Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp ở địa phương

Số hiệu: 02/2021/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Hoàng Hiệp
Ngày ban hành: 07/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp xã

Ngày 07/6/2021, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.

Theo đó, quy định đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp xã như sau:
 
- Hệ thống chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:
 
Bao gồm thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã; thành lập, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
 
- Lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ phòng, chống thiên tai:

Thống kê số lượng; cơ quan, đơn vị huy động, dự trữ; địa điểm dự trữ.
 
- Thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai:
 
Đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin, truyền thông, cảnh báo thiên tai chung và riêng biệt tại địa phương; các phương thức thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai.
 
- Năng lực, nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai:
 
Đánh giá chung về nhận thức, kỹ năng của người dân, cộng đồng và công tác tập huấn phòng, chống thiên tai tại địa phương.
 
Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT có hiệu lực ngày 25/7/2021.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2021/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2021

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống thiên tai đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.

Điều 3. Trình tự xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai

1. Rà soát, thu thập tài liệu; điều tra, khảo sát số liệu cơ bản.

2. Xác định, đánh giá rủi ro và đề xuất giải pháp.

3. Xây dựng dự thảo kế hoạch phòng, chống thiên tai; lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan; tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo.

4. Ban hành kế hoạch phòng, chống thiên tai: Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt, ban hành kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp mình.

Chương II

KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƯƠNG

Mục 1. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CẤP TỈNH

Điều 4. Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh

1. Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Thủy lợi; Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản có liên quan.

2. Mục đích, yêu cầu: Phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp trên; dự báo, cảnh báo; tình hình thực tế và nguồn lực của cấp tỉnh.

3. Đặc điểm về tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng bao gồm:

a) Đặc điểm về tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa chất, đặc điểm khí tượng, thủy văn, hải văn.

b) Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng chủ yếu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

4. Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

5. Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai gồm: Xác định loại hình thiên tai thường gặp; phạm vi, phương pháp, nội dung đánh giá theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

6. Các biện pháp phòng, chống thiên tai gồm: Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, phục hồi, tái thiết phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai; kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông thuộc tỉnh và các kế hoạch liên quan khác theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

7. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai: Xác định phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

8. Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

9. Xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Điều 5. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp tỉnh

1. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội:

a) Đặc điểm dân sinh gồm tổng dân số, mật độ, phân bố dân cư, đối tượng dễ bị tổn thương, dân tộc thiểu số, tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, số hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng của thiên tai cần phải di dời; đặc điểm nhà ở (kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố, đơn sơ) và phân bố theo đơn vị hành chính cấp huyện; trình độ văn hóa, giáo dục, y tế, đặc điểm dân tộc, tập quán.

b) Đặc điểm kinh tế - xã hội gồm các ngành kinh tế chủ yếu bị ảnh hưởng bởi thiên tai (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ), định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng:

Thống kê, đánh giá chung về cơ sở hạ tầng chủ yếu trong phạm vi quản lý, bao gồm: Hệ thống giao thông, thủy lợi, phòng, chống thiên tai; mạng lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình; hệ thống tiêu thoát nước, cấp nước sạch, xử lý môi trường; hệ thống trường học, bệnh viện, khu công nghiệp; đường cứu hộ, cứu nạn và cơ sở hạ tầng khác. Nội dung thống kê, đánh giá chung toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đối với khu vực trọng điểm xảy ra thiên tai của địa phương cần chi tiết đến cấp huyện.

Điều 6. Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai

1. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến phòng, chống thiên tai: Đánh giá mức độ thực hiện pháp luật, các cơ chế, chính sách; kế hoạch đảm bảo nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai.

2. Hệ thống chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và quy chế phối hợp: Mô tả tổ chức bộ máy của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; nguồn nhân lực, năng lực của lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm phòng, chống thiên tai của cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai các cấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh và cấp huyện; quy định về phân công nhiệm vụ các thành viên, quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan.

3. Công tác dự báo, cảnh báo sớm: Đánh giá hiện trạng công tác dự báo, cảnh báo sớm tại địa phương thông qua cơ quan trung ương, cơ quan dự báo khí tượng thủy văn và các cơ quan có trách nhiệm dự báo, cảnh báo trong tỉnh, khu vực về mức độ chi tiết, độ tin cậy, tính đầy đủ, liên tục, kịp thời, dễ hiểu và các công cụ truyền tin.

4. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống thiên tai: Thống kê, đánh giá hiện trạng, danh mục, số lượng, chất lượng, địa điểm dự trữ, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý trên địa bàn cấp tỉnh. Đánh giá chung về cơ chế quản lý và sử dụng, khả năng đáp ứng hiện tại và nhu cầu trong tương lai.

5. Công tác ứng phó thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn: Đánh giá năng lực của các lực lượng nòng cốt trong ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn cấp tỉnh; sự tham gia của các tổ chức, cá nhân dân sự khác. Nội dung đánh giá bao gồm: số lượng, năng lực, trang thiết bị, phương tiện của lực lượng này.

6. Thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai: Đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin, truyền thông tại địa phương; các phương thức thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai. Đánh giá năng lực ứng dụng và quản lý cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai tại địa phương.

7. Năng lực và nhận thức của cộng đồng về phòng, chống thiên tai:

Đánh giá chung về nhận thức, kỹ năng ứng phó thiên tai của cộng đồng và công tác tập huấn phòng, chống thiên tai tại địa phương.

8. Cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai: Đánh giá hệ thống công trình phòng, chống thiên tai (trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai, công trình đê điều, hồ đập, kè, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống lũ quét, chống sét, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân, công trình phòng cháy, chữa cháy rừng và các công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai); hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, truyền thanh, truyền hình; hệ thống giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn.

9. Đánh giá thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong các chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội: Hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành; kết quả thực hiện lồng ghép, thuận lợi và khó khăn; đề xuất, kiến nghị.

10. Đánh giá về công tác phục hồi, tái thiết sau thiên tai: Hiện trạng công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai (thống kê, đánh giá thiệt hại và nhu cầu); kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ và sử dụng nguồn lực hỗ trợ khẩn cấp để sửa chữa cơ sở hạ tầng, ổn định cuộc sống, sinh kế bền vững; thực hiện các dự án ổn định dân cư vùng thiên tai.

11. Đánh giá về nguồn lực tài chính thực hiện công tác phòng, chống thiên tai ở địa phương, đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua nội dung lồng ghép) bao gồm: Ngân sách chi thường xuyên, ngân sách chi đầu tư phát triển, dự phòng ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính, nguồn vốn ODA, nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, Quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn hợp pháp khác.

Điều 7. Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai

1. Xác định loại hình thiên tai thường gặp theo phân vùng rủi ro thiên tai ban hành tại Bảng 1, Phụ lục I kèm theo Thông tư này và bản đồ cảnh báo thiên tai của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Phòng, chống thiên tai.

2. Đánh giá rủi ro thiên tai

a) Phạm vi đánh giá:

Phạm vi không gian là đánh giá rủi ro thiên tai theo đơn vị hành chính của địa phương; phạm vi thời gian là đánh giá rủi ro thiên tai trong tương lai do tác động của biến đổi khí hậu (theo kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố), chuỗi số liệu thu thập về cường độ của thiên tai và thiệt hại trong quá khứ trong vòng 05 đến 10 năm gần nhất và thống kê các thiên tai lịch sử, thiên tai lớn đã xảy ra trước đó;

b) Phương pháp, nội dung đánh giá, theo trình tự như sau:

Đánh giá cường độ của từng loại hình thiên tai điển hình tại địa phương dựa vào quy định về cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành, dựa vào số liệu đo đạc thực tế, kết quả tính toán để đánh giá cường độ của từng loại hình thiên tai điển hình ở địa phương; đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của từng đối tượng chịu tác động như: con người, nhà ở, một số ngành kinh tế chính (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch), cơ sở hạ tầng (giao thông, xây dựng, điện lực, viễn thông, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, y tế, giáo dục, văn hóa); đánh giá tổng hợp mức độ rủi ro của từng loại hình thiên tai tác động lên từng đối tượng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi quản lý.

3. Xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai của địa phương với tỉ lệ trong khoảng từ 1:5.000 đến 1:50.000 và phù hợp với bản đồ hành chính các cấp của địa phương; các khu vực trọng điểm thường xuyên xảy ra thiên tai, mật độ dân cư cao cần xây dựng bản đồ tỷ lệ lớn hơn 1:5.000; mô tả mức độ rủi ro đối với từng loại hình thiên tai bằng các màu khác nhau (màu xanh dương nhạt: rủi ro nhỏ, màu vàng nhạt: rủi ro trung bình, màu da cam: rủi ro lớn, màu đỏ: rủi ro rất lớn và màu tím: thảm họa).

Điều 8. Nội dung, biện pháp phòng, chống thiên tai

1. Xác định nội dung, biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, chú ý khu vực nguy hiểm và đối tượng dễ bị tổn thương, cụ thể: Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu (biện pháp công trình và biện pháp phi công trình); biện pháp ứng phó và biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Tập trung xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông thuộc tỉnh; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão; kế hoạch phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông do mưa lũ hoặc dòng chảy, sạt lở bờ biển.

3. Biện pháp cụ thể với một số loại hình thiên tai chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Biện pháp cơ bản phòng chống thiên tai cấp tỉnh chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai

1. Nguồn nhân lực và tài chính để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai được quy định tại Điều 6, Điều 8 Luật Phòng, chống thiên tai được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

2. Tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai: Căn cứ danh mục nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án phòng, chống thiên tai để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên thực hiện, phân kỳ đầu tư, xác định nguồn lực thực hiện; hằng năm rà soát, cập nhật, bổ sung vào kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh. Bố trí vốn để thực hiện kế hoạch hằng năm và kế hoạch 05 năm.

Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai

Xác định nội dung các nhiệm vụ cụ thể và phân công trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phòng, chống thiên tai; tiến độ và các nguồn lực đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tại kế hoạch phòng, chống thiên tai.

2. Xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm để thực hiện các mục tiêu đề ra của kế hoạch 05 năm; rà soát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch phòng, chống thiên tai hằng năm và 05 năm.

3. Triển khai, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh; tổng hợp, báo cáo, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch hằng năm và 05 năm.

Mục 2. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CẤP HUYỆN

Điều 11. Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện

1. Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ; Luật Thủy lợi; kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh; các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản có liên quan.

2. Mục đích, yêu cầu: Phù hợp với kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp tỉnh; chủ trương của Hội đồng nhân dân cấp huyện; tình hình thực tế và nguồn lực của cấp huyện.

3. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, bao gồm:

a) Đặc điểm về tự nhiên: Vị trí địa lý; đặc điểm địa hình, địa chất; khí tượng, thủy văn, hải văn.

b) Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

4. Tình hình thiên tai của địa phương:

a) Các loại hình thiên tai thường xảy ra: Thống kê, đánh giá về cường độ, tần suất, thời gian thường hay xảy ra;

b) Phạm vi ảnh hưởng, lĩnh vực bị ảnh hưởng, các khu vực có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi thiên tai;

c) Thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương;

d) Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

5. Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

6. Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết cho hoạt động phòng, chống thiên tai: Căn cứ phương án ứng phó thiên tai hằng năm của cấp huyện được phê duyệt để chuẩn bị, bao gồm số lượng; cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị; địa điểm dự trữ để đáp ứng sẵn sàng huy động sử dụng khi có thiên tai xảy ra.

7. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

8. Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và tiến độ thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

Điều 12. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp huyện

1. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội:

a) Đặc điểm dân sinh gồm tổng dân số, mật độ, phân bố dân cư, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương, dân tộc thiểu số, tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, số hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng của thiên tai cần phải di dời; đặc điểm nhà ở (kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố, đơn sơ) và phân bố theo đơn vị hành chính cấp xã; trình độ văn hóa, giáo dục, y tế, đặc điểm dân tộc, tập quán;

b) Đặc điểm kinh tế - xã hội gồm các ngành kinh tế chủ yếu bị ảnh hưởng bởi thiên tai (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ), định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng:

Thống kê, đánh giá chung về cơ sở hạ tầng chủ yếu trong phạm vi quản lý, bao gồm: Hệ thống giao thông, thủy lợi; mạng lưới điện, hệ thống thông tin, truyền thông; hệ thống tiêu thoát nước, cấp nước sạch, xử lý môi trường; hệ thống trường học, bệnh viện, trung tâm y tế và cơ sở hạ tầng khác.

Điều 13. Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện

1. Hệ thống chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bao gồm: Thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện; xây dựng các phương án ứng phó với thiên tai, các văn bản chỉ đạo điều hành.

2. Lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng, chống thiên tai: Thống kê số lượng; cơ quan, đơn vị huy động, dự trữ; địa điểm dự trữ; chất lượng, thời hạn sử dụng.

3. Thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai

Đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin, truyền thông, cảnh báo thiên tai chung và riêng biệt tại địa phương; các phương thức thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai.

4. Năng lực, nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai

Đánh giá chung về nhận thức, kỹ năng của người dân, cộng đồng và công tác tập huấn phòng, chống thiên tai tại địa phương.

5. Hiện trạng các công trình phòng, chống thiên tai ở địa phương: Thống kê và đánh giá năng lực, mức độ, khả năng chống chịu các công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn.

6. Nguồn lực tài chính để thực hiện công tác phòng, chống thiên tai ở địa phương, đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua nội dung lồng ghép) bao gồm: Ngân sách chi thường xuyên, ngân sách chi đầu tư phát triển, dự phòng ngân sách nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, nguồn vốn ODA, nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, Quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn hợp pháp khác.

Điều 14. Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai

1. Nội dung và biện pháp phòng chống thiên tai phù hợp với từng loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra trên địa bàn, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương: Xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai của địa phương theo phân cấp; tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; tổ chức xác định các khu vực nguy hiểm do các loại hình thiên tai gây ra trên địa bàn; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai cho loại hình thiên tai cụ thể thường gặp tại địa phương; xây dựng kế hoạch tổ chức thường trực công tác phòng, chống thiên tai hằng năm; xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai.

2. Biện pháp cơ bản phòng, chống thiên tai cấp huyện chi tiết tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 15. Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai

1. Danh mục các công trình phòng, chống thiên tai theo phân cấp cho kế hoạch hằng năm và 05 năm: Tên dự án, địa điểm, dự kiến tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự kiến, bố trí vốn hằng năm.

2. Nhu cầu về nhân lực và tài chính hằng năm và 05 năm để thực hiện các nhiệm vụ: Tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; khảo sát, thống kê xác định các khu vực nguy hiểm do các loại hình thiên tai gây ra trên địa bàn; xây dựng các phương án ứng phó với các loại hình thiên tai cụ thể thường gặp trên địa bàn; kinh phí mua sắm trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai.

Điều 16. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai

Xác định nội dung các nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện.

1. Nội dung tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể và tiến độ thực hiện trong kế hoạch phòng, chống thiên tai; các nguồn lực đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch phòng, chống thiên tai.

2. Lập kế hoạch thực hiện hằng năm để thực hiện các mục tiêu đề ra của kế hoạch 05 năm; rà soát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch phòng, chống thiên tai 05 năm.

3. Triển khai, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai của địa phương; tổng hợp, báo cáo, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch hằng năm và 05 năm.

Mục 3. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ

Điều 17. Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã

1. Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ; Luật Thủy lợi; kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện; các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản có liên quan.

2. Mục đích, yêu cầu: Phù hợp với kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp huyện; chủ trương của Hội đồng nhân dân cấp xã; tình hình thực tế và nguồn lực của cấp xã.

3. Đặc điểm về tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, bao gồm:

a) Đặc điểm về tự nhiên: Vị trí địa lý; đặc điểm địa hình, địa chất; khí tượng, thủy văn, hải văn;

b) Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

4. Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp xã theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

5. Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

6. Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết cho hoạt động phòng, chống thiên tai: Căn cứ phương án ứng phó thiên tai hằng năm của cấp xã được phê duyệt để chuẩn bị, bao gồm số lượng vật tư, trang thiết bị; cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị; địa điểm dự trữ, đơn vị hợp đồng sẵn sàng huy động sử dụng khi có thiên tai xảy ra.

7. Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương: Căn cứ phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt, tình hình thiên tai, tình hình dự trữ vật tư, nguồn lực được phân bổ về xã để xác định nhu cầu cần hỗ trợ và tiến độ thực hiện hằng năm của kế hoạch.

8. Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.

Điều 18. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp xã

1. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội:

a) Đặc điểm dân sinh gồm tổng dân số, mật độ, phân bố dân cư, đối tượng dễ bị tổn thương, dân tộc thiểu số, tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, số hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng của thiên tai cần phải di dời; đặc điểm nhà ở (kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố, đơn sơ); trình độ văn hóa, giáo dục, y tế; đặc điểm dân tộc, tập quán;

b) Đặc điểm kinh tế - xã hội các ngành kinh tế chủ yếu bị ảnh hưởng bởi thiên tai (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ), định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng: Thống kê, đánh giá về cơ sở hạ tầng chủ yếu trong phạm vi quản lý về giao thông, thủy lợi; mạng lưới điện, hệ thống thông tin, truyền thông; hệ thống tiêu thoát nước, cấp nước sạch, xử lý môi trường; hệ thống trường học, trạm y tế và các cơ sở hạ tầng khác.

Điều 19. Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp xã

1. Hệ thống chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Bao gồm thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã; thành lập, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.

2. Lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ phòng, chống thiên tai: Thống kê số lượng; cơ quan, đơn vị huy động, dự trữ; địa điểm dự trữ.

3. Thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai

Đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin, truyền thông, cảnh báo thiên tai chung và riêng biệt tại địa phương; các phương thức thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai.

4. Năng lực, nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai

Đánh giá chung về nhận thức, kỹ năng của người dân, cộng đồng và công tác tập huấn phòng, chống thiên tai tại địa phương.

Điều 20. Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai

1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai

Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai bao gồm: phát bản tin về phòng, chống thiên tai; phổ biến tài liệu tới người dân và cộng đồng; phát bản tin cảnh báo, bản tin hướng dẫn kỹ năng phòng, chống thiên tai tại địa bàn quản lý.

2. Xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại hình thiên tai cụ thể: Căn cứ tình hình, diễn biến thiên tai tại địa phương, tình hình nhân lực, vật tư và trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai, tiến hành xây dựng phương án ứng phó.

3. Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai

Tổ chức trực ban phòng, chống thiên tai thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.

4. Xác định khu vực nguy hiểm trên địa bàn quản lý: Căn cứ tình hình thiên tai tại địa phương, đặc biệt các trận thiên tai lịch sử và đặc điểm về địa hình, địa chất của khu vực quản lý để xác định các khu vực nguy hiểm.

5. Chuẩn bị địa điểm sơ tán: Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, vị trí khu vực nguy hiểm, xác định số lượng hộ dân cần sơ tán, khả năng sơ tán để lựa chọn địa điểm, xây dựng phương án và chuẩn bị sơ tán khi có yêu cầu.

6. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai, thực hiện đề án nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, bao gồm: tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai theo hướng dẫn; tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng ứng phó thiên tai; tổ chức diễn tập ứng phó thiên tai theo phương án được phê duyệt; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Điều 21. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai

Ủy ban nhân dân cấp xã xác định nội dung các nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai; tổ chức rà soát và điều chỉnh kế hoạch phòng, chống thiên tai 05 năm; lập kế hoạch thực hiện hằng năm để thực hiện các mục tiêu đề ra của kế hoạch 05 năm; xác định trách nhiệm cụ thể của các thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã, các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Trách nhiệm và nguồn kinh phí xây dựng, cập nhật kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện: Thu thập, phân tích số liệu, dự thảo, tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai 05 năm và kế hoạch thực hiện hằng năm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai của địa phương, mô tả mức độ rủi ro thiên tai đối với từng loại hình thiên tai cụ thể.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các Sở, cơ quan khác theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và rà soát, đề xuất điều chỉnh kế hoạch phòng, chống thiên tai của địa phương.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Chỉ đạo Phòng chuyên môn được giao quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai: Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan tổ chức thực hiện thu thập, phân tích số liệu, dự thảo, tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai 05 năm và kế hoạch thực hiện hằng năm; chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan xây dựng các phương án ứng phó với các loại hình thiên tai cụ thể thường gặp trên địa bàn; đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã trong phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch tổ chức thường trực công tác phòng, chống thiên tai hằng năm; chủ trì tổ chức xác định các khu vực nguy hiểm do các loại hình thiên tai gây ra trên địa bàn; phối hợp với Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và các phòng, ban liên quan, xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai.

b) Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với phòng chuyên môn được giao quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai trong việc xây dựng, thực hiện và cập nhật điều chỉnh kế hoạch phòng, chống thiên tai của địa phương.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Chỉ đạo công chức được giao quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai: Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện thu thập, phân tích số liệu, xây dựng dự thảo kế hoạch, tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai 05 năm và kế hoạch thực hiện hằng năm; phối hợp với công chức Tài chính - Kế toán tham mưu, đề xuất nhu cầu về nguồn lực và kinh phí để thực hiện kế hoạch.

b) Chỉ đạo các công chức và cơ quan khác theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp xây dựng và cập nhật, điều chỉnh kế hoạch phòng, chống thiên tai của địa phương.

4. Trong quá trình xây dựng, cập nhật và điều chỉnh kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương, cơ quan được giao chủ trì thực hiện có thể thuê tư vấn có đủ năng lực để hỗ trợ thực hiện.

5. Kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương được xây dựng và phê duyệt theo chu kỳ 05 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được cập nhật, điều chỉnh hằng năm.

6. Kinh phí xây dựng, rà soát kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương bao gồm Ngân sách nhà nước, Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Điều 23. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai

1. Sau khi Kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp được phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kế hoạch phòng, chống thiên tai với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Quốc phòng để tổng hợp, chỉ đạo.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai hằng năm của địa phương. Nội dung báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp bao gồm:

a) Tình hình, ảnh hưởng thiên tai tại địa phương;

b) Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương;

c) Kết quả, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương; danh mục nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án phòng, chống thiên tai tại địa phương chi tiết tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Đánh giá thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân;

đ) Đề xuất, kiến nghị.

3. Thời gian chốt số liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo:

a) Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước năm báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo;

b) Thời hạn các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 năm báo cáo;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình cụ thể và nội dung yêu cầu báo cáo để xác định thời hạn gửi báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cho phù hợp.

Điều 24. Quy định chuyển tiếp

Kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo kế hoạch đã duyệt và hằng năm được đánh giá, cập nhật bổ sung các nội dung theo quy định tại Thông tư này.

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2021.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân kịp thời thông tin về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo, cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan (để b/c);
- Website Bộ NN&PTNT;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu VT, PCTT (200).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Hiệp

PHỤ LỤC I

ĐÁNH GIÁ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Bảng 1. Phân vùng thiên tai điển hình

STT

Vùng

Các loại hình thiên tai điển hình

1

Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Lũ quét, sạt lở đất, rét hại, sương muối, mưa lớn, lốc, mưa đá, cháy rừng do tự nhiên.

2

Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Lũ, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, rét hại, nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, cháy rừng do tự nhiên.

3

Duyên hải miền Trung

Lũ, ngập lụt, bão, áp thấp nhiệt đới, nước dâng, hạn hán, nắng nóng, xâm nhập mặn, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, mưa lớn, cháy rừng do tự nhiên.

4

Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

Nắng nóng, hạn hán, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, mưa đá, lốc, sét, cháy rừng do tự nhiên.

5

Đồng bằng sông Cửu Long

Áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, ngập lụt, triều cường, nước dâng do bão, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, lốc, sét, cháy rừng do tự nhiên.

6

Các đô thị lớn

Ngập úng do mưa lớn, lũ, triều cường, bão, lốc.

7

Trên biển và hải đảo

Áp thấp nhiệt đới, bão, gió mạnh, nước dâng.

Các địa phương có thể tham khảo các loại hình thiên tai điển hình theo vùng (Bảng 1) để đánh giá rủi ro đối với từng đối tượng đánh giá. Đối với các loại hình thiên tai khác không phải là điển hình tại địa phương nhưng vẫn được liệt kê đầy đủ trong kế hoạch để có giải pháp chủ động phòng, chống thiên tai.

Căn cứ vào quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành1 và một số các văn bản liên quan khác để xác định chi tiết (cường độ) thiên tai phù hợp với tình hình thực tế của địa phương áp dụng cho các loại hình thiên tai, cụ thể:

(1) Đối với áp thấp nhiệt đới, bão: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 2.

(2) Đối với nước dâng: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 3.

(3) Đối với mưa lớn: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 4.

(4) Đối với lũ, ngập lụt: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 5.

(5) Đối với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 6.

(6) Đối với nắng nóng: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 7.

(7) Đối với hạn hán hoặc sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 8.

(8) Đối với xâm nhập mặn: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 9. (9) Đối với gió mạnh trên biển: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 10. (10) Đối với sương mù: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 11.

(11) Đối với lốc, sét, mưa đá: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 12.

(12) Đối với rét hại, sương muối: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 13.

(13) Đối với cháy rừng do tự nhiên: Kết quả đánh giá chi tiết cập nhật theo Bảng 14.

(14) Đối với các loại hình thiên tai khác:

Tương tự các loại hình thiên tai liệt kê ở trên, căn cứ vào tình hình thiên tai xuất hiện tại địa phương để bổ sung các Bảng thu thập thông tin.

Bảng 2. Đánh giá cấp độ rủi ro do bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Cấp độ rủi ro

Cấp ATNĐ, bão

Mức độ dễ bị tổn thương

Thấp

Trung bình

Cao

1

Cấp độ 3

2

Cấp độ 4

3

Cấp độ 5

Bảng 3. Đánh giá cấp độ rủi ro do nước dâng và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Cấp độ rủi ro

Độ cao nước dâng kết hợp với thủy triều (tính từ mực nước biển trung bình) (m)

Mức độ dễ bị tổn thương

Thấp

Trung bình

Cao

2

Cấp độ 2

3

Cấp độ 3

4

Cấp độ 4

5

Cấp độ 5

Bảng 4. Đánh giá cấp độ rủi ro do mưa lớn và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Cấp độ rủi ro

Chi tiết về lượng mưa

Mức độ dễ bị tổn thương

Lượng mưa trong 24 giờ (hoặc trong 12 giờ) (mm)

Thời gian kéo dài (ngày)

Thấp

Trung bình

Cao

1

Cấp độ 1

2

Cấp độ 2

3

Cấp độ 3

4

Cấp độ 4

Bảng 5. Đánh giá cấp độ rủi ro do lũ, ngập lụt và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Lưu vực\ Cấp độ rủi ro

Sông A

Sông …

Mực nước lũ
(theo cấp báo động)

Mức độ dễ bị tổn thương

Mực nước lũ
(theo cấp báo động)

Mức độ dễ bị tổn thương

Thấp

Trung bình

Cao

Thấp

Trung bình

Cao

1

Cấp độ 1

2

Cấp độ 2

3

Cấp độ 3

4

Cấp độ 4

5

Cấp độ 5

Bảng 6. Đánh giá cấp độ rủi ro do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Cấp độ rủi ro

Tổng lượng mưa trong 24 giờ (mm)

Thời gian mưa trước đó (ngày)

Mức độ dễ bị tổn thương

Thấp

Trung bình

Cao

1

Cấp độ 1

2

Cấp độ 2

3

Cấp độ 3

Bảng 7. Đánh giá cấp độ rủi ro do nắng nóng và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Cấp độ rủi ro

Chi tiết về mức độ nắng nóng

Mức độ dễ bị tổn thương

Nhiệt độ cao nhất (°c)

Thời gian kéo dài (ngày)

Thấp

Trung bình

Cao

1

Cấp độ 1

2

Cấp độ 2

3

Cấp độ 3

4

Cấp độ 4

Bảng 8. Đánh giá cấp độ rủi ro do hạn hán hoặc sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Cấp độ rủi ro

Chi tiết lượng nước thiếu hụt

Mức độ dễ bị tổn thương

Khoảng thời gian lượng mưa tháng thiếu hụt trên 50% trong khu vực (tháng)

Thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực (%)

Thấp

Trung bình

Cao

1

Cấp độ 1

2

Cấp độ 2

3

Cấp độ 3

4

Cấp độ 4

Bảng 9. Đánh giá cấp độ rủi ro do xâm nhập mặn và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Cấp độ rủi ro

Chi tiết về mức độ xâm nhập mặn

Mức độ dễ bị tổn thương

Độ mặn (%o)

Khoảng cách xâm nhập sâu trong sông (km)

Thấp

Trung bình

Cao

1

Cấp độ 1

2

Cấp độ 2

3

Cấp độ 3

4

Cấp độ 4

Bảng 10. Đánh giá cấp độ rủi ro do gió mạnh trên biển và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Cấp độ rủi ro

Cấp độ gió mạnh

Mức độ dễ bị tổn thương

Thấp

Trung bình

Cao

1

Cấp độ 2

2

Cấp độ 3

Bảng 11. Đánh giá cấp độ rủi ro do sương mù và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Cấp độ rủi ro

Tầm nhìn xa (m)

Phạm vi ảnh hưởng

Mức độ dễ bị tổn thương

Thấp

Trung bình

Cao

1

Cấp độ 1

2

Cấp độ 2

Bảng 12. Đánh giá cấp độ rủi ro do lốc, sét, mưa đá và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Cấp độ rủi ro

Phạm vi và khu vực ảnh hưởng

Mức độ dễ bị tổn thương

Thấp

Trung bình

Cao

1

Cấp độ 1

2

Cấp độ 2

Bảng 13. Đánh giá cấp độ rủi ro do rét hại, sương muối và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Cấp độ rủi ro

Nhiệt độ trung bình ngày (°C)

Thời gian kéo dài (ngày)

Mức độ dễ bị tổn thương

Thấp

Trung bình

Cao

1

Cấp độ 1

2

Cấp độ 2

3

Cấp độ 3

Bảng 14. Đánh giá cấp độ rủi ro do cháy rừng do tự nhiên và mức độ dễ bị tổn thương

STT

Cấp độ rủi ro

Yếu tố thời tiết

Thời gian kéo dài (ngày)

Mức độ dễ bị tổn thương

Nhiệt độ cao nhất ngày (°c)

Độ ẩm không khí trung bình ngày (%)

Tốc độ gió cao nhất ngày (km/h)

Thấp

Trung bình

Cao

1

Cấp độ 1

2

Cấp độ 2

3

Cấp độ 3

4

Cấp độ 4

5

Cấp độ 5

PHỤ LỤC II

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ VỚI LOẠI HÌNH THIÊN TAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT

Loại hình thiên tai

Một số biện pháp phi công trình

Một số biện pháp công trình

1

Đối với lũ, ngập lụt, nước dâng

- Rà soát, vận hành hồ chứa xả lũ theo quy trình đảm bảo an toàn cho hạ du và công trình;

- Xây dựng bản đồ rủi ro lũ lụt hạ du các hồ chứa, vùng trũng, vùng ven sông, ven biển tương ứng với các kịch bản lũ lụt khác nhau;

- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo sớm cho khu vực nguy hiểm;

- Đối với khu vực dân cư tăng cường khả năng tiêu thoát nước của hệ thống bằng cách nâng tần suất tính toán mưa tiêu thiết kế; tính toán năng lực tiêu của hệ thống tiêu hiện tại khi mở rộng thành phố hay giảm diện tích hồ điều hòa, san lấp các khu vực ngập nước;

- Quản lý khôi phục rừng đầu nguồn, các hồ chứa thượng nguồn không làm mất cân bằng bùn cát trong quá trình thi công và vận hành;

- Rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán, di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ, ngập lụt, nước dâng.

- Bố trí các khu vực phân lũ, chậm lũ, chủ động làm giảm cường độ lũ xuống hạ du;

- Nâng cao cốt nền xây dựng: Dựa vào trận lũ lịch sử đã xảy ra trong khu vực để tính toán chiều cao của cốt nền xây dựng;

- Khơi thông dòng chảy đảm bảo thoát lũ: Tham khảo phương án trong quy hoạch phòng chống lũ để xác định vị trí sẽ phải nạo vét nhằm tăng mặt cắt thoát lũ, giảm thiểu ngập lụt;

- Làm các công trình cầu quy mô nhỏ, cầu tạm để qua các suối, khu vực ngập sâu, thay thế các tràn, …

- Xây dựng hệ thống kiểm tra, đo đạc, giám sát an toàn hồ chứa;

- Đầu tư tu bổ, nâng cấp các công trình đê điều, hồ đập đảm bảo tần suất chống lũ thiết kế và vận hành an toàn.

2

Đối với bão

- Xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro bão và ngập lụt do bão mạnh, siêu bão gây ra để có các phương án ứng phó kịp thời;

- Tăng cường khả năng cảnh báo sớm để ngư dân có thời gian chuẩn bị ứng phó, đặc biệt dự báo bão khi vào gần bờ, trên đất liền;

- Rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán dân khỏi vùng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của bão, nhất là khu vực ven biển;

- Trồng, quản lý, bảo vệ các rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.

- Xây dựng nhà ở an toàn chống gió lớn, gió giật;

- Xây dựng các nhà tránh trú, cộng đồng an toàn;

- Rà soát, bổ sung các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão;

- Đầu tư xây dựng hệ thống đê, kè biển đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế.

3

Sạt lở đất, lũ quét

- Sử dụng các kết quả bản đồ đánh giá rủi ro để xác định các vị trí có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất;

- Tăng cường công tác dự báo mưa: Bổ sung các trạm đo mưa, tăng độ chính xác của bản tin dự báo mưa; sử dụng các công nghệ tiên tiến cảnh báo sớm;

- Công tác thông tin, truyền tin, cảnh báo sớm đến người dân; tổ chức cắm các biển hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm;

- Tiến hành quy hoạch sử dụng đất để phục vụ công tác di dời người dân, trồng rừng, phát triển nông nghiệp, bố trí dân cư an toàn gắn với sinh kế bền vững;

- Tăng cường nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân để phòng tránh, giảm thiểu;

- Rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán, di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét.

- Đối với các khu có mật độ dân cư cao, các công trình lịch sử, hạ tầng cơ sở quan trọng có thể được bảo vệ bằng hệ thống tường kè bao kết hợp các rãnh thoát nước;

- Lắp đặt các hệ thống cảnh báo, đo đạc, ống thu nước ngầm tại các khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất;

Các biện pháp trên cần được kết hợp. Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của từng địa phương và nguồn kinh phí được bố trí để lựa chọn phù hợp.

4

Hạn hán, xâm nhập mặn

- Tăng cường công tác dự báo dài hạn để có các phương án phòng tránh: có biện pháp an toàn cho người và vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Công tác thông tin, truyền thông xuống cộng đồng để người dân chuẩn bị trữ nước sinh hoạt.

- Các biện pháp dự trữ nước ngọt: xây dựng bể trữ, giếng,… hoặc phương án khai thác nguồn nước khác như xây dựng đập tạm, nạo vét hệ thống kênh mương.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi cấp, giữ ngọt, các cống ngăn triều, xâm nhập mặn.

- Xây dựng hệ thống tưới tự động, tưới tiết kiệm nước

5

Lốc, sét, mưa đá

Hướng dẫn người dân tăng cường nhận thức, kiến thức để phòng tránh, để lựa chọn mô hình, vật liệu nhà an toàn

- Hệ thống quan trắc, cảnh báo

- Hệ thống thu sét

- Xây dựng các công trình nhà ở an toàn chống lốc, sét, mưa đá.

6

Cháy rừng do tự nhiên

Tăng cường dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; hệ thống phát hiện điểm cháy rừng

- Đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa;

- Chòi quan sát phát hiện cháy rừng; tháp quan trắc lửa rừng;

- Hệ thống biển cấm, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng;

7

Một số biện pháp chung khác

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Thay đổi loại cây trồng phù hợp để giảm thiểu thiệt hại; điều chỉnh lịch thời vụ hoặc điều chỉnh khu vực canh tác có khả năng bị tác động bởi thiên tai.

- Nghiên cứu loại cây chống chịu với thiên tai: Nghiên cứu loại cây trồng có khả năng chịu ngập nước dài, hạn hán, rét hại, chịu mặn cao, …

- Các biện pháp kỹ thuật khác: Quy hoạch nhà kính, nhà lưới…, áp dụng các biện pháp nông nghiệp xanh, sạch để giảm thiểu thiệt hại.

- Lựa chọn loại cây phù hợp với đặc thù thiên tai từng vùng miền.

- Triển khai các biện pháp tưới tiết kiệm nước.

PHỤ LỤC III

BIỆN PHÁP CƠ BẢN PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu:

a) Biện pháp công trình:

- Xây dựng, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, công trình thủy lợi;

- Xây dựng, nâng cấp công trình xây dựng có xem xét đến phòng, chống thiên tai;

- Xây dựng, nâng cấp công trình giao thông kết hợp phòng, chống thiên tai;

- Xây dựng, nâng cấp công trình hạ tầng cấp, thoát nước; công trình neo đậu tàu thuyền tránh trú bão (đối với khu vực ven biển, hải đảo);

- Xây dựng công trình phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Xây dựng công trình đo đạc, giám sát, cảnh báo sớm.

- Lồng ghép các nội dung phòng, chống thiên tai trong các chương trình, dự án tại địa phương;

b) Biện pháp phi công trình:

- Xây dựng cơ chế chính sách; kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường năng lực;

- Lập, rà soát và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch về phòng, chống thiên tai;

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cấp tỉnh;

- Nâng cao nhận thức, kiến thức cho cộng đồng;

- Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai ở quy mô cấp huyện ứng với một số kịch bản và cấp độ rủi ro thiên tai cụ thể;

- Thực hiện chương trình trồng, quản lý và bảo vệ rừng.

2. Biện pháp ứng phó:

Xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; phân giao trách nhiệm ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai của Ủy ban nhân dân các cấp. Xây dựng các phương án ứng phó với các loại hình thiên tai thường gặp xảy ra, trong đó chủ yếu tập trung các loại hình thiên tai chính: Đối với bão, mưa, lũ lớn, ngập lụt; sạt lở đất lũ quét; lốc, sét; hạn hán; rét hại; một số biện pháp chung trong ứng phó như sau:

- Tuyên truyền, thông báo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình về dự báo, cảnh báo thời gian có khả năng xuất hiện thiên tai, thời tiết nguy hiểm;

- Đôn đốc nhân dân chằng chống nhà cửa, chuồng trại (đối với bão), sơ tán các hộ có nguy cơ cao ảnh hưởng thiên tai đến nơi ở an toàn theo phương án đã xây dựng; cắt tỉa cành cây, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, lồng bè nuôi trồng thủy sản;

- Chỉ đạo nhân dân thu hoạch sớm hoa màu, lúa, thủy sản để giảm thiểu thiệt hại;

- Chỉ đạo việc giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào các tuyến đường bị ngập sâu, các cống ngầm qua đường; khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất và các khu vực nguy hiểm khác;

- Chỉ đạo thực hiện chuyển đổi, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ phù hợp với khả năng nguồn nước;

- Chỉ đạo việc kiểm tra các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, hoàn thiện hệ thống kênh phục vụ tưới tiêu, quản lý phân phối nước tưới luân phiên, tiết kiệm nước, thực hiện bơm chống hạn ở những vùng có điều kiện đảm bảo nguồn nước chống hạn;

- Chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương rà soát, đánh giá, xác định nguồn lực phục vụ ứng phó thiên tai;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả, tái thiết:

a) Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu gồm:

- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn, y tế tổ chức cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm về tính mạng, tìm kiếm người, phương tiện bị mất tích, ưu tiên các đối tượng dễ bị tổn thương;

- Lập các trạm cấp cứu lưu động hoặc phối hợp với địa phương trưng dụng các cơ quan, trường học cơ sở y tế tại các khu vực xảy ra thiên tai để tiếp nhận và sơ, cấp cứu người bị nạn;

- Xác định đối tượng, xây dựng biện pháp cứu trợ, hỗ trợ;

- Xây dựng các lán trại tạm thời cho người bị mất nhà cửa, tiến hành cấp phát lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân.

b) Thống kê, đánh giá thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ gồm:

- Tổ chức thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra, xác định nhu cầu hỗ trợ, đề xuất phương án khắc phục hậu quả kịp thời;

- Đề xuất kiến nghị hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, giống cây trồng, vật nuôi để kịp thời ổn định đời sống người dân, khôi phục sản xuất;

- Vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai;

- Huy động lực lượng, đề xuất giải pháp khôi phục, sửa chữa, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, công trình công cộng.

c) Xây dựng tái thiết gồm:

- Hỗ trợ người dân bị thiệt hại về người, dân sinh, sản xuất theo quy định;

- Phân bổ kinh phí hỗ trợ từ Trung ương và nguồn kinh phí dự phòng của địa phương để đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng bị thiệt hại sau thiên tai theo thứ tự ưu tiên;

- Tổ chức rà soát lại cấp độ rủi ro của loại hình thiên tai vừa xảy ra so với kết quả đánh giá, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp;

- Tổ chức thực hiện các dự án, chương trình theo kế hoạch cập nhật mới, trong đó có dự án bố trí, sắp xếp dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

PHỤ LỤC IV

BIỆN PHÁP CƠ BẢN PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu:

a) Biện pháp công trình:

- Xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai theo phân cấp;

- Xây dựng các công trình cầu giao thông thay thế dần các ngầm tràn, đặc biệt là những nơi có nhiều người qua lại;

- Xử lý các trọng điểm, xung yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng, gây nguy hại cho người dân khi thiên tai xảy ra;

- Lồng ghép các nội dung phòng, chống thiên tai trong các chương trình, dự án tại địa phương (chương trình nông thôn mới, chương trình 30A…);.

b) Biện pháp phi công trình:

- In ấn các tài liệu, áp phích, tranh ảnh, tổ chức sinh hoạt văn hóa, diễn kịch, truyền thanh, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai;

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống truyền thanh, mua sắm loa cầm tay, máy phát điện đảm bảo hệ thống thông tin cảnh báo được thông suốt, đảm bảo phần lớn người dân được nhận thông tin về cảnh báo thiên tai;

- Tổ chức xác định các khu vực nguy hiểm do các loại hình thiên tai gây ra trên địa bàn, xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai để phục vụ công tác chỉ huy phòng, chống thiên tai và cảnh báo người dân;

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai; tổ chức hoặc lồng ghép tập huấn trong các chương trình, dự án của địa phương về nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng, chống thiên tai cho người dân;

- Hằng năm tổ chức các đợt diễn tập ở quy mô cấp xã ứng phó với một tình huống và cấp độ rủi ro thiên tai cụ thể.

2. Biện pháp ứng phó:

Xây dựng các phương án ứng phó với các loại hình thiên tai thường gặp xảy ra, trong đó chủ yếu tập trung các loại hình thiên tai chính: Đối với bão, mưa, lũ lớn, ngập lụt; sạt lở đất lũ quét; lốc, sét; hạn hán; rét hại; một số biện pháp chung trong ứng phó như sau:

- Tuyên truyền, thông báo trên các phương tiện truyền thanh về dự báo, cảnh báo thời gian có khả năng xuất hiện thiên tai, thời tiết nguy hiểm;

- Đôn đốc nhân dân chằng chống nhà cửa, chuồng trại (đối với bão), sơ tán các hộ có nguy cơ cao ảnh hưởng thiên tai đến nơi ở an toàn theo phương án đã xây dựng; cắt tỉa cành cây, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, lồng bè nuôi trồng thủy sản;

- Chỉ đạo nhân dân thu hoạch sớm hoa màu, lúa, thủy sản để giảm thiểu thiệt hại;

- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào các tuyến đường bị ngập sâu, các cống ngầm qua đường; khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất và các khu vực nguy hiểm khác;

- Chuyển đổi, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ phù hợp với khả năng nguồn nước;

- Thường xuyên kiểm tra các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu, quản lý phân phối nước tưới luân phiên, tiết kiệm nước, thực hiện bơm chống hạn ở những vùng có điều kiện đảm bảo nguồn nước chống hạn.

3. Biện pháp khắc phục:

- Tiếp tục di dời dân ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương;

- Tổng hợp, thống kê tình hình thiệt hại, lập báo cáo gửi cấp trên;

- Xác định đối tượng cần được cứu trợ: Người bị thương, hộ gia đình có người bị chết; hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, không có lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm khác có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe. Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm;

- Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án án khắc phục;

- Kiến nghị hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu để phục hồi sản xuất;

- Thực hiện các hoạt động tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường sau thiên tai;

- Lập kế hoạch và đề xuất sửa chữa, khôi phục, nâng cấp các công trình phòng, chống thiên tai, các công trình cơ sở hạ tầng bị thiệt hại.

PHỤ LỤC V

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN TẠI KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CÁC CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Danh mục nhiệm vụ/dự án về phòng, chống thiên tai đã thực hiện trong năm...(năm báo cáo)

- Trong năm ......, trên địa bàn cấp tỉnh/huyện/xã đã triển khai cơ bản các nội dung tại Quyết định số ........./QĐ-UBND ngày ......./..... /....... của UBND ....... kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn ...... - ...... tỉnh/huyện/xã ......... năm......... (năm thực hiện báo cáo) với tổng số kinh phí theo kế hoạch là ....... triệu đồng; kinh phí được cấp là ....... triệu đồng, chi tiết theo bảng sau (có thể lập phụ lục kèm theo):

Bảng 1: Danh mục nhiệm vụ/dự án phòng, chống thiên tai thực hiện trong năm...

TT

Danh mục nhiệm vụ/ dự án

Kinh phí (triệu đồng)

Nguồn vốn

Kết quả thực hiện (%)

Theo kế hoạch

Đã Được phân bổ

Dự kiến phân bổ năm tiếp theo

1

2

.......

Cộng

2. Đánh giá kết quả thực hiện

- Theo đánh giá sơ bộ,về tổng thể cơ bản đã hoàn thành .......% kế hoạch đề ra, .......% các nhiệm vụ kéo dài sang năm tiếp, do... (nêu nguyên nhân, lý do).

- Đánh giá những thuận lợi:

- Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện:

- Đề xuất kiến nghị:

3. Dự kiến Danh mục nhiệm vụ/dự án về phòng, chống thiên tai thực hiện trong năm ... (năm tiếp theo)

Trong năm ... , Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/xã ... dự kiến triển khai một số nội dung theo bảng sau:

Bảng 2: Danh mục nhiệm vụ/dự án về phòng chống thiên tai dự kiến triển khai thực hiện trong năm...

TT

Danh mục nhiệm vụ/ dự án

Kinh phí dự kiến

(triệu đồng)

Nguồn vốn

1

2

.......

Cộng

Tổng số kinh phí dự kiến là ....... triệu đồng trong đó:

- Ngân sách trung ương:..... triệu đồng;

- Ngân sách tỉnh:...... triệu đồng;

- Quỹ Phòng, chống thiên tai:......... triệu đồng;

- Nguồn hợp pháp khác:.......... triệu đồng.



1 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 02/2021/TT-BNNPTNT

Hanoi, June 07, 2021

 

CIRCULAR

GUIDELINES FOR FORMULATING LOCAL NATURAL DISASTER MANAGEMENT PLANS

Pursuant to the Law on Natural Disaster Management dated June 19, 2013;

Pursuant to the Law on Amendments to the Law on Natural Disaster Management and the Law on Dikes dated June 17, 2020;

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

At the request of the Director General of the Vietnam Disaster Management Authority;

The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgate a Circular on guidelines for formulating local natural disaster management plans.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular provides guidelines for formulating local natural disaster management plans as set out in Article 15 of the Law on Natural Disaster Management amended by Clause 10 Article 1 of the 2020 Law on Amendments to the Law on Natural Disaster Management and the Law on Dikes.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to organizations and individuals whose activities involve formulation of local natural disaster management plans.

Article 3. Procedures for formulating a natural disaster management plan

1. Review and collect documents; conduct basic data investigation and survey.

2. Determine and assess risks and propose solutions.

3. Formulate a draft of the natural disaster management plan; seek opinions of agencies and units concerned; receive, respond to and revise the draft.

4. Promulgate the natural disaster management plan: a People’s Committee shall approve and promulgate its plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

LOCAL NATURAL DISASTER MANAGEMENT PLANS

Section 1. PROVINCIAL NATURAL DISASTER MANAGEMENT PLANS

Article 4. Contents of a provincial natural disaster management plan

1. Legal bases for formulating a plan: Law on Natural Disaster Management; Law on Amendments to the Law on Natural Disaster Management and the Law on Dikes; Law on Irrigation; National Strategy for Natural Disaster Management; legal documents elaborating laws and relevant documents.

2. Purposes and requirements: conformity with policies of the Communist Party, Government and provincial People's Council, natural disaster management strategy, planning and plan at superior level; forecasts, warnings; actual situation and resources of the province.

3. Natural, demographic, socio - economic and infrastructural characteristics, including:

a) Natural characteristics: geographical location, topographical and geological characteristics, meteorological, hydrographic and oceanographic characteristics.

b) Demographic, socio - economic and main infrastructural characteristics prescribed in Article 5 hereof.

4. Assessing the natural disaster management as prescribed in Article 6 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Natural disaster management measures, including preparedness, response, recovery and reconstruction measures suitable for levels of disaster risks; integrated flood management plan for provincial river basins and other related plans prescribed in Article 8 hereof.

7. Integrating natural disaster management contents: determining measures and methods for integrating natural disaster management contents into socio - economic development planning and plans under the guidance of the Ministry of Planning and Investment.

8. Determining resources and schedule every year and every 05 years as prescribed in Article 9 hereof.

9. Determining responsibilities of organizations and individuals for implementing, inspecting and supervising the implementation of the natural disaster management plan as prescribed in Article 10 hereof.

Article 5. Provincial demographic, socio - economic and infrastructural characteristics

1. Demographic and socio - economic characteristics:

a) Demographic characteristics including total population, population density and distribution, vulnerable subjects, ethnic minorities, percentage of poor households, near-poor households, number of households in areas at high risk of natural disaster effects requiring relocation; residential housing characteristics (permanent, semi-permanent, less-permanent, simple-permanent) and distribution by district-level administrative units; level of culture, education and health, ethnicity and customs.

b) Socio - economic characteristics including main economic sectors affected by natural disasters (agriculture, forestry, fishery, industry, commerce, tourism and services), local socio - economic development orientations.

2. Infrastructural characteristics:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Assessment of natural disaster management

1. Legal documents and policies on natural disaster management: assess level of implementation of laws and policies; plan to provide resources and operating conditions for Command Centers for Natural Disaster Management and forces in charge of natural disaster management.

2. Natural disaster management and search and rescue command systems at all levels and cooperation regulation: describe organizational structures of Command Centers for Natural Disaster Management; human resources and capacity of full-time and part-time forces for natural disaster management of standing natural disaster management authorities at all levels; infrastructure and equipment of Standing Offices of provincial- and district-level Command Centers for Natural Disaster Management; regulations on assigning tasks to members and regulations on cooperation between agencies concerned.

3. Early warning and forecasting: Assess the early warning and forecasting carried out locally through central government authorities, hydro-meteorological forecasting agencies and forecasting and warning agencies of the province and region with respect to the detailedness, reliability, adequacy, continuity, promptness, ease of understanding and news broadcasting tools.

4. Vehicles, materials and equipment serving natural disaster management: produce statistics on and assess the status, lists, quantity, quality, location of storage and organizations and individuals assigned to perform management thereof. Conduct general assessment of regulations on management and use thereof, current capacity and demand thereof in the future.

5. Natural disaster response and search and rescue: assess key forces’ capacity for natural disaster response and search and rescue in the province; participation by other civil organizations and individuals. The assessment shall focus on quantity, capacity, equipment and vehicles of these forces.

6. Natural disaster management information and communication: Assess the status of local information and communication systems; methods of natural disaster management information dissemination and communication. Assess the province’s capacity for applying and managing natural disaster management database.

7. The community’s capacity and awareness of natural disaster management:

Conduct general assessment of awareness of and skills in response to natural disasters and training in natural disaster management in the province.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Assess the integration of natural disaster management contents in industry distribution and development and socio - economic development programs, projects, planning and plans: instructional documents; integration results, advantages and disadvantages; proposals and recommendations.

10. Assess post-natural disaster recovery and reconstruction: assistance in natural disaster relief and recovery (producing statistics on and assessing damage and demands); results of implementation of assistance policy and use of emergency resources for infrastructure repair, life stabilization and sustainable livelihood; execution of projects on establishment of settlements in natural disaster-hit areas.

11. Assess financial resources for natural disaster management in the province, direct or indirect investment (through the integration contents), including budget for recurrent expenditure, budget for development investment expenditure, state budget reserves, financial reserve fund, ODA funding, financial assistance from foreign organizations, disaster management fund and other legal sources.

Article 7. Determination and assessment of natural disaster risks

1. Determine common types of natural disasters based on the disaster risk zoning specified in Table 1 of Appendix I enclosed herewith and disaster alert map of the Ministry of Natural Resources and Environment under Point b Clause 1 Article 17 of the Law on Natural Disaster Management.

2. Assess natural disaster risks

a) Scope of assessment:

Spatial scope: carry out disaster risk assessment by local administrative units; time scope: carry out assessment of risks of future climate-change disasters (based on the latest climate change scenario published by the Ministry of Natural Resources and Environment), the series of collected data on the intensity of natural disasters and damage over the last 05 to 10 years and statistics on historical and major natural disasters that occurred before;

b) Methods and contents of assessment, in the following order of priority:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Making local disaster risk maps at scales of around 1:5.000 to 1:50.000 and in conformity with the maps of local administrative units; making maps at a scale larger than 1:5.000 in the case of areas frequently hit by natural disasters and highly populated areas; describing level of risk of each type of natural disaster using different colors (light blue: small risk, light yellow: medium risk, orange: significant risk, red: extreme risk and purple: catastrophic).

Article 8. Natural disaster management contents and measures

1. Determining natural disaster management contents and measures suitable for levels of natural disaster risks and specific types of natural disasters in order to reduce disaster risks, focusing on dangerous areas and vulnerable subjects, specifically: prevention and mitigation measures (structural measure and non-structural measures); natural disaster response measures and natural disaster relief and recovery measures.

2. Focusing on formulating integrated flood management plan for provincial river basins; strong typhoon and super typhoon preparedness plans; flash flood and land slide prevention plans; drought and saltwater intrusion prevention plans; plans for prevention of flood or flow-induced riverbank erosion or coastal erosion.

3. Specific measures tailored for several types of natural disasters mentioned in the Appendix II enclosed herewith. Basic measures for provincial natural disaster management mentioned in the Appendix III enclosed herewith.

Article 9. Resources and annual and 05-year schedules for implementation of the natural disaster management plan

1. Human and financial resources for implementation of the natural disaster management plan are set out in Articles 6 and 8 of the Law on Natural Disaster Management amended by Clauses 3 and 5 Article 1 of the  Law on Amendments to the Law on Natural Disaster Management and the Law on Dikes.

2. Annual and 05-year schedules for implementation of the natural disaster management plan: Rely on the list of natural disaster management tasks, programs, schemes and projects to consider implementing them in the order of priority, carry out investment phasing and determine resources for implementation; annually review, update and make additions to the provincial natural disaster management plan. Provide funding for implementing annual and 05-year plans.

Article 10. Responsibilities of organizations and individuals for implementing, inspecting and supervising implementation of the natural disaster management plan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Organize performance of the assigned tasks specified in the natural disaster management plan; schedule and resources for performance thereof.

2. Formulate an annual implementation plan to fulfill the objectives of the 05 year plan; review, assess and adjust the annual and 05-year natural disaster management plans.

3. Implement, supervise and assess the implementation of the provincial natural disaster management plan; review, report and supervise the implementation of the annual and 05-year plans.

Section 2. DISTRICT-LEVEL NATURAL DISASTER MANAGEMENT PLANS

Article 11. Contents of a district-level natural disaster management plan

1. Legal bases for formulating a plan: Law on Natural Disaster Management; Law on Amendments to the Law on Natural Disaster Management and the Law on Dikes; Law on Irrigation; legal documents elaborating laws and relevant documents.

2. Purposes and requirements: conformity with the provincial natural disaster management plan; policies of the district-level People's Council; actual situation and resources of the district.

3. Natural, demographic and socio-economic, including:

a) Natural characteristics: geographical location; topographical and geological characteristics; meteorological, hydrographic and oceanographic characteristics.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Natural disasters occurring in the district:

a) Common types of natural disasters: producing statistics on and assessing intensity, frequency and time of the natural disasters;

b) Impact radius, affected fields, areas at high risk of natural disaster effects;

c) Statistics on damage caused by natural disasters in the district;

d) Assessing the natural disaster management at district level as prescribed in Article 13 hereof.

5. Natural disaster management contents and measures prescribed in Article 14 hereof.

6. Preparing materials, vehicles, equipment and necessities for natural disaster management according to the district’s approved annual natural disaster response plan, including quantity; agencies and units assigned to make preparation; location of storage in readiness in the event of a natural disaster.

7. Integrating natural disaster management contents into socio - economic development planning and plans under the guidance of the Ministry of Planning and Investment.

8. Proposed resources and schedule for implementation prescribed in Article 15 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. District-level demographic, socio - economic and infrastructural characteristics

1. Demographic and socio - economic characteristics:

a) Demographic characteristics including total population, population density and distribution, especially vulnerable subjects, ethnic minorities, percentage of poor households, near-poor households, number of households in areas at high risk of natural disaster effects requiring relocation; residential housing characteristics (permanent, semi-permanent, less-permanent, simple-permanent) and distribution by commune-level administrative units; level of culture, education and health, ethnicity and customs;

b) Socio - economic characteristics including main economic sectors affected by natural disasters (agriculture, forestry, fishery, industry, commerce, tourism and services), local socio - economic development orientations.

2. Infrastructural characteristics:

Generally producing statistics on and assessing main infrastructure within the scope of management, including: traffic and irrigation systems; power network, communications, radio and television systems; water drainage system, drinking water supply system, environmental remediation system; systems of schools, hospitals, health centers and other infrastructure.

Article 13. Assessment of natural disaster management at district level

1. Natural disaster management and search and rescue command systems, including establishing and consolidating the district-level Command Center for Natural Disaster Management; formulating natural disaster response plans and instructional documents.

2. Forces, vehicles, materials, equipment and necessities serving natural disaster management: quantity; agencies and units deploying and storing; location of storage; quality and useful life thereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Assess the status of local shared and separate information, communication and disaster warning systems; methods of natural disaster management information dissemination and communication.

4. The community’s capacity and awareness of natural disaster management

Conduct general assessment of awareness and skills of the people and community, and training in natural disaster management in the district.

5. Status of works serving natural disaster management in the district: produce statistics on and assess the capacity and level of resistance of these works.

6. Financial resources for natural disaster management in the district, direct or indirect investment (through the integration contents), including budget for recurrent expenditure, budget for development investment expenditure, state budget reserves, financial reserve fund, ODA funding, financial assistance from foreign organizations, disaster management fund and other legal sources.

Article 14. Natural disaster management contents and measures

1. Natural disaster management contents and measures must be suitable for each type of natural disaster and levels of risks of common natural disasters in the district and focus on vulnerable subjects, including building works serving natural disaster management in the district as assigned; organizing dissemination of information and communication to raise community awareness of natural disaster management; organizing determination of dangerous areas hit by various types of natural disasters in the district; formulating plans to respond to levels of risks of common natural disasters in the district; formulating an annual plan to keep watch for natural disaster management; formulating plans to organize natural disaster management skills training and drills.

2. Basic measures for district-level natural disaster management mentioned in the Appendix IV enclosed herewith.

Article 15. Proposed demands for resources and annual and 05-year schedules for implementation of the natural disaster management plan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Demands for human and financial resources for every year and every 05 years for performance of tasks: training in raising community awareness of natural disaster management; reviewing and determining dangerous areas hit by various types of natural disasters in the district; formulating plans to respond to levels of risks of common natural disasters in the district; funding for procurement of specialized equipment serving command over natural disaster management.

Article 16. Responsibilities for organizing implementation of the natural disaster management plan

Determine contents of specific tasks and delegate responsibilities to organizations and individuals for implementing, inspecting and supervising the implementation of the district-level natural disaster management plan.

1. Organize performance of specific tasks and schedule therefor specified in the natural disaster management plan; resources for performance thereof.

2. Formulate an annual implementation plan to fulfill the objectives of the 05 year plan; review, assess and adjust the annual and 05-year natural disaster management plans.

3. Implement, supervise and assess the implementation of the district-level natural disaster management plan; review, report and supervise the implementation of the annual and 05-year plans.

Section 3. COMMUNE-LEVEL NATURAL DISASTER MANAGEMENT PLANS

Article 17. Contents of a commune-level natural disaster management plan

1. Legal bases for formulating a plan: Law on Natural Disaster Management; Law on Amendments to the Law on Natural Disaster Management and the Law on Dikes; Law on Irrigation; district-level natural disaster management plan; legal documents elaborating laws and relevant documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Natural, demographic and socio-economic, including:

a) Natural characteristics: geographical location; topographical and geological characteristics; meteorological, hydrographic and oceanographic characteristics;

b) Demographic, socio-economic and infrastructural characteristics under management prescribed in Article 18 hereof.

4. Assessing the natural disaster management at commune level as prescribed in Article 19 hereof.

5. Natural disaster management contents and measures prescribed in Article 20 hereof.

6. Preparing materials, vehicles, equipment and necessities for natural disaster management according to the commune’s approved annual natural disaster response plan, including quantity of materials and equipment; agencies and units assigned to make preparation; location of storage and contracted unit in readiness in the event of a natural disaster.

7. Proposed demands for resources and annual and 05-year schedules for implementation of the natural disaster management plan: Rely on the approved natural disaster management scheme and plan, natural disaster developments and materials and resources distributed to the commune in order to determine the demand for assistance and annual schedule for implementing the plan.

8. Responsibility for organizing implementation prescribed in Article 21 hereof.

Article 18. Commune-level demographic, socio - economic and infrastructural characteristics

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Demographic characteristics including total population, population density and distribution, vulnerable subjects, ethnic minorities, percentage of poor households, near-poor households, number of households in areas at high risk of natural disaster effects requiring relocation; residential housing characteristics (permanent, semi-permanent, less-permanent, simple-permanent); level of culture, education and health; ethnicity and customs;

b) Socio – economic characteristics including main economic sectors affected by natural disasters (agriculture, forestry, fishery, industry, commerce, tourism and services), local socio - economic development orientations.

2. Infrastructural characteristics: producing statistics on and assessing main infrastructure within the scope of management, including: traffic and irrigation systems; power network, communications, radio and television systems; water drainage system, drinking water supply system, environmental remediation system; systems of schools and health centers and other infrastructure.

Article 19. Assessment of natural disaster management at commune level

1. Natural disaster management and search and rescue command systems, including establishing and consolidating the commune-level Command Center for Natural Disaster Management; establishing and consolidating voluntary forces in charge of natural disaster management.

2. Forces, vehicles, materials, equipment and necessities serving natural disaster management: quantity; agencies and units deploying and storing; location of storage thereof.

3. Natural disaster management information and communication

Assess the status of local shared and separate information, communication and disaster warning systems; methods of natural disaster management information dissemination and communication.

4. The community’s capacity and awareness of natural disaster management

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Natural disaster management contents and measures

1. Organizing dissemination of information in order to raise community awareness of natural disaster management as follows:

Broadcast news bulletins on natural disaster management; disseminate documents to the people and community; broadcast warning bulletins and bulletins providing instructions on natural disaster management skills in areas under management.

2. Formulating plans to respond to levels of disaster risks and types of natural disasters according to local disaster developments, and human resources, materials and equipment serving natural disaster management.

3. Keeping watch and updating information on disaster developments

Keep watch for natural disaster management according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development on hours of work and hours of rest for employees performing extraordinary jobs in the field of natural disaster management.

4. Determining dangerous areas under management according to the occurrence of natural disasters in the commune, especially historical disasters and topographical and geological characteristics of the areas under management.

5. Preparing places for evacuation: According to the local actual situation, locations of dangerous areas, number of households to be evacuated and evacuation capacity to select places, formulate a plan and make preparations for evacuation when requested.

6. Organizing natural disaster management training and drills, executing the project on raising community awareness of community-based disaster risk management, including organizing natural disaster management skills training and drills under the guidance; organizing natural disaster response training; organizing natural disaster response drills according to the approved plan; organizing training in community awareness raising and community-based disaster risk management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The commune-level People’s Committee shall determine contents of specific tasks to implement the natural disaster management plan; organize review and adjustment of the 05-year natural disaster management plan; formulate an annual implementation plan to fulfill the objectives of the 05 year plan; delegate responsibilities to members of the commune-level Command Center for Natural Disaster Management and relevant organizations and individuals performing tasks according to the commune-level natural disaster management plan.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 22. Responsibility and funding for formulating and updating local natural disaster management plans

1. Every provincial People’s Committee shall:

a) Direct the Department of Agriculture and Rural Development to preside over and cooperate with relevant Departments and units in organizing data collection and analysis, drafting and submitting to the provincial People's Committee the 05-year natural disaster management plan and annual plan for implementation thereof for approval; preside over and cooperate with relevant units in making a disaster risk map and described levels of disaster risks with respect to each specific type of disaster.

b) Direct other Departments and agencies to, within their jurisdiction, cooperate with the Department of Agriculture and Rural Development in formulating, reviewing and proposing adjustments to the local natural disaster management plan.

2. Every district-level People’s Committee shall:

a) Direct the specialized division assigned to perform state management of natural disaster management to: preside over and cooperate with relevant divisions in organizing data collection and analysis, drafting and submitting to the district-level People's Committee the 05-year natural disaster management plan and annual plan for implementation thereof for approval; preside over and cooperate with relevant divisions in formulating plans to respond to common types of natural disasters occurring in the district; supervise and inspect the formulation of the commune-level natural disaster management plan under its management; formulate an annual plan to keep watch for natural disaster management; preside over determining dangerous areas hit by various types of natural disasters in the district; cooperate with the district-level Military Command and relevant divisions in formulating plans to organize natural disaster management skills training and drills.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Every commune-level People’s Committee shall:

a) Direct officials assigned to perform state management of natural disaster management to: preside over and cooperate with relevant organizations and individuals in collecting and analyzing data, drafting and submitting to the commune-level People’s Committee the 05-year natural disaster management plan and annual plan for implementation thereof for approval; cooperate finance and accounting officials in proposing demands for resources and funding for implementation of the plan.

b) Direct other officials and agencies, within their jurisdiction, cooperate in formulating, updating and adjusting the local natural disaster management plan.

4. During the formulation, updating and adjustment of local natural disaster management plans, agencies assigned to preside over implementing them may hire sufficiently competent consultants to assist in the implementation.

5. Local natural disaster management plans shall be formulated and approved every 05 years corresponding to the socio - economic development plan and updated and adjusted every year.

6. Funding for formulating and reviewing local natural disaster management plans includes state budget, provincial disaster management fund and other legal funding sources.

Article 23. Reporting of results of implementation of natural disaster management plans

1. After a natural disaster management plan is approved, a People's Committee shall notify the superior People’s Committee and Command Center for Natural Disaster Management. The provincial People’s Committee shall report the natural disaster management plan to the Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of National Defense for consolidation and direction.

2. The People’s Committee shall organize implementation and report result of implementation of its annual natural disaster management plan. A report on result of implementation of the natural disaster management plan shall include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Direction and implementation of the natural disaster management plan;

c) Results and schedule for performance of specific tasks in the natural disaster management plan; list of natural disaster management tasks, programs, schemes and projects provided in the Appendix V hereof;

d) Assessment of advantages, disadvantages and causes;

dd) Propositions.

3. Data collection period and report submission deadline:

a) With respect to an annual report, the data collection period begins from December 15 before the reporting year to December 14 of the reporting year.

b) Every People's Committee of province or central-affiliated city shall submit a written report to the Ministry of Agriculture and Rural Development and National Steering Committee for Natural Disaster Management by December 25 of the reporting year;

c) The provincial People’s Committee shall, according to actual situation and requirements of the report, determine an appropriate deadline for report submission by the district- and commune-level People’s Committees.

Article 24. Transitional clause

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 25. Effect

1. This Circular comes into force from July 25, 2021.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration./.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Hoang Hiep

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/06/2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.846

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.64.245
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!