoại di động sử dụng từ kinh phí mua sắm công cụ lao động;
Chi phí về thanh toán cước phí điện thoại hàng tháng được hạch toán vào tài khoản
chi bưu phí và điện thoại trong dự toán chi hoạt động quản lý và công vụ được
Ngân hàng Trung ương phê duyệt.
Điều 2. Các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, FAX
trang bị tại các đơn vị NHNN đều phải được quản lý chặt chẽ, phục vụ tốt cho việc
chỉ đạo, điều hành được nhanh nhạy, kịp thời, có hiệu quả đồng thời quán triệt
yêu cầu thực hành tiết kiệm. Không sử dụng điện thoại trang bị tại cơ quan vào
các công việc riêng.
Điều 3. Việc thanh lý máy điện thoại cố định tại nhà riêng và điện
thoại di động, các đơn vị thực hiện theo đúng chế độ quy định hiện hành.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Đối tượng được
cơ quan trang bị điện thoại:
1- Đối tượng được trang bị điện thoại tại nhà
riêng gồm:
a- Thống đốc, các Phó thống đốc NHNN và các cán
bộ có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,1 trở lên;
b- Vụ trưởng, Cục trưởng và các cán bộ có hệ số
phụ cấp chức vụ từ 1,1 trở lên;
c- Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố;
d- Thành viên quản lý kho tiền trực tiếp giữ
chìa khóa kho tiền chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, gồm:
- Phó Giám đốc;
- Trưởng phòng kế toán hoặc kiểm soát viên;
- Thủ kho tiền;
đ- Thủ kho tiền Trung ương (kho I, kho II, kho III);
e- Đội trưởng đội xe và Trưởng phòng bảo vệ của
NHTW;
2- Đối tượng được trang bị điện thoại di động gồm:
a- Thống đốc và và Phó thống đốc NHNN;
b- Chánh văn phòng, Vụ trưởng, Cục trưởng và các
chức danh tương đương tại các đơn vị trực thuộc NHTW, Giám đốc kho tiền Trung
ương (kho tiền I, kho tiền II, kho tiền III);
c- Trưởng phòng Lễ tân NHTW, thư ký của Thống đốc;
d- Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố;
đ- Đội xe chở tiền (chỉ sử dụng khi điều chuyển
tiền, quản lý và sử dụng chung tại các kho tiền Trung ương, do Giám đốc kho tiền
quản lý);
Điều 5. Các cán bộ được
trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động được thanh toán
các khoản chi phí ban đầu theo quy định tại Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, cụ thể:
a- Chi phí mua điện thoại cố định quy định không
quá 300.000 đồng/máy.
b- Chi phí mua máy điện thoại di động quy định tối
đa không quá 3.000.000 đồng/máy.
c- Chi phí lắp đặt máy và phí hòa mạng: Thanh
toán theo hợp đồng lắp đặt ký với cơ quan Bưu điện.
Điều 6. Mức thanh toán
cước phí sử dụng điện thoại (kể cả tiền thuê bao) hàng tháng thực hiện như sau:
1- Thống đốc NHNN: Mức thanh toán theo thực tế sử
dụng, nhưng không quá 300.000 đồng/tháng/máy đối với điện thoại cố định và
không quá 500.000 đồng/tháng/máy đối với điện thoại di động.
2- Phó Thống đốc NHNN và các cán bộ có hệ số phụ
cấp chức vụ từ 1,1 trở lên: Mức thanh toán theo thực tế sử dụng, nhưng không
quá 200.000 đồng/tháng/máy đối với điện thoại cố định và không quá 400.000 đồng/tháng/máy
đối với điện thoại di động.
3- Các cán bộ còn lại: Mức thanh toán không quá
100.000 đồng/tháng/máy đối với điện thoại cố định và không quá 250.000 đồng/tháng/máy
đối với điện thoại di động.
Điều 7. Mức thanh toán
cước phí điện thoại quy định tại Điều 6 nêu trên được tính theo từng tháng,
không được bù trừ giữa các tháng trong năm. Trường hợp đặc biệt các cán bộ phải
trực tiếp tham gia công tác bảo đảm, an toàn kho, quỹ, sử dụng điện thoại cố định
và điện thoại di dộng trong quá trình vận chuyển tiền, phòng chống và khắc phục
thiên tai phải được thủ trưởng đơn vị quyết định bằng văn bản triệu tập giao
nhiệm vụ làm công tác trên thì trong thời gian thực hiện nhiệm vụ được thanh
toán theo thực tế đã sử dụng trên cơ sở hóa đơn thanh toán của cơ quan Bưu điện;
Thời gian được thanh toán cước phí sử dụng điện thoại cho hoạt động trên được
tính từ đầu tháng khi Thủ trưởng đơn vị có quyết định triệu tập, giao nhiệm vụ
đến khi công việc kết thúc (tính đến hết tháng).
Điều 8. Các cán bộ được
trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng khi chuyển sang đảm nhận công tác mới
không thuộc đối tượng được trang bị điện thoại hoặc có quyết định nghỉ hưu, nghỉ
công tác nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì cơ quan làm thủ tục chuyển hợp đồng
sử dụng điện thoại về gia đình để tự thanh toán cước phí với cơ quan Bưu điện.
Đơn vị quản lý cán bộ thanh toán cước phí điện thoại cho đối tượng này cho đến
hết tháng kể từ ngày có quyết định nghỉ hưu, nghỉ công tác.
Đối với Thống đốc, Phó Thống đốc NHNN và các cán
bộ có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,1 trở lên được tiếp tục thanh toán cước phí sử
dụng điện thoại cố định tại nhà riêng trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày có
quyết định nghỉ hưu, nghỉ công tác. Hết thời hạn 03 tháng nếu các cán bộ này có
nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đơn vị quản lý cán bộ đó làm thủ tục chuyển hợp đồng
sử dụng điện thoại về gia đình để cán bộ tự thanh toán cước phí với cơ quan Bưu
điện.
Đối với điện thoại di động, đơn vị quản lý cán bộ
phải thu hồi máy điện thoại di động kể từ ngày có quyết định nghỉ hưu, nghỉ
công tác.
Điều 9. Quản lý và sử dụng
điện thoại
1- Điện thoại cố định lắp đặt tại trụ sở làm việc:
Ngoài các máy điện thoại hiện đang được nối mạng
truyền tin, chuyển tiền điện tử, máy điện thoại trang bị tại phòng làm việc của
Thống đốc, Phó Thống đốc, Vụ trưởng, phó Vụ trưởng, Giám đốc, phó Giám đốc và
các chức danh tương đương khác, thư ký Thống đốc, các thư ký Phó Thống đốc; Các
phòng chuyên môn tại Ngân hàng Trung ương và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành phố chỉ nối điện thoại đường dài cho 01 máy điện thoại cố định tại
nơi làm việc của Trưởng phòng, các máy điện thoại cố định khác chỉ được
sử dụng để gọi trong phạm vi nội hạt.
2- Điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại
di động:
Các cán bộ được trang bị điện thoại cố định tại
nhà riêng hoặc điện thoại di động phải quản lý tốt tài sản được trang bị và sử
dụng đúng quy định.
- Trường hợp cán bộ làm mất hoặc hỏng điện thoại
được cơ quan trang bị do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân phải tự trang bị điện
thoại thay thế (cơ quan không cấp tiền mua sắm máy khác để thay thế).
- Trường hợp cán bộ làm mất hoặc hỏng điện thoại
được cơ quan trang bị do nguyên nhân khách quan (phải có biên bản xác nhận cụ
thể gồm đại diện lãnh đạo đơn vị, kiểm soát viên trưởng, trưởng phòng kế toán,
trưởng phòng hành chính và cán bộ kỹ thuật nếu điện thoại bị hỏng) thì mới được
cơ quan mua sắm điện thoại mới thay thế.
Điều 10. Việc trang bị,
quản lý và sử dụng các phương tiện thông tin, máy FAX tại cơ quan, các đơn vị
thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 11. Tổ chức thực
hiện
1- Thanh toán cước phí điện thoại di động:
Hàng tháng khi thanh toán tiền cước phí bưu điện,
bộ phận kế toán tài vụ của đơn vị phải căn cứ đối tượng được trang bị điện thoại
và mức chi phí điện thoại được cơ quan thanh toán, đối chiếu với bảng kê thanh
toán tiền cước phí bưu điện (đối với từng số máy của từng cá nhân sử dụng) để
thực hiện việc thanh toán đúng đối tượng, đúng chế độ quy định. Các trường hợp
sử dụng điện thoại vượt định mức hoặc sử dụng không đúng quy định thì yêu cầu
các cá nhân thanh toán hoặc trừ vào tiền lương tháng.
2- Thanh toán cước phí điện thoại cố định tại cơ
quan:
Thủ trưởng các đơn vị cần kiểm tra, nhắc nhở các
cán bộ, công chức trong đơn vị chấp hành đúng các quy định trên NHNN về quản lý
và sử dụng điện thoại. Hàng tháng căn cứ vào bảng kê cước phí điện thoại của cơ
quan Bưu điện gửi đến, bộ phận kế toán tài vụ của đơn vị cần chuyển bảng kê đối
với từng máy điện thoại cố định đến từng bộ phận hoặc cá nhân sử dụng để rà
soát, đối chiếu, phát hiện các trường hợp gọi điện thoại sai quy định để xử lý
(thu hồi lại tiền đối với cá nhân sử dụng lợi dụng cho việc riêng).
3- Vụ Tổng kiểm soát và cán bộ làm công tác kiểm
soát tại các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra việc mua sắm, trang bị, sử dụng và
thanh toán cước phí điện thoại theo quy định tại quy chế này.
Điều 12. Việc sửa đổi,
bổ sung quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.