Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 1557/BTTTT-THH 2017 ứng dụng công nghệ thông tin Bộ Chính phủ tỉnh 2016

Số hiệu: 1557/BTTTT-THH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Nguyễn Thành Hưng
Ngày ban hành: 09/05/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1557/BTTTT-THH
V/v công bố Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2017

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khảo sát, đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước năm 2016. Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành “Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016”. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá này.

Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng gửi Quý Cơ quan Báo cáo (toàn văn báo cáo tải về từ Cổng Thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông: www.mic.gov.vn hoặc Cục Tin học hóa: www.aita.gov.vn).

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Quý Cơ quan nghiên cứu “Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016” và có giải pháp đẩy mạnh ng dụng công nghệ thông tin trong phạm vi quản lý của mình, góp phần thực hiện thành công Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

Trân trng cảm ơn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ tr
ưởng;
- Cơ quan chuyên trách CNTT các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, THH (198b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thành Hưng

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG NĂM 2016 

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU

I. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO

1.1. Mục đích

1.2. Đối tượng, hạng mục và phương pháp đánh giá

II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ

2.1. Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

2.2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

2.3. Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

2.4. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

2.5. Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin (bao gồm cả các quy định về an toàn thông tin) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

2.6. Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

3.1. Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ

3.2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ

3.3. Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) của các cơ quan thuộc Chính phủ

3.4. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan thuộc Chính phủ

3.5. Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan thuộc Chính phủ

3.6. Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

4.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

4.3. Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

4.4. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

4.5. Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

4.6. Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

V. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ

Danh sách bảng số liệu

Bảng 2.1. Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bảng 2.2. Tổng hợp tỉ lệ trung bình việc triển khai sử dụng đối với một số ứng dụng cơ bản

Bảng 2.3. Chỉ số Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bảng 2.4. Chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2016

Bảng 2.5. Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2016

Bảng 2.6. Thứ hạng theo số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được cung cấp tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2016

Bảng 2.7. Thứ hạng theo số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến (hồ sơ trực tuyến) mức độ 3, mức độ 4 tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2016 (*)

Bảng 2.8. Chỉ số Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bảng 2.9. Chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bảng 3.1. Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ

Bảng 3.2. Chỉ số Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các cơ quan thuộc Chính phủ

Bảng 3.3. Chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) của các cơ quan thuộc Chính phủ

Bảng 3.4. Số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 3 trong năm 2016 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Bảng 3.5. Chỉ số Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan thuộc Chính phủ

Bảng 3.6. Chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ

Bảng 4.1. Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bảng 4.2. Tổng hợp tỉ lệ trung bình việc triển khai sử dụng đối với một số ứng dụng cơ bản của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016

Bảng 4.3. Chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bảng 4.4. Chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bảng 4.5. Tổng thể số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cung cấp năm 2016

Bảng 4.6. Số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 năm 2016

Bảng 4.7. Thứ hạng theo số lượng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, mức độ 4 được cung cấp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016

Bảng 4.8. Thứ hạng theo số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến (hồ sơ trực tuyến) mức độ 3, mức độ 4 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016 (*)

Bảng 4.9. Chỉ số Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bảng 4.10. Số liệu tổng hợp nguồn nhân lực CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016

Bảng 4.11. Chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

GIỚI THIỆU

Thực hiện nhiệm vụ được giao về việc kiểm tra, tổng hợp việc thực hiện và xây dựng báo cáo hàng năm gửi Thủ tướng Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020), Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016.

Kết quả đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin năm 2016 được xây dựng trên cơ sở số liệu báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động năm 2016 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ Thông tin và Truyền thông xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã tích cực phối hợp trong việc cung cấp thông tin, xác nhận số liệu trong quá trình đánh giá và mong nhận được nhiều ý kiến góp ý để Báo cáo đánh giá ngày càng hoàn thiện phục vụ tốt công tác quản lý, hoạch định chính sách và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng thành công Chính phủ điện tử tại Việt Nam.

I. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO

1.1. Mục đích

Báo cáo nhằm đánh giá hiện trạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó thể hiện kết quả triển khai các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phát triển Chính phủ điện tử, đặc biệt là Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ) và Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ điện tử (Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ).

Kết quả đánh giá giúp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết được hiện trạng mức độ ứng dụng của cơ quan mình và so sánh với các cơ quan khác, đặc biệt là giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Từ đó giúp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần đẩy mạnh hiệu quả công tác cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

1.2. Đối tượng, hạng mục và phương pháp đánh giá

Năm 2016, công tác khảo sát, đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của cơ quan nhà nước được thực hiện đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mức độ triển khai ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước được đánh giá trên 6 nhóm tiêu chí là: (1) Hạ tầng kỹ thuật CNTT; (2) Triển khai Ứng dụng CNTT; (3) Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử); (4) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (5) Cơ chế chính sách và quy định thúc đẩy ứng dụng CNTT và (6) Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT.

Mức độ ứng dụng CNTT được đánh giá trên cơ sở số liệu tổng hợp như sau:

(1) Số liệu tổng hợp từ Báo cáo tình hình ứng dụng CNTT năm 2016 của các đơn vị và quá trình xác nhận số liệu được thực hiện đến tháng 4 năm 2017.

(2) Đối với hạng mục Trang/Cổng thông tin điện tử và Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, dựa trên số liệu báo cáo của các đơn vị gửi theo quy định của Thông tư số 06/2013/TT-BTTTT, số liệu được kiểm tra, đối chiếu thêm trên trang/cổng thông tin điện tử (Website/Portal) của cơ quan nhà nước. Công tác kiểm tra, đánh giá thực tế Website/Portal và dịch vụ công trực tuyến được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02 đến tháng 03 năm 2017, cụ thể như sau:

- Đối với việc cung cấp thông tin, công tác kiểm tra được thực hiện trên Website/Portal chính thức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Đối với dịch vụ công trực tuyến, công tác kiểm tra được thực hiện trên tất cả các Website/Portal chính thức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Website/Portal của các cơ quan thuộc, trực thuộc (tổng cục, cục, sở, ban, ngành, quận, huyện). Việc kiểm tra dịch vụ công trực tuyến chỉ đánh giá tình trạng hoạt động của dịch vụ (hệ thống có hoạt động, hoạt động ổn định không), mức độ của dịch vụ - dịch vụ đạt mức độ 3, mức độ 4, cơ bản được xác định theo mức độ mà các cơ quan đã tự đánh giá, báo cáo.

Kết quả đánh giá được công bố theo từng hạng mục cho 03 khối cơ quan là khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ, khối các cơ quan thuộc Chính phủ và khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cách đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin năm 2016 thực hiện theo Phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước năm 2016 được ban hành theo Quyết định số 62/QĐ-BTTTT ngày 19/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong đó nội dung đánh giá chính theo từng hạng mục như sau: (i) Hạ tầng kỹ thuật CNTT: đánh giá một số tiêu chí cơ bản để phục vụ cho việc sử dụng CNTT của các cán bộ trong cơ quan. (ii) Triển khai Ứng dụng CNTT: đánh giá về việc triển khai ứng dụng cơ bản để phục vụ công tác quản lý, điều hành và công việc hàng ngày của cơ quan (ứng dụng nội bộ). (iii) Trang/Cổng thông tin điện tử: bao gồm các tiêu chí về thông tin, chức năng hỗ trợ khai thác thông tin theo quy định của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về việc cung cấp thông tin. (iv) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến: việc đánh giá tập trung vào số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến của dịch vụ. (v) Cơ chế chính sách và quy định thúc đẩy ứng dụng CNTT: tập trung đánh giá việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT, các quy định về việc sử dụng ứng dụng CNTT, các quy định về an toàn thông tin. (vi) Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT: đánh giá một số tiêu chí cơ bản về sử dụng máy tính của cán bộ, nguồn lực cán bộ chuyên trách CNTT và công tác đào tạo về CNTT cho cán bộ.

II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ

Trong khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ có 22 cơ quan, tuy nhiên vì đặc thù thông tin và nhiệm vụ nên không tổng hợp, đánh giá đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ.

2.1. Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

- Tỉ lệ cán bộ công chức, viên chức được trang bị máy tính đạt 90,95%, tuy nhiên, tỉ lệ cán bộ công chức, viên chức cần có máy tính để làm việc đều được trang bị đầy đủ (gần như đạt 100%).

- Tỉ lệ máy tính có kết nối Internet đạt 90,98% (có nhiều máy tính không được kết nối Internet để bảo đảm an toàn thông tin).

- Số Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Bộ) có mạng diện rộng (WAN) là 17/19 (89,47%), trong đó 84,33% cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ đã được kết nối vào mạng WAN.

- Xếp hạng chỉ số Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được thể hiện tại Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Thứ hạng

Bộ, cơ quan ngang Bộ

Chỉ số năm 2016

1

Bộ Công Thương

1,000

1

Bộ Giáo dục và Đào tạo

1,000

1

Bộ Giao thông vận tải

1,000

1

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1,000

1

Bộ Khoa học và Công nghệ

1,000

1

Bộ Lao động, Thương binh và Xã Hội

1,000

1

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1,000

1

Bộ Ngoại giao

1,000

1

Bộ Tài chính

1,000

1

Bộ Tư pháp

1,000

1

Bộ Thông tin và Truyền thông

1,000

1

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1,000

1

Bộ Xây dựng

1,000

1

Bộ Y tế

1,000

1

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1,000

16

Bộ Nội vụ

0,999

17

Thanh tra Chính phủ

0,950

18

Bộ Tài nguyên và Môi trường

0,898

19

Ủy ban Dân tộc

0,875

2.2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

- Các ứng dụng cơ bản (quản lý nhân sự, kế toán/tiền lương, tài sản...) đã được hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ sử dụng tại các đơn vị thuộc, trực thuộc.

- Ứng dụng quản lý văn bản và điều hành được sử dụng rộng rãi để quản lý văn bản đi đến. 100% các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã triển khai sử dụng.

- Ứng dụng Chữ ký số trong việc gửi/nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan ngày càng được chú trọng, quan tâm. Có 18/19 Bộ, cơ quan ngang Bộ (trừ Bộ Ngoại giao) đã triển khai sử dụng với quy mô khác nhau.

- Tỉ lệ trung bình việc triển khai sử dụng đối với một số ứng dụng cơ bản và kết quả xếp hạng chỉ số Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được thể hiện tại Bảng 2.2 và Bảng 2.3.

Bảng 2.2. Tổng hợp tỉ lệ trung bình việc triển khai sử dụng đối với một số ứng dụng cơ bản

TT

Ứng dụng

Triển khai, sử dụng

2016

Ghi chú

1

Quản lý văn bản và điều hành

Tỉ lệ Bộ, cơ quan ngang Bộ đã triển khai

100%

 

Tỉ lệ đơn vị thuộc, trực thuộc được triển khai

100%

 

Tỉ lệ đơn vị được triển khai thường xuyên sử dụng

100%

 

2

Ứng dụng Chữ ký số trong gửi nhận văn bản điện tử

Tỉ lệ Bộ, cơ quan ngang Bộ đã triển khai

94,73%

18/19

Tỉ lệ đơn vị thuộc, trực thuộc được trang bị

75,33%

Tính trong 18 Bộ, cơ quan ngang Bộ đã sử dụng

Tỉ lệ đơn vị được triển khai thường xuyên sử dụng

83,41%

3

Thư điện tử chính thức của cơ quan nhà nước

Tỉ lệ Bộ, cơ quan ngang Bộ đã triển khai

100%

 

Tỉ lệ cán bộ được trang bị

99,89%

 

Tỉ lệ cán bộ được trang bị thường xuyên sử dụng

97,84%

 

Bảng 2.3. Chỉ số Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Thứ hạng

Bộ, cơ quan ngang Bộ

Chỉ số năm 2016

1

Bộ Giao thông vận tải

0,849

2

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

0,814

3

Bộ Tư pháp

0,813

4

Bộ Thông tin và Truyền thông

0,789

5

Bộ Tài nguyên và Môi trường

0,784

6

Bộ Tài chính

0,727

7

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

0,703

8

Bộ Xây dựng

0,601

9

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

0,584

10

Bộ Nội vụ

0,548

11

Bộ Khoa học và Công nghệ

0,539

12

Ủy ban Dân tộc

0,531

13

Bộ Y tế

0,523

14

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

0,515

15

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

0,512

16

Bộ Công Thương

0,503

17

Thanh tra Chính phủ

0,419

18

Bộ Giáo dục và Đào tạo

0,396

19

Bộ Ngoại giao

0,364

2.3. Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

- Việc cung cấp thông tin lên Trang/Cổng thông tin điện tử (Website/Portal) được các Bộ, cơ quan ngang Bộ rất chú ý, số lượng tin bài ngày càng tăng, đặc biệt các văn bản quy phạm pháp luật mới được cập nhật đầy đủ, thường xuyên, kịp thời thể hiện cam kết minh bạch thông tin ngày càng lớn. Đặc biệt, bên cạnh việc cung cấp thông tin qua Cổng thông tin điện tử, Bộ Y tế còn cung cấp thông tin qua mạng xã hội thông qua trang "Fan page" của Bộ trưởng Bộ Y tế trên mạng xã hội Face Book (https://www.facebook.com/botruongboyte.vn/?fref=ts).

- Điểm hạn chế trong cung cấp thông tin là việc cung cấp không đầy đủ các thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, số liệu thống kê và kết quả nghiên cứu khoa học. Đa số thông tin về số liệu thống kê chỉ ở dạng thông tin tổng hợp trong từng báo cáo tổng hợp về kinh tế, xã hội hay các báo cáo quản lý chuyên ngành.

- Xếp hạng chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được thể hiện tại Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2016

Thứ hạng

Bộ, cơ quan ngang Bộ

Địa chỉ Website/Portal

Chỉ số

1

Bộ Y tế

www.moh.gov.vn

0,960

2

Bộ Thông tin và Truyền thông

www.mic.gov.vn

0,949

3

Bộ Tư pháp

www.moj.gov.vn

0,944

4

Bộ Tài nguyên và Môi trường

www.monre.gov.vn

0,940

5

Bộ Tài chính

www.mof.gov.vn

0,926

6

Bộ Khoa học và Công nghệ

www.most.gov.vn

0,923

7

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

www.mpi.gov.vn

0,911

8

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

www.bvhttdl.gov.vn

0,911

9

Bộ Nội vụ

www.moha.gov.vn

0,836

10

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

www.sbv.gov.vn

0,821

11

Bộ Giáo dục và Đào tạo

www.moet.gov.vn

0,787

12

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

www.molisa.gov.vn

0,770

13

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

www.agroviet.gov.vn

0,767

14

Bộ Giao thông vận tải

www.mt.gov.vn

0,749

15

Bộ Xây dựng

www.moc.gov.vn

0,726

16

Ủy ban Dân tộc

www.cema.gov.vn

0,708

17

Bộ Công Thương

www.moit.gov.vn

0,664

18

Thanh tra Chính phủ

www.thanhtra.gov.vn

0,564

19

Bộ Ngoại giao

www.mofa.gov.vn

0,446

2.4. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

- Số Bộ, cơ quan ngang Bộ đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4: 17/19 (những cơ quan chưa cung cấp là: Thanh tra Chính phủ (do đặc thù nên chưa thực hiện), Ủy ban Dân tộc).

- Số Bộ, cơ quan ngang Bộ đã tổng hợp, đưa các đường link đến dịch vụ công trực tuyến của các đơn vị vào 1 trang Web trên Trang/Cổng thông tin điện tử của Bộ: 16/19 (Bộ có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 chưa liên kết là: Bộ Ngoại giao).

- Số Bộ, cơ quan ngang Bộ có ít nhất một đơn vị thuộc, trực thuộc đã cung cấp chức năng Đăng nhập một lần (Single Sign On) để sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của đơn vị là: 10/19 (các Bộ đã có là: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ).

- Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đã mang lại nhiều lợi ích và sự tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nhiều Bộ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt đến hàng triệu hồ sơ như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao. Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến tương ứng là 45,6% và 92,8%.

- Số liệu tổng hợp về số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, xếp hạng theo số lượng dịch vụ và số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được thể hiện tại các Bảng 2.5, 2.6, 2.7.

Bảng 2.5. Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2016

TT

Hạng mục

Số lượng dịch vụ

Số lượng dịch vụ có hồ sơ trực tuyến

1

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

550

251

2

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

278

258

Bảng 2.6. Xếp hạng theo số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được cung cấp tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2016

Thứ hạng

Bộ, cơ quan ngang Bộ

Mức độ 3

Mức độ 4

Tổng cộng

1

Bộ Tài chính

56

158

214

2

Bộ Giao thông vận tải

116

39

155

3

Bộ Khoa học và Công nghệ

145

2

147

4

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

68

0

68

5

Bộ Công Thương

55

12

67

6

Bộ Y tế

5

29

34

7

Bộ Thông tin và Truyền thông

12

17

29

8

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

21

5

26

9

Bộ Ngoại giao

19

0

19

10

Bộ Tư pháp

16

0

16

11

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

7

6

13

12

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

8

10

12

Bộ Giáo dục và Đào tạo

9

1

10

14

Bộ Nội vụ

7

0

7

15

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

4

1

5

16

Bộ Tài nguyên và Môi trường

4

0

4

17

Bộ Xây dựng

4

0

4

19

Thanh tra Chính phủ (do đặc thù nên chưa thực hiện); Ủy ban Dân tộc

0

0

0

 

Tổng cộng

550

278

828

Bảng 2.7. Xếp hạng theo số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến (hồ sơ trực tuyến) mức độ 3, mức độ 4 tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2016 (*)

Thứ hạng

Bộ, cơ quan ngang Bộ

Số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 3

Số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 4

Tổng số hồ sơ trực tuyến

1

Bộ Tài chính

04 dịch vụ có số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến trong năm là 80.216.

76 dịch vụ có số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến trong năm là 21.383.410.

21.463.626

2

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

21 dịch vụ có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến được xử lý trong năm là 100%

5 dịch vụ có số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến trong năm là 5.023.656.

5.023.656

3

Bộ Ngoại giao

- 02 dịch vụ có tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến 98%; số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến là: 1.637.000 ;

- 09 dịch vụ có tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến là 50%; số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến là: 45.000.

 

1.682.000

4

Bộ Công Thương

04 dịch vụ có số hồ sơ được giải quyết trong năm là: 617.491, với số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 617.184

09 dịch vụ có số hồ sơ được giải quyết trong năm là:19.705, với số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 10.518.

627.702

5

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

05 dịch vụ có số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến trong năm là 158.400.

06 dịch vụ có số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến trong năm khoảng 295.415

453.815

6

Bộ Thông tin và Truyền thông

09 dịch vụ có tổng số hồ sơ được xử lý trong năm là 5.485, trong đó số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 4.244

17 dịch vụ có tổng số hồ sơ được xử lý trong năm là 355.208, trong đó số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 353.410

357.654

7

Bộ Tư pháp

- 07 dịch vụ có tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến trong năm là 100%, với số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến là: 258.531;

- 03 dịch vụ có tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến trong năm là 40%, với số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến là: 420.

 

258.951

8

Bộ Y tế

03 dịch vụ có số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến trong năm là 559.

21 dịch vụ có số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến trong năm là 38.203

38.762

9

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

- 01 dịch vụ có số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến trong năm là 8.015/37.159.

- 03 dịch vụ, báo cáo của Bộ nêu rõ "Triển khai từ cuối năm 2016, chưa phát sinh hồ sơ".

01 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 75/200

8.090

10

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

02 dịch vụ, số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 1.344, tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến trung bình trong năm là 56,50%

02 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 91, tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến trung bình trong năm là 75%.

1.435

11

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

04 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 59.

 

59

12

Bộ Giao thông vận tải

65 dịch vụ có tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến trung bình trong năm là 92.36%.

20 dịch vụ có tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến trung bình trong năm là 95.75%.

Không có số lượng cụ thể

13

Bộ Nội vụ

07 dịch vụ, tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến trung bình trong năm là 100%

 

Không có số lượng cụ thể

14

Bộ Khoa học và Công nghệ

02 dịch vụ có tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 34,4%

02 dịch vụ có tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 36,0%

Không có số lượng cụ thể

17

Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng

Không có thông tin hoặc số liệu cụ thể

(*) Số liệu thống kê theo báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

2.5. Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin (bao gồm cả các quy định về an toàn thông tin) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Trong năm 2016, việc xây dựng cơ chế chính sách cho ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ khá tốt. Hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 (Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải chưa ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020). Cơ chế chính sách cho việc bảo đảm an toàn thông tin đã được các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành ngày càng đầy đủ. Xếp hạng chỉ số Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được thể hiện tại Bảng 2.8.

Bảng 2.8. Chỉ số Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Thứ hạng

Bộ, cơ quan ngang Bộ

Chỉ số năm 2016

1

Bộ Tài chính

1,000

1

Bộ Thông tin và Truyền thông

1,000

1

Bộ Y tế

1,000

1

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1,000

5

Bộ Tư pháp

0,929

6

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

0,871

7

Bộ Xây dựng

0,857

8

Bộ Giáo dục và Đào tạo

0,829

8

Bộ Nội vụ

0,829

10

Bộ Tài nguyên và Môi trường

0,786

11

Bộ Ngoại giao

0,771

11

Ủy ban Dân tộc

0,771

13

Bộ Giao thông vận tải

0,736

14

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

0,714

15

Bộ Công Thương

0,657

16

Thanh tra Chính phủ

0,643

17

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

0,571

18

Bộ Khoa học và Công nghệ

0,500

18

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

0,500

2.6. Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

- Trình độ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ tương đối cao, 89,32% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trình độ từ đại học trở lên.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã quan tâm đến việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về ứng dụng công nghệ thông tin cho các cán bộ.

- Xếp hạng chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được thể hiện tại Bảng 2.9.

Bảng 2.9. Chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Thứ hạng

Bộ, cơ quan ngang Bộ

Chỉ số năm 2016

1

Bộ Giáo dục và Đào tạo

1,000

1

Bộ Giao thông vận tải

1,000

1

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1,000

1

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

1,000

1

Bộ Nội vụ

1,000

1

Bộ Tài chính

1,000

1

Bộ Tài nguyên và Môi trường

1,000

1

Bộ Tư pháp

1,000

1

Bộ Thông tin và Truyền thông

1,000

1

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1,000

1

Bộ Xây dựng

1,000

1

Bộ Y tế

1,000

1

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1,000

14

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

0,950

14

Ủy ban Dân tộc

0,950

16

Bộ Khoa học và Công nghệ

0,900

16

Bộ Ngoại giao

0,900

18

Bộ Công Thương

0,850

19

Thanh tra Chính phủ

0,800

III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

Do mỗi cơ quan thuộc Chính phủ có đặc thù chuyên môn riêng nên mức độ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của từng cơ quan là khác nhau, nhưng về tổng thể, các cơ quan đều đã chú ý triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng công việc, công tác quản lý, điều hành cũng như để phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn.

3.1. Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ

Xếp hạng chỉ số Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ được thể hiện tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ

Thứ hạng

Cơ quan thuộc Chính phủ

Chỉ số năm 2016

1

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

0,997

2

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

0,973

3

Thông tấn xã Việt Nam

0,956

4

Đài Truyền hình Việt Nam

0,907

5

Đài Tiếng nói Việt Nam

0,792

6

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

0,779

7

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

0,703

8

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

0,543

3.2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ

Xếp hạng chỉ số Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các cơ quan thuộc Chính phủ được thể hiện tại Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Chỉ số Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các cơ quan thuộc Chính phủ

Thứ hạng

Cơ quan thuộc Chính phủ

Chỉ số năm 2016

1

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

0,603

2

Đài Truyền hình Việt Nam

0,512

3

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

0,430

4

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

0,385

5

Thông tấn xã Việt Nam

0,366

6

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

0,360

7

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

0,326

8

Đài Tiếng nói Việt Nam

0,257

3.3. Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) của các cơ quan thuộc Chính phủ

Xếp hạng chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử của các cơ quan thuộc Chính phủ được thể hiện tại Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) của các cơ quan thuộc Chính phủ

Thứ hạng

Cơ quan thuộc Chính phủ

Địa chỉ Website/Portal

Chỉ số năm 2016

1

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

www.vast.gov.vn

0,469

2

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

www.baohiemxahoi.gov.vn

0,442

3

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

www.vass.gov.vn

0,352

4

Thông tấn xã Việt Nam

www.vnanet.vn

0,324

5

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

www.npa.org.vn

0,313

6

Đài Truyền hình Việt Nam

www.vtv.vn

0,311

7

Đài Tiếng nói Việt Nam

www.vov.vn

0,184

8

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

www.bqllang.gov.vn

0,157

3.4. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan thuộc Chính phủ

Trong khối các cơ quan thuộc Chính phủ, chỉ có Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan có cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Kết quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong năm 2016 như sau:

- Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: 14 dịch vụ (địa chỉ trang Web cung cấp dịch vụ: https://gddt.baohiemxahoi.gov.vn/)

- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan khai thác hiệu quả cao các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đã cung cấp, số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến trong năm 2016 rất cao, cụ thể tại Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 3 trong năm 2016 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

TT

Tên dịch vụ công

Số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến trong năm 2016

1

Đơn vị tham gia lần đầu, Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN (cấp sổ BHXH, thẻ BHYT)

18.576.437

2

Đơn vị tham gia lần đầu, Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN (chỉ có cấp thẻ BHYT)

279.522

3

Đơn vị tham gia lần đầu, Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN (báo giảm)

513.115

4

Đơn vị tham gia lần đầu, Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN (điều chỉnh mức đóng)

965.650

5

Truy thu BHXH, BHYT, BHTN

648.345

6

Cấp thẻ BHYT của người chỉ tham gia BHYT (Đại lý thu quản lý)

4.033.753

7

Cấp thẻ BHYT của người chỉ tham gia BHYT (Xã/phường/thị trấn quản lý)

2.021.543

8

Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện

24.963

9

Cấp lại sổ BHXH (do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ)

17.702

10

Cấp lại sổ BHXH (do điều chỉnh nội dung ghi trên sổ)

6.305

11

Cấp lại sổ BHXH (do thay đổi thông tin cá nhân)

13.700

12

Cấp lại, đổi thẻ BHYT do mất, rách, hỏng

51.225

13

Cấp lại thẻ BHYT do thay đổi thông tin in trên thẻ

79.899

14

Cấp thẻ BHYT do hết hạn

1.370.907

3.5. Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan thuộc Chính phủ

Xếp hạng chỉ số Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan thuộc Chính phủ được thể hiện tại Bảng 3.5.

Bảng 3.5. Chỉ số Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ

Thứ hạng

Cơ quan thuộc Chính phủ

Chỉ số năm 2016

1

Thông tấn xã Việt Nam

0,857

2

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

0,843

3

Đài Truyền hình Việt Nam

0,743

4

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

0,514

5

Đài Tiếng nói Việt Nam

0,400

5

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

0,400

5

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

0,400

8

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

0,157

3.6. Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ

Xếp hạng chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan thuộc Chính phủ được thể hiện tại Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ

Thứ hạng

Cơ quan thuộc Chính phủ

Chỉ số năm 2016

1

Đài Tiếng nói Việt Nam

0,860

1

Thông tấn xã Việt Nam

0,860

3

Đài Truyền hình Việt Nam

0,846

4

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

0,820

5

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

0,800

5

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

0,800

7

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

0,790

8

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

0,660

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

4.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Về cơ bản, Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã đáp ứng được yêu cầu cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc của tỉnh, thành phố và của các cán bộ.

- Tỉ lệ cán bộ, công chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được trang bị máy tính tại các cơ quan chuyên môn (Sở, ban, ngành) đạt 97,14%; tại các quận, huyện đạt 90,87%.

- Hiện tại có 49/63 (77,8%) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng mạng diện rộng (WAN). Tỉ lệ các cơ quan được kết nối vào mạng WAN đối với các cơ quan chuyên môn là 75,87%, đối với các quận, huyện là 75,25%.

- Xếp hạng chỉ số Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thể hiện tại Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ hạng

Tỉnh, thành phố

Chỉ số năm 2016

1

An Giang

1,000

1

Bắc Ninh

1,000

1

Bình Dương

1,000

1

Hải Dương

1,000

1

Hậu Giang

1,000

1

Lâm Đồng

1,000

1

Quảng Ninh

1,000

1

Quảng Ngãi

1,000

1

TP. Đà Nẵng

1,000

1

TP. Hà Nội

1,000

1

TP. Hồ Chí Minh

1,000

1

Thừa Thiên - Huế

1,000

1

Trà Vinh

1,000

14

Khánh Hòa

0,998

14

Thanh Hóa

0,998

14

Nghệ An

0,998

17

Hà Tĩnh

0,997

17

Vĩnh Phúc

0,997

19

Kiên Giang

0,996

20

Quảng Nam

0,993

21

Lào Cai

0,992

21

Ninh Bình

0,992

23

Bình Định

0,991

23

TP. Hải Phòng

0,991

25

Bà Rịa - Vũng Tàu

0,988

26

Hà Nam

0,987

26

Tiền Giang

0,987

28

Cà Mau

0,982

29

Phú Thọ

0,971

30

TP. Cần Thơ

0,970

31

Gia Lai

0,969

32

Thái Bình

0,964

33

Hưng Yên

0,955

34

Đồng Nai

0,951

35

Đắk Lắk

0,946

35

Lạng Sơn

0,946

37

Thái Nguyên

0,942

38

Hòa Bình

0,941

39

Bình Phước

0,940

40

Bắc Kạn

0,939

41

Quảng Bình

0,934

42

Đồng Tháp

0,932

43

Vĩnh Long

0,930

44

Ninh Thuận

0,929

45

Long An

0,928

46

Bình Thuận

0,926

46

Sóc Trăng

0,926

48

Đắk Nông

0,924

49

Tây Ninh

0,922

50

Tuyên Quang

0,917

51

Yên Bái

0,885

52

Bắc Giang

0,884

53

Phú Yên

0,880

54

Điện Biên

0,870

55

Hà Giang

0,851

56

Nam Định

0,836

57

Cao Bằng

0,832

58

Bạc Liêu

0,796

59

Kon Tum

0,789

60

Quảng Trị

0,779

61

Bến Tre

0,736

62

Sơn La

0,689

63

Lai Châu

0,686

4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giúp nâng cao hiệu quả quản lý, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách trong triển khai giữa các tỉnh, thành phố lớn và các tỉnh, thành phố còn khó khăn.

- Ứng dụng quản lý văn bản và điều hành được các tỉnh, thành phố triển khai sử dụng phổ biến tại các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

- Ứng dụng thư điện tử: Mặc dù tỉ lệ sử dụng thư điện tử trong công việc cao, tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều cán bộ đang sử dụng song song hộp thư chính thức của cơ quan và hộp thư riêng trên các hệ thống thư miễn phí (như Gmail, Yahoo mail, ...) trong công việc, điều này có thể ảnh hưởng đến việc bảo đảm an toàn thông tin.

- Ứng dụng Chữ ký số trong việc gửi/nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan ngày càng được chú trọng, quan tâm. Có 53/63 (84,13%) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai sử dụng ở các quy mô khác nhau. Một số tỉnh, thành phố đã triển khai đến cả cấp xã, phường là Đà Nẵng, Cần Thơ.

- Tỉ lệ trung bình việc triển khai sử dụng đối với một số ứng dụng cơ bản và kết quả xếp hạng chỉ số Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thể hiện tại Bảng 4.2 và Bảng 4.3.

Bảng 4.2. Tổng hợp tỉ lệ trung bình việc triển khai sử dụng đối với một số ứng dụng cơ bản của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016

TT

Ứng dụng

Triển khai, sử dụng

Tỉ lệ

Ghi chú

1

Quản lý văn bản và điều hành

Tỉ lệ tỉnh, thành phố đã triển khai

100%

 

Tỉ lệ cơ quan chuyên được trang bị

- Khối cơ quan chuyên môn (Sở, ban, ngành)

- Khối quận, huyện

 

99,40%


98,45%

 

Tỉ lệ đơn vị thường xuyên sử dụng (trong số các đơn vị được triển khai)

- Khối cơ quan chuyên môn

- Khối quận, huyện

 


99,25%

98,17%

 

2

Ứng dụng Chữ ký số trong gửi nhận văn bản điện tử

Tỉ lệ tỉnh, thành phố đã triển khai ít nhất ở một cơ quan trong tỉnh

84,13%

53/63 tỉnh

Tỉ lệ đơn vị được trang bị

- Khối cơ quan chuyên môn

- Khối quận, huyện

 

74,66%

79,18%

Chỉ tính trong số 53 tỉnh báo cáo đã triển khai

Tỉ lệ đơn vị thường xuyên sử dụng (trong số các đơn vị được triển khai)

- Khối cơ quan chuyên môn

- Khối quận, huyện

 


61,39%

61,32%

3

Thư điện tử

Tỉ lệ tỉnh, thành phố đã triển khai

100%

 

Tỉ lệ cán bộ được trang bị

- Khối cơ quan chuyên môn

- Khối quận, huyện

 

97,96%

98,03%

 

Tỉ lệ cán bộ thường xuyên sử dụng (trong số các cán bộ được triển khai)

- Khối cơ quan chuyên môn

- Khối quận, huyện

 


97,81%

97,89%

 

Bảng 4.3. Chỉ số Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ hạng

Tỉnh, thành phố

Chỉ số năm 2016

1

TP. Đà Nẵng

0,906

2

TP. Hồ Chí Minh

0,879

3

TP. Hà Nội

0,872

4

Lào Cai

0,834

5

Quảng Ninh

0,823

6

Đồng Tháp

0,817

7

Lâm Đồng

0,802

8

An Giang

0,801

9

Hưng Yên

0,793

10

Hà Tĩnh

0,791

10

Hà Giang

0,791

12

Nghệ An

0,787

13

Thanh Hóa

0,779

14

Bình Thuận

0,767

15

Quảng Nam

0,760

16

Tiền Giang

0,759

17

Khánh Hòa

0,744

18

Thừa Thiên - Huế

0,742

19

Cà Mau

0,738

20

Ninh Bình

0,737

21

Gia Lai

0,733

22

Đồng Nai

0,729

23

Lạng Sơn

0,724

23

Hà Nam

0,724

25

Bắc Ninh

0,721

26

Quảng Trị

0,716

27

Tây Ninh

0,714

28

TP. Cần Thơ

0,713

29

Bình Dương

0,710

30

Vĩnh Phúc

0,695

31

Hòa Bình

0,691

32

Bắc Giang

0,688

33

Long An

0,686

34

Phú Thọ

0,682

35

Hậu Giang

0,675

36

Nam Định

0,671

37

Trà Vinh

0,667

38

Bình Định

0,654

39

Bình Phước

0,652

40

Kiên Giang

0,648

41

Đắk Nông

0,646

42

Tuyên Quang

0,645

43

TP. Hải Phòng

0,638

44

Thái Bình

0,636

45

Bà Rịa - Vũng Tàu

0,626

46

Thái Nguyên

0,611

47

Quảng Bình

0,607

48

Đắk Lắk

0,602

49

Ninh Thuận

0,590

50

Vĩnh Long

0,582

51

Quảng Ngãi

0,570

52

Bến Tre

0,566

53

Phú Yên

0,550

53

Cao Bằng

0,550

55

Sóc Trăng

0,548

56

Điện Biên

0,539

57

Yên Bái

0,520

58

Hải Dương

0,496

59

Bạc Liêu

0,495

60

Bắc Kạn

0,490

61

Kon Tum

0,474

62

Sơn La

0,462

63

Lai Châu

0,408

4.3. Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Hiện nay, Trang/Cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cung cấp ngày càng đầy đủ thông tin, số liệu về mọi hoạt động của tỉnh, thành phố và cập nhật thường xuyên. Điều này giúp người dân và doanh nghiệp biết ngay được các hoạt động, chủ trương, chính sách mới của các cơ quan nhà nước ở cả Trung ương và địa phương, qua đó người dân thấy hoạt động của chính quyền tỉnh ngày càng minh bạch hơn.

- Tuy nhiên, vẫn còn điểm hạn chế trong cung cấp thông tin là việc cung cấp không đầy đủ các thông tin về dự án, hạng mục đầu tư; số liệu thống kê (đa số thông tin về số liệu thống kê chỉ ở dạng thông tin tổng hợp trong từng báo cáo tổng hợp về kinh tế, xã hội hay các báo cáo quản lý chuyên ngành). Một điểm hạn chế nữa là thông tin tiếng nước ngoài của nhiều tỉnh, thành phố còn ít và chưa được cập nhật thường xuyên, trừ một số tỉnh, thành phố có hạng mục thông tin tiếng nước ngoài tốt như Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc,...

- Xếp hạng chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thể hiện tại Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ hạng

Tỉnh, thành phố

Địa chỉ Website/Portal

Chỉ số năm 2016

1

TP. Đà Nẵng

danang.gov.vn

0,942

2

TP. Hà Nội

hanoi.gov.vn

0,927

3

TP. Hồ Chí Minh

hochiminhcity.gov.vn

0,875

4

An Giang

angiang.gov.vn

0,869

5

Vĩnh Phúc

vinhphuc.gov.vn

0,864

6

Lâm Đồng

lamdong.gov.vn

0,863

7

Bình Định

binhdinh.gov.vn

0,851

8

Tiền Giang

tiengiang.gov.vn

0,838

9

Hà Giang

hagiang.gov.vn

0,819

10

Lào Cai

laocai.gov.vn

0,808

11

Thừa Thiên - Huế

thuathienhue.gov.vn

0,799

12

Bắc Giang

backan.gov.vn

0,788

12

Hưng Yên

hungyen.gov.vn

0,788

12

Thái Nguyên

thainguyen.gov.vn

0,788

15

Quảng Bình

quangbinh.gov.vn

0,781

16

Hà Tĩnh

hatinh.gov.vn

0,778

17

Thái Bình

thaibinh.gov.vn

0,772

18

Hà Nam

hanam.gov.vn

0,770

19

Nghệ An

nghean.gov.vn

0,764

20

Bắc Ninh

bacninh.gov.vn

0,756

21

Đồng Nai

dongnai.gov.vn

0,754

22

Bà Rịa - Vũng Tàu

www.baria-vungtau.gov.vn

0,751

23

Khánh Hòa

khanhhoa.gov.vn

0,745

24

Bình Thuận

binhthuan.gov.vn

0,727

25

Yên Bái

yenbai.gov.vn

0,725

26

Cà Mau

camau.gov.vn

0,718

27

TP. Cần Thơ

cantho.gov.vn

0,715

28

Thanh Hóa

thanhhoa.gov.vn

0,714

29

Gia Lai

gialai.gov.vn

0,711

30

TP. Hải Phòng

haiphong.gov.vn

0,710

31

Kiên Giang

kiengiang.gov.vn

0,703

32

Tuyên Quang

tuyenquang.gov.vn

0,702

33

Bình Phước

binhphuoc.gov.vn

0,692

34

Trà Vinh

travinh.gov.vn

0,688

35

Hải Dương

haiduong.gov.vn

0,686

36

Kon Tum

kontum.gov.vn

0,680

37

Quảng Ninh

quangninh.gov.vn

0,669

38

Phú Thọ

phutho.gov.vn

0,665

39

Bắc Kạn

bacgiang.gov.vn

0,664

40

Đồng Tháp

dongthap.gov.vn

0,659

41

Ninh Bình

ninhbinh.gov.vn

0,653

42

Bạc Liêu

baclieu.gov.vn

0,650

43

Ninh Thuận

ninhthuan.gov.vn

0,640

44

Bình Dương

binhduong.gov.vn

0,627

45

Đắk Nông

daknong.gov.vn

0,614

46

Hậu Giang

haugiang.gov.vn

0,604

47

Bến Tre

bentre.gov.vn

0,603

48

Vĩnh Long

vinhlong.gov.vn

0,598

49

Quảng Nam

quangnam.gov.vn

0,585

50

Quảng Ngãi

quangngai.gov.vn

0,584

51

Quảng Trị

quangtri.gov.vn

0,576

52

Sơn La

sonla.gov.vn

0,575

53

Đắk Lắk

daklak.gov.vn

0,574

54

Phú Yên

phuyen.gov.vn

0,572

55

Hòa Bình

hoabinh.gov.vn

0,546

56

Lai Châu

laichau.gov.vn

0,545

57

Tây Ninh

tayninh.gov.vn

0,530

58

Sóc Trăng

soctrang.gov.vn

0,529

59

Cao Bằng

caobang.gov.vn

0,524

60

Điện Biên

dienbien.gov.vn

0,519

61

Nam Định

namdinh.gov.vn

0,509

62

Long An

longan.gov.vn

0,503

63

Lạng Sơn

langson.gov.vn

0,422

4.4. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Hiện có 58/63 (92,06%) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cung cấp ít nhất một dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 hoặc mức độ 4 (05 tỉnh chưa có dịch vụ hoạt động là: Bạc Liêu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hòa Bình và Trà Vinh).

- Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được cung cấp cao, trong đó tỉ lệ dịch vụ có phát sinh hồ sơ được giải quyết trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4 tương ứng là 81,67% và 22,63%.

- Số liệu tổng hợp về số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, xếp hạng việc theo số lượng dịch vụ và số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thể hiện tại các Bảng 4.5, 4.6, 4.7 và 4.8.

Bảng 4.5. Tổng thể số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cung cấp năm 2016

TT

Hạng mục

Số lượng dịch vụ

Số lượng dịch vụ báo cáo có phát sinh hồ sơ được giải quyết trực tuyến

1

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

10.309

8.419

2

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

1.100

249

Bảng 4.6. Số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 năm 2016

TT

Hạng mục

Số lượng

1

Số tỉnh có cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

56

2

Số tỉnh có cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

21

3

Số tỉnh có cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 hoặc mức độ 4 hoặc cả hai mức độ

58

4

Số tỉnh đã tổng hợp, liên kết các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh vào trang Web trên Website/Portal của tỉnh

48

5

Số tỉnh có ở ít nhất một đơn vị (cơ quan chuyên môn, UBND quận, huyện) đã cung cấp chức năng Đăng nhập một lần (Single Sign On)

47

Bảng 4.7. Xếp hạng theo số lượng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, mức độ 4 được cung cấp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016

Thứ hạng

Tỉnh, thành phố

Số lượng DVCTT mức độ 3

Số lượng DVCTT mức độ 4

Tổng cộng

1

Hà Giang

1374

0

1374

2

Hà Nam

1299

11

1310

3

Quảng Ninh

962

0

962

4

Cà Mau

579

10

589

5

Tiền Giang

430

114

544

6

Thừa Thiên - Huế

0

497

497

7

Đồng Nai

330

138

468

8

Phú Thọ

454

0

454

9

Hà Tĩnh

427

0

427

10

Khánh Hòa

391

0

391

11

Bà Rịa - Vũng Tàu

227

141

368

12

TP. Cần Thơ

326

15

341

13

TP. Đà Nẵng

301

32

333

14

An Giang

305

19

324

15

Bắc Giang

324

0

324

16

Nghệ An

262

9

271

17

Lâm Đồng

223

30

253

18

TP. Hồ Chí Minh

172

25

197

19

TP. Hà Nội

157

2

159

20

Đắk Nông

138

0

138

21

Hưng Yên

127

0

127

22

Lai Châu

112

0

112

23

Bắc Ninh

106

0

106

23

Quảng Ngãi

106

0

106

25

Bình Định

73

25

98

26

Ninh Thuận

90

0

90

27

Điện Biên

85

0

85

28

Đồng Tháp

83

0

83

29

Gia Lai

71

4

75

30

Bến Tre

72

0

72

31

Yên Bái

64

0

64

32

Bình Dương

48

2

50

33

Long An

47

0

47

33

Ninh Bình

47

0

47

35

Thái Nguyên

45

0

45

36

Hải Dương

44

0

44

37

Hậu Giang

31

12

43

38

Tây Ninh

42

0

42

39

Đắk Lắk

41

0

41

40

Bình Thuận

30

10

40

41

Lào Cai

34

1

35

42

Quảng Nam

35

0

35

43

Kiên Giang

34

0

34

44

Sóc Trăng

28

0

28

44

TP. Hải Phòng

28

0

28

46

Quảng Bình

27

0

27

47

Quảng Trị

20

0

20

48

Phú Yên

15

0

15

49

Lạng Sơn

14

0

14

50

Kon Tum

10

0

10

51

Thái Bình

5

2

7

52

Tuyên Quang

4

0

4

53

Nam Định

3

0

3

54

Bình Phước

2

0

2

54

Sơn La

2

0

2

54

Vĩnh Phúc

2

0

2

57

Vĩnh Long

0

1

1

58

Thanh Hóa

1

0

1

63

Bạc Liêu, Bắc Kạn, Cao

Bằng, Hòa Bình, Trà Vinh

Chưa có dịch vụ hoạt động

 

Tổng cộng

10.309

1.100

11.409

Bảng 4.8. Xếp hạng theo số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến (hồ sơ trực tuyến) mức độ 3, mức độ 4 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016 (*)

Thứ hạng

Tỉnh, thành phố

Số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 3

Số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 4

Tổng số hồ sơ trực tuyến (**)

1

TP. Hà Nội

54 dịch vụ có tổng số hồ sơ được xử lý trong năm là 669.504, trong đó có 42 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 340.027

 

340.027

2

An Giang

19 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 1.301

03 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 59.640

60.941

3

TP. Đà Nẵng

204 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trong năm là 152.487, trong đó 173 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 33.203

19 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trong năm là 13.648, trong đó 18 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 13.639

46.842

4

Ninh Thuận

21 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 31.138

 

31.138

5

Lâm Đồng

Hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm, báo cáo của tỉnh thống kê như sau:

- Lĩnh vực Nguyên liệu thuốc lá Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá là 546; tỷ lệ 39,70%.

- Đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là 455; tỷ lệ 75,9%.

- Hoạt động KH-CN là 1007; tỷ lệ 99,3%.

- LĐTB-XH-Việc làm là 245 hồ sơ; tỷ lệ 99,6%.

-Công tác lãnh sự là 147 hồ sơ; tỷ lệ 83,5%.

- Nông nghiệp là 26 hồ sơ; tỷ lệ 66,7%.

- Báo chí là 147 hồ sơ; tỷ lệ 91,5%.

- Đất đai là 189 hồ sơ; tỷ lệ 69,7%.

- Quảng cáo là 886 hồ sơ; tỷ lệ 75,2%.

- Kinh doanh bất động sản là 487 hồ sơ; tỷ lệ 56,7%.

- Dược - Mỹ phẩm là 1313; tỷ lệ 51,3%.

- TC-KH - Kế hoạch và Đầu tư là 368 hồ sơ; tỷ lệ 71,2%.

- LĐTB-XH -BTXH-Trợ cấp, hỗ trợ là 672 hồ sơ; tỷ lệ 78,2%

- KT-HT-Xây dựng là 6220 hồ sơ; tỷ lệ 66%.

- Tài nguyên - Môi trường là 15914 hồ sơ; tỷ lệ 58,1%

 

28.167

6

Tiền Giang

61 dịch vụ có tổng số hồ sơ được xử lý trong năm là 31.385, trong đó 56 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 17.042

- 05 dịch vụ có tổng số hồ sơ được xử lý trong năm là 1.188, trong đó số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 751

- 05 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 469

18.262

7

Hà Tĩnh

343 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trong năm là 37.146, trong đó số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 9.800

 

9.800

8

TP. Hồ Chí Minh

104 dịch vụ có tổng số hồ sơ được xử lý trong năm là 122.712, trong đó 31 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 5.375

 

5.375

9

Khánh Hòa

103 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trong năm là 50812, trong đó 25 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 5221

 

5.221

10

Lào Cai

29 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trong năm là 5.652, trong đó số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 3.640

 

3.640

11

Thừa Thiên - Huế

Có 2.188/5.968 hồ sơ được tiếp nhận xử lý trực tuyến mức độ 3, đạt tỷ lệ 36,6% (DVCTT mức độ 4 cho phép xử lý ở mức độ 3 đối với những người sử dụng chỉ có điều kiện sử dụng dịch vụ ở mức độ 3)

Có 195/5.968 hồ sơ được tiếp nhận xử lý trực tuyến mức độ 4, đạt tỷ lệ 3,3%.

2.383

12

Bắc Giang

268 dịch vụ có tổng số hồ sơ được xử lý trong năm là 30106, trong đó 22 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 1167

 

1.167

13

Hải Dương

24 dịch vụ có số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến trong năm là 650

 

650

14

Thái Bình

05 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 570

02 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 6

576

15

Vĩnh Long

 

01 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 510

510

16

Quảng Ninh

90 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trong năm là 3.974, trong đó số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 425

 

425

17

Bình Thuận

18 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trong năm là 6.453, trong đó 5 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 32

10 dịch vụ có tổng số hồ sơ được xử lý trong năm là 359, trong đó số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 307

339

18

Bến Tre

25 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 153, với tỷ lệ trung bình hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 35,6%

 

153

19

Long An

10 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trong năm là 1.532, trong đó số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến là 124

 

124

20

Vĩnh Phúc

01 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 39 và tỷ lệ là 95,12%

 

39

21

Yên Bái

- 02 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 24 và tỷ lệ là 100%

- 01 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 1 và tỷ lệ là 50%

 

25

22

Thanh Hóa

01 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 10/10

 

10

23

Cà Mau

 

01 dịch vụ có số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến trong năm là 1

1

63

Bà Rịa - Vũng Tàu; Bạc Liêu; Bắc Kạn; Bắc Ninh; Bình Dương; Bình Định; Bình Phước; Cao Bằng; Đắk Lắk; Đắk Nông; Điện Biên; Đồng Nai; Đồng Tháp; Gia Lai; Hà Giang; Hà Nam; Hậu Giang; Hòa Bình; Hưng Yên; Kiên Giang; Kon Tum; Lai Châu; Lạng Sơn; Nam Định; Ninh Bình; Nghệ An; Phú Thọ; Phú Yên; Quảng Bình; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Quảng Trị; Sóc Trăng; Sơn La; Tây Ninh; TP. Cần Thơ; TP. Hải Phòng; Tuyên Quang; Thái Nguyên; Trà Vinh

Không có thông tin, số liệu cụ thể

(*) Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(**) Không tính số lượng hồ sơ trực tuyến của những dịch vụ công trực tuyến do các Bộ triển khai từ Trung ương xuống địa phương

4.5. Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Hầu hết các tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 (09 tỉnh chưa ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 bao gồm: Bình Phước, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Yên Bái, Lai Châu, Bình Định, Hậu Giang, Sóc Trăng).

- Xếp hạng chỉ số Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thể hiện tại Bảng 4.9.

Bảng 4.9. Chỉ số Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ hạng

Địa phương

Chỉ số năm 2016

1

Lào Cai

1,000

1

Nghệ An

1,000

1

Quảng Bình

1,000

1

TP. Đà Nẵng

1,000

1

TP. Hà Nội

1,000

1

TP. Hồ Chí Minh

1,000

1

Thanh Hóa

1,000

8

Bà Rịa - Vũng Tàu

0,987

9

Hà Giang

0,967

9

Hà Tĩnh

0,967

11

Thừa Thiên - Huế

0,933

12

An Giang

0,927

13

Bình Phước

0,920

13

Quảng Ninh

0,920

13

Tây Ninh

0,920

16

Đồng Nai

0,907

16

Thái Bình

0,907

18

Tiền Giang

0,893

18

Vĩnh Phúc

0,893

20

Bắc Ninh

0,867

20

Bình Thuận

0,867

20

Khánh Hòa

0,867

23

Phú Thọ

0,860

24

Lâm Đồng

0,853

24

TP. Cần Thơ

0,853

26

Bình Định

0,847

27

Phú Yên

0,827

28

Đồng Tháp

0,813

29

Hà Nam

0,800

29

TP. Hải Phòng

0,800

31

Ninh Bình

0,787

31

Thái Nguyên

0,787

31

Vĩnh Long

0,787

34

Bến Tre

0,773

35

Nam Định

0,760

35

Quảng Nam

0,760

35

Quảng Ngãi

0,760

38

Đắk Nông

0,733

38

Gia Lai

0,733

38

Hòa Bình

0,733

38

Lạng Sơn

0,733

42

Bắc Giang

0,720

42

Bình Dương

0,720

42

Hưng Yên

0,720

42

Tuyên Quang

0,720

46

Quảng Trị

0,707

47

Ninh Thuận

0,693

48

Long An

0,680

49

Trà Vinh

0,653

50

Đắk Lắk

0,627

51

Kiên Giang

0,613

52

Yên Bái

0,593

53

Cà Mau

0,560

54

Bạc Liêu

0,520

54

Hậu Giang

0,520

56

Điện Biên

0,507

57

Hải Dương

0,467

58

Cao Bằng

0,460

59

Sóc Trăng

0,433

60

Sơn La

0,413

61

Bắc Kạn

0,333

62

Kon Tum

0,267

63

Lai Châu

0,240

4.6. Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Gần 100% cán bộ, công chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thường xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc (99,02% cán bộ của cơ quan chuyên môn, 96,27% cán bộ tại UBND cấp quận, huyện). Các tỉnh, thành phố cũng thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ trên toàn địa phương.

- 100% các tỉnh, thành phố đã bố trí được cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin cho đa số các cơ quan chuyên môn và UBND cấp quận, huyện. Có 40/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có cán bộ chuyên trách CNTT tại 100% các cơ quan chuyên môn và UBND cấp quận, huyện.

- Số liệu tổng hợp nguồn nhân lực CNTT, xếp hạng chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thể hiện tại Bảng 4.10 và Bảng 4.11.

Bảng 4.10. Số liệu tổng hợp nguồn nhân lực CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016

TT

Tiêu chí

Toàn tỉnh

Đối với cơ quan chuyên môn

Đối với UBND quận, huyện

1

Tỉ lệ cơ quan có cán bộ chuyên trách CNTT

 

91,67%

93,95%

2

Số lượng trung bình cán bộ chuyên trách CNTT /cơ quan

 

3,08 người/cơ quan

2,39 người/cơ quan

3

Số lượng trung bình cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ đại học trở lên / tỉnh

68,08 người/tỉnh

 

 

4

Tỉ lệ trung bình cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc

 

99,02%

96,27%

Bảng 4.11. Chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ hạng

Địa phương

Chỉ số năm 2016

1

TP. Đà Nẵng

0,891

2

TP. Hà Nội

0,805

3

Thái Nguyên

0,796

4

TP. Hồ Chí Minh

0,792

5

Thanh Hóa

0,781

6

Lào Cai

0,773

7

An Giang

0,772

8

Thừa Thiên - Huế

0,767

9

Đồng Nai

0,766

10

Hà Giang

0,760

11

Bắc Giang

0,756

11

Nghệ An

0,756

13

Lâm Đồng

0,755

14

Phú Thọ

0,753

15

Đắk Lắk

0,751

16

Bắc Ninh

0,745

17

Long An

0,744

18

Bình Dương

0,743

19

Khánh Hòa

0,742

20

Bình Thuận

0,739

21

Hưng Yên

0,719

22

Quảng Bình

0,714

23

Thái Bình

0,696

24

Lai Châu

0,695

25

Tiền Giang

0,672

26

Hòa Bình

0,668

27

Hà Nam

0,663

28

Đồng Tháp

0,662

29

Vĩnh Phúc

0,650

30

Kon Tum

0,648

31

Bình Phước

0,643

32

Ninh Bình

0,641

33

Gia Lai

0,635

34

Quảng Ninh

0,633

35

TP. Cần Thơ

0,629

36

Cà Mau

0,619

37

Ninh Thuận

0,613

38

Hà Tĩnh

0,605

39

Quảng Trị

0,602

40

Kiên Giang

0,598

41

Tây Ninh

0,594

42

Phú Yên

0,592

43

Bình Định

0,591

44

Vĩnh Long

0,589

45

Bà Rịa - Vũng Tàu

0,585

46

Quảng Ngãi

0,584

47

Trà Vinh

0,583

48

TP. Hải Phòng

0,583

49

Đắk Nông

0,581

50

Hậu Giang

0,578

51

Quảng Nam

0,574

52

Lạng Sơn

0,560

53

Nam Định

0,559

54

Hải Dương

0,558

55

Điện Biên

0,545

56

Bến Tre

0,524

57

Cao Bằng

0,521

58

Yên Bái

0,517

59

Bắc Kạn

0,501

60

Bạc Liêu

0,490

61

Tuyên Quang

0,485

62

Sơn La

0,422

63

Sóc Trăng

0,420

V. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ

Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển Chính phủ điện tử đã được lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, đẩy mạnh triển khai trong thời gian qua, thể hiện qua việc từ quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch, chính sách đến công tác triển khai và kiểm tra đánh giá, thu hút và hỗ trợ cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin. Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, cơ quan nhà nước cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

(1) Về Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin:

Các Bộ ngành và địa phương đã trang bị tương đối đầy đủ máy tính cho các cán bộ, công chức để phục vụ việc xử lý công việc. Tại địa phương, khoảng cách về hạ tầng công nghệ thông tin giữa các tỉnh, thành phố lớn và các tỉnh còn khó khăn đã giảm mạnh. Mặc dù vậy tại một số tỉnh vùng miền núi vẫn cần được quan tâm đầu tư thêm về hạ tầng như Sơn La, Lai Châu,...

Việc xây dựng mạng diện rộng (WAN) và kết nối các cơ quan vào mạng WAN tại các Bộ, ngành và địa phương ngày càng cao, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục được đầu tư, đẩy mạnh để tạo điều cho việc trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước được thuận lợi và nâng cao khả năng bảo vệ an toàn cho việc trao đổi thông tin.

(2) Triển khai Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan (ứng dụng nội bộ):

a) Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Công tác triển khai ứng dụng công công nghệ thông tin ngày càng mang lại hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành. Các cơ quan đều sử dụng thường xuyên và hiệu quả các ứng dụng cơ bản để phục vụ công việc quản lý và điều hành của cơ quan. Ứng dụng quản lý văn bản và điều hành đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của lãnh đạo, rút ngắn thời gian trao đổi hồ sơ công việc của cơ quan và giữa các đơn vị.

b) Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Các tỉnh dẫn đầu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan vẫn thuộc về các thành phố lớn như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn có những tỉnh vùng xa, vùng miền núi triển khai tốt nội dung này, điển hình như Lào Cai, Đồng Tháp, Cà Mau,...

Vẫn còn có sự chênh lệch lớn về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin giữa các tỉnh dẫn đầu và các tỉnh phía dưới. Số lượng tỉnh được đánh giá ở mức độ Trung bình vẫn cao. Các tỉnh có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin thấp vẫn tập trung tại các tỉnh còn khó khăn.

(3) Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử):

Hiện nay, trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước đã trở thành một trong các kênh cung cấp thông tin và giao tiếp chính giữa cơ quan với người dân và doanh nghiệp. Các Bộ, ngành và địa phương càng ngày càng cung cấp nhiều thông tin, số liệu về hoạt động của cơ quan lên Website/Portal và cập nhật kịp thời. Điều này đã góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Từng bước tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh sự tham gia của người dân vào hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc cơ quan nhà nước cung cấp thông tin, có giải trình, người dân có đầy đủ thông tin từ đó thúc đẩy việc phản biện, hiến kế cho cơ quan nhà nước.

Việc cung cấp đầy đủ các chủ trương, chính sách của nhà nước lên Website/Portal đã giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng biết ngay được các chủ trương, chính sách mới của nhà nước cũng như nắm được các định hướng chính sách mới dự kiến ban hành (thông qua mục Xin ý kiến dự thảo văn bản trên Website/Portal của các Bộ, ngành, địa phương).

Tuy nhiên, trong việc cung cấp thông tin lên Website/Portal, việc cung cấp thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, thông tin thống kê vẫn còn nhiều hạn chế, đây là nội dung cần chú ý đẩy mạnh để hướng tới cung cấp dữ liệu mở của Chính phủ theo xu hướng chung của thế giới.

(4) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Với quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy Chính phủ điện tử qua việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1819/QĐ- TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ) và Nghị quyết về Chính phủ điện tử (Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ), trong năm 2016, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được các cơ quan cung cấp ngày càng tăng.

Các Bộ triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 hiệu quả cao (có hàng trăm nghìn đến hàng triệu hồ sơ được giải quyết trực tuyến) là Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Các tỉnh, thành phố có nhiều hồ sơ được giải quyết trực tuyến là thành phố Hà Nội, An Giang, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tiền Giang.

Thông qua dịch vụ công trực tuyến, người dân và doanh nghiệp đã giảm được nhiều thời gian, thuận lợi hơn khi thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, hiện nay còn có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại nhiều địa phương có hiệu quả chưa cao, chưa có hồ sơ trực tuyến hoặc số lượng hồ sơ trực tuyến còn thấp. Nhiều dịch vụ còn triển khai riêng lẻ, chưa đồng bộ dẫn đến trùng lặp, khó có khả năng kết nối, chia sẻ, sử dụng lại thông tin. Điều này làm cho việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân chưa thật sự thuận tiện và là một trong những nguyên nhân làm giảm sự hiệu quả của dịch vụ.

(5) Cơ chế chính sách và quy định thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin

Việc xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT đã được các cơ quan quan tâm hơn. Ngoài việc định kỳ xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm, các Bộ ngành và địa phương đều đã ban hành nhiều chính sách khác để thúc đẩy công tác ứng dụng CNTT như chính sách về thu hút nguồn nhân lực CNTT, chính sách gắn ứng dụng CNTT với cải cách hành chính và những quy định cụ thể cho việc sử dụng các hệ thống ứng dụng như quy định về sử dụng thư điện tử, sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành, ...

(6) Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin

Trên cả nước, việc các cán bộ, công chức, viên chức sử dụng máy tính để giải quyết công việc đã trở thành thường xuyên hơn.

Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: nguồn nhân lực đều đạt mức khá và tốt.

Tại địa phương: Trên 90% các cơ quan chuyên môn (Sở, ban, ngành) và Ủy ban nhân dân các quận, huyện đã có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin. Các tỉnh, thành phố đã chú ý tới việc thu hút cán bộ chuyên trách CNTT, có 17/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có quy định về chế độ ưu đãi đối với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin. Lượng cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trung bình tại các cơ quan của tỉnh (Sở, UBND cấp quận, huyện) là 2,84 người/cơ quan. Phần lớn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo về công nghệ thông tin cho cán bộ./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1557/BTTTT-THH ngày 09/05/2017 công bố Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.859

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.190.224
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!