ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3161/KH-UBND
|
Điện
Biên, ngày 30 tháng
10 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM (2019 - 2021) TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ
NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Thực hiện Chỉ thị
số 13/CT-TTg ngày 24/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2019; Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08/6/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây
dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà
nước 03 năm (2019 - 2021); Văn bản số 3529/BTNMT-TCMT ngày
06/7/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp BVMT giai đoạn 2016
- 2018 và xây dựng kế hoạch tài chính NSNN 3 năm (2019 -
2021) từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm
(2019 - 2021) từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016 -
2018
1. Đánh giá công
tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương giai
đoạn 2016 - 2018
1.1. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực
hiện
UBND tỉnh Điện Biên đã tập trung chỉ
đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra ngay từ đầu năm,
trong đó lĩnh vực quản lý Nhà nước về môi trường tập trung xây dựng, ban hành
các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để triển khai thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ ban hành về lĩnh vực
môi trường.
Công tác bảo vệ môi trường của tỉnh đã được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương
trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nội dung bảo vệ môi trường
luôn được quan tâm, xem xét cụ thể trong quá trình thẩm định, phê duyệt chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch của các cấp, các ngành.
Đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tầng lớp nhân dân;
chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế phối hợp
với các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ môi trường. Tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn các xã, các
cơ quan, đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thực hiện
các tiêu chí về môi trường. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng các sự kiện môi trường
như Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngày quốc tế đa dạng sinh học,
Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch
hơn... với nhiều hình thức phong phú và huy động đông đảo
các tầng lớp nhân dân tham gia.
Chỉ đạo kiểm tra, rà soát tình hình bảo
vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh và môi trường cộng đồng; tăng
cường công tác xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường. Chỉ đạo các cơ quan truyền
thông đại chúng như: Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực
hiện nhiều chuyên mục, phóng sự, bài viết phản ánh về công tác bảo vệ môi trường
trên địa bàn tỉnh.
1.2. Tình hình triển khai các nhiệm vụ
bảo vệ môi trường của tỉnh
Việc thi hành và tuân thủ pháp luật về
bảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành và các đơn vị hoạt động sản xuất
kinh doanh trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện. Giai đoạn 2016-2018 phê duyệt
17 báo cáo đánh giá tác động môi trường, 05 phương án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; 03 đề án bảo vệ môi trường chi
tiết; 40 kế hoạch bảo vệ môi trường; cấp 08 Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phòng Tài nguyên và Môi
trường các huyện, thị xã, thành phố thẩm định và cấp xác
nhận 282 kế hoạch bảo vệ môi trường, 45 đề án bảo vệ môi trường đơn giản; tiến hành kiểm tra, phối hợp thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường qua đó
đã phát hiện 214 vụ, 227 đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên,
an toàn thực phẩm; xử lý hành chính 182 vụ, 188 đối tượng vi phạm về khoáng sản,
quản lý, bảo vệ rừng với số tiền 2.120,4 triệu đồng, thu giữ 135,4 m3
gỗ các loại; 14 cá thể cầy vòi mốc; 815 kg hạt mây khô...
Thực hiện xử lý tiêu hủy 1.705 kg thuốc
bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng và bao gói thuốc bảo vệ thực
vật sau sử dụng.
Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với các cấp, các ngành liên
quan tập trung thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để đối với
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định
số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay có
02/04 đơn vị được chứng nhận việc hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi
trường triệt để (Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh
Điện Biên); 02/04 cơ sở đang thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm, cụ thể:
- Bãi rác Noong Bua; thành phố Điện
Biên phủ: UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 316/QĐ-UBND
ngày 13/8/2016; phê duyệt bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình tại
Quyết định số 1472/QĐ-UBND ngày 22/11/2016; phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
(Quyết định số 617/QĐ-UBND ngày 6/5/2016 của UBND tỉnh Điện Biên). Hiện tại,
đơn vị thi công đã thực hiện san nền khu xử lý và điều hành của công trình đạt
80% khối lượng cần san lấp; đã thi công được hố chôn lấp số 01 và một phần diện
tích hố chôn lấp số 02.
- Hệ thống xử lý nước thải thành phố
Điện Biên Phủ: Tháng 02/2017 Nhà thầu bắt đầu triển khai công tác lắp đặt thiết
bị của dự án, đã cơ bản hoàn thành việc lắp đặt thiết bị cho các hạng mục trong
Nhà máy xử lý nước thải cũng như các trạm bơm dâng trên tuyến; hiện dự án đang
chạy vận hành thử nghiệm, đào tạo và chuyển giao công nghệ, bàn giao đưa vào sử
dụng.
Công tác bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh
học: UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 và quy hoạch bảo tồn
đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến
năm 2030 (Quy hoạch 6 khu bảo tồn với tổng diện tích 202.715,84 ha, chiếm
21,20% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó: đề xuất 2 khu bảo tồn loài
- sinh cảnh cấp quốc gia, 04 khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh; Quy hoạch
04 hành lang bảo tồn đa dạng sinh học với tổng diện tích
3.773 ha, chiếm 0,39% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh); triển khai thực hiện
dự án: Thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp Quốc gia Pá Khoang - Mường
Phăng.
Quan trắc hiện trạng môi trường: Ban hành Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 về
việc phê duyệt mạng lưới điểm quan trắc môi trường tỉnh Điện Biên giai đoạn
2016 -2020; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch quan trắc môi trường toàn tỉnh trên cơ sở mạng lưới điểm quan trắc và tổ chức
thực hiện 02 đợt quan trắc/năm; phê duyệt báo cáo chuyên đề Hiện trạng môi trường
đô thị tỉnh Điện Biên, năm 2018 chỉ đạo xây dựng báo cáo chuyên đề Hiện trạng
môi trường nước tỉnh Điện Biên.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật, nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng,
người dân và doanh nghiệp: Được triển khai sâu, rộng, hình thức đa dạng, phong
phú đem lại hiệu quả thiết thực đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn
tỉnh, cụ thể đã thực hiện: 05 lễ phát động ngày môi trường quy mô cấp tỉnh; thực
hiện 60 phóng sự Tài nguyên và Môi trường phát trên sóng Đài Phát thanh và truyền
hình tỉnh; phát hành 10 Bản tin Tài nguyên và Môi trường; chủ trì, phối hợp tổ
chức tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường cho hơn 400 cán bộ môi trường cấp
huyện, xã; tổ chức đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu
và cấp chứng chỉ cho 28 học viên đủ điều kiện theo quy định.
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh trong năm 2016-2018,
nộp ngân sách Nhà nước 5.089,1 triệu đồng (trong đó: Thu
phí nước thải công nghiệp là 519,6 triệu đồng, nước thải sinh hoạt là 4.569,5
triệu đồng).
Công tác quản lý chất thải đã được chú
trọng và triển khai thường xuyên từ cấp tỉnh
đến cấp huyện; trong đó, tập trung quản lý chất thải rắn
sinh hoạt từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Việc áp dụng các biện pháp kinh tế
trong bảo vệ môi trường: Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản,
công tác ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường được đưa vào nề
nếp. Các cơ sở khai thác khoáng sản buộc phải thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường thông qua việc lập dự án cải tạo phục
hồi môi trường. Qua kiểm tra, theo dõi việc thực hiện của
các doanh nghiệp thì công tác ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đã được thực
hiện nghiêm túc, đảm bảo yêu cầu của công tác phục hồi môi trường sau khai thác
khoáng sản. Giai đoạn 2016 - 2018 các đơn vị có giấy phép khai thác đang còn hiệu
lực đã ký quỹ được 1.365.451.886 đồng.
1.3. Tình hình triển khai thực hiện
Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ,
giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường: Để kịp thời triển khai thực hiện Chỉ
thị số 25/CT-TTg trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành
Văn bản số 2847/UBND-KTN ngày 19/9/2016 về việc tăng cường
kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 620/KH-UBND ngày 09/3/2017 triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ để các sở, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành
phố triển khai thực hiện. Qua quá trình triển khai thực hiện,
nhìn chung các ngành triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, việc triển khai
được lồng ghép vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ về bảo vệ môi trường của
các cơ quan, đơn vị.
1.4. Tình hình triển khai thực hiện
Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương về chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
UBND tỉnh tham mưu cho Tỉnh Ủy ban
hành Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 06/6/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường; ban hành Quyết định số 623/QĐ-UBND ngày 19/8/2014
ban hành Kế hoạch hành động chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đến năm 2020; Kế hoạch số 3763/KH-UBND
ngày 25/12/2017 Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
1.5. Tình hình
thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề
cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Nhằm triển khai
thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP và Quyết định số 1278/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số
08/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 ban hành Quy chế hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Điện Biên; Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 ban hành Quy định quản lý và
sử dụng kinh phí để thực hiện một số nội dung theo Thông tư số 43/2017/TT-BTC
ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp
môi trường thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên,
Chỉ đạo Sở Kế hoạch
và Đầu tư căn cứ theo danh mục các dự án đầu tư về lĩnh vực bảo vệ môi trường
được duyệt, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí các nguồn vốn đầu tư đảm bảo dự án được
hoàn thành theo kế hoạch; Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ nguồn vốn kinh phí sự nghiệp môi trường để đảm bảo
việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các ngành, các cấp theo quy định
và thực hiện các dự án về bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.6. Tình hình triển khai Quyết định
số 58/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 và Quyết định số 38/QĐ-TTG ngày 05/7/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ
ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm giảm thiểu suy thoái
môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích
Trên địa bàn tỉnh có 04 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích theo Quyết
định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó
có 3 cơ sở nhận được hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương theo Quyết định
số 58/QĐ-TTg và Quyết định số 38/QĐ-TTG: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học
cổ truyền tỉnh và Bãi chôn lấp rác thải Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ.
Khắc phục ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng 03 cơ sở trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện 03 dự án:
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý chất
thải Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, tổng kinh phí dự án 27.770 triệu đồng, trong đó vốn từ ngân sách Trung ương
13.947 triệu đồng (Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 13/01/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phân bổ dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách trung
ương năm 2012 đợt 2), đối ứng địa phương 13.823 triệu đồng.
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý chất
thải Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Điện Biên, tổng kinh phí dự án 5.270 triệu
đồng, trong đó vốn từ ngân sách Trung ương 2.635 triệu đồng (Quyết định số
574/QĐ-TTg ngày 10/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ dự toán chi sự
nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách trung ương năm 2013 đợt 2), đối ứng địa
phương 2.635 triệu đồng.
- Cải tạo, xử lý triệt để ô nhiễm bãi chôn lấp rác thải Noong Bua thành phố Điện Biên Phủ,
tổng kinh phí dự án 40.000 triệu, trong đó vốn từ ngân sách Trung ương là
20.000 triệu đồng, hiện tại Trung ương đã cấp đủ tiền vốn đối ứng 20.000 triệu
đồng, vốn đối ứng của địa phương tỉnh đã phê duyệt đưa dự án vào danh mục đầu
tư công giai đoạn 2016-2020.
2. Đánh giá tình
hình thực hiện kinh phí được giao giai đoạn 2016 - 2018
a) Đánh giá tình hình thực hiện kinh
phí
Đặc thù là tỉnh miền núi, ngân sách
phụ thuộc chủ yếu từ nguồn ngân sách Trung ương nên việc phân bổ kinh phí sự
nghiệp môi trường hàng năm chưa đáp ứng 1% tổng chi ngân
sách địa phương. Tuy nhiên việc quản lý, sử dụng ngân sách
sự nghiệp môi trường các năm qua được thực hiện đúng quy định, chi ngân sách sự
nghiệp môi trường tập trung chủ yếu vào các hoạt động: Thực
hiện dự án về bảo tồn đa dạng sinh học; đề án xử lý triệt
để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ; chi hỗ trợ hoạt động thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn; chi
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ môi
trường cấp tỉnh,... Bên cạnh đó tỉnh còn đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác kiểm
tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường, việc
quản lý, sử dụng kinh phí làm cơ sở đánh giá hiệu quả ngân sách sự nghiệp môi
trường của tỉnh. Qua kiểm tra, giám sát kinh phí sự nghiệp môi trường qua các
năm đáp ứng tiến độ giải ngân 100%; kinh phí được sử dụng đúng quy định, đáp ứng
kịp thời các yêu cầu về bảo vệ môi trường của tỉnh, bước đầu mang lại kết quả thiết thực: Tình trạng ô nhiễm
môi trường từng bước được cải thiện, ý thức người dân về bảo vệ môi trường ngày
càng được nâng cao; công tác ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm được tăng cường, chủ
động kiểm soát chặt chẽ hơn.
b) Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và
kiến nghị trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
- Thuận lợi:
+ Hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh
vực bảo vệ môi trường ngày càng được hoàn thiện;
+ Sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Tài
nguyên và Môi trường và sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành liên quan trong
quá trình triển khai các nhiệm vụ BVMT trên địa bàn tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành, tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện công
tác bảo vệ môi trường; sự nỗ lực của cán bộ, công chức làm
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
+ Ý thức bảo vệ môi trường của các cơ
sở, đơn vị và người dân ngày một nâng lên thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường
ngày càng phát triển sâu rộng.
- Khó khăn, vướng mắc:
+ Cán bộ làm công tác quản lý môi trường
các cấp còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực lên chức năng tham mưu, đề
xuất, quản lý môi trường chưa được đồng đều ở các cấp, đặc
biệt là cấp xã.
+ Hệ thống trang thiết bị quan trắc,
phân tích môi trường còn thiếu, nhất là thiết bị phân tích trong phòng thí nghiệm,
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm soát, giám sát môi trường.
+ Ngân sách của tỉnh còn nhiều khó
khăn, không bố trí đủ kinh phí dành cho các chương trình, dự án bảo vệ môi trường
cần thiết; đặc biệt thiếu vốn đầu tư xây dựng mạng lưới thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo quy hoạch và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích.
+ Công tác ứng phó biến đổi khí
hậu là một nhiệm vụ mới đòi hỏi nguồn nhân lực chuyên trách và có
kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu và đặc biệt là nguồn kinh phí đủ để triển khai
các nhiệm vụ ứng phó. Tuy nhiên, nguồn kinh phí cấp chưa đáp ứng để triển khai
nhiệm vụ.
- Kiến nghị và đề xuất: Trên cơ sở
đánh giá, phân tích nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động quản
lý và sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường trong thời gian tới, UBND tỉnh đề
xuất, kiến nghị các nội dung sau:
+ Có phương án hỗ trợ địa phương xây
dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các đô thị, hỗ trợ các trang thiết
bị máy móc cho Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường để phục vụ cho công tác quan trắc tự động, kiểm soát ô nhiễm
môi trường thượng nguồn lưu vực sông.
+ Đối với công tác quản lý chất thải
nguy hại: Đề nghị Bộ xem xét việc đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại theo vùng, đặc biệt là vùng Tây Bắc.
+ Đề nghị Bộ quan tâm, tạo điều kiện
trong việc thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường đối với Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường các tỉnh.
+ Đề nghị Quỹ Bảo vệ môi trường hỗ trợ
kinh phí giúp tỉnh thực hiện xây dựng 03 bãi xử lý rác cấp huyện tại địa phương
(huyện Mường Chà, Tủa Chùa và Nậm Pồ).
Phần thứ hai:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
TÀI CHÍNH NSNN 3 NĂM 2019 - 2021 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Kế hoạch bảo
vệ môi trường 3 năm 2019 - 2021
1.1. Hỗ trợ kinh phí nhằm xử lý các
điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc
- Xử lý triệt để 01/4 cơ sở còn lại nằm
trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ; rà
soát, lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường mới phát sinh từ đó xây dựng phương án xử lý triệt để ô nhiễm.
- Xử lý, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật
tồn và vỏ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.
- Xử lý ô nhiễm môi trường tại các khu
vực chăn nuôi, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh.
1.2. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm
môi trường
- Rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật đã ban hành về lĩnh vực bảo vệ môi trường để ban hành văn bản
sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế hoàn chỉnh hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật của tỉnh phù hợp Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật và định hướng chỉ đạo của Trung ương, Bộ, ngành.
- Tăng cường công tác kiểm soát chất
lượng nước, không khí và đất thông qua chương trình quan trắc môi trường hàng
năm đặc biệt đối với địa bàn trọng điểm về môi trường.
- Quản lý chặt chẽ việc thu gom, xử
lý chất thải, đặc biệt nguồn chất thải nguy hại trong sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ y tế; quản lý chặt việc sử dụng phân hóa học, thuốc phòng trừ sâu bệnh, hóa
chất bảo quản nông sản và thuốc kích thích tăng trưởng vật
nuôi.
- Xây dựng lồng ghép các nội dung bảo
vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển
kinh tế xã hội của địa phương.
- Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bản kế hoạch bảo vệ môi trường;
tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường
theo báo cáo ĐTM được phê duyệt, xác nhận việc hoàn thành các công trình bảo vệ
môi trường khi dự án đi vào vận hành chính thức.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn.
1.3. Quản lý chất thải
- Ban hành và thực hiện cơ chế, chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, thu
gom, xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ hoạt động phân loại, thu
gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, chôn lấp chất thải thông thường và
chất thải nguy hại hên địa bàn toàn tỉnh; vận hành hoạt động các bãi chôn lấp
chất thải hợp vệ sinh; hỗ trợ các phương tiện thu gom, vận
chuyển chất thải.
- Tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết
kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ quản
lý chất thải trên địa bàn.
- Xã hội hóa trong hoạt động thu gom,
vận chuyển rác sinh hoạt.
1.4. Bảo tồn đa dạng sinh học
- Tuyên truyền Luật Đa dạng sinh học đến tất cả cơ quan, ban ngành, tổ chức chính trị,
xã hội và cộng đồng dân cư trên địa bàn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
1.5. Tăng cường năng lực quản lý Nhà
nước về môi trường
- Tích cực triển
khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản
hướng dẫn Luật; tăng cường đào tạo tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản
lý môi trường các cấp.
- Tăng cường nguồn nhân lực, kiện
toàn và bố trí cán bộ đủ năng lực thực hiện công tác quản lý nhà về bảo vệ môi
trường các cấp.
- Hỗ trợ kinh phí trong công tác bảo
vệ môi trường cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh,
triển khai xây dựng, nhân rộng các mô hình tiên tiến bảo vệ môi trường phù hợp
với điều kiện địa phương.
- Đa dạng hóa các hoạt động bảo vệ
môi trường, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào dịch vụ thu gom, vận
chuyển, xử lý rác thải và các dịch vụ về bảo vệ môi trường khác.
- Thực hiện các dự án, nhiệm vụ hợp
tác quốc tế về bảo vệ môi trường tại tỉnh.
1.6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận
động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp
hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Dự toán kinh
phí tài chính NSNN 3 năm 2019 - 2021
Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày
24/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Thông tư số 54/2018/TT-BTC
ngày 08/6/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước
năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021; Thông
tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh
phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Điện Biên xây dựng dự toán kinh phí
tài chính NSNN 3 năm 2019 - 2021 của tỉnh, với tổng kinh phí đề xuất là 235.619
triệu đồng; trong đó năm 2019 là 72.829 triệu đồng; năm
2020 là 79.520 triệu đồng; năm 2021 là 83.270 triệu đồng.
(Chi tiết
tại Phụ lục kèm theo)
Trên đây là Kế hoạch Tài chính ngân
sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.
UBND tỉnh Điện Biên kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành đoàn thể tỉnh;
- Công an tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu; VT, KTN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lò Văn Tiến
|
STT
|
Tên nhiệm vụ/dự án
|
Cơ sở pháp lý
|
Mục tiêu
|
Nội dung thực hiện
|
Dự kiến sản phẩm
|
Cơ quan thực hiện
|
Thời gian thực hiện
|
Lũy kế đến hết năm 2018
|
Kinh phí năm 2019
|
Dự kiến năm 2020
|
Dự kiến năm 2021
|
A
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
2.656
|
2.843
|
6.420
|
3.550
|
1
|
Nhiệm vụ chuyển
tiếp
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
|
|
2.1
|
Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Điện Biên giai đoạn
2021 - 2030
|
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính
phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
|
Lồng ghép chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong
các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của
các cấp, các ngành nhằm khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên
|
Thực hiện các nội dung theo Khoản 2, Điều 3, Nghị định
số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ
|
Báo cáo quy hoạch, hệ thống bản đồ và các báo cáo
chuyên đề
|
Sở TNMT
|
2020
|
|
|
3.000
|
|
2.2
|
Triển khai hoạt động hưởng ứng các
ngày truyền thông về môi trường trong năm; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.
|
Chức năng, nhiệm vụ quản lý
|
Nâng cao nhận thức cộng đồng
|
Tổ chức tập huấn, đi tập huấn, in tờ rơi; Tổ chức các
hoạt động hưởng ứng.
|
|
Sở TNMT
|
2018-2021
|
500
|
550
|
600
|
650
|
2.3
|
Quan trắc, giám sát môi trường tỉnh Điện Biên
|
Kế hoạch quan trắc hiện trạng môi trường hàng năm của
Sở tài nguyên và Môi trường
|
Đánh giá hiện trạng môi trường của địa phương, đề xuất
giải pháp quản lý môi trường hiệu quả.
|
Khảo sát lấy mẫu phân tích môi trường đất, nước,
không khí
|
Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường
|
Sở TNMT
|
2018 - 2021
|
1.244
|
1.367
|
1.450
|
1.000
|
2.4
|
Mở chuyên mục Tài nguyên môi trường phát sóng trên
truyền hình tỉnh Điện Biên
|
Kế hoạch phát sóng chuyên mục TN&MT trên sóng Phát
thanh và truyền hình tỉnh Điện Biên
|
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BVMT
|
Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, bảo vệ tài
nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh
|
Xây dựng 12 chuyên mục truyền hình và 12 chuyên mục
phát thanh trên sóng Đài PTTH tỉnh
|
Sở TNMT
|
2018-2021
|
220
|
250
|
300
|
350
|
2.5
|
Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường
|
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Nâng cao công tác BVMT
|
Kiểm tra công tác BVMT các cơ sở sản xuất kinh doanh
trên toàn tỉnh
|
Báo cáo việc thực hiện BVMT của các cơ sở sản
xuất kinh doanh trên toàn tỉnh
|
Sở TNMT
|
2018-2021
|
346
|
309
|
450
|
500
|
2.6
|
Tuyên truyền lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên
Báo Tài nguyên và Môi trường
|
Kế hoạch phối hợp tuyên truyền giữa Sở Tài nguyên và
Môi trường và Báo Tài nguyên và Môi trường
|
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, bảo vệ tài nguyên
và môi trường
|
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi
trường; phổ biến các mô hình, điển hình tiên tiến, tiêu biểu về phòng ngừa, kiểm
soát ô nhiễm môi trường; các hoạt động ngành TN&MT...
|
Xây dựng 9 chuyên trang,
36 tin bài; tổ chức tập huấn đưa tin, bài đăng trên Trang tin điện tử Sở Tài
nguyên và Môi trường
|
Sở TNMT; Báo Tài nguyên và Môi trường
|
2019 - 2021
|
|
252
|
270
|
300
|
2.7
|
Vận chuyển, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu hoặc
quá hạn sử dụng tại các kho chứa
|
Thông tư 05/2016/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của
Liên Bộ NTPTNT-Bộ TN&MT
|
Tiêu hủy thuốc BVTV tồn lưu, quá hạn sử dụng
trên địa bàn tỉnh
|
Thuê đơn vị có đủ chức năng thực hiện
|
Thuốc BVMT tồn lưu, quá hạn sử dụng được xử lý đảm bảo
yêu cầu
|
Sở TNMT
|
2019-2021
|
|
200
|
220
|
240
|
2.8
|
Xây dựng báo cáo chuyên đề về môi trường
|
Thông tư 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường
|
Đánh giá diễn biến thành phần môi trường đến sức khỏe con
người và sản xuất
|
Điều tra, đánh giá về môi trường
|
Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Điện
Biên
|
Sở TNMT
|
2019-2021
|
|
115
|
130
|
150
|
B
|
Nhiệm vụ thường xuyên
|
65.293
|
69.786
|
73.100
|
79.480
|
1
|
Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
|
Quyết định số 1019/QĐ-UBND ngày 03/10/2005 của UBND tỉnh
Điện Biên thành lập Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé; Quy chế hoạt
động của khu bảo tồn
|
Duy trì hoạt động khu bảo tồn
|
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của khu bảo tồn
|
Duy trì hoạt động khu bảo tồn
|
Sở NN&PTNT
|
2019-2021
|
2.200
|
3.000
|
3.700
|
4.200
|
2
|
Kinh phí hoạt động của Trung tâm Quan trắc tài
nguyên và môi trường
|
Quyết định số 690/QĐ-UBND ngày 20/5/2016 của UBND tỉnh
Điện Biên về việc kiện toàn tổ chức bộ máy Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Điện Biên
|
Duy trì hoạt động của Trung tâm Quan trắc
|
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Quan trắc
|
Duy trì hoạt động của Trung tâm
Quan trắc
|
Sở TNMT
|
2019-2021
|
986
|
1.306
|
1.450
|
2.000
|
|
Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh
|
Quyết định thành lập Quỹ; Quy chế, chức năng hoạt động
của Quỹ
|
Duy trì hoạt động của Quỹ
|
Thực hiện Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ
|
Duy trì hoạt động của Quỹ
|
Quỹ BVMT tỉnh
|
2019-2021
|
107
|
120
|
150
|
200
|
3
|
Bổ sung vốn điều lệ cho quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Điện
Biên
|
Quy chế, chức năng hoạt động của Quỹ
|
Duy trì vốn điều lệ của Quỹ theo đúng quy định
|
Thực hiện Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ
|
Duy trì hoạt động của Quỹ
|
Quỹ BVMT tỉnh
|
2019-2021
|
|
1.780
|
2.000
|
2.200
|
5
|
Hỗ trợ công tác BVMT cho các Sở, ngành, tổ chức, chính trị,
xã hội và đoàn thể trên địa bàn tỉnh
|
Nghị quyết liên tịch giữa Sở tài nguyên và Môi trường
với các tổ chức chính trị, xã hội và đoàn thể trên địa bàn tỉnh
|
Xã hội hóa công tác BVMT
|
Hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị đã ký nghị quyết liên
tịch và Cảnh sát môi trường
|
Các mô hình BVMT; Nâng cao nhận thức cộng đồng
|
Sở, ngành, tổ chức, chính trị, xã hội và đoàn thể
|
2019-2021
|
|
710
|
800
|
880
|
4
|
Quản lý chất thải
|
Quyết định hỗ trợ; Hợp đồng thu gom, xử lý rác thải sinh
hoạt.
|
Xử lý rác thải phát sinh trên địa bàn các huyện, thị
xã, thành phố
|
|
Khối lượng rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý
|
Các huyện, thị xã, thành phố
|
2018 - 2021
|
62.000
|
62.870
|
65.000
|
70.000
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
67.603
|
72.829
|
79.520
|
83.270
|