HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 150/2015/NQ-HĐND
|
Đà Lạt, ngày 11 tháng 12 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH
LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Thực hiện Nghị định số
210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Sau khi xem xét Tờ trình số
7209/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2015 và Báo cáo Đề án “Chính sách đặc thù khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2020”
của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội
Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể
như sau:
I. Đối tượng, phạm vi, nguyên tắc
hỗ trợ của Đề án
1. Đối tượng áp dụng
a) Các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được nhận ưu
đãi và hỗ trợ là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định
của pháp luật Việt Nam (không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ).
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan trong việc thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ theo quy định tại Đề
án này.
2. Phạm vi: Vùng nông thôn thuộc tỉnh Lâm Đồng là khu vực hành chính không bao gồm
địa bàn của phường thuộc thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.
3. Nguyên tắc: Ưu tiên các dự án đầu tư vào lĩnh vực mới, ứng
dụng công nghệ mới và sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế.
II. Dự án được hỗ trợ và điều kiện hỗ trợ
1. Các dự án do ngân sách Trung ương
hỗ trợ và một phần đối ứng ngân
sách địa phương
a) Lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi:
- Dự án chăn nuôi bò thịt cao sản (bò
lai F1): tối thiểu 200 con/dự án;
- Dự án chăn nuôi bò sữa cao sản: tối
thiểu 500 con/dự án;
- Dự án chăn nuôi heo thường xuyên
tập trung: tối thiểu 1.000 con heo thịt/dự án.
b) Lĩnh vực bảo quản, chế biến nông
sản:
- Dự án nhà máy xử lý sau thu hoạch
rau, củ, quả: công suất tối thiểu 30.000 tấn thành
phẩm/năm/dự án;
- Dự án nhà máy chế biến rau, củ,
quả: công suất tối thiểu 10.000 tấn thành phẩm/năm/dự án;
- Dự án nhà máy chế biến cà chua:
công suất tối thiểu 10.000 tấn nguyên liệu/năm/dự án;
- Dự án nhà máy chế biến sữa: công suất tối thiểu 18.000 tấn thành phẩm/năm/dự án;
- Dự án nhà máy chế biến thức ăn gia
súc: công suất tối thiểu 20.000 tấn thành phẩm/năm/dự án;
- Dự án nhà máy chế biến tinh cà phê:
công suất tối thiểu 200 tấn thành phẩm/năm/dự án;
- Dự án nhà máy chế biến mủ cao su:
công suất tối thiểu 9.000 tấn mủ/năm/dự án.
c) Điều kiện hỗ trợ, mức hỗ trợ:
- Điều kiện hỗ trợ: Các sản phẩm, dự
án được hỗ trợ thuộc các lĩnh vực và đáp ứng các điều kiện quy định tại mục 1 phần II nêu trên; đồng thời đáp ứng các điều kiện quy định trong các Điều 11; Điều 16 của Nghị định số 210/2013/NĐ-CP
ngày 19/12/2013 của Chính phủ.
- Mức hỗ trợ: Áp dụng mức hỗ trợ cao
nhất theo quy định tại các Điều 11; Điều 16 của Nghị định
số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ
2. Các dự án do ngân sách địa
phương hỗ trợ
a) Lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi:
- Cơ sở sản xuất giống cây mắc ca:
quy mô tối thiểu 500.000 cây giống/năm/cơ sở;
- Dự án sản xuất giống rau, hoa: quy mô 20 triệu cây giống thương phẩm hoặc 01 triệu cây
giống invitro/năm/dự án;
- Cơ sở giết mổ tập trung: công suất
tối thiểu 100 con gia súc hoặc 2.000 con gia cầm/ngày đêm/cơ sở.
- Dự án chăn nuôi heo giống thường
xuyên tập trung: tối thiểu 200 con heo giống/dự án.
- Dự án trồng cây dược liệu: từ 50 ha
trở lên.
b) Lĩnh vực bảo quản,
chế biến nông sản:
- Dự án nhà máy xử lý sau thu hoạch
rau, củ, quả: công suất tối thiểu 10.000 tấn/thành phẩm/năm/dự án;
- Dự án nhà máy chế biến rau, củ,
quả: công suất tối thiểu 2.000 tấn thành phẩm/năm/dự án;
- Dự án nhà máy chế biến cà phê nhân
chất lượng cao: công suất tối thiểu 10.000 tấn thành phẩm/năm/dự án;
- Dự án nhà máy chế biến cà chua:
công suất tối thiểu 5.000 tấn nguyên liệu/năm/dự án;
- Dự án nhà máy chế biến thức ăn gia
súc: công suất tối thiểu 10.000 tấn thành phẩm/năm/dự án;
c) Điều kiện hỗ trợ, mức hỗ trợ:
- Nhà đầu tư có dự án đầu tư trồng
cây dược liệu, cơ sở sản xuất giống cây mắc ca; đáp ứng các điều kiện quy định
tại điểm a, mục 2, phần II nêu trên, nằm trong quy hoạch
đã được UBND tỉnh phê duyệt hoặc chấp thuận cho phép đầu tư,
sử dụng tối thiểu 30% lao động tại
địa phương thì được hưởng mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí
đầu tư, với mức hỗ trợ không quá 02 tỷ đồng/dự án.
- Nhà đầu tư có dự án đầu tư sản xuất
giống rau, hoa; đáp ứng các điều kiện
quy định tại điểm a, mục 2, phần II nêu trên, nằm trong quy
hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt hoặc chấp thuận cho phép
đầu tư thì được hưởng mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu
tư, với mức hỗ trợ không quá 02 tỷ đồng/dự
án.
- Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở
giết mổ tập trung, đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, mục 2, phần II
nêu trên, nằm trong quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt hoặc chấp thuận cho phép đầu tư, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch
bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy
định của pháp luật, sử dụng tối thiểu 30% lao động tại địa phương được xem xét,
hỗ trợ không quá 02 tỷ đồng/dự án.
- Nhà đầu tư có
dự án đầu tư bảo quản, chế biến nông sản, đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b, mục 2, phần II nêu trên, bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn
an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định, giá
trị sản phẩm sau chế biến tăng ít nhất 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu,
sử dụng tối thiểu 30% lao động tại
địa phương, sử dụng tối thiểu 60% nguyên liệu tại địa phương, thì được xem xét,
hỗ trợ không quá 50% chi phí đầu tư, với mức hỗ trợ không quá 02 tỷ đồng/dự án
để xây dựng kết cấu hạ tầng (giao
thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị).
III. NGUỒN VỐN: Tổng vốn hỗ trợ trực tiếp giai đoạn 2016 -
2020 là khoảng 165 tỷ đồng, trong đó:
1. Ngân sách Trung ương: 65,4 tỷ đồng;
2. Ngân sách tỉnh: Trong giai đoạn
2016-2020 tỉnh Lâm Đồng bố trí không quá 100 tỷ đồng (bình quân mỗi năm không
quá 20 tỷ đồng), gồm:
- Đối ứng ngân sách hỗ trợ của Trung
ương: 43,6 tỷ đồng;
- Hỗ trợ theo
chính sách của tỉnh: khoảng 56 tỷ đồng.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy
định hiện hành để ban hành Quyết định phê duyệt Đề án và hướng dẫn, tổ chức
triển khai thực hiện.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ủy ban
nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện Nghị quyết; xem
xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện Nghị
quyết theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh
tại kỳ họp gần nhất.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,
các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đồng thời gương
mẫu chấp hành và vận động cán bộ, nhân dân thực hiện Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Lâm Đồng khóa VIII, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày
11 tháng 12 năm 2015 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
thông qua./.
Nơi nhận:
- UBTVQH, VPQH, CP, VPCP, VPCTN;
- Website Chính phủ;
- Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ
NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư
Pháp;
- TTTU, UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII;
- Các sở, Ban,
ngành, đoàn thể tỉnh;
- Lãnh đạo VP Đoàn ĐBQH và HĐND
tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành
phố;
- Đài PT-TH tỉnh; Báo
LĐ “để đưa tin”
- Trang TTĐT của HĐND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh “để
đăng”;
- Lưu VP, hồ sơ kỳ họp,
Ph.CTHĐND.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Xuân Tiến
|