TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6506-1:1999
SỮA VÀ
SẢN PHẨM SỮA - XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH PHOSPHATAZA KIỀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO HUỲNH
QUANG - PHẦN 1 - SỮA VÀ ĐỒ UỐNG TỪ SỮA
Milk and milk products - Determination of alkaline phosphataza activity
using a fluorimetric method - Part 1: Milk and milk - based drinks
Lời nói đầu
TCVN 6506-1: 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 11816-1 :
1997 (E)
TCVN 6506-1: 1999 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa
và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị,
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
TCVN 6506-1 : 1999 quy định phương pháp xác định hoạt tính
phosphataza kiềm trong sữa tiệt trùng nguyên chất, sữa tách chất béo một nửa,
sữa đã tách hoàn toàn chất béo và sữa có bổ sung hương liệu bằng phương pháp đo
huỳnh quang.
Phương pháp này cũng thích hợp cho việc xác định hoạt tính
phosphataza kiềm cao chứa trong sữa nguyên liệu và sữa xử lý bằng nhiệt có hoạt
tính lớn hơn 7 000 miliunit trên lit.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong TCVN 6506-1 : 1999 áp dụng các định nghĩa sau:
2.1. Hoạt tính phosphataza kiềm (APL): Là hoạt tính phosphataza kiềm
trong sản phẩm xác định được bằng quy trình quy định trong TCVN 6506-1 : 1999.
Hoạt tính phosphataza kiềm được biểu thị bằng miliunit trên lit.
Chú thích 1 - Xem tiêu chuẩn trích dẫn [1] trong phụ lục A.
2.2. Đơn vị hoạt tính phosphataza kiềm: Là lượng men phosphataza kiềm xúc
tác để làm biến đổi 1 μmol chất nền trong 1 phút trong 1 lit mẫu.
3. Nguyên tắc
Hoạt tính phosphataza kiềm của mẫu đo được bằng cách đo
huỳnh quang trực tiếp liên tục. Chất nền este monophosphoric thơm không phát
huỳnh quang khi tiếp xúc với bất kỳ men phosphataza kiềm nào có nguồn gốc từ
mẫu, sẽ bị thủy phân phần gốc phosphat của nó tạo ra sản phẩm phát huỳnh quang
cao. Việc đo huỳnh quang của hoạt tính phosphataza kiềm (ALP) được thực hiện ở
380C trong thời gian 3 phút.
Chú thích 2 - Tuy là quy trình đo 3 phút, nhưng 1 phút đầu
là thời gian hiệu chỉnh để đảm bảo cho mẫu đạt tới nhiệt độ 380C.
Việc đo hoạt tính thực tế chỉ bắt đầu từ phút thứ hai đến hết phút thứ ba
(nghĩa là thời kỳ sau phút thứ hai).
4. Thuốc thử
Nếu không có quy định khác, chỉ được dùng các thuốc thử
thuộc loại phân tích, và nước cất hoặc nước đã loại khoáng hoặc nước có độ tinh
khiết tương đương.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chú thích 3 - Chất nền Fluorophos là chất nền este
monophotphoric thơm không phát huỳnh quang, có thể tan trong nước, bền trong 1
năm nếu bảo quản trong lọ thủy tinh nhỏ ở nhiệt độ 40C.
4.2. Dịch pha loãng chất nền 1): dung dịch đệm dietanolamin (DEA)
(pH 10,0), 2,4 mol/l.
Chú thích 4 - Dung dịch đệm bền trong 1 năm ở 40C.
4.3. Chất nền làm việc 1)
Cho lượng dịch pha loãng chất nền (4.2) vào chất nền (4.1)
để có được nồng độ 1,044 mmol/l và trộn kỹ bằng cách lắc đảo chiều lọ. Dùng lọ
thủy tinh mầu hổ phách để tránh ánh sáng.
Nếu dùng Hệ thống thử Fluorophos, thì cho hết lượng chất
chứa trong 1 lọ nhỏ dịch pha loãng chất nền (4.2) vào lượng chất nền (4.1) chứa
trong 1 lọ nhỏ và trộn kỹ bằng cách lắc đảo chiều lọ.
Chú thích 5 - dung dịch này bền trong 8 tuần khi bảo quản
nơi tối ở 40C và 8 giờ ở 380C. Nó đủ dùng cho 115 lần
thử.
4.4. Chất hiệu chuẩn làm việc 1), thí dụ Fluoroyellow trong chất đệm
DEA.
4.4.1. Dung dịch hiệu chuẩn A, chứa 0 μmol/l Fluoroyellow.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.4.3. Dung dịch hiệu chuẩn C, chứa 34,48 x 10-3 μmol/l
Fluoroyellow.
Chú thích
6) Các dung dịch hiệu chuẩn ổn định trong 1 năm ở 40C.
7) Nhà sản xuất có thể thay đổi thể tích của thuốc thử dùng
cho Hệ thống thử Fluorophos. Người sử dụng cần căn cứ vào hướng dẫn của nhà sản
xuất để chuẩn bị thuốc thử nếu thể tích chứa trong lọ khác với những thể tích
quy định trong 4.1 đến 4.4.
5. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị thí nghiệm thông thường và các dụng cụ
sau:
5.1. Máy đo huỳnh quang có lọc 1), có giá giữ cuvet có bộ ổn định
nhiệt duy trì nhiệt độ ở 380C± 10C. bộ phận quang vuông
góc, cho ánh sáng kích thích ở bước sóng 440 nm và ánh sáng phát xạ ở 560 nm.
5.2. Cuvet, loại dùng một lần, bằng thủy tinh không phát huỳnh quang, có
đường kính 12 mm và có chiều dài 75 mm.
5.3. Bộ phân phối thể tích cố định, để phân phối 2,0 ml.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.5. Pipet, có dung tích 1 ml và 2 ml
5.6. Buồng nuôi ấm, thích hợp để giữ cuvet và có khả năng duy trì nhiệt độ ở 380C
± 10C
5.7. Parafilm hoặc màng mỏng khác thích hợp, thuộc loại thí nghiệm.
5.8. Máy trộn Vortex.
5.9. Nồi cách thủy, có khả năng duy trì nhiệt độ ở 950C±10C.
5.10. Bình định mức một vạch, có dung tích 100 ml.
6. Lấy mẫu
Điều quan trọng là phòng thí nghiệm phải nhận được đúng mẫu
đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi thành phần trong quá trình vận
chuyển và bảo quản.
Lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu
theo phương pháp quy định trong TCVN 6400 : 1998 (ISO 707).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trộn kỹ mẫu thí nghiệm. Thông thường không cần phải làm ấm
trước mẫu thử.
8. Cách tiến hành
8.1. Phần mẫu thử
8.1.1. Mẫu đã tiệt trùng
Dùng mẫu thử đã tiệt trùng như loại thông dụng, số lượng
theo yêu cầu.
8.1.2. Sữa nguyên liệu và sữa đã xử lý nhiệt
Dùng pipet (5.5) lấy 1 ml mẫu thử sữa nguyên liệu cho vào
bình dung tích một vạch (5.10). Pha loãng tới 100 ml bằng sữa không chứa
phosphataza (8.4.1). Trộn kỹ. Pha loãng mẫu thử sữa đã xử lý nhiệt bằng sữa
không chứa phosphataza (8.4.1) sao cho hoạt tính phosphataza kiềm trong phần
mẫu thử nhỏ hơn 7 000 miliunit trên lit (mU/L).
8.2. Hiệu chuẩn
Dựng đường chuẩn cho mỗi loại sản phẩm cần thử. Đường chuẩn
thường ổn định nhưng dụng cụ cần phải được hiệu chuẩn 2 đến 3 tháng 1 lần. Kiểm
tra dụng cụ nếu thấy có sự thay đổi trên đường chuẩn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trộn bằng máy trộn Vortex (5.8) trong 5 giây, hoặc bằng cách
lắc đảo chiều nhẹ nhàng cả 6 cuvet và sau đó đặt lại các cuvet vào hộp nuôi ấm.
Bắt đầu tiến hành từ dung dịch hiệu chuẩn A (4.4.1), thương mại quy trình hiệu
chuẩn thông thường như sau. Chỉnh máy đo huỳnh quang (5.1) về không bằng dung
dịch hiệu chuẩn A (4.4.1), sau đó đọc và ghi lại lượng huỳnh quang thu được của
dung dịch hiệu chuẩn B và C dựa vào dung dịch hiệu chuẩn A. Lau khô thành ngoài
của mỗi cuvet bằng giấy mềm trước khi đặt chúng (cuvet) vào máy đo huỳnh quang.
Sau khi hiệu chuẩn xong, tiến hành phân tích các mẫu thử ngay.
8.3. Xác định
Dùng bộ phân phối thể tích cố định (5.3) chuyển 2,0 ml chất
nền làm việc (4.3) vào cuvet đã ghi nhãn. Đặt cuvet vào hộp nuôi ấm (5.6) và
làm sơ bộ đến 380C trong 5 phút.
Cho thêm 0,075 ml phần mẫu thử (8.1) vào chất nền. Đậy cuvet
lại và trộn ngay lượng chứa trong cuvet bằng máy trộn Vortex (5.8) trong 5
giây, hoặc bằng cách lắc đảo chiều nhẹ nhàng. Lau khô thành ngoài của cuvet
bằng giấy mềm rồi đặt cuvet vào máy đo huỳnh quang. Để 1 phút cho cân bằng
nhiệt, sau đó ghi lại giá trị huỳnh quang tại thời điểm bắt đầu phút thứ hai và
ở cuối phút thứ ba. Lấy độ chênh lệch giữa giá trị huỳnh quang tại thời điểm
bắt đầu phút thứ hai và ở cuối phút thứ ba chia cho 2 để được giá trị huỳnh
quang trung bình phát ra trong 1 phút.
Ghi giá trị huỳnh quang trung bình phát ra trong 1 phút của
mỗi phần mẫu thử. Dùng các giá trị này để tính ra hoạt tính men phosphataza
kiềm, biểu thị bằng miliunit trên lit.
Chú thích 8 - Kết quả có thể được tính tự động bằng cách
dùng máy tính được trang bị kèm theo máy đo huỳnh quang đời mới, hoặc tính bằng
tay như quy định trong điều 9.
8.4. Thử kiểm tra
8.4.1. Thử kiểm tra âm tính
Thực hiện thử kiểm tra âm tính đối với mỗi mẻ mẫu bằng cách
đun nóng 5 ml sản phẩm cần thử tới 950C trong nồi cách thủy (5.9) và
duy trì ở nhiệt độ này trong 1 phút sau đó làm nguội nhanh.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.4.2. Thử kiểm tra dương tính
Thực hiện thử kiểm tra dương tính ở mức hoạt tính
phosphataza hoặc ở gần với mức chính xác đối với mỗi mẻ thử.
Chú thích 10 - Thí dụ, cho 0,2 ml sữa tươi, sữa nguyên liệu
vào 100 ml mẫu đã được đun nóng trước đến 950C và duy trì trong 1
phút sau đó được làm nguội nhanh (8.4.1).
8.4.3. Thử kiểm tra chất gây nhiễu
Tiến hành kiểm tra trên sản phẩm cần thử bằng cách cho thêm
0,075 ml của phần mẫu thử (8.1) vào 2,0 ml dung dịch hiệu chuẩn A (4.4.1), dung
dịch hiệu chuẩn đã được làm ấm sơ bộ trong hộp nuôi ấm (5.6) đến 380C
trong vòng 5 phút. Đặt cuvet chứa hỗn hợp này vào máy đo huỳnh quang (5.1). Cho
máy hiệu chỉnh nhiệt độ trong 1 phút để đạt được 380C ± 10C,
sau đó ghi lại tốc độ tăng huỳnh quang tại thời điểm bắt đầu phút thứ hai và ở
cuối phút thứ ba. Trong thời gian đo 2 phút này phải không phát hiện được hoạt
tính men phosphataza kiềm.
8.4.4. Kiểm tra vi khuẩn men phosphataza kiềm
Nếu việc xác định (8.3) cho kết quả dương tính thì tiến hành
như sau:
Lấy một phần mẫu thử (8.1) khác, đun nóng đến 62,80C,
duy trì ở nhiệt độ này trong 30 phút sau đó làm nguội nhanh. Tiến hành xác định
hoạt tính men phosphataza kiềm còn sót lại như quy định trong 8.3. Hoạt tính
còn sót lại là do men phosphataza kiềm có vi khuẩn.
9. Tính và biểu thị kết quả
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu tính kết quả bằng tay, thì tiến hành như sau:
Ghi giá trị huỳnh quang của dung dịch hiệu chuẩn B (4.4.2)
và dung dịch C (4.4.3) đối chiếu với dung dịch hiệu chuẩn A (4.4.1) chỉnh mức
huỳnh quang của máy đo huỳnh quang (5.1) về không.
Tính tỷ lệ hiệu chuẩn, R, của đường hiệu chuẩn bằng công
thức sau:
Trong đó:
BA là giá trị tính bằng số huỳnh quang thu được
bằng cách đo dung dịch hiệu chuẩn B đối chiếu với dung dịch A đã đặt mức huỳnh
quang về không.
CA là giá trị tính bằng số huỳnh quang thu được
bằng cách đo dung dịch hiệu chuẩn C đối chiếu với dung dịch A đã đặt mức huỳnh
quang về không.
Ghi giá trị huỳnh quang trung bình do phần mẫu thử phát ra
trong 1 phút (8.3).
Tính hoạt tính men phosphataza kiềm (APL), biểu thị bằng
miliunit trên lit, theo công thức sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong đó
F là giá trị huỳnh quang trung bình do phần mẫu thử phát ra
trong 1 phút (8.3), được đo đối chiếu với dung dịch hiệu chuẩn A tại thời điểm
bắt đầu phút thứ hai và ở cuối phút thứ ba;
c là nồng độ Fluoroyellow trong dung dịch hiệu chuẩn B
(4.4.2), tính bằng micromol trên 2 ml dung dịch hiệu chuẩn;
f là hệ số pha loãng (1 x 106) trong trường hợp mẫu tiệt trùng
(8.1.1); trong trường hợp mẫu của sữa nguyên liệu (8.1.2), f = 1 x 108;
trong trường hợp mẫu thử là sữa đã xử lý nhiệt (8.1.2) nhân f = 1 x 106
với hệ số pha loãng f1 của mẫu thử (f=f1 x 106);
V là thể tích của phần mẫu thử (8.3), tính bằng mililit.
Làm tròn số kết quả đến đơn vị số nguyên gần nhất của
miliunit.
10. Độ chính xác
Độ lặp lại và độ tái lập được đưa ra trong 10.1 và 10.2 áp
dụng cho mức hoạt tính phosphataza kiềm khoảng 500 mU/L, nó tương ứng với hoạt
tính phosphataza kiềm của 0,1 % sữa chưa chế biến cho được thêm vào sản phẩm
sữa tiệt trùng.
Những giá trị này được thể hiện ở mức xác suất 95% và được
lấy từ kết quả thử nghiệm của liên phòng thí nghiệm phù hợp với ISO 5725[3].
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử độc lập riêng rẽ
thu được khi sử dụng cùng một phương pháp thử, tiến hành trên cùng một nguyên
liệu thử, thực hiện trong cùng một phòng thí nghiệm, sử dụng cùng loại dụng cụ,
thử trong khoảng thời gian ngắn, không được vượt quá:
- đối với sữa nguyên chất 62
mU/L
- đối với sữa tách hoàn toàn chất béo 55
mU/L
- đối với sữa thêm hương liệu (sôcôla) 79
mU/L.
10.2. Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ
thu được khi áp dụng cùng phương pháp, tiến hành trên cùng mẫu thử, thực hiện ở
2 phòng thí nghiệm khác nhau, do các kỹ thuật viên khác nhau dùng dụng cụ khác
nhau thực hiện không được vượt quá:
- đối với sữa nguyên chất 98
mU/L
- đối với sữa đã tách hoàn toàn chất béo 89
mU/L
- đối với sữa thêm hương liệu (sôcôla) 130
mU/L.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bản báo cáo kết quả phải ghi rõ:
- phương pháp lấy mẫu đã áp dụng, nếu biết;
- phương pháp đã áp dụng;
- kết quả thử thu được; và
- nếu kiểm tra độ lặp lại, ghi kết quả thu được cuối
cùng.
Báo cáo kết quả cũng phải đề cập đến tất cả các chi
tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, cùng với mọi chi tiết bất
thường khác có thể ảnh hưởng tới kết quả.
Báo cáo kết quả cũng bao gồm tất cả các thông tin cần
thiết về việc nhận biết hoàn toàn mẫu thử.
PHỤ LỤC A
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
THƯ
MỤC
[1] Tổ chức Quốc tế về thuật ngữ sinh hóa J. Am. Med.
Assoc., 260, 1988, trang 73
[2] TCVN 6400 : 1998 (ISO 707) Sữa và sản phẩm sữa. Các
phương pháp lấy mẫu
[3] ISO 5725 : 1986 Độ chính xác của các phương pháp thử -
Xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp thử chuẩn do liên phòng thí
nghiệm thực hiện, đã được sử dụng để thu được số liệu chính xác.