ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1658/KH-UBND
|
Bến Tre,
ngày 10 tháng 04 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
ĐẦU
TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, MUA SẮM THIẾT BỊ DẠY HỌC, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN
LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TỪ NĂM HỌC
2020-2021 ĐẾN NĂM HỌC 2024-2025
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY
DỰNG KẾ HOẠCH
1. Một trong các nhiệm vụ, giải pháp
cơ bản thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu
tư để phát triển giáo dục và đào tạo.
2. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng
6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
3. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28
tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông.
4. Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29
tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất
cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025.
5. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18 tháng
6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
6. Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24
tháng 01 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai
Chương trình giáo dục phổ thông.
7. Kế hoạch số 791/KH-BGDĐT ngày 12
tháng 9 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo kế hoạch chi tiết hoạt động đào tạo
bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông mới.
8. Công văn số 6088/BGDĐT-CSVC ngày 26
tháng 12 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về việc rà soát thực trạng, nhu cầu đầu tư
cơ sở vật chất, thiết bị trường học và công tác dồn ghép các điểm trường lẻ của
cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.
9. Công văn số 799-CV/TU ngày 21
tháng 3 năm 2018 của Tỉnh ủy Bến Tre về việc thực hiện đổi mới chương
trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
10. Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày
27 tháng 01 năm 2014 của Tỉnh ủy Bến Tre thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
II. THỰC TRẠNG CSVC
VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Theo kết quả khảo sát, đánh giá thực
trạng cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH) của các cơ sở giáo dục
phổ thông công lập, tính đến tháng 01 năm 2019
Khái quát quy mô trường, lớp, giáo
viên, học sinh, cán bộ theo các cấp học:
Số TT
|
Thông tin
chung
|
Các cấp học
|
Ghi chú
|
Tiểu học
|
THCS
|
THPT
|
01
|
Số trường
|
190
|
132
|
33
|
|
02
|
Số lớp
|
3.263
|
2.008
|
785
|
|
03
|
Số học sinh
|
96.678
|
70.343
|
32.786
|
|
04
|
Số giáo viên
|
4.974
|
4.238
|
1.811
|
|
Chi tiết các cơ sở giáo dục tiểu học
(TH), trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) công lập trên địa bàn:
STT
|
Địa phương
|
TH
|
THCS
|
THPT
|
1
|
Thành phố Bến Tre
|
13
|
7
|
4
|
2
|
Huyện Châu Thành
|
25
|
13
|
4
|
3
|
Huyện Bình Đại
|
23
|
16
|
3
|
4
|
Huyện Ba Tri
|
28
|
22
|
5
|
5
|
Huyện Giồng Trôm
|
25
|
20
|
4
|
6
|
Huyện Chợ Lách
|
16
|
10
|
2
|
7
|
Huyện Mỏ Cày Bắc
|
18
|
12
|
2
|
8
|
Huyện Mỏ Cày Nam
|
23
|
14
|
5
|
9
|
Huyện Thạnh Phú
|
19
|
18
|
4
|
|
Tổng cộng
|
190
|
132
|
33
|
Kết quả khảo sát cho thấy, mạng lưới
các cơ sở giáo dục TH, THCS, THPT được củng cố, mở rộng, phát triển đồng bộ
trong những năm gần đây. Tuy nhiên, thực trạng phòng học, phòng bộ môn và các hạng
mục khác chưa đáp ứng tốt cho yêu cầu
dạy và học, nội dung chi tiết như sau:
1. Thực trạng về xây
dựng CSVC
Trong 10 năm qua, mặc dù đã có nhiều
chương trình, dự án, đề án đã được đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và
đào tạo nói chung và cho giáo dục mầm non, phổ thông nói riêng, nhưng do, ngân
sách nhà nước đầu tư chung cho giáo dục đào tạo còn hạn chế nên CSVC tại
nhiều cơ sở giáo dục phổ thông vẫn chưa đáp ứng được các điều kiện để thực hiện
chương trình học và các nhu cầu phục vụ học tập khác của các trường, chưa đủ
kinh phí để duy tu sửa chữa kịp thời CSVC trường lớp học đã và đang xuống
cấp.
Phần lớn các cơ sở giáo dục phổ thông
mới chỉ có các phòng học thông thường, các công trình thuộc khối phục vụ học tập
còn thiếu rất nhiều (phòng học bộ môn, thư viện, nhà đa chức năng, hành chính
quản trị, sân chơi bãi tập thể
dục thể thao, khu hành chính, quản trị,...), cụ thể một số hạng mục như sau:
1.1. Phòng học:
Theo kết quả khảo sát hiện trạng của
các cơ sở giáo dục, còn nhiều phòng học bán kiên cố xuống cấp, phòng học tạm,
mượn (của cấp học khác). Toàn tỉnh có có 5.974 phòng học, trong đó:
- Số phòng học kiên cố là 4.246 phòng,
đạt tỷ lệ kiên cố là 71,1% (TH: 2.194/3.556 phòng, THCS 1.380/1.734 phòng,
THPT: 672/684 phòng).
- Số phòng học bán kiên cố, xuống cấp
1.665 phòng đạt tỷ lệ 27,9% (TH: 1.325/3.556 phòng, THCS 328/1.734 phòng; THPT:
12/684 phòng).
- Có 63 phòng học tạm, mượn chiếm tỷ lệ
1% (TH: 37/3.556
phòng, THCS 26/1.734 phòng).
- Chi tiết biểu số 01, 02 đính kèm.
1.2. Phòng học bộ môn
(chỉ tính mức tối
thiểu cho các môn học
có thiết bị thực
hành như: Lý,
Hóa,
Sinh, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ)
a/ Khối THCS:
- Hiện trạng với các cơ sở giáo dục THCS là
475 phòng/132 trường, tương đương tỷ lệ 3,6 phòng/trường (trong đó chỉ có 310
phòng đáp ứng theo quy định định tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày
16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành quy định về phòng học bộ môn, chiếm
tỷ lệ 78,4% số phòng hiện có, chiếm tỷ lệ 65,% số phòng hiện có).
- Chi tiết mẫu số 03 đính kèm.
b/ Khối THPT:
Hiện trạng với các cơ sở giáo dục THPT
là 171 phòng/33 trường, tương đương tỷ lệ 5 phòng/trường (trong đó có 134 phòng
đáp ứng theo quy định tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT, chiếm tỷ lệ 78,4% số phòng hiện
có).
- Chi tiết mẫu số 04 đính kèm.
1.3. Thư viện
- Đối với các cơ sở giáo dục TH: 190
phòng thư viện/190 trường (đa số các trường sử dụng 1 phòng học làm thư viện).
Như vậy về cơ bản các thư viện ở TH mới chỉ là nơi chứa các học liệu mà chưa có
phòng đọc cho học sinh.
- Đối với các cơ sở giáo dục THCS: 132
phòng thư viện/132 trường (đa số các trường sử dụng 1 phòng học làm thư viện).
Như vậy về cơ bản các thư viện ở THCS mới chỉ là nơi chứa các học liệu mà chưa
có đủ phòng đọc cho học sinh.
- Đối với các cơ sở giáo dục THPT: 33
phòng thư viện/33 trường. Để bảo đảm điều kiện tối thiểu chúng ta cần thêm 33 phòng nữa
để bổ sung phòng đọc cho học sinh.
1.4. Phòng y tế
Trong tổng số 355 trường học phổ thông
công lập trong cả nước chỉ có 291 phòng y tế, đạt tỷ lệ 81,9% (TH: 161 phòng/
190 trường, THCS: 97 phòng/132 trường và THPT: 33 phòng/33 trường).
2. Thực trạng về thiết
bị
2.1. TBDH tối
thiểu
Mặc dù đã nhận được sự quan tâm đầu tư
từ ngân sách nhà nước, các địa phương và sự quan tâm đầu tư đóng góp của xã hội,
phụ huynh học sinh, nhưng mức độ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của Đồ dùng - Đồ
chơi - TBDH (sau đây gọi chung là TBDH) tối thiểu theo các quy định hiện hành
còn rất thấp.
- Cấp TH: Hiện tại số lượng thiết bị
phục vụ nhu cầu dạy học tối thiểu chỉ có khoảng 966 bộ, đáp ứng được khoảng 30%
nhu cầu (966 bộ/3.220 lớp học).
- Cấp THCS: Hiện tại số lượng thiết bị
phục vụ nhu cầu dạy học tối thiểu chỉ có khoảng 712 bộ, đáp ứng được khoảng 35%
nhu cầu (712 bộ/2.034 lớp học).
- Cấp THPT: Hiện tại số lượng thiết bị
phục vụ nhu cầu dạy học tối thiểu chỉ có khoảng 347 bộ, đáp ứng được khoảng 45%
nhu cầu (347 bộ/771 lớp học).
2.2. Thực
trạng thiết bị phòng học bộ môn
Trong những năm vừa qua, mặc dù được
quan tâm đầu tư tuy nhiên số lượng trang
thiết bị cho phòng học bộ môn còn nhiều hạn chế.
Hiện tại các trường phổ thông công lập
trong toàn tỉnh hiện có 650 phòng học bộ môn (cấp THCS có 475 phòng, THPT 175
phòng), tuy nhiên số thiết bị
dùng cho phòng học bộ môn theo quy định tại Quyết định 37/2008/QĐ-BGDĐT hiện
nay hầu hết các phòng bộ môn đều thiếu rất nhiều chỉ đáp ứng khoảng 20%.
2.3. Thực trạng
bàn ghế học sinh các cấp
Với mô hình học tập theo nhóm ở cấp
giáo dục phổ thông hiện nay, số lượng bàn ghế 2 chỗ còn ít và chưa đáp ứng được
nhu cầu tối thiểu. Tại nhiều địa phương như: huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, huyện
Giồng Trôm, huyện Thạnh Phú.... điều kiện bàn ghế còn nhiều khó khăn, đa phần
các em học sinh đều phải sử dụng
bàn ghế không đặt chuẩn hoặc bàn ghế có 4 chỗ ngồi kiểu cũ.
Hiện tại, các cấp giáo dục phổ thông,
số lượng bàn ghế 2 chỗ mới chỉ đạt khoảng 68% nhu cầu tối thiểu, cụ thể:
+ Cấp TH là 70,1% (hiện có 35.081 bộ/50.032
bộ).
+ Cấp THCS là 61,4% (hiện có 20.904 bộ/
34.039 bộ).
+ Cấp THPT là 73,2% (hiện có 12.475 bộ/
17.042 bộ).
- Chi tiết mẫu số 05, 06 đính kèm.
2.4. Thực
trạng thiết bị ứng dụng CNTT
Trong những năm qua, cùng với sự phát
triển của công nghệ thông tin (CNTT), CSVC về CNTT của các cơ sở giáo dục phổ
thông đã được từng bước tăng cường, hầu
hết các trường đều được đầu tư, trang bị máy tính, máy chiếu phục vụ công tác
giảng dạy và học tập.
+ Cấp TH: có khoảng 3.417 bộ, tương đương khoảng
201 phòng máy (mỗi phòng có 17 máy), Với quy mô hiện tại có 190 trường TH, mỗi
trường đã được trang bị 01 phòng máy (một vài đơn vị được trang bị 02 phòng
máy/trường), thực trạng hiện nay phòng máy của các trường được trang bị có thời
gian sử dụng từ 3-5 năm khá nhiều (thời gian sử dụng phòng máy tính tối đa là 5 năm).
+ Cấp THCS: có 171 phòng máy (mỗi
phòng có 24 máy), 4.104 bộ máy tính.Với quy mô hiện tại có 132 trường THCS mỗi
trường có 01 phòng máy (một vài đơn vị được trang bị 02 phòng máy/trường), thực
trạng hiện nay phòng máy của các trường được trang bị có thời gian sử dụng từ
3-5 năm khá nhiều (thời gian sử dụng phòng máy tính tối đa là 5 năm).
+ Cấp THPT: có 59 phòng máy (mỗi phòng
có 24 máy), 1.416 bộ máy tính. Với quy mô hiện tại có 33 trường, mỗi trường cần
có 02 phòng máy để giảng dạy (một vài trường chỉ có 01 phòng máy), thực trạng
hiện nay phòng máy của các trường được trang bị có thời gian sử dụng từ 3-5 năm
khá nhiều (thời gian sử dụng phòng máy tính tối đa là 5 năm).
+ Chi tiết mẫu số 07, 08 đính kèm.
- Các cơ sở giáo dục đã tăng cường sử
dụng các phần mềm tin học trong công tác quản lý và dạy học, tính trung bình, mỗi
trường mầm non, TH, THCS và THPT trang bị 4 phần mềm/trường. Các phần mềm ứng dụng
đã có tác dụng hỗ trợ tốt cho công tác quản lý và dạy học.
- 100% các cơ sở giáo dục đã nối mạng
Internet bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí hạn
chế, việc đầu tư mới các thiết bị CNTT ở các địa phương thường được thực hiện
theo hình thức cuốn chiếu, việc chỉ thường xuyên cho công tác bảo dưỡng, nâng cấp
và sửa chữa các thiết bị CNTT còn hạn chế.
2.5. Thực trạng về
TBDH ngoại ngữ
Hiện tại số bộ thiết bị dạy và học ngoại
ngữ của các trường TH, THCS và THPT chủ yếu là những thiết bị cầm tay, đơn chiếc
phục vụ cho việc dạy của giáo viên, các hệ thống thiết bị dạy ngoại ngữ chuyên
dùng còn ít (thiết bị dạy ngoại ngữ
chuyên dùng chỉ được trang bị ở các trường THPT: Chuyên Bến Tre, Võ Trường Toản,
Phan Liêm, Lương Thế Vinh và THPT Trần Văn Kiết).
III. YÊU CẦU VỀ ĐẦU
TƯ CSVC, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG
- Căn cứ Công văn số 4770/BGDĐT-CSVC
ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc thực hiện
nhiệm vụ về CSVC và TBDH trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và triển
khai theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
- Căn cứ Kế hoạch số
791/KH-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chi
tiết hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện
chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới.
IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. MỤC TIÊU
Bảo đảm điều kiện về CSVC, TBDH, bồi
dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý để thực hiện thực hiện chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông mới, cụ thể:
- Đầu tư xây dựng phòng học TH để xóa
bỏ phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp nặng, cần xây
dựng lại; phòng học nhờ, mượn;
- Xây dựng bổ sung số phòng học còn
thiếu để đạt tiêu chuẩn 1 lớp/phòng;
- Xây dựng bổ sung phòng học bộ môn;
- Xây dựng thay thế, bổ sung phòng chức năng;
- Xây dựng bổ sung thư viện;
- Mua sắm TBDH thực hiện chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; cụ thể:
+ Bổ sung thiết bị tối thiểu;
+ Thiết bị khác phục vụ dạy học;
+ Bàn ghế 02 chỗ ngồi;
+ Phòng dạy học ngoại ngữ;
+ Phòng máy tính phục vụ công tác giảng
dạy tin học trong nhà trường.
- Thực hiện bồi dưỡng giáo viên và cán
bộ quản lý để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
2. QUY MÔ
2.1. Căn cứ tính toán
- Quy mô phát triển giáo dục đến năm
2025 Tổng số học sinh, số trường, số lớp học các cấp, xác định nhu cầu về CSVC và
thiết bị;
- Số liệu về thực trạng CSVC, thiết bị;
- Xác định danh mục các hạng mục công
trình, trang thiết bị tối thiểu cần đầu tư để bảo đảm điều kiện tối thiểu thực
hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;
- Các tiêu chuẩn xây dựng công trình,
các quy định về trang TBDH ở các cấp học;
- Số lớp học của các cấp học, biên chế
giáo viên hiện có, nhu cầu bồi dưỡng thực hiện chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông mới.
2.2. Quy mô đầu tư
2.2.1. Xây dựng phòng học:
Xóa bỏ phòng học bán kiên cố đã hết
niên hạn sử dụng, đang xuống cấp nặng, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn.
- Cấp TH cần đầu tư xây dựng 1.421
phòng: xây dựng mới 1.116 phòng, sửa chữa duy tu nâng cấp 305 phòng, dự toán
kinh phí 700.100 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số 09, 10 đính kèm).
- Cấp THCS cần đầu tư xây dựng 713
phòng: xây dựng mới 518 phòng, sửa chữa duy tu nâng cấp 195 phòng, dự toán
kinh phí 308.550 triệu đồng (chi tiết mẫu số 09, 11 đính kèm).
- Cấp THPT cần xây dựng mới 56 phòng,
sửa chữa duy tu nâng cấp 316 phòng, dự toán kinh phí 66.880 triệu đồng (chi tiết
theo mẫu số 12 đính kèm).
2.2.2. Xây dựng
phòng bộ môn:
- Cấp THCS cần đầu tư xây dựng 360
phòng: xây dựng bổ sung thay thế đúng chuẩn 82 phòng, xây dựng mới do
thiếu 278 phòng, dự toán kinh phí 201.600 triệu đồng (chi tiết mẫu số 13 đính
kèm).
- Cấp THPT cần đầu tư xây dựng 72
phòng: xây dựng bổ sung thay thế đúng chuẩn 72 phòng, xây dựng mới do thiếu 06
phòng, dự toán kinh phí 45.360 triệu đồng (chi tiết mẫu số 14 đính kèm).
2.2.3. Xây dựng thư viện:
- Cấp TH cần xây dựng 190 thư viện mới
do chưa có thư viện đạt chuẩn (kho sách 25 m2, khu quản lý 6 m2,
phòng đọc sách tối thiểu 35 chỗ 84 m2), dự toán kinh phí 152.950 triệu
đồng (chi tiết mẫu số 15 đính kèm).
- Cấp THCS cần xây dựng 132 thư viện mới
do chưa có thư viện đạt chuẩn (kho sách 35 m2, khu quản lý 6 m2,
phòng đọc sách
tối thiểu 45 chỗ 108 m2), dự toán kinh phí 137.676 triệu đồng (chi tiết
mẫu số 16 đính kèm).
- Cấp THPT cần xây dựng 32 thư viện mới
do chưa có thư viện đạt chuẩn (kho sách 35 m2, khu quản lý 6 m2,
phòng đọc sách tối thiểu 45 chỗ 108 m2), dự toán kinh
phí 33.376 triệu đồng (chi tiết mẫu số 17 đính kèm).
Đầu tư xây dựng thư viện các trường TH, THCS và THPT
chỉ tính nội dung đầu tư xây dựng thư viện có diện tích đủ chuẩn theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chưa tính yêu cầu đầu tư thiết bị thư viện theo hướng
thư viện điện tử).
2.2.4. Xây dựng phòng chức năng:
- Cấp TH cần xây dựng 1.240 phòng chức
năng, trong đó xây thay thế 277 phòng, xây dựng mới do thiếu 963 phòng (bình
quân mỗi phòng 60 m2), dự toán kinh phí 520.800 triệu đồng (chi tiết
mẫu số 18 đính kèm).
- Cấp THCS cần xây dựng 827 phòng chức năng,
trong đó xây thay thế 138 phòng, xây dựng mới do thiếu 689 phòng (bình quân mỗi
phòng 60 m2), dự toán kinh phí 347.340 triệu đồng (chi tiết mẫu số
19 đính kèm).
- Cấp THPT cần xây dựng 92 phòng chức
năng còn thiếu (bình quân mỗi phòng 60 m2), dự toán kinh phí 38.640
triệu đồng (chi tiết mẫu số 20
đính kèm).
2.2.5. Mua sắm thiết bị dạy học theo lộ
trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa
a. Mua sắm thiết
bị tối thiểu:
- Cấp TH cần mua sắm 190 bộ TBDH thực
hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới (mỗi trường dự kiến 01 bộ/1 khối
lớp), dự toán kinh phí 926.408 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số 21).
- Cấp THCS cần mua sắm 132 bộ TBDH thực
hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới (mỗi trường dự kiến 01 bộ/1 khối
lớp), dự toán kinh phí 1.352.604 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số 22).
- Cấp THPT cần mua sắm 36 bộ TBDH thực
hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới (mỗi trường dự kiến 01
bộ/1 khối lớp, có 03 trường mới THPT Thạnh Phước, THPT Long Thới và THPT Nhuận
Phú Tân), dự toán kinh phí 323.109 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số 23).
b. Mua sắm các thiết bị
khác phục vụ dạy học như: Tivi, máy chiếu, máy tính dạy học
trên lớp
- Cấp TH cần mua 1.313 cái tivi, 242
máy chiếu, 678 máy tính dạy học trên lớp
cho 190 trường TH thực hiện
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, dự toán kinh phí 87.122
triệu đồng (chi tiết theo mẫu số 24A).
- Cấp THCS cần mua 415 cái tivi, 185
máy chiếu, 354 máy tính dạy học trên lớp cho 132 trường THCS thực hiện chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, dự toán kinh phí 30.495 triệu đồng
(chi tiết theo mẫu số 24B).
- Cấp THPT cần mua 830 cái tivi, 830
máy chiếu, 830 máy tính dạy học trên lớp cho 36 trường THPT thực hiện chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, dự toán kinh phí 76.184 triệu đồng (chi tiết
theo mẫu số 25).
c. Mua sắm bàn ghế học
sinh
- Cấp TH cần mua 17.709 bộ bàn ghế học
sinh cho 190 trường TH thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông mới, dự toán kinh phí 63.753 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số 26).
- Cấp THCS cần mua 14.877 bộ bàn ghế học
sinh cho 132 trường THCS thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông mới, dự toán kinh phí 55.046 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số 27).
- Cấp THPT cần mua 4.682 bộ
bàn ghế học sinh cho 32 trường THPT thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông mới, dự toán kinh phí 17.324 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số
28).
d. Mua sắm phòng dạy
học ngoại ngữ
- Cấp TH cần đầu tư 163 phòng dạy học
ngoại ngữ cho 190 trường TH thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông mới, dự toán kinh phí 73.350 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số 29).
- Cấp THCS cần đầu tư 129 phòng dạy học
ngoại ngữ cho 132 trường THCS thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông mới, dự toán kinh phí 77.400 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số 30).
- Cấp THPT cần đầu tư 28 phòng dạy học ngoại ngữ
cho 28 trường THPT thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới,
dự toán kinh phí 22.400 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số 31).
e. Mua sắm phòng máy
vi tính dạy tin học
- Cấp TH cần đầu tư 190 phòng máy vi
tính dạy tin học cho
190 trường TH thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, dự
toán kinh phí 104.500 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số 32).
- Cấp THCS cần đầu tư 132 phòng máy vi
tính dạy tin học cho 132 trường THCS thực hiện chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông mới, dự toán kinh phí 85.800 triệu đồng (chi tiết theo
mẫu số 33).
- Cấp THPT cần đầu tư 66 phòng máy vi
tính dạy tin học cho 33 trường THPT thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông mới, dự toán kinh phí 42.900 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số
34).
f. Thực hiện bồi dưỡng
giáo viên và cán bộ quản lý để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông mới.
- Cấp TH tổ chức bồi dưỡng 1.100 giáo
viên, cán bộ quản lý cho mỗi khối lớp để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, dự
toán kinh phí 18.857 triệu đồng (chi tiết theo mẫu số 35).
- Cấp THCS tổ chức bồi dưỡng 885 giáo
viên, cán bộ quản lý cho mỗi khối lớp (11 môn học) để thực hiện chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, dự toán kinh phí 12.392 triệu đồng (chi
tiết theo mẫu số 36A, 36B).
- Cấp THPT cần tổ chức bồi dưỡng bình
quân 866 giáo viên, cán bộ quản lý cho mỗi khối lớp (16 môn học) để thực hiện chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, dự toán kinh phí 9.093 triệu đồng (chi
tiết theo mẫu số 37A, 37B).
3. Tổng nhu cầu vốn đầu
tư: 5.942.509 triệu đồng, trong đó:
3.1 Đầu tư bảo đảm điều kiện về CSVC
thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, tổng nhu cầu vốn
2.557.472 triệu đồng.
3.2 Đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy
học thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, tổng
nhu cầu vốn 3.344.695 triệu đồng.
3.3 Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản
lý: 40.342 triệu đồng.
3.4 Phân kỳ đầu tư:
Đơn vị tính:
triệu đồng
Số TT
|
Nội dung
|
Phân kỳ đầu
tư
|
Tổng cộng
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
Tổng cộng
|
5.942.509
|
650.041
|
1.222.189
|
1.739.824
|
1.215.648
|
1.114.807
|
I
|
ĐT xây dựng
|
2.557.472
|
398.735
|
579.497
|
591.816
|
534.484
|
452.940
|
|
Phòng học
|
1.075.530
|
279.000
|
220.950
|
239.520
|
203.160
|
132.900
|
|
Phòng bộ
môn
|
246.960
|
|
60.480
|
65.170
|
62.230
|
59.080
|
|
Thư viện
|
324.002
|
28.175
|
99.407
|
69.566
|
65.394
|
61.460
|
|
Phòng chức
năng
|
910.980
|
91.560
|
198.660
|
217.560
|
203.700
|
199.500
|
II
|
Mua sắm thiết
bị
|
3.344.695
|
246.852
|
635.775
|
1.138.495
|
671.439
|
652.134
|
III
|
BD giáo
viên
|
40.342
|
4.454
|
6.917
|
9.513
|
9.725
|
9.733
|
Chi tiết kèm theo mẫu số 38 đính kèm.
4. Nguồn vốn thực hiện
và cơ cấu nguồn vốn
4.1. Nguồn vốn thực hiện
Kinh phí cho thực hiện kế hoạch đầu tư
CSVC, mua sắm TBDH, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý thực hiện chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre huy động
từ nhiều nguồn khác nhau, theo nguyên tắc lồng ghép các nguồn vốn phù hợp với mục
tiêu, nhiệm vụ của các chương trình, dự án đã được phê duyệt; các nguồn vốn huy
động gồm:
- Ngân sách nhà nước: ngân sách trung
ương, ngân sách địa
phương, trái phiếu Chính phủ, các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp
pháp khác.
4.2. Cơ cấu nguồn vốn
- Ngân sách nhà nước: Nguồn vốn trái phiếu
Chính phủ để thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học (20,9% tổng nhu cầu vốn của
giai đoạn): 1.241.985 triệu đồng.
- Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện thông qua
Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ xây dựng bổ sung phòng học và khối phòng phục
vụ học tập (22,8% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn): 1.354.892 triệu đồng.
- Nguồn vốn ngân sách trung ương cho sự
nghiệp giáo dục (chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo) để hỗ trợ mua sắm
bổ sung trang thiết bị dạy học được ưu tiên cân đối, bố trí từng năm (phù hợp với
khả năng ngân sách nhà nước và không vượt quá 8,9% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn):
528.884 triệu đồng.
- Nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn
xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác (47,4%
tổng nhu cầu vốn của giai đoạn): 2.816.748 triệu đồng.
- Chi tiết theo mẫu số 39 đính kèm.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục
và Đào tạo
- Triển khai kế hoạch đầu tư CSVC, mua
sắm TBDH, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý thực hiện chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021 đến năm học 2024-2025
trong toàn ngành, hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, trường
THPT có kế hoạch xây dựng nêu trên của đơn vị.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra; sơ kết,
tổng kết, đánh
giá tiến độ thực hiện kế hoạch theo định kỳ (hằng năm), báo cáo kịp
thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo; làm cơ sở để tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục chỉ
đạo.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở
Giáo dục và Đào tạo, tổng hợp nhu cầu và phân bổ vốn đầu tư cho
các dự án thuộc các kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đã ban
hành, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt kịp thời các dự án đầu tư và thực
hiện tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
3. Sở Tài
chính
Chủ trì phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo,
Sở Kế hoạch và Đầu tư tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của trung ương và thanh quyết
toán theo quy định, đảm bảo quá trình đầu tư CSVC, mua sắm TBDH, bồi dưỡng giáo
viên và cán bộ quản lý thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ
năm học 2020-2021 đến năm học 2024-2025 đúng tiến độ của kế hoạch đề ra.
4. Sở Xây dựng
Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng
công trình. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện qui trình, qui phạm trong xây dựng và
thẩm tra thiết kế cơ sở.
5. Sở Tài nguyên và
Môi trường
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai, đáp ứng
nhu cầu xây dựng trường học và đảm bảo môi trường cho các công trình trường học.
6. Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh, Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội trên
địa bàn tỉnh, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện và
phối hợp thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền góp phần thực hiện
tốt mục tiêu đầu tư CSVC, mua sắm TBDH, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý
thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học
2020-2021 đến năm học 2024-2025.
7. Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
đầu tư CSVC, mua sắm TBDH, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý thực hiện
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021 đến
năm học 2024-2025 phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
- Có kế hoạch phối hợp cụ thể
với các ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng cấp trong tổ
chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch nêu trên.
- Phối hợp với các ngành chức năng của
tỉnh quản lý chặt chẽ các công trình được phân cấp; thực hiện tốt công tác đền
bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công các công
trình trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch đầu tư CSVC, mua
sắm TBDH, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý thực hiện chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021 đến năm học 2024-2025,
trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phát sinh những khó khăn vướng mắc
các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Giáo dục và Đào tạo để xin ý kiến chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
-
Bộ GDĐT (để b/cáo);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh (để b/cáo);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo TU (để biết);
- Ban VHXH.HĐND tỉnh (để
biết);
- UBMTTQVN Tỉnh (phối hợp);
- các Sở: GDĐT, KH-ĐT, TC, XD, TNMT (thực hiện);
- UBND các huyện, thành phố (thực hiện);
- Chánh, các Phó CVP.UBND
tỉnh;
- Ng/c: TH,
KGVX;
- Cổng Thông tin
điện tử Bến Tre;
- Lưu: VT, V
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn
Hữu Phước
|