Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 335/QĐ-TCCB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành: 14/06/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 335/QĐ-TCCB

Hà nội, ngày 14 tháng 6 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC HẢI QUAN LÀM CÔNG TÁC KIỂM TRA HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

- Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990;

- Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 09/3/1998;

- Căn cứ vào Nghị định 16/CP ngày 07/3/1994 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan;

- Căn cứ vào yêu cầu củng cố, tăng cường quản lý và xây dựng đội ngũ công chức Hải quan làm công tác kiểm hóa trong sạch, vững mạnh.

- Theo đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế quản lý công chức Hải quan làm công tác kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu", gọi tắt là Quy chế quản lý công chức kiểm hóa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các đồng chí Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ & Đào tạo, Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN




Phan Văn Dĩnh

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ CÔNG CHỨC HẢI QUAN LÀM CÔNG TÁC KIỂM TRA HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 335/QĐ-TCCB ngày 14/6/1999)

Để củng cố và tăng cường quản lý đối với công chức Hải quan làm công tác kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu qủa công tác và phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm tiêu cực, xây dựng đội ngũ công chức làm công tác kiểm hóa trong sạch vững mạnh. Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế quản lý đối với công chức Hải quan làm công tác kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu như sau:

I - Mục đích, yêu cầu:

1 - Nâng cao phẩm chất, năng lực và trách nhiệm của đội ngũ công chức làm công tác kiểm hóa trong khi thi hành công vụ; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, có ý thức tuân thủ pháp luật và kỷ luật; trung thực, không vụ lợi, không bị mua chuộc, hối lộ, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại.

2 - Đề cao trách nhiệm quản lý của lãnh đạo Hải quan các cấp đối với công tác kiểm hóa và xây dựng đội ngũ công chức làm công tác kiểm hóa trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu qủa, chất lượng công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

II - Nội dung quản lý đối với công chức làm công tác kiểm hóa:

1 - Tiêu chuẩn và chức trách nhiệm vụ đối với công chức kiểm hóa:

Công chức kiểm hóa phải đạt tiêu chuẩn theo từng ngạch công chức Hải quan đồng thời phải đảm bảo các qui định và tiêu chuẩn sau:

1.1- Chức trách và nhiệm vụ:

- Công chức kiểm hóa là công chức chuyên môn nghiệp vụ thực hiện quản lý Hải quan về kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu theo sự phân công của lãnh đạo quản lý trực tiếp.

- Công chức kiểm hóa có nhiệm vụ:

+ Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và 10 Điều kỷ luật đối với cán bộ, nhân viên Hải quan.

+ Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ Hải quan và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về kiểm tra hàng hóa đối với từng loại hình hoạt động xuất nhập khẩu (kinh doanh, phi mậu dịch, gia công, đầu tư...) và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về kết qủa kiểm tra hàng hóa thuộc tờ khai Hải quan mà mình ký xác nhận.

+ Đấu tranh bài trừ các tệ nạn gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực tham nhũng, nhận hối lộ của chủ hàng để không làm hoặc cố ý làm trái các quy định của Nhà nước và của Ngành, gây thất thu thuế, để lọt hàng lậu, hàng cấm xuất nhập khẩu.

+ Tuân thủ sự kiểm tra, giám sát của Đội đặc nhiệm, các bộ phận nghiệp vụ liên quan; của chủ hàng và Nhân dân.

1.2. - Phẩm chất chính trị, đạo đức:

- Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức theo tiêu chuẩn công chức Hải quan.

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền bạc; có ý thức tuân thủ pháp luật, kỷ luật; có tinh thần trách nhiệm trong khi thi hành công vụ, nêu cao tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, để bảo vệ chính sách Pháp luật, bảo vệ uy tín danh dự của Đảng, Nhà nước và của ngành Hải quan. Có ý thức trách nhiệm trong xây dựng đơn vị. Có tác phong lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị; động cơ thái độ làm việc trong sáng, liêm khiết, trung thực, không vụ lợi cá nhân.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc phát hiện và báo cáo cấp trên những sơ hở, bất hợp lý về chế độ, chính sách quy định trong các văn bản nghiệp vụ của ngành Hải quan để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.

1.3 - Năng lực:

- Có khả năng đọc, hiểu, nắm vững hồ sơ thủ tục Hải quan.

- Có khả năng hiểu biết và phân tích, tổng hợp, xử lý tình huống liên quan đến hoạt động nghiệp vụ kiểm hóa.

- Có kỹ năng, thành thạo trong kiểm tra hàng hoá, phân loại hàng hóa, kiểm tra việc áp mã, áp giá tính thuế của chủ hàng, lập biên bản xử lý vi phạm và các vấn đề liên quan đến việc hoàn tất thủ tục Hải quan cho một hàng XNK.

Biết tự kiểm tra, đúc rút và trau dồi kiến thức kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp.

1.4. - Trình độ và hiểu biết:

- Là công chức thuộc ngạch Kiểm tra viên trung cấp trở lên đã trải qua hoặc có hiểu biết về công tác đăng ký thủ tục hải quan, tính thuế và nghiệp vụ liên quan. Có thời gian công tác trong ngành Hải quan ít nhất 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).

- Trình độ đào tạo: tốt nghiệp từ trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành cần thiết đối với công tác kiểm hóa.

- Trình độ ngoại ngữ: sử dụng được một ngoại ngữ cần thiết cho công tác kiểm hóa ở trình độ A trở lên.

- Đã qua lớp nghiệp vụ Hải quan hoặc các lớp chuyên đề về nghiệp vụ kiểm hóa như kỹ thuật phân loại hàng hóa theo danh mục HS, áp mã, áp giá v.v.. Có kiến thức thương phẩm học và áp dụng thực hiện được các quy trình nghiệp vụ, chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước như chính sách mặt hàng, chính sách thuế, xử lý vi phạm vào công tác kiểm hóa.

1.5. - Các tiêu chuẩn khác:

- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Không có vi phạm phải xử lý kỷ luật về phẩm chất đạo đức, lối sống hoặc tiêu cực tham nhũng liên quan đến công tác nghiệp vụ.

2 - Tiêu chuẩn và chức trách nhiệm vụ đối với lãnh đạo Đội kiểm hóa:

Công chức giữ chức vụ Đội trưởng, Phó đội trưởng Đội kiểm hóa gọi tắt là lãnh đạo Đội kiểm hóa, phải đạt các tiêu chuẩn và chức trách, nhiệm vụ của Đội trưởng, Phó đội trưởng ở các Phòng, Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo quy định tại Quyết định số 147/QĐ-TCCB ngày 24/3/1997; và phải đạt một số yêu cầu sau:

2.1. - Có hiểu biết và nắm chắc về chế độ chính sách (chính sách mặt hàng, chính sách thuế, xử lý vi phạm) và quy chế quy trình nghiệp vụ Hải quan. Có kỹ năng thành thạo trong kiểm hóa, có phương pháp hợp lý, khoa học để phân biệt chính xác các mặt hàng, phẩm cấp, chủng loại, xuất xứ hàng hóa... để kiểm tra hướng dẫn cho cấp dưới.

2.2. - Có năng lực quản lý điều hành đảm bảo công việc kiểm hóa của Đội có chất lượng hiệu qủa cao, đặc biệt trong phân công kiểm hóa phải chặt chẽ, phù hợp với trình độ sở trường chuyên môn của từng người vừa bảo đảm hiệu qủa công việc vừa phòng ngừa được sai phạm tiêu cực.

2.3. - Đã qua thực tế công tác nghiệp vụ Hải quan ít nhất là 03 năm trở lên.

2.4. - Có khả năng phân tích, tổng hợp, tham mưu cho Lãnh đạo cấp trên kiến nghị sửa đổi bổ sung những bất hợp lý, sơ hở về chế độ, chính sách trong các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn liên quan đến quản lý Hải quan.

2.5. - Quản lý toàn diện và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Đội kiểm hóa trước cấp trên. Kiên quyết đấu tranh bài trừ mọi biểu hiện tham nhũng, gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, nhận tiền hàng... trong đơn vị. Phải báo cáo trung thực, kịp thời vụ việc phát sinh với cấp trên trực tiếp để giải quyết.

2.6. - Tùy theo tính chất mức độ sai phạm của cấp dưới mà Lãnh đạo đội phải chịu trách nhiệm kỷ luật về mọi trường hợp công chức kiểm hóa có sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

3 - Bố trí sắp xếp và luân chuyển công chức làm công tác kiểm hóa:

3.1. - Bố trí sắp xếp công chức làm công tác kiểm hóa:

Căn cứ tiêu chuẩn công chức kiểm hóa và lãnh đạo Đội kiểm hóa kể trên kết hợp với các quy định hiện hành, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố rà soát lực lượng kiểm hóa hiện có trong đơn vị về phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực trình độ, kết qủa công tác để phân loại và chủ động có kế hoạch:

a - Bố trí sắp xếp công chức làm công tác kiểm hóa đảm bảo đúng tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nếu chưa đủ thì rà soát ở các khâu nghiệp vụ khác để chọn lựa công chức có đủ tiêu chuẩn theo quy định như đối với công chức làm công tác kiểm hóa, bổ sung đủ số lượng cho lực lượng kiểm hóa.

b - Những trường hợp không đủ điều kiện tiêu chuẩn thì phải tiến hành ngay việc đào tạo, bồi dưỡng hoặc chuyển làm việc khác theo khả năng của công chức đó.

3.2. - Luân chuyển công chức làm công tác kiểm hóa:

- Việc luân chuyển công chức kiểm hóa được thực hiện theo quy định chung tại quy chế luân chuyển cán bộ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 99/QĐ-TCCB ngày 15/2/1997.

- Để đảm bảo vừa nâng cao chất lượng hiệu qủa công tác vừa phòng ngừa sai phạm, tiêu cực đối với đội ngũ công chức kiểm hóa, định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ công chức kiểm hóa để thực hiện việc bố trí hoặc luân chuyển theo quy định sau:

+ Những công chức kiểm hóa có năng lực, kinh nghiệm và luôn giữ vững phẩm chất đạo đức tốt thì tiếp tục bố trí kiểm hóa nhưng được luân chuyển công tác đến đơn vị kiểm hóa khác trong Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

+ Những công chức kiểm hóa có biểu hiệu gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, thái độ cửa quyền hách dịch (trong bất kỳ thời điểm nào, công chức mới làm kiểm hóa hay đã làm lâu) phải xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh và chuyển đổi ngay sang làm việc khác không liên quan đến nghiệp vụ.

+ Những công chức kiểm hóa mà hiệu qủa công tác thấp, thiếu cố gắng trong học tập, rèn luyện hoặc có dư luận không tốt về phẩm chất đạo đức, lối sống thì chuyển đổi làm việc khác không liên quan đến nghiệp vụ.

+ Luân chuyển công chức đủ tiêu chuẩn từ khâu nghiệp vụ khác sang khâu nghiệp vụ kiểm hóa (nếu khâu nghiệp vụ kiểm hóa còn thiếu người).

- Việc luân chuyển công chức kiểm hóa và lãnh đạo Đội kiểm hóa phải bảo đảm khách quan, công khai dân chủ xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và thuộc trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Cục Hải quan tỉnh, thành phố quy định cụ thể về thời gian, tỷ lệ luân chuyển đối với lực lượng kiểm hóa thuộc đơn vị mình quản lý.

4 - Chế độ học tập và huấn luyện kỹ thuật đối với công chức làm công tác kiểm hóa:

- Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi đối với công chức nói chung nhưng cũng là yêu cầu bắt buộc đối với công chức trước và trong khi được bố trí làm công tác kiểm hóa.

- Học tập đối với công chức làm công tác kiểm hóa gồm những quy định chung về chế độ chính sách pháp luật liên quan đến quản lý Hải quan như chính sách mặt hàng, chính sách thuế, trình tự thủ tục xử lý vi phạm, và các kỹ thuật nghiệp vụ phân loại, áp mã theo danh mục HS, áp giá... các kiến thức về thương phẩm học, xuất xứ hàng hóa (C/O), về kỹ năng, thao tác kiểm hóa như nhận biết phân loại hàng hóa, phương pháp, tỷ lệ kiểm hóa, kiểm đếm được chính xác.

Được huấn luyện thuần thục về quy trình nghiệp vụ kiểm hóa đối với từng loại hình xuất nhập khẩu (kinh doanh, phi mậu dịch, đầu tư, gia công...) ở từng địa điểm kiểm hóa khác nhau theo quy định. Ngoài ra học tập các nghiệp vụ liên quan khác như chống buôn lậu, chống gian lận thương mại... để có sự phối hợp trong qúa trình công tác.

Hình thức học tập có thể tự nghiên cứu học tập, học tập tại chỗ hoặc gửi đi học tập bồi dưỡng tại các trường.

- Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối với từng công chức làm công tác kiểm hóa.

5 - Những điều công chức làm công tác kiểm hóa không được làm:

- Công chức kiểm hóa ngoài việc phải chấp hành quy định chung về những điều không được làm đối với công chức trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức; trong quy định tại Văn bản số 55/QĐ-TW ngày 12/5/1999 của Ban Chấp hành Trung ương (đối với công chức là đảng viên) và những điều cấm trong 10 Điều kỷ luật của ngành Hải quan, còn phải thực hiện các điểm cụ thể dưới đây:

- Không được thông đồng, móc ngoặc với người làm thủ tục Hải quan trước, trong và sau khi kiểm hóa để làm sai lệch hồ sơ, kết qủa kiểm hóa, để buôn lậu, gian lận trốn thuế, xuất nhập khẩu hàng cấm.

- Không được nhận qùa biếu, tiền bồi dưỡng dưới bất cứ hình thức nào của chủ hàng, doanh nghiệp. Nếu chủ hàng, doanh nghiệp cố tình đưa qùa, tiền bồi dưỡng thì phải lập biên bản và báo cáo ngay Lãnh đạo quản lý trực tiếp của đơn vị để thông báo về cho cơ quan quản lý người đi làm thủ tục hải quan biết cùng phối hợp giải quyết.

- Nghiêm cấm công chức kiểm hóa một mình hoặc không kiểm hóa thực tế hàng nhưng vẫn xác nhận đã kiểm hóa hoặc xác nhận kết qủa theo khai báo của chủ hàng.

- Không được kiểm hóa (tự giác báo cáo, từ chối) khi được phân công kiểm hóa đối với hàng hóa của những người thân trong gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột kể cả bên vợ hoặc bên chồng).

6 - Khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đãi ngộ đối với công chức làm công tác kiểm hóa:

- Công chức làm công tác kiểm hóa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì được khen thưởng kịp thời ở các mức theo quy định của Nhà nước, của ngành Hải quan; được tính vào thành tích thi đua để xem xét thực hiện chế độ nâng lương hàng năm.

- Công chức làm công tác kiểm hóa vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật, chuyển đổi ngay làm việc khác không liên quan đến nghiệp vụ, không bố trí trở lại làm công tác kiểm hóa. Nếu sai phạm gây thất thu tiền thuế, gây thiệt hại vật chất cho thể nhân hoặc pháp nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Công chức làm công tác kiểm hóa được hưởng một khoản phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Nhà nước (Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản hướng dẫn riêng).

III - Trách nhiệm của lãnh đạo Phòng, Hải quan cửa khẩu, của lãnh đạo Cục đối với công tác kiểm hóa:

1 - Trách nhiệm của lãnh đạo Phòng, Hải quan cửa khẩu:

- Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về việc quản lý trực tiếp, toàn diện đối với công tác kiểm hóa tại đơn vị mình. Phải nắm chắc số lượng, chất lượng, diễn biến tư tưởng, những phát sinh cụ thể hàng ngày của hoạt động kiểm hóa để xử lý giải quyết kịp thời theo thẩm quyền.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công việc của lực lượng kiểm hóa kể cả kiểm tra kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thao tác kỹ thuật kiểm hóa của công chức kiểm hóa.

- Thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức học tập, rút kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ công chức làm công tác kiểm hóa, nhất là đối với một số mặt hàng mới khó xác định.

- Phổ biến cập nhật trực tiếp các văn bản, thông tin mới liên quan đến quản lý Hải quan dưới hình thức học tập, tập huấn, thực hành trước khi áp dụng thực hiện đối với công chức làm công tác kiểm hóa.

- Đề xuất kế hoạch và trực tiếp tổ chức học tập, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức làm công tác kiểm hóa.

2 - Trách nhiệm của lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

- Chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về quản lý điều hành công tác kiểm hóa và lực lượng kiểm hóa thuộc đơn vị mình quản lý.

- Theo Nghị quyết 93, hằng năm vào tháng 12, trực tiếp chỉ đạo tiến hành lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ, nhân viên trong Đội, trong Phòng, cửa khẩu trong cán bộ chủ chốt Hải quan tỉnh, thành phố đối với lãnh đạo Đội kiểm hóa để đánh giá năng lực, phẩm chất của lãnh đạo Đội kiểm hóa để xem xét tiếp tục giữ chức, miễn nhiệm, chuyển đổi hoặc đào tạo bồi dưỡng, bố trí xếp sắp lại cho phù hợp quy hoạch sử dụng cán bộ.

- Quyết định việc bố trí sắp xếp, điều động, luân chuyển đối với lãnh đạo Đội kiểm hóa và công chức kiểm hóa đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn và phù hợp với thực tế của đơn vị.

- Tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ, có biện pháp chấn chỉnh củng cố kiện toàn đối với đội ngũ công chức làm công tác kiểm hóa, có biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm minh những vi phạm và loại ngay những kiểm hóa viên không đủ điều kiện, tiêu chuẩn ra khỏi công tác kiểm hóa.

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo tại các trường về những kiến thức chuyên môn cần thiết cho công chức làm công tác kiểm hóa.

- Định kỳ tổ chức hội nghị đánh giá kết qủa công tác kiểm hóa, rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm kiểm hóa cho đội ngũ công chức làm công tác kiểm hóa; phát động thi đua nhân điển hình tiên tiến, xây dựng người kiểm hóa viên giỏi.

* Lãnh đạo các cấp (Phòng, Hải quan cửa khẩu, Cục) được phân công phụ trách đơn vị có lực lượng kiểm hóa phải quan tâm chỉ đạo về công tác kiểm hóa chặt chẽ đúng quy trình, quy định. Nếu chỉ đạo sai hoặc biết cấp dưới sai mà không chấn chỉnh xử lý thì tùy theo mức độ phải liên đới chịu trách nhiệm về những sai phạm đó, có thể bị xử lý kỷ luật.

IV - Tổ chức thực hiện:

1 - Quy chế này phổ biến, quán triệt đến công chức Hải quan trong toàn Ngành để thực hiện.

2 - Hàng năm vào dịp sơ kết, tổng kết các đơn vị địa phương gắn nội dung thực hiện quy chế quản lý này vào việc đánh giá, nhận xét và phát động phong trào đi đua nhân điển hình tiên tiến "xây dựng người kiểm hóa viên giỏi", kiểm hóa viên tự kiểm điểm và có cam kết thi đua cho thời gian tiếp theo.

3 - Giao Vụ Tổ chức cán bộ & Đào tạo chủ trì phối hợp với Thanh tra Tổng cục và các Vụ, Cục chức năng thuộc cơ quan Tổng cục giúp Lãnh đạo Tổng cục kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong ngành Hải quan tổ chức thực hiện Quy chế này.

4 - Trong qúa trình thực hiện các đơn vị cần góp ý kiến để Tổng cục sửa đổi, bổ sung vào nội dung quy chế cho phù hợp sát với thực tế của đơn vị.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 335/QĐ-TCCB ngày 14/06/1999 về Quy chế quản lý công chức Hải quan làm công tác kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.452

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.239.0
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!