BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 204/BC-BTP
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 7 năm 2017
|
BÁO
CÁO
CÔNG
TÁC TƯ PHÁP 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CÔNG TÁC 6
THÁNG CUỐI NĂM 2017
Sáu tháng đầu năm 2017, trong bối cảnh tình hình
thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo
hộ mậu dịch có chiều hướng gia tăng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước,
sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển
biến và đạt được những kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; các chính
sách an sinh xã hội, chăm lo người có công và các đối tượng chính sách được quan
tâm thực hiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Tuy vậy,
tình hình kinh tế - xã hội trong nước những tháng đầu năm còn nhiều khó khăn, thách
thức. Nông nghiệp, nhất là chăn nuôi gặp nhiều khó khăn; giải ngân các nguồn vốn
đầu tư phát triển chậm so với yêu cầu; trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức
tạp…
Đối với công tác Tư pháp, với sự quan
tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và cấp
Ủy, chính quyền địa phương các cấp, toàn Ngành đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ,
nhất là 09 nhóm nhiệm vụ trọng tâm được nêu tại Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 03/01/2017
của Bộ Tư pháp1 và 10 nhóm nhiệm vụ chủ yếu theo Chương trình hành
động của Ngành Tư pháp2 thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2017 và các chương
trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP của
Chính phủ.
Báo cáo này tập trung đánh giá việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm và các kết quả
nổi bật của công
tác tư pháp trong 6 tháng đầu
năm; xác định
những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân để từ đó đề xuất nhiệm vụ trọng tâm, giải
pháp chủ yếu công
tác 6 tháng cuối
năm 2017.
Phần thứ
nhất
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO,
ĐIỀU HÀNH
Công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ và cơ
quan tư pháp địa phương bám sát với công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh
tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Nhìn chung, các Bộ, ngành, địa phương đã kịp thời hơn trong ban hành,
phê duyệt kế hoạch công tác tư pháp/pháp chế của cơ quan, địa phương.
- Bộ Tư pháp đã chỉ đạo khẩn trương ban
hành các chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, Quốc hội, Chính phủ, qua đó cụ thể hóa các nhiệm vụ thực hiện trước mắt và
lâu dài, gắn với chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp, như: Chương
trình hành động của Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày
08/02/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
trong nội bộ; Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP;
Kế hoạch hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP
của Chính phủ...
- Thực hiện yêu cầu của Chính phủ
về tăng cường hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, phong trào
"khởi nghiệp", toàn ngành Tư pháp đã chú trọng hoàn thiện và tập trung theo
dõi tình hình thi hành các quy định của pháp luật về tạo dựng môi trường thuận lợi
hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc tiếp cận,
khai thác các nguồn lực về vốn, khoa học kỹ thuật, đất đai, lao động.
Bộ Tư pháp đã chỉ đạo quyết liệt
thực hiện 121 nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, qua đó đã
hoàn thành 72 nhiệm vụ, đang tiếp tục thực hiện 49 nhiệm vụ, không
có nhiệm vụ quá hạn. Bộ đã kịp thời trả lời các phản ánh, kiến nghị của cử tri qua
các kỳ họp Quốc hội, của người dân, doanh nghiệp. Bộ, ngành Tư pháp cũng
đã kịp thời hơn trong nắm bắt những bất cập, vướng mắc chuyên môn ở cơ sở để chỉ
đạo, hướng dẫn.
- Thực hiện Chương trình tổng thể của Chính phủ
về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí giai đoạn 2017-2020 (Quyết định số 493/QĐ-BTP ngày 05/4/2017); Chương trình
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 của Bộ Tư pháp (Quyết định số 797/QĐ-BTP
ngày 05/6/2017). Trong đó, đã đề ra các nhiệm vụ nhằm cắt giảm tối đa các khoản
kinh phí hội nghị, hội thảo, các hoạt động phô trương, lãng phí không cần thiết…
Đồng thời, để nâng cao hiệu quả các
hội nghị, hội thảo, các đợt thanh tra, kiểm tra và các chuyến công tác địa phương,
Bộ Tư pháp đã rà soát tổng thể và ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội
thảo, tọa đàm, tập huấn và các đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát của
Bộ Tư pháp năm 2017 (Quyết định số 506/QĐ-BTP ngày 10/4/2017), trong đó, thực
hiện lồng ghép nhiều sự kiện, cắt giảm khoảng 25% số lượng hội nghị, hội thảo
và các chuyến công tác địa phương theo đề xuất ban đầu của các đơn vị.
- Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành về THADS tiếp tục được
đổi mới. Thực
hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
công tác THADS, 63/63 Tỉnh/Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đã ban hành Chỉ thị lãnh đạo công tác THADS trên địa bàn. Bộ Tư pháp chú
trọng chỉ đạo, phối hợp với cấp Ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh công
tác THADS tại các địa bàn trọng điểm và 12 địa phương xếp hạng yếu, kém năm 2016;
tăng cường việc kiểm tra trong công tác THADS; định kỳ hoặc đột xuất họp giao ban
trực tuyến trong Hệ thống THADS để kịp thời nắm bắt khó khăn, hướng dẫn, chỉ đạo
về chuyên môn, nghiệp vụ. Tại địa phương, Cục THADS đã thường xuyên hướng dẫn chuyên
môn
đối với các
Chi cục;
chủ
động tổ chức họp liên ngành với các sở, ban, ngành địa phương hoặc kịp thời báo
cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo THADS tìm hướng giải quyết đối với các vụ việc phức
tạp.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CÁC NHIỆM VỤ CÔNG TÁC
Bộ, ngành Tư pháp đã triển khai đồng bộ,
toàn diện các lĩnh vực công tác, trong đó tập trung vào 09 nhóm nhiệm vụ trọng tâm
được xác định từ đầu năm 2017. Kết quả cụ thể như sau:
1. Bộ Tư pháp đã tiếp tục phối hợp chặt chẽ với
Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định
thay thế Nghị định số 22/2013/NĐ-CP và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần
thiết để triển khai Nghị định sau khi được Chính phủ ban hành. Tại Bộ Tư pháp, hầu
hết các đơn vị đã thực hiện xong việc rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị. Bên cạnh đó, nhằm tạo cơ
sở để kiện toàn cơ quan tư pháp ở địa phương, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với
Bộ Nội vụ trong soạn thảo, thẩm định các nghị định quy định về các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND
cấp tỉnh,
cấp huyện3. Đồng thời, việc từng
bước khắc phục mâu thuẫn về khối lượng công việc và nguồn lực triển khai thực hiện,
nhất là ở các cơ quan tư pháp địa phương cũng được chú trọng qua công tác hoàn thiện
thể chế một số lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành như lĩnh vực bồi thường nhà nước,
trợ giúp pháp lý).
Thực hiện củng cố, kiện toàn tổ chức bộ
máy, cán bộ các cơ quan tư pháp, pháp chế gắn với triển khai Kế hoạch số 1141/BCSĐCP
ngày 11/11/2016 của Ban Cán sự Đảng Chính phủ về việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW
của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, một số Bộ, ngành, địa phương (Bộ Tư pháp, Bộ
Giáo dục và đào tạo, Lạng Sơn, Quảng Bình, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Trà Vinh...) đã ban
hành các chương trình, kế hoạch, chỉ thị để triển khai thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ đươc giao. Bộ Tư pháp cũng đã ban hành và đang tích cực triển khai Kế hoạch
kiểm tra về công tác tổ chức, cán bộ tư pháp ở một số địa phương.
- Các cơ quan, đơn vị trong Ngành đã cơ
bản hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt Bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc
làm, làm cơ sở để tiếp
tục củng
cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ các cơ quan tư pháp, pháp chế từ Trung ương
đến địa phương gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Nghị định số
108/2014/NĐ-CP
về
tinh giản biên chế. Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ được Bộ, ngành Tư pháp
quan tâm, có nhiều kết quả tích cực. Toàn Ngành đã cơ bản hoàn thành việc rà soát,
bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016-2021 và giai đoạn
2021-2026; xây
dựng và đang tích cực thực hiện các đề án, kế hoạch tinh giản biên chế năm 2017
và giai đoạn đến năm 2021 theo đúng yêu cầu.
Đến nay, đội ngũ cán bộ làm công tác tư
pháp, pháp chế ở các địa phương cơ bản giữ được sự ổn định và ngày càng đáp ứng
tốt hơn yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ4. Sáu tháng đầu năm, Bộ
Tư pháp đã bổ
nhiệm 06 lãnh đạo cấp Vụ, bổ nhiệm lại 05 lãnh đạo cấp Vụ; các địa
phương cũng đã quan tâm kiện toàn Lãnh đạo các cơ quan tư pháp.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp,
THADS các cấp được chú trọng. Tại Bộ Tư pháp, đã hoàn thành gần 50%, bảo đảm đúng
tiến độ Kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2017; các lớp đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đúng
đối tượng, gắn với cập nhật kiến thức, các quy định mới cũng như thực tiễn triển
khai công việc ở các địa phương; đã chọn, cử 319 lượt cán bộ, công chức,
viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước; đặc biệt, đã tổ chức thành
công Lớp
bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp lãnh đạo của người đứng đầu đơn
vị thuộc Bộ.
2. Trong công
tác xây dựng pháp luật, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục coi đây là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu. Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, các Bộ, ngành đã
tích cực hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua 13/145 dự án luật, nghị quyết, cho ý kiến đối
với 05/05 dự án khác,
trong đó có nhiều dự án liên quan đến quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh nhằm tạo môi trường
thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, như: Luật hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ, Luật quản lý ngoại thương, Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi),
Nghị
quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Bộ Tư pháp đã phối hợp với các các cơ quan
hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết thi hành
Bộ luật này,
Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi), Luật trợ giúp pháp
lý (sửa đổi), Nghị
quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, điều chỉnh Chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017; xây dựng, trình Chính phủ Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật lý lịch tư pháp, bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Bộ Tư pháp
cũng đã tổ chức rà soát, báo cáo Chính phủ đề xuất cụ thể việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện
các quy định pháp luật và xác định tiến độ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh và quy hoạch6,
chuẩn bị danh mục các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, làm cơ sở cho
việc hoàn thiện pháp luật đối với các lĩnh vực này trong thời gian tới.
Các Bộ, ngành, địa phương từng bước triển
khai có hiệu quả Luật ban hành VBQPPL năm 2015, nhất là những điểm mới gắn với quy
trình xây dựng, chính sách pháp luật; kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn
trong thực hiện Luật tới Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ7.
- Nhằm giải quyết tình trạng nợ đọng văn
bản, Bộ Tư pháp đã tăng cường theo dõi, đôn đốc sát sao tiến độ xây dựng, tổ
chức làm việc với một số Bộ về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi
tiết(8). Sáu tháng đầu năm, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành được 41 văn bản quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh, trong đó có 27/42
văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực. Trong số văn bản nợ ban
hành, không có văn bản nào liên quan đến đầu tư, kinh doanh và không có văn bản
nào được giao cho Bộ Tư pháp xây dựng.
- Thống kê cho thấy, số lượng VBQPPL được
ban hành tăng ở cấp Trung ương và giảm mạnh ở các địa phương, nhất là cấp huyện,
cấp xã, phù hợp với quy định mới của Luật ban hành VBQPPL. Sáu tháng đầu năm, các
Bộ, ngành đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 523 VBQPPL
(tăng 93 văn bản so với cùng kỳ 2016); các địa phương ban hành 1.520 VBQPPL
cấp tỉnh (giảm 28 văn bản so với cùng kỳ 2016), 1.846 VBQPPL cấp huyện (giảm
36,8% so với cùng kỳ 2016) và 14.114 VBQPPL cấp xã (giảm gần 50% so với cùng
kỳ 2016).
Biểu
đồ số 01: So sánh số lượng VBQPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ,
ngành và HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện ban hành 6 tháng đầu năm 2016, 2017
- Trong công tác thẩm định, Bộ Tư
pháp, Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành và các cơ quan tư pháp địa phương đã tiếp tục
thể hiện tốt vai trò "gác cổng" về mặt thể chế cho các Bộ, ngành, địa
phương; chất lượng thẩm định ngày càng được nâng cao, chú trọng vào tính khả thi,
hợp lý của văn bản; các báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp được nhiều đại biểu Quốc
hội đánh giá cao, là cơ sở quan trọng để Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem
xét, thông qua các luật, nghị quyết. Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp đã tổ chức thẩm
định 150 đề nghị xây dựng VBQPPL9. Toàn Ngành đã thẩm định 5.185 dự
thảo VBQPPL, trong đó có 480 dự thảo do Tổ chức Pháp chế các Bộ, cơ quan
ngang Bộ thẩm định và 4.595 dự thảo do các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thẩm
định; riêng Bộ Tư pháp đã thẩm định 110 dự thảo, trong đó đã bảo đảm chất
lượng và đẩy nhanh tiến độ thẩm định chùm nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu
tổ chức của các Bộ, ngành.
- Đối với công tác kiểm tra VBQPPL, các
Bộ, ngành, địa phương đã tiếp nhận kiểm tra theo thẩm quyền 19.770 VBQPPL
(giảm khoảng 23,3% so với cùng kỳ năm 2016); qua kiểm tra, bước đầu phát hiện 371
văn bản có dấu hiệu trái nội dung, thẩm quyền (giảm 08 văn bản so với cùng kỳ năm
2016). Công tác
kiểm tra, xử lý văn bản theo chuyên đề, địa bàn và theo các nguồn thông tin được
một số Bộ, địa phương chú trọng thực hiện10.
Tại Bộ Tư pháp, việc
kiểm tra, nhất là xử lý văn bản, ngày càng được chú trọng. Bộ đã kiểm tra theo
thẩm quyền 1.582 VBQPPL (gồm 197 văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; 1.385
văn bản của địa phương), tăng 139 văn bản so với cùng kỳ 2016; phát hiện và ra
kết luận đối với 39 văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền
(12 văn bản của
Bộ, cơ quan ngang Bộ, 27 văn bản của địa phương)11; hiện nay
có 14 văn bản đã được xử lý, 22 văn bản đã có hướng xử lý. Ngoài ra,
trong 6 tháng đầu năm 2017 còn có 07 văn bản trái pháp luật được Bộ Tư pháp phát
hiện và kết luận trong tháng 12/2016 qua kiểm tra theo chuyên đề nông nghiệp và
phát triển nông thôn đã được xử lý (đạt 100%); 16 văn bản của các Bộ ban hành
sau ngày Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực (01/7/2015) có quy định về điều
kiện kinh doanh không đúng thẩm quyền cũng đã được xử lý (đạt 100%). Qua
đó, đã đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện pháp luật ở các Bộ, ngành và địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ,
ngành hoàn thiện và trình
Chính phủ sớm thông qua Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 13/6/2017 phê duyệt kết quả
pháp điển chủ đề Đất đai và 35 đề mục trong Bộ pháp điển.
- Bộ, ngành
Tư pháp đã tổ chức bài bản việc triển khai và chuẩn bị triển khai các bộ luật, luật
có hiệu lực trong năm 2017, nhất là các bộ luật, luật do Bộ Tư pháp chủ trì xây
dựng (Bộ luật dân sự, Luật đấu giá tài sản). Trong đó, đã tập trung tập huấn chuyên
sâu những nội dung cơ bản của các luật12; tổ chức rà soát, xây dựng
các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để bảo đảm có hiệu lực cùng thời
điểm với các văn bản được quy định chi tiết.
Bên cạnh đó,
các Bộ, ngành, địa phương đã tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, kịp
thời phản ứng chính sách pháp luật, tích cực tham mưu cho Chính phủ, chính quyền
địa phương giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó có những việc tích tụ từ trước đến nay mới phát
sinh, như 12 dự án thua lỗ lớn; tình trạng khai thác cát, sỏi gây xói mòn, sạt lở
bờ sông, tác động xấu đến môi trường; việc thực hiện quy hoạch bán đảo Sơn Trà,
Đà Nẵng...
3. Bộ Tư pháp
đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành và đang tích cực triển khai Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật
(PBGDPL) giai đoạn 2017-2021 (Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017), Quy định
về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ-TTg
ngày 08/5/2017); xây dựng, hoàn thiện Đề án đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021, làm cơ sở để tiếp tục đổi
mới và nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trong thời gian tới.
- Toàn Ngành đã tập trung phổ biến các
VBQPPL liên quan trực tiếp đến hoạt động của người dân, doanh nghiệp và tư vấn,
hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp và những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc
cần định hướng dư luận xã hội. Nhiều địa phương đã chú trọng nghiên cứu, đổi mới
các hình thức PBGDPL (như: Hà Nội tổ chức cuộc thi sân khấu
"Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy", TP.Hồ Chí
Minh với Bộ Sách nói pháp luật dành cho người mù, Hậu Giang tổ chức bước đầu có
hiệu quả Tủ sách pháp luật điện tử, Đồng Tháp với mô hình "Cà phê tư vấn pháp
luật", Bến Tre tổ chức mô hình "Đội hình Luật gia trẻ" tham gia PBGDPL...). Sáu tháng
đầu năm, các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức 689.728 cuộc tuyên truyền (giảm so
với cùng kỳ 201613, nhưng tăng hơn 1,6 lần so với cùng kỳ
năm 2015) cho
gần 45
triệu
lượt người; phát miễn phí hơn 22,6 triệu tài liệu tuyên
truyền, PBGDPL.
- Công tác hòa giải ở cơ sở tiếp tục được quan
tâm thực hiện. Bộ đã có văn bản hướng dẫn các địa phương thủ tục đề nghị toà án
công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước tiếp nhận
90.795 vụ việc hòa giải (giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm 2016), trung bình
tỷ lệ hòa giải thành đạt 75,78% (tăng 2,37% so với cùng kỳ năm 2016). Một
số địa phương có tỷ lệ hòa giải thành cao (như Hà Nam - trên 95%, Sơn La - 88%,
Hậu Giang - 87,2%, Lai Châu - 87%, Long An - 86,02%...).
- Công tác thông tin về các hoạt động của
Bộ, Ngành được chú trọng. Bộ Tư pháp, Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) và các
cơ quan tư pháp địa phương đã chủ động tổ chức hoặc tham gia tích cực các cuộc họp
báo, ban hành thông cáo báo chí và cung cấp thông tin trên các phương tiện thông
tin đại chúng về hoạt động của Ngành, về các vấn đề được dư luận quan tâm hoặc để
kịp thời định hướng dư luận; Bộ Tư pháp từng bước thực hiện tốt việc công khai các
kết quả thẩm định VBQPPL, được dư luận đồng tình cao. Bên cạnh đó, Bộ, ngành
Tư pháp cũng chủ động nắm bắt thông tin qua phản ánh của các cá nhân, tổ chức và
thông tin phản ánh từ báo chí để có hướng giải quyết kịp thời14. Qua đó, một
mặt nâng cao sự minh bạch trong hoạt động, mặt khác, kịp thời tiếp nhận các phản
ánh để tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, THADS.
Nội dung, hình thức các ấn phẩm, tin bài
của Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp Chí Dân chủ - Pháp luật ngày càng được đổi mới,
kịp thời thông tin về các sự kiện chính trị - pháp lý của đất nước, các nhiệm vụ
trọng tâm của Bộ, Ngành. Nhà xuất bản Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt công tác biên
tập nội dung các ấn phẩm.
4. Thể chế trong
lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được hoàn thiện. Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ
ban hành Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật đấu giá tài sản, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 về hòa
giải thương mại; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Hiệp hội công
chứng viên Việt Nam (Quyết định số 132/TTg-CP ngày 02/2/2017); trình Chính phủ dự thảo
Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại...
- Trong công tác luật sư, Bộ Tư pháp đã
tiếp tục phối hợp với Liên đoàn luật sư Việt Nam về việc kiện toàn chức danh lãnh
đạo và Đảng đoàn của Liên đoàn, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp từng bước tăng
cường kỷ luật, kỷ cương đối với hoạt động luật sư. Sáu tháng đầu năm, các luật sư
đã tham
gia 105.963 việc, nộp thuế gần 33,5 tỷ đồng.
- Trong công tác công chứng, Bộ đã tích cực
tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong việc thực hiện chủ
trương chuyển đổi Văn phòng công chứng theo quy định tại Khoản 1, Điều 79 Luật công
chứng; đến nay, cả nước có 772/836 Văn phòng công chứng (chiếm 92,35%) đang
hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Triển khai thực hiện Đề án thành lập
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, đến nay, trên cả nước đã có 37 Hội công
chứng viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập, đi vào
hoạt động. Bộ, ngành Tư pháp đang tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo Đề án và chuẩn
bị các hoạt động tiến tới thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam theo đúng
lộ trình.
Sáu tháng đầu năm, các tổ chức hành nghề công
chứng đã công
chứng được 2.418.274 hợp đồng, giao dịch (tăng hơn 16,6% so với
cùng kỳ năm 2016), đóng góp cho Ngân sách nhà nước hoặc nộp thuế hơn 158
tỷ đồng.
Biểu đồ số
02: Kết quả công chứng 6 tháng đầu năm 2016-2017
- Trong công tác đấu giá tài sản, các tổ chức bán
đấu giá ở các địa phương đã tổ chức đấu giá thành 9.812 cuộc (tăng 218 cuộc
so với cùng kỳ 2016), nộp ngân sách hơn 446 tỷ đồng (tăng hơn 50% so với
cùng kỳ 2016).
- Trong 6 tháng đầu năm 2017, Bộ Tư pháp đã cấp
706 Chứng chỉ hành
nghề luật sư, thu
hồi 36 trường hợp; cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài
cho 15 trường hợp, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước
ngoài cho 06 trường hợp; bổ nhiệm công chứng viên đối với 36 trường
hợp, miễn nhiệm đối với 20 trường hợp; cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá viên
cho 260 trường hợp, thu hồi 02 trường hợp; cấp Chứng chỉ quản tài
viên cho 113 trường hợp; thẩm tra hồ sơ và cấp Giấy phép thành lập cho 02
Trung tâm trọng tài; bổ nhiệm 37 thừa phát lại.
5. Sau
khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia của Việt
Nam về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024 (Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày
23/01/2017), Bộ Tư pháp và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã khẩn trương
xây dựng, triển khai các kế hoạch thực hiện Chương trình, gắn với việc
thi hành Luật hộ tịch; Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ thành
lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động (Quyết định số 786/QĐ-TTg ngày
05/6/2017) và tổ chức Hội nghị công bố Chương trình (tổ chức ngày 16/6/2017). Hiện
nay, các nhiệm vụ theo Chương trình đang được Bộ, ngành Tư pháp thực hiện theo đúng
các lộ trình, kế hoạch.
- Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tư pháp
đã tiếp tục mở rộng triển khai Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch cho
công chức tư pháp hộ tịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Nghệ An, Bình Dương, Lạng
Sơn, Lào Cai và thành phố Hải Phòng. Tính đến nay, có 15 địa phương15
đang sử dụng Phần mềm đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân, 13 địa
phương16 đang sử dụng Hệ thống thông tin đăng ký
và quản lý hộ tịch. Việc sử dụng các Phần mềm, Hệ thống này đã mang lại hiệu quả
tích cực trong quản lý và đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi cho người dân.
- Nhằm giải quyết tốt vấn đề hộ tịch, quốc
tịch cho trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên
lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt đối với những trẻ em chưa được đăng ký khai sinh
và xác định quốc tịch, trên cơ sở báo cáo thống kê của các địa phương, Bộ Tư pháp
đã rà soát, tổng hợp, nhập và thiết lập Cơ sở dữ liệu về con của công dân Việt Nam
với người nước ngoài; hiện tại, Bộ đang phân tích dữ liệu, xây dựng báo cáo, đề
xuất giải pháp thực hiện đăng ký khai sinh, cấp giấy tờ hộ tịch cho đối tượng này17.
Đối với người di cư tự do từ các nước có
chung đường biên giới về nước, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương
liên quan tiếp tục triển khai Đề án thực hiện "Thỏa thuận giữa
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú
trong vùng biên giới hai nước"; Tiểu Đề án "Giải quyết các vấn đề về quốc
tịch, hộ tịch, hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác cho người dân di cư tự do từ
Campuchia về nước".
Biểu đồ số
03: Kết quả khai sinh, khai tử, kết hôn 6 tháng đầu năm 2016-2017
- Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, sáu tháng đầu năm, đã thực hiện đăng ký khai sinh mới cho 947.335
trường hợp (giảm 18.646 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016), đăng ký khai sinh lại
cho 365.574 trường hợp (tăng 45,6%, so với cùng kỳ năm 2016); khai tử cho
281.110 trường hợp (giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2016), đăng ký kết hôn cho
387.729 cặp (giảm hơn 2,5% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó có 9.669
trường hợp có yếu tố nước ngoài (tăng 28,86%). Số liệu trên tiếp tục cho thấy xu
hướng, trong khi số lượng đăng ký khai sinh mới và đăng ký kết hôn giảm, thì đăng
ký khai sinh lại, và đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng cao.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thừa Ủy quyền Thủ tướng
Chính phủ để trình Chủ tịch nước giải quyết 2.815 hồ
sơ quốc tịch (trong đó có 2.781 hồ sơ xin thôi quốc tịch, 29 hồ sơ
xin nhập và 05 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam), tăng 107 hồ sơ so với
cùng kỳ 2016; trả lời 518 trường hợp tra cứu, xác minh quốc tịch
Việt Nam theo đề nghị của các cơ quan.
- Trong công tác chứng thực, trên
toàn quốc đã chứng thực 51.748.813 bản sao (tăng gần 15% so với cùng kỳ năm
2016); thực
hiện được 3.635.215 việc chứng thực hợp đồng,
giao dịch, chữ ký và các văn bản thỏa thuận khác (tăng 4,6%
so với cùng kỳ năm 2016).
6. Công tác THADS
tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí Lãnh đạo Đảng,
Nhà nước. Ngày 17/02/2017, đồng chí Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam,
Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo
các cơ quan thi hành án thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp. Thể chế công
tác THADS tiếp tục được chú trọng hoàn thiện. Bộ Tư pháp đã ban hành thêm 03 Thông
tư18,
đang hoàn thiện để chuẩn bị ban hành 01 Thông tư liên tịch, 01 Thông tư19,
nhằm tiếp tục tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động THADS. Tổng cục THADS
đã
tiếp nhận và giải quyết xong 88 văn bản xin ý kiến hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ
quan THADS (đạt tỷ lệ gần 90%).
- Kết quả THADS 8 tháng
đầu năm 2017 (từ ngày 01/10/2016 đến hết tháng 5/2017):
Về việc: Tổng số việc phải
thi hành là 674.670 việc, số có điều kiện thi hành là 529.774 việc. Trong số có
điều kiện thi hành, số thi hành xong20 là 314.715 việc (tăng 6,31% so với cùng kỳ
năm 2016), đạt tỉ lệ 59,41% (tăng 3,18% so với cùng kỳ
năm 2016).
Một số địa phương đạt kết quả cao về việc như Bắc Kạn (87,52%), Lai
Châu (87,29%), Điện Biên (87,24%), Lào Cai (82,80%), Yên Bái (81,20%).
Về tiền: Tổng số tiền phải
thi hành trên 145.589 tỷ 439
triệu đồng,
số có điều kiện thi hành trên 100.307 tỷ 815
triệu đồng.
Trong số có điều kiện thi hành, số thi hành xong21 trên 21.426 tỷ đồng (tăng 52,14% so với cùng kỳ
năm 2016), đạt tỉ lệ 21,36% (tăng 7,36% so với cùng kỳ
năm 2016).
Một số địa phương đạt kết quả cao về tiền như Hà Tĩnh (55,38%), Điện
Biên (52,69%), Lào Cai (37,73%), Cao Bằng (35,16%), Nam Định (35,15%)
Biểu đồ số 04:
Kết quả thi hành án dân sự 8 tháng năm 2016, 2017
- Bộ Tư pháp và các địa
phương tiếp tục tập trung giải quyết các vụ việc thi hành án trọng điểm, các vụ
việc thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng, các vụ việc khiếu nại tố cáo
phức tạp. Qua rà soát, hiện còn 30 vụ việc trọng điểm và 92 vụ việc khiếu
nại, tố cáo phức tạp, kéo dài đang được tích cực chỉ đạo giải quyết.
- Việc phối hợp trong công tác THADS tiếp
tục được tăng cường. Các Quy chế phối hợp với các bộ, ngành liên
quan như Tòa án, Kiểm sát, Nội chính, Công an, Ngân hàng, Bảo hiểm xã hội21
được triển khai hiệu quả tại các địa phương, góp phần kịp thời tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc phát sinh, giúp các cơ quan THADS thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ được giao.
- Hệ thống THADS đã mở rộng triển khai cơ chế
"một cửa" và Phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và
báo cáo thống kê THADS và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động THADS.
Bộ Tư pháp cũng đang nghiên cứu triển khai ứng dụng thiết bị truyền hình trực tuyến
đa phương tiện đến cấp huyện nhằm tăng cường sự chỉ đạo thống nhất, kịp thời trong
công tác chỉ đạo THADS.
7. Thực hiện nhiệm vụ nghiên
cứu đề xuất việc điều chỉnh các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong Đề án xây dựng Trường
Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, Bộ Tư pháp
đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đánh giá tình hình triển khai thực hiện và nghiên
cứu để đề xuất điều chỉnh các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong Đề án, bảo đảm tính
khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế.
Bộ Tư pháp cũng đã chỉ đạo Trường Đại học Luật
Hà Nội, Học viện Tư pháp xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nghề nghiệp,
chương trình đào tạo đại học, sau đại học theo định hướng ứng dụng gắn với nhu cầu
xã hội như Chương trình đào tạo luật sư thương mại quốc tế; Chương trình
đào tạo văn bằng 2 cử nhân luật cho những người làm công tác pháp chế chưa có trình
độ đại học luật.
Trường Đại học Luật Hà Nội tích cực triển khai các nhiệm vụ để xây dựng Cơ sở 2
ở Bắc Ninh, thành lập Phân hiệu tại Đắk Lắk, phối hợp tổ chức thành công kỳ thi
THPT quốc gia tại tỉnh Thanh Hóa; Học viện Tư pháp đã tuyển sinh được 2.210 học
viên. Công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh, từng
bước tiếp nhận công nghệ giáo dục hiện đại trong việc đào tạo luật; Bộ cũng đã chú
trọng hoàn thiện Dự án Hỗ trợ Học viện Tư pháp Lào từ nguồn ODA của Chính phủ Việt Nam.
8. Bộ Tư pháp tiếp tục thực
hiện tốt nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong
hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận, cam
kết quốc tế. Sáu tháng đầu năm, Bộ đã thẩm định 48 điều ước quốc tế (tương
đương với cùng kỳ năm 2016); góp ý 134 điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc
tế, bảo đảm chất lượng, tiến độ. Bộ Tư pháp đã tiếp nhận, chuyển giao và trả kết
quả 2.376 yêu cầu Ủy thác tư pháp; đàm phán và cấp 14 ý kiến pháp
lý cho các hiệp định vay nước ngoài. Bên cạnh đó, Bộ đang tích cực đàm phán Hiệp
định tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và Cộng hòa Xlô-va-kia; rà soát để
đề xuất sửa đổi Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào; tham gia có trách nhiệm vào việc đàm phán các hiệp định thương
mại tự do song phương và đa phương quan trọng như: Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - EU, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản...
- Trong giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc
tế, Bộ Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ "đại diện pháp lý" cho
Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công
thương và các địa phương liên quan giải quyết 03 vụ tranh chấp nhà đầu tư nước ngoài
kiện Chính phủ, trong đó, đã giành thắng lợi trong 02 vụ và được Hội đồng trọng
tài tuyên bố chấm dứt vụ kiện (Saigon Metropolitan và Recofi), đang tiếp tục tiến
hành theo quy trình tố tụng 01 vụ khác (vụ TVB2); ngoài ra, Bộ cũng đang phối hợp
nghiên cứu hồ sơ để giúp Chính phủ giải quyết đối với 03 vụ nhà đầu tư đã gửi Thông
báo ý định khởi kiện.
- Hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật trên
cả ba bình diện toàn cầu, khu vực và song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực
chất và hiệu quả hơn,
nhất là trong việc thực hiện các Thỏa thuận hợp tác về pháp luật và tư pháp
đã ký kết hoặc tham gia. Sáu tháng đầu năm, Bộ Tư pháp đã xây dựng, đàm phán và
ký kết 15 Thỏa thuận hợp tác, chương trình, kế hoạch hợp tác và thực hiện những nội dung
đã thống nhất tại 20 bản Thỏa thuận hợp tác đã ký với các đối tác song phương.
Bộ đã tổ chức 02 Đoàn ra cấp Lãnh
đạo Bộ (giảm 04 đoàn so với cùng kỳ 2016), 03 đoàn cấp Lãnh đạo Vụ và phối
hợp chọn cử 50 lượt cán bộ, công chức đi công tác nước ngoài để tham gia
các hội nghị, hội thảo quốc tế, các đoàn đàm phán, trong đó có nhiều công chức trẻ,
bảo đảm đúng định hướng về tạo điều kiện, cơ hội cho đội ngũ công chức trẻ tiếp cận các
kiến thức, kinh nghiệm nước ngoài.
9. Thực hiện Nghị quyết số
36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Bộ Tư pháp đã hoàn
thành việc
chạy thử, rà soát lại lần cuối toàn bộ các chức năng,
chuyển đổi dữ liệu đăng ký giao dịch bảo đảm từ hệ thống đăng ký trực tuyến cũ sang
hệ thống mới và triển khai vận hành chính thức dịch vụ công trực tuyến mức
độ 4 từ ngày 10/7/2017 - Đây là dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đầu tiên do Bộ
Tư pháp cung cấp. Bộ cũng đang hoàn thiện cơ sở pháp lý (Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật lý lịch tư pháp) cho việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp đáp ứng mức
độ 4 dịch vụ công trực tuyến.
Toàn ngành Tư pháp đã tiếp tục đẩy nhanh
việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và giải
quyết các công việc của người dân, doanh nghiệp. Nhiều Sở Tư pháp (nhất là ở các
tỉnh, thành phố phía Nam) tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý văn
bản trực tuyến, giúp giảm thời gian, chi phí xử lý công việc. Cùng với đó, nhờ ứng
dụng chữ ký số, chế độ thông tin, báo cáo điện tử ngày càng phổ biến, tiến tới thực
hiện "báo cáo không giấy" trong thời gian tới. Tại Bộ Tư pháp, đã triển
khai thí điểm có kết quả tốt việc thực hiện chữ ký số tại Văn phòng, Cục Công
nghệ thông tin và mở rộng áp dụng (từ tháng 8/2017) ở một số đơn vị trong phê duyệt,
phát hành một số văn bản nội bộ.
10. Một số kết quả công
tác khác
- Trong quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo báo
cáo của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 6 tháng đầu
năm 201722, có 3.940.660 vụ vi phạm hành chính
bị phát hiện (tăng khoảng 17.7% so với cùng kỳ năm 2016), đã xử phạt 3.725.483 vụ việc với 3.904.682
đối tượng
(trong đó có 388.986 đối tượng là tổ chức và 3.515.696 đối tượng là
cá nhân). Có 20.646 đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính (giảm
khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2016).
- Về công tác nuôi con nuôi, trong 6 tháng đầu
năm, các
cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết 1.246 trường hợp nuôi con nuôi trong
nước (tăng 220 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016); 226 trường hợp nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài (giảm 31 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016).
- Các Sở Tư pháp đã cấp được 203.338
phiếu LLTP23, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016 - tăng
gần 31%; Bộ Tư pháp cấp 234 phiếu LLTP của người nước ngoài đã từng cư
trú tại Việt Nam. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP đạt nhiều kết quả tích cực.
Riêng tại Bộ Tư pháp, đã tiếp nhận, kiểm tra, phân loại được được 107.572
thông tin; cập nhật 34.824 bản LLTP; tra cứu, xác minh thông tin án tích
cho 37.154 hồ sơ, tăng rất nhiều
(75%) so với 6 tháng đầu năm 2016.
- Các Trung tâm ĐKGDBĐ đã giải quyết
386.090 đơn yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và văn
bản thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông (tăng tới 24,2% so với cùng
kỳ năm 2016), trong đó, tỷ lệ đăng ký trực tuyến đạt trên 50%; các địa phương đã
giải quyết 1.375.448 đơn ĐKGDBĐ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất, cung cấp thông tin về ĐKGDBĐ về bất động sản (bao gồm tàu bay, tàu biển),
tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2016.
- Trong công tác bồi thường nhà nước, các cơ quan có
trách nhiệm bồi thường trên cả nước đã thụ lý, giải quyết 92 vụ việc (trong đó có 34
vụ việc thụ lý mới, tăng 17 vụ so với cùng kỳ năm 2016), đã giải quyết xong 30/92 vụ việc, đạt tỉ
lệ 32,6%
(tăng 10,9% so với cùng
kỳ năm 2016). Số tiền Nhà nước
phải bồi thường trong các quyết định giải quyết bồi thường, bản án, quyết định về
giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là trên 22,4 tỷ đồng, còn 62 vụ
việc đang tiếp tục giải quyết. Bộ Tài chính đã tiếp nhận và thực hiện cấp phát kinh
phí chi trả tiền bồi thường đối với 16 hồ sơ với tổng số tiền cấp phát là trên 7,8 tỷ đồng.
- Tiếp tục triển khai Đề án đổi mới
công tác trợ giúp pháp lý (TGPL), công tác TGPL ngày càng đi vào chiều sâu, các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã trung hơn vào thực hiện vụ việc tham
gia tố tụng; thực hiện rà soát, tổ chức lại các Chi nhánh,
Câu lạc bộ TGPL. Đến nay, 09 Trung tâm rà soát giải
thể toàn bộ Chi nhánh24; có 648 Câu lạc bộ TGPL đã giải thể hoặc
sáp nhập với các Câu lạc bộ khác ở địa phương. Sáu tháng đầu năm, các Trung tâm TGPL đã
thực hiện 32.158 vụ việc TGPL cho 35.285 lượt người, trong đó số vụ
việc tham gia tố tụng ở nhiều địa phương tăng mạnh so với cùng kỳ 2016 (như An Giang tăng 410%; Đồng
Tháp tăng 200%; Yên Bái tăng 236%; Thanh Hóa tăng 207%; Quảng Nam tăng 240%; Ninh
Thuận tăng 190%; Cần Thơ tăng 170%…).
- Bộ Tư pháp triển khai 20 đề tài, đề án
khoa học cấp Bộ (trong đó có 10 đề tài, đề án được giao mới trong năm 2017) và nhiều
đề tài khoa học cấp cơ sở khác. Công tác nghiên cứu khoa học ở các cơ sở đào tạo
của Bộ tiếp tục được chú trọng, bảo đảm gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo. Đặc
biệt, nhân
dịp kỷ niệm 520 năm ngày mất của vua Lê Thánh Tông, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp Quốc gia:
"Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông
- Những giá trị lịch sử và đương đại".
- Công tác thống kê trong Ngành ngày càng được
thực hiện nhanh chóng, giảm thiểu sai sót; ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác thống kê có hiệu quả hơn. Bộ Tư pháp đã chú trọng kiểm tra và phối hợp với chính quyền các địa phương (TP.Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Sơn La, Thái Nguyên, Cần
Thơ) để đôn đốc, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong
công tác quản lý đầu tư của Bộ; hoàn
thành phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020
của Bộ.
- Toàn Ngành đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, nhất là công
tác thanh tra trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hộ tịch, chứng thực ngày càng được
Bộ và các tỉnh, thành phố chú trọng hơn, kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm.
Bộ
Tư pháp đã triển khai 28 cuộc thanh tra, kiểm tra, xác minh giải quyết khiếu
nại, tố cáo (tăng 09 cuộc so với cùng kỳ 2016), qua đó đã phát hiện, kiến nghị thu
hồi về ngân sách nhà nước gần 106 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành
chính 50 triệu đồng.
Công tác tiếp công dân được thực hiện đúng quy
định, Lãnh đạo Bộ và các đơn vị đã tiếp 210 lượt công dân, tăng gần 1,5 lần
so với cùng kỳ 2016, trong đó có 130 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết của Bộ.
- Công tác cải cách hành chính của Bộ,
Ngành đạt nhiều kết quả tích cực. Bộ và các tỉnh, thành phố tiếp tục duy trì thực
hiện tốt việc kiểm soát thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng, soạn thảo VBQPPL.
Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của Bộ Tư pháp tăng 03 bậc, xếp thứ 6/19
Bộ, ngành được đánh giá.
- Công tác thi đua được phát động và triển
khai bám sát với các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành. So với những năm trước, Bộ Tư
pháp đã sớm ban hành các Bảng tiêu chí chấm điểm thi đua, xếp hạng, tạo thuận lợi
cho các Sở Tư pháp, Cục THADS trong triển khai công tác thi đua, khen thưởng, gắn
với công tác chuyên môn nghiệp vụ.
III. MỘT SỐ HẠN CHẾ
VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Một số hạn chế
- Một số nhiệm vụ liên quan đến kiện toàn tổ chức,
cán bộ, tinh giản biên chế vẫn chỉ đang trong quá trình chuẩn bị. Chậm triển khai
thực hiện Kế
hoạch số 1141-KH/BCSĐCP ngày 11/11/2016 của Ban cán sự đảng Chính phủ
thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị
quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 202025.
- Một số Bộ, ngành địa phương vẫn còn lúng túng
trong thực hiện các quy định mới của Luật ban hành VBQPPL 2015. Số lượng văn bản
"nợ đọng" quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã có
hiệu lực còn khá nhiều, nhất là các Bộ, cơ quan ngang Bộ (sáu tháng đầu năm, các
Bộ, cơ quan ngang Bộ còn nợ ban hành hoặc trình ban hành 02 nghị định26, 13 thông tư),
khó bảo đảm mục tiêu chấm dứt tình trạng nợ đọng từ năm 2017.
- Một số địa phương vẫn chưa chuyển đổi
xong Văn phòng công chứng từ một thành viên sang hai thành viên hợp danh trở lên
theo quy định, việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng còn nhiều
vướng mắc; vi phạm trong hoạt động công chứng còn nhiều, nhất là tại địa bàn thành
phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tại một số địa phương, quản lý nhà nước về luật
sư có hiện tượng buông lỏng, sự phối kết hợp để giám sát luật sư, tổ chức hành nghề
luật sư giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời phát hiện
sai sót trong hoạt động của luật sư. Triển khai Thừa phát lại vẫn còn vướng mắc,
nhất là trong việc thống nhất quan điểm của các cơ quan Trung ương.
- Chưa có giải pháp đột phá giải quyết
vấn đề hộ tịch, quốc tịch cho trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước
ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, người di cư tự do từ các nước có chung
đường biên giới về nước. Tình trạng lạm dụng bản sao chứng thực vẫn còn; có tình
trạng vi phạm trong thực hiện công chứng, chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký người
dịch và thu phí chứng thực ở một số địa phương.
- Trong công tác THADS, số việc và tiền có điều
kiện nhưng chưa thi hành xong chuyển sang kỳ sau vẫn còn rất lớn (359.955 việc, tương ứng
với số tiền trên 124.162 tỷ đồng), tăng tới 48,46% về việc và 38,04% về tiền so
với cùng kỳ năm 2016. Một số địa phương có kết quả thi hành án đạt thấp so với bình
quân chung toàn quốc27. Thông tin phản ánh về
các tiêu cực trong công tác THADS còn nhiều.
- Việc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong
Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán
bộ về pháp luật và Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các
chức danh tư pháp chưa có kết quả cụ thể.
- Việc cung cấp dịch vụ công mức độ 4 trong lĩnh
vực đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP của
Chính phủ về Chính phủ điện tử chưa bảo đảm yêu cầu về tiến độ28.
2. Nguyên nhân
- Thể chế một số lĩnh vực đang trong quá trình
sửa đổi, hoàn thiện để giải quyết các vướng mắc, bất cập và làm cơ sở triển khai
các nhiệm vụ mới, như: Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy và sửa đổi các quy chế nội
bộ còn phải chờ Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 22/2013/NĐ-CP;
cơ sở pháp lý để cung cấp dịch vụ công mức độ 4 trong cấp phiếu LLTP (chờ sửa đổi
Luật LLTP)...
- Một số đơn vị thuộc Bộ chưa chủ động
trong công tác, chất lượng tham mưu còn hạn chế, chậm triển khai công việc, kể cả
các nhiệm vụ trọng tâm; một số đơn vị vẫn còn chậm, hạn chế về chất lượng trong
trả lời kiến nghị, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ quan tư pháp
địa phương.
- Một số Bộ, ngành, địa phương tuy
đã quan tâm hơn, nhưng vẫn còn chưa tương xứng với yêu cầu đối với công tác tư pháp,
pháp chế, nhất là trong xây dựng pháp luật, TDTHPL, bố trí, sắp xếp cán bộ làm công
tác tư pháp, pháp chế và điều kiện bảo đảm cho các công tác này; chưa phát huy hết
vai trò tham mưu của một số Tổ chức pháp chế trong công tác soạn thảo, thẩm định
VBQPPL và khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản.
- Trong công tác THADS, số việc và tiền
thụ lý ngày càng nhiều và tiếp tục tăng so với năm trước (tăng 35.923 việc và trên
24.600 tỷ đồng); các vụ án liên quan đến tín dụng, ngân
hàng có giá trị phải thi hành rất lớn (chiếm gần 56% tổng số tiền phải thi
hành của toàn quốc), trong khi việc kê biên, phong tỏa tài sản, truy tìm
tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử chưa được quan tâm kịp
thời, gây nên áp lực công việc lớn và khó khăn trong quá trình THADS.
- Hạn chế trong phối hợp giữa các Bộ, ngành
với nhau, giữa Trung ương và địa phương tiếp tục là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất
lượng, tiến độ công việc, nhất là trong xây dựng, góp ý văn bản; công tác theo dõi
thi hành pháp luật; quản lý luật sư, công chứng...
- Công tác kiểm tra, thanh tra chưa được
một số Sở Tư pháp chú trọng thực hiện, không kịp thời phát hiện sai sót.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Ngay từ đầu năm 2017, Bộ, ngành Tư pháp đã khẩn
trương xác định các nhiệm vụ công tác để triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng
điểm. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, luôn bám sát Chương trình, Kế hoạch công
tác, các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhiệm vụ chính trị
của từng địa phương. Công tác chỉ đạo điều hành có nhiều đổi mới, kịp thời xây dựng
kế hoạch, chương trình và tổ chức triển khai công việc theo hướng ngày càng đi vào
chiều sâu, sát với điều kiện thực tế. Toàn Ngành được thực hiện bảo đảm chất lượng,
tiến độ các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra từ đầu năm (đã hoàn
thành 37/40 nhiệm vụ có thời hạn 6 tháng đầu năm, đạt 92,5%) và
hoàn thành bảo đảm chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ phát sinh thêm, nhất là các
nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Một số mặt công tác có kết quả
nổi bật như: Công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế được Bộ Tư pháp và
các Bộ, ngành, địa phương coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và chỉ đạo sát sao,
việc hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành đạt nhiều
kết quả tích cực; việc triển khai thi hành pháp luật, nhất là cá luật có hiệu lực
từ đầu năm và có hiệu lực từ ngày 01/7/2017, được thực hiện bài bản hơn; kết quả
THADS tăng khá cao cả về việc và về tiền; công tác đăng ký và thống kê hộ tịch đi
vào nề nếp, kịp thời giải quyết yêu cầu của người dân và ngày càng được hiện đại
hóa; các địa phương đã giải quyết được số lượng lớn yêu cầu cấp phiếu LLTP của người
dân và cơ bản khắc phục tình trạng chậm cấp phiếu; kết quả hoạt động công chứng,
đấu giá tài sản tăng cao so với cùng kỳ 2016; công tác cải cách hành chính được quan
tâm, Chỉ số xếp hạng về cải cách hành chính của Bộ được cải thiện.
Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác tư pháp
6 tháng đầu năm 2017 vẫn còn một số hạn chế như đã nêu trên, cần có các giải pháp
khắc phục ngay để bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2017.
Phần thứ
hai
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CÔNG TÁC
TƯ PHÁP 6 THÁNG CUỐI NĂM 2017
Trên cơ sở sơ kết những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong
thực hiện công tác tư pháp 6 tháng đầu năm; bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ tại Hội nghị Chính phủ với địa phương 6 tháng đầu năm 2017 và các văn bản chỉ đạo
về bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận
lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp29,
Bộ, ngành Tư pháp xác định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp
công tác tư pháp 6 tháng cuối năm 2017 như sau:
I. NHIỆM
VỤ TRỌNG TÂM
Toàn Ngành tiếp tục thực hiện tốt 09 nhóm
nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định từ đầu năm và tập trung nguồn lực thực hiện
các nhóm nhiệm vụ sau:
1. Tập trung kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các đơn vị thuộc
Bộ và cơ quan tư pháp các cấp sau khi Nghị định thay thế Nghị định số 22/2013/NĐ-CP,
Nghị định
số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP được Chính
phủ ban hành.
2. Bảo đảm tiến
độ và chất lượng các dự án trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và các dự án thuộc Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018. Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp các cơ quan
chuẩn bị kỹ hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch tư pháp và các Báo cáo
trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.
3. Chuẩn bị và tổ chức triển khai
thi hành các luật, nghị quyết mới. Trong đó, chú trọng đến các luật thuộc lĩnh vực
quản lý nhà nước hoặc có tác động lớn đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Bộ, ngành Tư pháp: Luật Đấu giá tài sản, Luật tiếp cận thông tin,
Luật sửa đổi, bổ sung BLHS 2015, Luật trách nhiệm
bồi thường của nhà nước (sửa đổi), Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi), Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu
của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt quan tâm đến công
tác tập huấn chuyên sâu nội dung cơ bản của các luật; rà soát, sửa đổi các VBQPPL
liên quan, nhất là các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm có
hiệu lực cùng thời điểm với các luật.
4. Tập trung các nguồn lực để hoàn thành và hoàn thành vượt
mức các chỉ tiêu THADS. Giải quyết dứt điểm các vụ việc trọng
điểm, phức tạp, kéo dài, đặc biệt đối với các vụ án tham nhũng nhằm thu hồi tài
sản nhà nước, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng có giá trị lớn. Siết
chặt kỷ cương, kỷ luật trong Hệ thống. Triển khai việc thực hiện
thí điểm trên toàn quốc đối với phần mềm Quản lý quá trình thụ lý, tổ
chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự trong Hệ thống thi hành
án dân sự.
5. Nghiên
cứu, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực luật sư, công chứng, đề
xuất hướng hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực này. Chuẩn bị các điều kiện cần
thiết để tổ chức thực hiện tốt Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Tập trung thanh tra, kiểm tra hoạt động trong lĩnh vực bổ
trợ tư pháp, hộ tịch, chứng thực.
6. Hoàn thành việc xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án đổi mới, tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn
2017 - 2021 và tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình phổ biến, giáo dục pháp
luật giai đoạn 2017-2021. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật bảo đảm
thiết thực, hiệu quả. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và tổ chức thành công Diễn
đàn Pháp luật và kinh doanh, trong đó chú trọng đến hoạt động của người dân, doanh
nghiệp và tư vấn, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm.
7. Chủ động
triển khai các giải pháp, định hướng để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng
đào tạo của các cơ sở đào tạo thuộc Bộ, nhất là các trường trung cấp luật; tập trung
hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017, tăng cường công tác quản trị các cơ sở
đào tạo thuộc Bộ. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên
sâu cho cán bộ tư pháp, pháp chế về kỹ năng soạn thảo, thẩm định đề nghị xây dựng
VBQPPL và dự thảo VBQPPL, về công tác hộ tịch.
8.
Tổ chức thành công Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới
Việt Nam - Campuchia lần thứ 1 và các hoạt động hướng tới kỷ niệm 35 năm thiết lập
quan hệ tư pháp giữa Việt Nam - Lào. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ "đại diện
pháp lý" cho Chính phủ trong các vụ tranh chấp nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính
phủ. Xây dựng Kế hoạch đối ngoại năm 2018 phục vụ hiệu
quả nhiệm vụ chính trị của Bộ, Ngành.
9. Thực
hiện tốt Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
năm 2017 của Bộ Tư pháp. Tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch đầu tư công
trung hạn và các hạng mục đầu tư đã phế duyệt năm 2017, đồng thời rà soát để đề
xuất điểu chỉnh, bổ sung các hạng mục đầu tư nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng,
tiết kiệm ngân sách nhà nước, tránh thất thoát, lãng phí.
II. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Căn cứ các chỉ tiêu nhiệm
vụ theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để tiếp tục cụ thể hóa và tổ
chức thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ. Trong đó, ưu tiên thực hiện những nhiệm
vụ thể chế hóa các nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư, thứ năm, khóa XII
của Ban Chấp hành Trung ương; các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 theo Nghị quyết số 23/2016/QH14 của
Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP, Nghị quyết số
35/NQ-CP của Chính phủ.
2. Tiếp tục đổi mới phương
thức chỉ đạo điều hành; chú trọng khâu tổ chức thực hiện, nói đi đôi với làm. Gắn
việc chỉ đạo triển khai với việc phát huy hiệu quả các công cụ quản lý kiểm tra;
thanh tra, nhất là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ
trợ tư pháp; xử lý vi phạm; thi đua, khen thưởng, bảo đảm linh hoạt, kịp thời. Đề
cao trách nhiệm người đứng đầu, đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ
quan tư pháp, THADS các cấp.
3. Áp dụng đồng bộ các giải
pháp để tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, năng lực thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động trong toàn Ngành. Thực hiện đánh giá cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm
phản ánh đúng năng lực, kết quả công tác. Quan tâm giải quyết chế độ, chính sách
cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, tạo động lực hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2017.
4. Tăng cường công tác phối
hợp giữa Bộ với các cơ quan và cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành
công tác tư pháp từ Trung ương đến địa phương; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc báo
cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất
cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
5. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc chuyên
môn, nghiệp vụ; tăng cường sử dụng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện trong
tổ chức các cuộc họp, nâng cao hiệu quả
các cuộc họp, tiếp tục giảm số lượng cuộc họp; mở rộng áp dụng chữ ký
số trong trao đổi, xử lý các văn bản nội bộ./.
Nơi nhận:
-
Ban Bí thư (để báo cáo);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó TTgTTCP Trương Hòa Bình (để báo cáo);
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn Phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, STP, Cục THADS các
tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện);
- Lưu: VT, VP(PTH).
|
BỘ TRƯỞNG
Lê Thành Long
|