HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4a/2006/NQCĐ-HĐND
|
Huế, ngày 04 tháng 11 năm 2006
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2007
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHOÁ V, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11
năm
2003;
Căn cứ Luật ngân
sách nhà nước
năm 2002; Nghị định số
60/2003/NĐ-CP
ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Chỉ thị số 19/CT - TTg ngày 12 tháng 6 năm 2006 về lập kế hoạch kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2007, Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2007;
Sau khi xem xét Tờ trình số 3963/TTr-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2007; Báo cáo
thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành và thông qua định mức phân bổ ngân sách địa phương năm
2007 với các nội dung sau:
1. Nguyên
tắc phân bổ:
- Kế thừa kết quả đạt được của định mức ngân sách địa phương 2004; ưu tiên
nhiều hơn đối với vùng miền núi, vùng cao, vùng có tình hình an ninh trật tự phức
tạp
và kiến thiết thị chính đô thị Huế;
- Đối với ngân sách huyện, xã, tiếp tục lấy các tiêu chí biên chế - tiền lương làm
tiêu chí chủ yếu; đồng thời tiếp tục sử dụng các tiêu chí dân số, đặc điểm địa bàn,
điều kiện kinh tế - xã hội... làm tiêu chí xem xét phân bổ ngân sách cho phù hợp với đặc thù của
từng huyện, đảm bảo bao quát hết các
nhiệm vụ chi;
- Bố trí đủ kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước, nhu cầu kinh
phí
thực
hiện cải
cách tiền lương
theo
Nghị định số
204/2004/NĐ-CP;
số 118/2005/NĐ-CP và số 119/2005/NĐ-CP của Chính
phủ;
- Khi thực hiện định mức phân bổ mới thì dự toán ngân sách từng huyện, xã và
dự
toán chi của các đơn vị hành chính sự nghiệp có tăng hợp lý so với dự toán năm
2006 đã được
Hội
đồng nhân dân tỉnh quyết định;
- Định mức phân bổ ngân sách về chi quản lý hành chính của các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước và
đoàn thể cấp tỉnh đồng thời là định mức cho tổng hợp để giao dự
toán chi quản lý hành chính cho các cơ
quan cấp tỉnh;
- Định mức phân bổ ngân sách cho cấp huyện và cấp xã theo phương án này là
mức bình quân để phân bổ ngân sách địa phương giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện (đã bao gồm 10% tiết kiệm chi thường xuyên). Căn cứ tình hình thực tế, khả
năng cân đối ngân sách hàng năm, Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng phương án phân
bổ ngân sách phù hợp để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo quy định
của Luật
Ngân sách nhà
nước;
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các ngành y tế, khoa học công
nghệ, văn hóa thông tin… do tính chất đặc thù của từng ngành, từng đơn vị có nhiều điểm khác nhau nên mức chi giao từng sự nghiệp, từng đơn vị sẽ được xem xét bố trí theo nhiệm vụ, tính chất xã hội hóa và khả năng cân đối ngân sách hàng năm do Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Riêng dự toán chi thường
xuyên
cho bộ
máy của
các đơn vị sự nghiệp tính theo định mức chi
quản lý
hành chính;
- Định mức chi ngân sách địa phương, nhất là chi quản lý hành chính được xây dựng trên tinh thần tiết kiệm chống lãng phí, chỉ đảm bảo kinh phí họat động cho bộ
máy của các cơ quan, đơn vị theo chế độ chính sách hiện hành của nhà nước, không
gồm
các khoản chi tiếp khách, hội nghị, mua sắm trang thiết bị vượt tiêu chuẩn, định mức và không đúng chính sách chế độ, các khoản chi không thuộc nhiệm vụ chi của
đơn vị;
- Đối với các nhiệm vụ chi chưa có định mức phân bổ cụ thể hoặc chỉ ban hành
khung mức chi, UBND tỉnh căn cứ vào dự tóan chi Chính phủ giao và khả năng cân đối của ngân sách địa phương hàng năm để trình Hội đồng nhân dân tỉnh mức chi cụ thể.
2. Định mức phân
bổ từng lĩnh vực:
2.1 Chi quản lý hành chính các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước, đoàn thể
các cấp :
a1/ Phân bổ theo biên chế
được cấp có thẩm quyền
phê
duyệt.
STT
|
Chỉ tiêu
|
Định mức
(triệu đồng/ người/ năm)
|
I
|
Cấp tỉnh (tính lũy tiến theo từng cơ quan)
|
|
1
|
Biên chế
dưới 20 người
|
32
|
2
|
Từ biên chế
20
đến 40 người
|
31
|
3
|
Từ biên chế
41
người trở lên
|
30
|
II
|
Cấp huyện
:
|
|
1
|
Các huyện đồng bằng
|
28
|
2
|
Thành phố Huế (Đô
thị loại I)
|
30
|
3
|
Huyện Nam Đông
|
31
|
4
|
Huyện A Lưới
|
32
|
III
|
Cấp xã
|
|
1
|
Cán bộ chuyên trách và công chức xã theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP
ngày 21/10/2003 của Chính
phủ
|
|
a
|
- Xã đồng bằng, thành
phố
|
15
|
b
|
- Xã miền núi, bãi ngang
|
16
|
2
|
Cán bộ không chuyên trách xã
|
3,5
|
a2/ Đối với các cơ quan Đảng, nhà nước, Đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện có cơ cấu chi lương và các khoản có tính chất lương lớn hơn 65% thì được bổ sung thêm để đảm bảo chi cho con người tối đa bằng 65%.
Định mức trên áp dụng cho cả chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy hành chính của các đơn vị văn hóa thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình do huyện quản lý. Riêng kinh phí sự nghiệp có định mức riêng theo qui định dưới đây.
Định mức chi hành chính đã bao gồm:
- Tiền lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP,
Nghị định số 118/2005/NĐ-
CP, Nghị định số 119/2005/NĐ-CP của Chính phủ và các chế độ phụ cấp theo qui
định hiện hành.
- Kinh phí thực hiện chế độ sinh họat Đảng cơ
sở theo Quyết định số 84/QĐ-TW.
Định mức chi hành chính chưa bao gồm kinh phí mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn; sửa chữa lớn, nâng cấp trụ sở theo các dự án đầu tư được cấp có thẩm
quyền
phê duyệt.
b/ Phân bổ thêm ngoài định mức:
- Hoạt động của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và một số cơ quan, đơn vị có họat động đặc thù; chi thực hiện một số nhiệm vụ đặc thù được cấp
có thẩm quyền giao, chi tổ chức đại hội theo nhiệm kỳ của UBMTTQ, các cơ
quan đoàn thể
cấp tỉnh…
- Hoạt động của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện, xã; đại hội UBMTTQ, các đoàn thể…
cấp
huyện, xã theo nhiệm kỳ :
+ Cấp huyện:
500- 700 triệu đồng/huyện/năm; tùy theo quy mô, tính chất đặc thù của
từng huyện để
phân bổ cụ thể.
+ Cấp xã: 30 triệu đồng/xã/năm. Đối với các xã có số Đảng viên lớn được tính toán phân bổ thêm.
- Kinh phí họat động của Ban thanh tra nhân dân xã 2 triệu đồng/xã;
2.2. Chi sự nghiệp giáo dục
:
a/ Phân bổ theo quỹ lương:
- Chi sự nghiệp giáo
dục thuộc tỉnh
quản lý
và các huyện vùng
đồng bằng
được đảm bảo cơ cấu quỹ lương (lương ngạch bậc, các khoản phụ cấp theo chế độ
hiện hành, các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đòan
của
cán bộ biên chế là 83 % và chi phục vụ các họat động dạy và học 17 % (chưa kể
chi
từ nguồn thu học phí và nguồn đóng góp xây dựng
trường).
- Chi sự nghiệp giáo
dục
thuộc các
huyện
miền
núi
Nam
Đông và huyện
A Lưới được đảm bảo cơ cấu quỹ lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngạch bậc, các
khoản phụ cấp theo chế độ hiện hành, các khoản đóng góp , kinh phí công đòan của
cán bộ biên chế là
80%
và chi phục vụ các hoạt động
dạy
và học 20 % (chưa kể
chi từ
nguồn thu học phí và nguồn đóng góp xây dựng trường).
Định mức đã
gồm kinh phí chi mua sắm, sửa
chữa
thường xuyên.
Định mức chưa gồm :
- Kinh phí thay sách giáo khoa và thiết bị thuộc chương trình đổi
mới
sách giáo khoa.
- Kinh phí tăng cường cơ sở
vật chất đối với các
trường mầm non công lập, bán công thuộc xã
quản lý.
b/ Phân bổ thêm:
- Kinh phí phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên, cán bộ quản lý ở những trường
chuyên biệt và vùng có điều kiện kinh tế
đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ mức lương bằng mức lương tối thiểu và 17% phụ cấp đóng bảo hiểm
xã
hội, bảo hiểm y tế cho giáo viên mầm non ở vùng nông thôn và các xã vùng ven
thành phố Huế theo Nghị quyết của
Hội
đồng nhân dân tỉnh.
c/ Chi theo mục tiêu hàng năm:
Chi thực hiện chế độ cấp không thu tiền sách giáo khoa, giấy vở cho học sinh
đối với các
xã 135 (kể cả các xã đã hoàn thành chương trình 135 giai đoạn 1 theo quy
định).
Chi sự nghiệp giáo dục thuộc tỉnh quản lý được tính thêm chi cho công tác đào
tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho giáo viên toàn ngành do Sở Giáo dục và Đào
tạo
trực tiếp tổ chức, chi phổ cập trung học cơ sở, trung học phổ thông… theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Kinh phí từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho sự nghiệp giáo
dục
như thay sách, mua
thiết bị, hỗ trợ phổ cập giáo dục…
2.3.Chi sự nghiệp đào tạo :
a/ Kinh phí đào tạo lại cán bộ công chức được phân bổ theo chỉ tiêu biên chế
cán bộ Đảng, đoàn thể, chính quyền, cán bộ xã của mỗi huyện:
- Huyện thuộc vùng đồng bằng, thành phố:
0,5 triệu đồng/biên chế/ năm; các
huyện
Nam
Đông, A Lưới : 0,6 triệu đồng/biên chế/ năm;
- Cấp xã: 0,4 triệu đồng/biên chế/năm (theo định biên cán bộ chuyên trách và
công chức
xã theo
Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ).
b/ Phân bổ theo kế
họach đào tạo của tỉnh :
Đào tạo các lớp trung và cao cấp chính trị, quản lý hành chính nhà nước… do cấp có thẩm quyền quyết định mở hàng năm nhằm đào tạo cán bộ cho một số huyện,
xã;
hỗ trợ kinh phí đào tạo đại học, hoạt động đào tạo nghề nông thôn và phục vụ
xuất khẩu lao động...
2.4. Chi sự nghiệp
Y tế xã:
Định mức chi sự nghiệp y tế xã: 10 triệu đồng/xã. Riêng chi lương và kinh phí hoạt động thường xuyên của trạm y tế xã
do
ngành y tế đảm bảo.
2.5. Định mức chi
sự nghiệp văn
hoá
thông tin:
a/ Kinh phí họat động sự nghiệp văn hóa thông tin:
- Cấp huyện: 200-300 triệu đồng/huyện; thành
phố Huế 800 triệu đồng;
- Cấp xã: 8 triệu đồng/xã/năm.
b/ Kinh phí họat động của Ban vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư 1 triệu đồng/Ban/năm.
c/ Kinh phí đội thông tin lưu động của các huyện miền núi: huyện Nam Đông 40
triệu đồng/năm, huyện A Lưới 60 triệu đồng.
Định mức phân bổ chưa bao gồm kinh phí cho các họat động văn hóa đặc thù,
họat động về bảo tồn, bảo tàng di sản văn hoá vật thể, phi vật thể; các hoạt động văn
hóa dân gian; Festival chuyên đề… được xem xét hỗ trợ riêng theo quy mô, tính chất
đặc
thù về hoạt động văn hóa của từng huyện.
2.6. Định mức chi các
sự
nghiệp phát
thanh, truyền
hình:
- Đài truyền thanh cấp huyện: 60-100 triệu đồng/năm; Đài truyền thanh thành phố Huế 200 triệu đồng; Đài phát sóng cho vùng lõm 130 triệu đồng/năm.
- Đài truyền thanh xã: 6 triệu đồng/xã/năm.
2.7. Định mức chi các
sự
nghiệp thể dục
thể thao:
- Cấp huyện: 50-100 triệu đồng/huyện/năm.
- Cấp xã: định mức
chi bình quân 6 triệu đồng/xã/năm.
2.8. Định mức chi đảm bảo xã hội:
2.8.1. Định mức chi đảm bảo xã hội cấp huyện :
a/ Phân bổ theo số đối tượng chính sách; trợ cấp người cao tuổi; trẻ em mồ côi,
trẻ bị bỏ rơi và
các đối tượng chính sách xã hội.
b/ Kinh phí hoạt động cứu trợ xã hội: 150 - 220 triệu đồng/huyện/năm; thành phố Huế: 600 triệu đồng/năm.
Định mức đã
bao gồm:
- Duy tu, sửa chữa nghĩa trang Liệt sĩ các
huyện;
- Các họat động về đền ơn đáp nghĩa;
- Hỗ trợ cộng đồng dân cư khắc phục lũ lụt, thiên tai, phòng cháy, chữa cháy, cứu trợ
xã
hội …
Định mức chưa bao gồm chi hỗ trợ cơ sở vật chất cho các Trung tâm bảo trợ
trẻ
em tàn tật, trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi; chi hỗ trợ thiên tai lũ lụt lớn vượt quá khả năng cân đối ngân sách huyện, thành phố.
c/ Chi động viên, thăm hỏi, chúc
tết… nhân ngày thương
binh liệt sỹ; lễ, tết đối với các gia đình và đối tượng chính sách trên địa bàn các huyện, thành phố Huế là
120.000
đồng/đối tượng/năm (những đối
tượng quy định trên đây
nếu đồng
thời thuộc nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp lễ, tết thì chỉ được hưởng một suất trợ cấp
cao nhất).
2.8.2. Định
mức
chi đảm bảo xã hội của cấp
xã:
a/ Chi trợ
cấp
cho cán bộ hưu trí xã
được phân bổ theo mức
trợ cấp thực
tế.
b/ Kinh phí họat động cứu trợ
xã hội :
- Xã có dân số từ 7.000 dân trở lên: 17 triệu đồng/năm.
- Xã có dân số dưới 7.000 dân: 15 triệu đồng/năm.
2.9. định mức phân bổ chi quốc phòng, an ninh:
a/ Chi hoạt động quốc
phòng, an ninh từ 220 - 400 triệu đồng/huyện.
b/ Chi quốc
phòng, an ninh xã
(chưa gồm chi từ quỹ quốc phòng, an ninh):
Xã biên giới: 30 triệu đồng/năm; các xã thuộc huyện Nam Đông và A Lưới: 25
triệu đồng/xã
(trừ xã biên giới); các xã còn lại: 22 triệu đồng/năm;
Định mức
đã bao gồm
kinh
phí
thực
hiện nhiệm vụ chi
theo
Pháp
lệnh
dân
quân tự vệ
(trừ kinh phí trang phục).
Các địa phương có tình hình an ninh phức tạp được xem xét
bổ
sung riêng.
Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh việc thu quỹ quốc phòng, an ninh để tăng nguồn
chi
cho lĩnh vực này.
2.10. Về
chi thường xuyên khác:
Tính tỉ lệ từ 0,3-0,5 % tổng chi các khoản chi thường xuyên đã được tính theo
định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nêu trên (từ mục 2.1-2.9).
2.11. Chi sự nghiệp kinh tế:
Các nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế như sự nghiệp giao thông, nông lâm thủy lợi, địa chính, thủy sản, kiến thiết
thị
chính,
khoa học công
nghệ, các
họat động
phòng chống dịch bệnh, sự nghiệp bảo vệ môi trường… căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm để bố trí và các chỉ tiêu kinh tế như diện tích đất nông nghiệp,
lâm
nghiệp; giá trị sản xuất công nghiệp, số km đường giao thông, số km đê do địa
phương quản lý, huyện xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.... để bố trí cho phù hợp. Ngoài ra, cần đẩy mạnh xã hội hóa một số sự nghiệp kinh tế nhằm
huy
động tối đa
nguồn lực xã hội cho phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất
là lĩnh
vực
môi
trường.
Ưu tiên hỗ trợ vốn
từ
nguồn kiến thiết thị chính của tỉnh và từ các nguồn vốn khác cho các
huyện có nguồn thu tiền sử dụng đất thấp.
Bổ sung thêm chi sự nghiệp kinh tế
cho thành phố Huế
(đô
thị loại I thuộc tỉnh) 30 tỉ đồng.
2.12. Định mức dự phòng ngân sách:
Tỷ lệ dự phòng
ngân sách huyện,
xã bằng
3% tổng
chi
cân đối ngân
sách
huyện, xã. Trường hợp xảy ra thiên tai, bệnh dịch; chia tách phường, xã… phát sinh kinh
phí lớn vượt khả
năng cân đối ngân sách huyện, ngân sách tỉnh sẽ xem xét
bổ
sung.
Điều 2. Định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2007 được áp dụng để lập, phân bổ dự toán ngân sách địa
phương hàng năm trong thời kỳ ổn định ngân sách từ năm 2007 đến năm 2010.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lập, phân
bổ dự toán theo định mức nêu trên và các quy định của Luật ngân sách nhà nước, phù
hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngành, các địa phương,
đảm
bảo quốc
phòng, an ninh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề lớn phát sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giải quyết và báo cáo Hội
đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 4. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban
của Hội đồng nhân
dân, các đại biểu Hội đồng
nhân dân
tỉnh
phối
hợp
với
Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phổ biến, kiểm tra, giám sát và
đôn đốc việc thực hiện nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khoá V, kỳ họp chuyên đề lần thứ 4 thông qua.