ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
293/2011/QĐ-UBND
|
Hà
Giang, ngày 17 tháng 02 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khoá XII;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm
2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 12 năm 2008 của
liên Bộ Xây dựng - Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND cấp xã về lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân
công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
Điều
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Đàm Văn Bông
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 293/2011/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2011
của UBND tỉnh Hà Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi áp dụng
Quy định này quy
định trách nhiệm quản lý nhà nước (sau đây viết tắt là QLNN) về chất lượng công
trình xây dựng (sau đây viết tắt là CLCTXD) không phân biệt nguồn vốn trên địa
bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp
dụng đối với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Hà
Giang có liên quan đến công tác QLNN về CLCTXD.
Chương II
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP
TRÁCH NHIỆM QLNN VỀ CLCTXD
Điều 3. Sở Xây dựng
Là cơ quan đầu mối
tham mưu cho UBND tỉnh thống nhất QLNN về CLCTXD trên địa bàn tỉnh Hà Giang, có
trách nhiệm:
1. Chủ trì phối
hợp với các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND các huyện,
thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện) căn cứ quy định hiện
hành về tình hình thực tế của tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản
về quản lý CLCTXD thuộc phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền của UBND tỉnh;
2. Trực tiếp
theo dõi công tác QLNN về CLCTXD trên địa bàn tỉnh (trừ các công trình xây dựng
chuyên ngành được giao cho các sở có quản lý xây dựng chuyên ngành);
3. Hướng dẫn, kiểm
tra, thanh tra công tác quản lý CLCTXD đối với các sở có quản lý công trình xây
dựng chuyên ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và các tổ chức,
cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh;
4. Kiểm tra,
thanh tra các hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (sau đây
viết tắt là LAS.XD), các đơn vị tư vấn tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn
tỉnh, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra và kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có) với
Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật;
5. Hướng dẫn kiểm
tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về Kiến trúc, Quy hoạch xây
dựng, Xây dựng Dân dụng; các quy chuẩn, tiêu chẩn về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
các tiêu chuẩn xây dựng nhà ở, công sở, trụ sở làm việc; hướng dẫn việc phân loại
thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo
trì nhà ở, công sở, trụ sở làm việc trên địa bàn tỉnh;
6. Kiểm tra chất
lượng các sản phẩm hàng hoá vật liệu
xây dựng được sản xuất, lưu thông và đưa vào sử dụng trong
các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
7. Hướng dẫn, tổ
chức hoặc chỉ định tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện việc giám
định chất lượng, giám định sự cố đối với các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh đối với sự cố cấp
I, cấp II;
8. Báo cáo UBND
tỉnh định kỳ, đột xuất việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý CLCTXD
và tình hình CLCTXD trên địa bàn tỉnh;
9. Thực hiện tốt
công tác tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình quản
lý CLCTXD và công tác QLNN về CLCTXD trên địa bàn tỉnh, định kỳ trước 15 tháng
6 hàng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và trước 15 tháng 12 hàng năm (đối
với báo cáo năm) và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Xây dựng.
Điều
4. Các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành: Sở Công thương, Sở
Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Sở Công
thương: Trực tiếp theo dõi, quản lý CLCTXD hầm mỏ, nhà máy điện, đường dây tải
điện, trạm biến áp, nhà máy hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện
kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành khác (trừ các công trình công
nghiệp vật liệu xây dựng);
2. Sở Giao thông
vận tải: Trực tiếp theo dõi, quản lý về CLCTXD đối với các công trình giao
thông đường bộ, đường thủy, cầu hầm, sân bay và các công trình giao thông
chuyên ngành khác (trừ các công trình giao thông trong đô thị);
3. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn: Trực tiếp theo dõi quản lý về CLCTXD đối với các công
trình thủy lợi, hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước,
kênh mương, công trình trên kênh, bờ bao các loại, công trình nước sạch nông
thôn và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác (trừ các công trình cấp
thoát nước đô thị).
4. Nội dung QLNN
về CLCTXD của các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
a) Trực tiếp
theo dõi, QLNN về CLCTXD thuộc chuyên ngành trên địa bàn tỉnh.
b) Đề xuất hoặc
phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản về quản lý
CLCTXD theo chuyên ngành trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm
quyền của UBND tỉnh.
c) Hướng dẫn các
tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh thực
hiện các quy định Pháp luật về quản lý CLCTXD do mình quản lý.
d) Chủ động xây
dựng kế hoạch kiểm tra để phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra định kỳ, đột xuất
việc tuân thủ quy định pháp luật về quản lý CLCTXD đối với các công trình xây dựng
chuyên ngành trên địa bàn tỉnh.
đ) Có trách nhiệm
phối hợp với Sở Xây dựng thanh tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định
pháp luật về quản lý CLCTXD đối với các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa
bàn tỉnh.
e) Hướng dẫn hoặc
tổ chức việc thực hiện giám định CLCTXD, giám định sự cố các công trình xây dựng
chuyên ngành đối với sự cố cấp I, cấp II trên địa bàn tỉnh.
f) Thực hiện việc
báo cáo nhanh sự cố công trình theo quy định tại Điều 21 của Thông tư số
27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn một số nội
dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
g) Định kỳ 6
tháng 1 lần trong thời gian thi công các công trình và khi hoàn thành công
trình bàn giao đưa vào sử dụng, chỉ đạo các Chủ đầu tư hoặc các Ban Quản lý dự
án được ủy quyền làm Chủ đầu tư trực thuộc sở báo cáo về công tác quản lý chất
lượng và CLCTXD về Sở để theo dõi, tổng hợp.
h) Báo cáo định
kỳ trước 10 tháng 6 hàng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và trước 10 tháng
12 hàng năm (đối với báo cáo năm) hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của
cấp có thẩm quyền về tình hình CLCTXD và công tác QLNN về CLCTXD đối với tất cả
các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh, gửi về Sở Xây dựng để tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
Điều
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp
huyện)
1. Chỉ đạo phòng
Quản lý đô thị, phòng Công thương thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND cấp
huyện QLNN về CLCTXD trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo, hướng
dẫn kiểm tra các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án trực thuộc, UBND xã, phường, thị
trấn (gọi chung là cấp xã) tuân thủ các quy định của pháp luật về quản
lý CLCTXD đối với các dự án, công trình do cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư
và làm chủ đầu tư; công trình nhà ở do nhân dân xây dựng trên địa bàn quản lý của
đơn vị mình.
3. Chủ động phối
hợp với Sở Xây dựng và các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm
tra, thanh tra theo định kỳ hoặc đột xuất CLCTXD trên địa bàn theo quy định của
pháp luật về quản lý CLCTXD.
4. Thực hiện việc
báo cáo nhanh sự cố công trình theo quy định tại Điều 21 của Thông tư số
27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội
dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
5. Tổ chức việc
trưng cầu giám định CLCTXD, giám định sự cố cấp III, đối với tất cả các công
trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn cấp huyện (khi cần thiết mời Sở Xây
dựng và Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tham gia).
6. Định kỳ 6
tháng 1 lần trong thời gian thi công các công trình và khi hoàn thành công trình
bàn giao đưa vào sử dụng, chỉ đạo các Chủ đầu tư xây dựng công trình do cấp huyện
quyết định đầu tư, các công trình do tư nhân làm chủ đầu tư kịp thời báo cáo về
công tác quản lý chất lượng và CLCTXD về phòng quản lý đô thị, phòng Công
thương để theo dõi, tổng hợp.
7. Báo cáo định
kỳ trước 10 tháng 6 hàng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và trước 10 tháng
12 hàng năm (đối với báo cáo năm) hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của
cấp có thẩm quyền về tình hình CLCTXD và công tác QLNN về CLCTXD đối với các công
trình của tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp huyện về Sở Xây dựng để tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
6. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng tổ
chức lập, hướng dẫn các biểu mẫu báo cáo về chất lượng công trình xây dựng và
các mẫu biên bản kiểm tra về chất lượng công trình xây dựng.
2. Thủ trưởng
các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, các đơn vị,
tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc Quy định này.
3. Trong quá trình
thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh
thông qua Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo kịp thời
hoặc điều chỉnh cho phù hợp./.