Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 82/2012/NĐ-CP tổ chức hoạt động thanh tra ngành Tài chính

Số hiệu: 82/2012/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 09/10/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 82/2012/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh về dự trữ quốc gia ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính; thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính.

Điều 2. Đối tượng thanh tra

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính, Sở Tài chính.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, Sở Tài chính.

Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế

Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Chương 2.

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA NGÀNH TÀI CHÍNH

Điều 4. Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính

1. Cơ quan thanh tra nhà nước:

a) Thanh tra Bộ Tài chính.

b) Thanh tra Sở Tài chính.

2. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:

a) Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Kho bạc Nhà nước; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây gọi chung là Tổng cục).

b) Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

c) Cục Thuế; Cục Hải quan; Cục Dự trữ Nhà nước khu vực; Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực thuộc Kho bạc Nhà nước (sau đây gọi chung là Cục thuộc Tổng cục).

d) Chi cục Thuế.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tài chính

Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hướng dẫn Kế hoạch thanh tra ngành Tài chính.

2. Kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của ngành Tài chính.

3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của ngành Tài chính.

4. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra.

5. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra ngành Tài chính.

6. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính

Chánh Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.

2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tài chính

Thanh tra Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở Tài chính.

2. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Tài chính trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

3. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tài chính.

4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Tài chính

Chánh Thanh tra Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Báo cáo Giám đốc Sở Tài chính, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.

2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Tài chính trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ Tài chính tổng hợp để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

Tổng cục có nhiệm vụ hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của các Cục trực thuộc.

2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

3. Thanh tra theo kế hoạch; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm hoặc theo yêu cầu của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính.

4. Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của các Cục trực thuộc (nếu có).

6. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

7. Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

Cục Thuế có nhiệm vụ hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của các Chi cục Thuế trực thuộc.

2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế.

3. Thanh tra theo kế hoạch; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp.

4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình.

Cục Thuế theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chi cục Thuế trực thuộc.

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

6. Tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế.

7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.

2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình.

3. Báo cáo Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.

4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc huỷ bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.

5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế

1. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục (trừ tổ chức Thanh tra chuyên ngành thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại Điều 27 Nghị định này) tổ chức thành Vụ; tại Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục tổ chức thành Phòng; tại Chi cục Thuế tổ chức thành Đội.

2. Bộ phận tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, bộ phận có liên quan thuộc cơ quan mình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.

b) Thực hiện thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên; thanh tra đột xuất khi được Thủ trưởng cơ quan giao.

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật khi được phân công.

d) Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ trưởng cơ quan và Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp dưới trực tiếp.

e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao và theo quy định của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế, trừ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Chương 3.

HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH TÀI CHÍNH

Điều 13. Nội dung thanh tra

1. Thanh tra hành chính:

Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Sở Tài chính thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

2. Thanh tra chuyên ngành:

a) Thanh tra Bộ Tài chính thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

b) Thanh tra Sở Tài chính thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài chính.

c) Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế thực hiện thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo phân công của cấp có thẩm quyền:

Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.

Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về các khoản chi ngân sách nhà nước thực hiện tại Kho bạc Nhà nước, việc chấp hành các quy định của pháp luật của các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước quản lý.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thanh tra hoạt động chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch chứng khoán, kinh doanh, đầu tư, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, công bố thông tin và các hoạt động khác có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Điều 14. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm

1. Thanh tra Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành Tài chính trình Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Kế hoạch thanh tra ngành Tài chính.

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hướng dẫn Kế hoạch thanh tra ngành Tài chính trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.

2. Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hàng năm. Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và yêu cầu công tác quản lý, Thanh tra Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính và Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.

3. Cục thuộc Tổng cục lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Tổng cục chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.

Tổng cục trưởng phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Cục thuộc Tổng cục chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.

4. Chi cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Cục Thuế chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm.

Cục trưởng Cục Thuế phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Chi cục Thuế chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hàng năm.

5. Thanh tra Sở Tài chính lập kế hoạch thanh tra của mình, trình Giám đốc Sở Tài chính chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm. Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Tài chính chậm nhất vào ngày 15 tháng 12; gửi Thanh tra Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hàng năm.

6. Kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt khi cần điều chỉnh phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra ngành Tài chính.

Điều 15. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra

1. Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp dưới nếu có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên.

2. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; phối hợp với Chánh Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính với các cơ quan thanh tra Bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính với các cơ quan thanh tra của địa phương; trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết.

3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các cơ quan thanh tra của địa phương. Trường hợp chồng chéo với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính thì phối hợp xử lý; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết.

4. Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra của các đơn vị cấp dưới thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với các đơn vị liên quan trong ngành xử lý chồng chéo phát sinh; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết.

Điều 16. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra

1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Chánh Thanh tra Sở Tài chính ra quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập Đoàn thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Giám đốc Sở Tài chính ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

2. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và thành lập Đoàn thanh tra.

Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều đơn vị trực thuộc thì Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Điều 17. Thời hạn thanh tra

1. Cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ Tài chính tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày. Cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Sở Tài chính tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

2. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày.

3. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Sở Tài chính, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

Điều 18. Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra ngành Tài chính

1. Hoạt động thanh tra do Thanh tra Bộ Tài chính và Thanh tra Sở Tài chính thực hiện theo quy định của Luật thanh tra; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

2. Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế thực hiện theo quy định của Luật thanh tra và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP .

3. Hoạt động thanh tra của thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thực hiện theo quy định của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP .

Điều 19. Thanh tra lại các kết luận thanh tra ngành Tài chính

1. Thẩm quyền thanh tra lại các vụ việc đã được kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong ngành Tài chính như sau:

a) Chánh Thanh tra Bộ Tài chính quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Tổng cục trưởng, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tài chính nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

b) Tổng cục trưởng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục thuộc Tổng cục kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

c) Cục trưởng Cục Thuế quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chi cục trưởng Chi cục Thuế kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

2. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật thanh tra. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và đối tượng thanh tra lại.

3. Căn cứ thanh tra lại, thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra lại thực hiện theo quy định của Luật thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP , Nghị định số 07/2012/NĐ-CP .

4. Người ra quyết định thanh tra lại ra kết luận thanh tra lại. Nội dung kết luận thanh tra lại theo quy định của pháp luật thanh tra.

5. Kết luận thanh tra lại của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ. Kết luận thanh tra lại của Tổng cục trưởng gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính. Kết luận thanh tra lại của Cục trưởng Cục thuộc Tổng cục gửi đến Tổng cục trưởng.

Điều 20. Tổng hợp, báo cáo công tác thanh tra ngành Tài chính

1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

2. Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính về công tác thanh tra chuyên ngành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

3. Cục thuộc Tổng cục tổng hợp, báo cáo Tổng cục về công tác thanh tra chuyên ngành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

4. Chi cục Thuế báo cáo Cục Thuế về công tác thanh tra chuyên ngành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

5. Chánh Thanh tra Sở Tài chính báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Chương 4.

THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA NGÀNH TÀI CHỈNH

Điều 21. Thanh tra viên ngành tài chính

1. Thanh tra viên ngành Tài chính (sau đây gọi chung là Thanh tra viên) là công chức của Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Sở Tài chính được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Chánh Thanh tra Sở Tài chính.

2. Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định của pháp luật về tài chính.

b) Xử phạt hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Thanh tra viên được hưởng lương theo các ngạch công chức và các chế độ đối với thanh tra viên theo quy định của pháp luật.

4. Thanh tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về quyết định và các biện pháp xử lý của mình.

5. Khi xử lý vi phạm, thanh tra viên phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính

1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế được Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính).

Công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính có trang phục, thẻ công chức thanh tra chuyên ngành và được hưởng chế độ bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Trang phục và thẻ công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

3. Khi tiến hành thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính được xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Điều 23. Cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính

1. Cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính là công chức, viên chức được Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Sở Tài chính trưng tập tham gia Đoàn Thanh tra. Cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước.

2. Cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập.

3. Cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Chương 5.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH TÀI CHÍNH

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính

1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.

2. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra.

3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.

4. Kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ có năng lực và phẩm chất làm công tác thanh tra ngành Tài chính; tổ chức, chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác thanh tra ngành Tài chính.

5. Bảo đảm kinh phí, điều kiện làm việc cho các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính.

6. Định kỳ yêu cầu cơ quan thanh tra thuộc quyền quản lý báo cáo và báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về công tác thanh tra. Giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.

7. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tài chính

1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Tài chính.

2. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 24 Nghị định này trong phạm vi quản lý của Sở Tài chính.

Điều 26. Trách nhiệm và quyền của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

1. Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật thanh tra.

2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngành Tài chính:

a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan thuộc ngành Tài chính có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo đề nghị của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính để phục vụ cho hoạt động thanh tra; phối hợp với các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính khi có yêu cầu.

b) Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Thủ trưởng các cơ quan ngành Tài chính có trách nhiệm xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, xử lý kịp thời vi phạm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị được phát hiện qua công tác thanh tra ngành Tài chính.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Tổ chức Thanh tra chuyên ngành thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Việc tổ chức Thanh tra chuyên ngành thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.

Điều 28. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2012, thay thế Nghị định số 81/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài chính.

Điều 29. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
--------

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No. 82/2012/ND-CP

Hanoi, October 09, 2012

 

DECREE

ON ORGANIZATION AND OPERATION OF THE FINANCIAL INSPECTORATES

Pursuant to the Law on Organization of the Government, of December 25, 2001;

Pursuant to the Inspection Law, of November 15, 2010;

Pursuant to the Law on the State Budget, of December 16, 2002;

Pursuant to the Law on Tax Administration, of November 29, 2006;

Pursuant to the Securities Law, of June 29, 2006 and the Law amending and supplementing a number of Articles of the Securities Law, of November 24, 2010;

Pursuant to the Customs Law, of June 29, 2001 and the Law amending and supplementing a number of Articles of the Customs Law, of June 14, 2005;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to the Ordinance on National Reserves, of April 29, 2004;

At the proposal of the Minister of Finance;

The Government promulgates the Decree on organization and operation of the financial inspectorates.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Decree stipulates organization and operation of agencies performing function of financial inspection; inspectors, persons assigned to conduct specialized inspection, and financial inspection collaborators; and responsibilities of agencies, organizations and individuals in activities of the financial inspectorates.

Article 2. Subjects of inspection

1. Agencies, organizations and individuals being within management scope of the Ministry of Finance or provincial-level Finance Departments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Application of treaties

In case treaties to which the Socialist Republic of Vietnam has concluded or acceded otherwise provide for the organization and operation of the financial inspectorates, the provisions of such treaties shall be applied.

Chapter II

TASKS AND POWERS OF AGENCIES PERFORMING FUNCTION OF FINANCIAL INSPECTION

Article 4. Agencies performing function of financial inspection

1. State inspection agencies:

a/ The Inspectorate of the Ministry of Finance.

b/ Inspectorates of provincial-level Finance Departments.

2. Agencies assigned to perform the specialized inspection function:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The Insurance Management and Supervision Department.

c/ Provincial-level Tax Departments; provincial-level Customs Departments; regional State Reserves Departments; State Treasuries in provinces, centrally run cities under the State Treasury (hereinafter referred to as Departments under General Departments).

d/ Tax Sub-Departments.

Article 5. Tasks and powers of the Inspectorate of the Ministry of Finance

The Inspectorate of the Ministry of Finance has the tasks and powers defined in Article 18 of the Inspection Law and the following tasks and powers:

1. To elaborate and submit to the Minister of Finance for promulgation of the Guidance on Financial inspection plans.

2. To examine and urge formulation and implementation of inspection programs and plans of agencies assigned to perform specialized inspection function in financial sector.

3. To organize specialized inspection profession training for inspectors and civil servants assigned to perform specialized inspection task in financial sector.

4. To disseminate, guide, examine and urge General Departments and the Insurance Management and Supervision Department in implementation of the law provisions on inspection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 6. Tasks and powers of the Chief Inspector of the Ministry of Finance

The Chief Inspector of the Ministry of Finance performs the tasks and powers defined in Article 19 of the Inspection Law and the following tasks and powers:

1. To report within the ambit of his/her responsibilities on inspection work to the Minister of Finance and the Inspector General of the Government.

2. To inspect responsibilities of heads of agencies and units managed by the Ministry of Finance in implementation of the law on inspection.

3. To convoke civil servants and public employees of related agencies and units to participate in inspection activities.

4. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 7. Tasks and powers of Inspectorates of provincial-level Finance Departments

Inspectorates of provincial-level Finance Departments perform the tasks and powers defined in Article 24 of the Inspection Law and the following tasks and powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To disseminate, guide, examine and urge agencies and units managed by provincial-level Finance Departments in implementation of the law on inspection.

3. To review and draw experiences from inspection work under the state management of provincial-level Finance Departments.

4. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 8. Tasks and powers of chief inspectors of provincial-level Finance Departments

Chief Inspectors of provincial-level Finance Departments perform the tasks and powers defined in Article 25 of the Inspection Law and the following tasks and powers:

1. To report within the ambit of their responsibilities on inspection work to directors of provincial-level Finance Departments, chiefs of provincial-level Inspectorates and the Chief Inspector of the Ministry of Finance.

2. To inspect responsibilities of heads of agencies and units managed by provincial-level Finance Departments in implementation of law on inspection.

3. To convoke civil servants and public employees of related agencies and units to participate in inspection activities.

4. Other tasks and powers as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To formulate inspection plans and send them to the Finance Ministry's Inspectorate for summarization and submission to the Minister of Finance for approval, and organization to implement such plans.

General Departments shall guide the formulation of inspection plans of their attached Departments and approve such plans.

2. To inspect the observance of specialized laws, regulations on speciality - technique and management rules of sectors, fields within their management scope.

3. To inspect under plans; to inspect cases showing signs of violation within the competence of General Departments or the Insurance Management and Supervision Department, or at the request of the Chief Inspector of the Finance Ministry.

4. To inspect other cases as assigned by the Minister of Finance.

5. To monitor, urge and examine the implementation of their inspection conclusions, recommendations and handling decisions; to monitor and examine the implementation of inspection conclusions, recommendations and handling decisions of their attached Departments (if any).

6. To perform task of settling complaints and denunciations and corruption prevention as prescribed by law.

7. To summarize and report to the Finance Ministry's Inspectorate on results of specialized inspection, settlement of complaints and denunciations and corruption prevention within the management scope of General Departments or the Insurance Management and Supervision Department.

8. Other tasks and powers as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To formulate inspection plans and submit them to heads of agencies assigned to perform specialized inspection function at their directly higher level for approval, and organization to implement such plans.

Provincial-level Tax Departments shall guide the formulation of inspection plans of their attached Tax Sub-Departments and approve such plans.

2. To inspect the observance of specialized laws, regulations on speciality – technique and management rules of sectors, fields within their management scope.

3. To inspect under plans; to inspect cases showing signs of violation within their competence or at the request of heads of agencies assigned to perform specialized inspection function at their directly higher level.

4. To monitor, urge and examine the implementation of their inspection conclusions, recommendations and handling decisions.

Provincial-level Tax Departments shall monitor and examine the implementation of inspection conclusions, recommendations and handling decisions of their attached Tax Sub-Departments.

5. To settle complaints, denunciations and prevent and combat corruption as prescribed by law.

6. To summarize and report within their management scope to heads of agencies assigned to conduct specialized inspection function at their directly higher level on results of specialized inspection, settlement of complaints, denunciations and corruption prevention.

7. Other tasks and powers as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To direct within their management scope the implementation and examination of inspection work.

2. To decide to perform inspection when detecting signs of violation or at the request of heads of agencies assigned to perform specialized inspection at their directly higher level; to assign civil servants to perform specialized inspection tasks within their management scope.

3. To report to heads of agencies assigned to perform specialized inspection function at their directly higher level on the overlap in the scope, subjects, contents and time of inspection within the management scope of their agencies.

4. To propose competent state agencies to amend, supplement or issue regulations to meet management requirements; to propose suspension or cancellation of unlawful regulations detected through inspection work.

5. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 12. Specialized inspection advisory sections at General Departments, the Insurance Management and Supervision Department, Departments under General Departments, and Tax Sub-Departments

1. Specialized inspection advisory sections at General Departments (except the specialized inspection organization under the State Securities Commission defined in Article 27 of this Decree) shall be organized into Departments; into Divisions at the Insurance Management and Supervision Department and Departments under General Departments; or into Teams at Tax Sub-Departments.

2. Advisory sections shall assist heads of agencies assigned to perform specialized inspection function to perform the following tasks:

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related units and sections under their agencies in, formulation of inspection programs and plans, and submission to heads of their management agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To settle complaints and denunciations and prevent and combat corruption under law as assigned.

d/ To summarize, assess and report on results of specialized inspection; settle complaints, denunciations, and prevent, combat corruption.

e/ To monitor, urge and examine the implementation of inspection conclusions, recommendations and handling decisions of heads of their agencies and heads of agencies assigned to conduct specialized inspection at their directly-lower level.

f/ To handle according to their competence or propose competent state agencies to handle violations detected through inspection work.

g/ To perform other tasks assigned by heads of their agencies and in according to provisions of law.

3. The Minister of Finance shall specify tasks and powers of specialized inspection advisory sections under General Departments, the Insurance Management and Supervision Depart­ment, Departments under General Departments, and Tax Sub-Departments, except the State Securities Commission.

Chapter III

FINANCIAL INSPECTION ACTIVITIES

Article 13. Inspection contents

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Inspectorate of the Ministry of Finance and Inspectorates of provincial-level Finance Departments shall inspect the observance of policies and laws and performance of assigned tasks of agencies, organizations and individuals specified in Clause 1, Article 2 of this Decree.

2. Specialized inspection:

a/ The Inspectorate of the Ministry of Finance shall inspect the observance of laws in the sectors under the Ministry of Finance's state management.

b/ Inspectorates of provincial-level Finance Departments shall inspect the observance of laws in the sectors within the management scope of provincial-level Finance Departments.

c/ General Departments, the Insurance Management and Supervision Department, Departments under General Departments, and Tax Sub-Departments shall perform specialized inspection in the sectors within their management scope as assigned by competent authorities:

The General Department of Taxation, provincial-level Tax Departments and Tax Sub-Departments shall inspect the observance of regulations of law on taxes, charges and fees and other state budget revenues.

The General Department of Customs and provincial-level Customs Departments shall inspect the observance of regulations of law on customs and law on tax and other revenues for imports and exports.

The General Department of State Reserves and regional State Reserve Departments shall inspect the observance of regulations of law on national reserves.

The State Treasury and provincial-level State Treasuries shall inspect the observance of regulations of law on state budget spending amounts performed at the State Treasury and the observance of regulations of law of financial funds managed by the State Treasury.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Insurance Management and Supervision Department shall inspect the observance of regulations of law on insurance business.

Article 14. Elaboration and approval of annual inspection plans

1. The Inspectorate of the Ministry of Finance shall, base on financial requirements and tasks, submit to the Minister of Finance the Guidance on financial inspection plans.

The Minister of Finance shall issue the Guidance on financial inspection plans before October 15 every year.

2. General Departments and the Insurance Management and Supervision Department shall formulate their inspection plans and send them to the Ministry of Finance's Inspectorate not later than November 1 every year. Based on inspection program orientations and guidance of the General Inspector of the Government, of the Minister of Finance and management requirements, the Ministry of Finance's Inspectorate shall summarize inspection plans of the Finance Ministry's Inspectorate, of General Departments and the Insurance Management and Supervision Department and submit them to the Minister of Finance for approval.

The Minister of Finance shall approve inspection plans of the Finance Ministry's Inspectorate, General Departments and the Insurance Management and Supervision Depart­ment not later than November 25 every year.

3. Departments under General Departments shall formulate their inspection plans and send them to General Departments not later than November 25 every year.

General Directors shall approve inspection plans of Departments under General Depart­ments not later than December 15 every year.

4. Tax Sub-Departments shall formulate their inspection plans and send them to provincial-level Tax Departments not later than December 5 every year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Inspectorates of provincial-level Finance Departments shall formulate their inspection plans and submit them to directors of provincial-level Finance Departments not later than December 5 every year. Directors of provincial-level Finance Departments shall approve inspection plans of Inspectorates of provincial-level Finance Departments not later than December 15 every year and send such plans to the Ministry of Finance's Inspectorate not later than December 25 every year.

6. Adjustments to approved inspection plans must be reported to heads of agencies competent to approval. The Minister of Finance shall specify on the adjustment of financial inspection plans.

Article 15. Handling of overlaps in inspection operation

1. If there is an overlap between inspection plans of subordinate agencies and those of superior agencies, inspection plans of superior agencies shall be implemented.

2. The Chief Inspector of the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for handling overlaps in the scope, subjects, contents and time of inspection among General Departments and the Insurance Management and Supervision Department; coordinate with Chief Inspectors of ministries and ministerial-level agencies in handling overlaps in financial inspection operation with ministries' inspection agencies; coordinate with provincial-level Chief Inspectors in handling overlaps in financial inspection operation with local inspection agencies; and, if necessary, submit overlapping cases to the Minister of Finance for consideration and decision.

3. Chief Inspectors of provincial-level Finance Departments shall report to provincial-level Chief Inspectors for handling overlaps in inspection operation with local inspection agencies. In case of overlap with agencies assigned to conduct specialized financial inspection function, shall coordinate with one another in handling such overlaps and, if necessary, report them to the Chief Inspector of the Ministry of Finance for consideration and decision.

4. General Directors shall handle overlaps in inspection operation of subordinate units under their management; coordinate with related units in relevant sectors in handling overlaps; and, if necessary, report such overlaps to the Chief Inspector of the Ministry of Finance for consideration and decision.

Article 16. Competence to issue inspection decisions

1. The Chief Inspector of the Ministry of Finance and Chief Inspectors of provincial-level Finance Departments may issue administrative inspection decisions and specialized inspection decisions and establish inspection teams. When necessary, the Minister of Finance or directors of provincial-level Finance Departments may issue inspection decisions and establish inspection teams.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For complex cases relating to manage­ment responsibilities of many attached units, heads of agencies assigned to perform specialized inspection function at their directly higher level may issue inspection decisions and establish inspection teams.

Article 17. Inspection duration

1. An administrative inspection conducted by the Finance Ministry's Inspectorate must not exceed 45 days, in complex case, it can be prolonged but must not exceed 70 days. An administrative inspection conducted by Inspectorates of provincial-level Finance Departments must not exceed 30 days, in complex case, it can be prolonged but must not exceed 45 days.

2. A specialized inspection conducted by the Inspectorate of the Ministry of Finance, General Departments or the Insurance Management and Supervision Department must not exceed 45 days, in complex case, it can be prolonged more but must not exceed 70 days.

3. A specialized inspection conducted by Inspectorates of provincial-level Finance Departments, Departments under General Departments or Tax Sub-Departments must not exceed 30 days, in complex case, it can be prolonged more but must not exceed 45 days.

Article 18. Order and procedures for financial inspection operation

1. Inspection activities must be conducted by the Finance Ministry's Inspectorate and Inspectorates of provincial-level Finance Departments under the Inspection Law; the Government's Decree No. 86/2011/ND-CP of September 22, 2011, detailing and guiding implementation of a number of articles of the Inspection Law; and the Government's Decree No. 07/2012/ND-CP of February 09, 2012, defining agencies assigned to perform specialized inspection function and specialized inspection operation.

2. The order and procedures for specialized inspection operation by General Departments, the Insurance Management and Supervision Department, Departments under General Departments and Tax Sub-Departments comply with the Inspection Law and the Decree No. 07/2012/ND-CP.

3. Inspection activities of inspectors and civil servants in charge of specialized inspection conducting independent inspection activities comply with the Decree No. 07/2012/ND-CP

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The competence to re-inspect cases concluded but detected there are signs of violation in the finance sector are defined as follows:

a/ When being assigned by the Minister of Finance, the Chief Inspector of the Finance Ministry may decide to re-inspect cases already concluded by General Directors, the director of the Insurance Management and Supervision Department or chairpersons of provincial-level People's Committees which fall within the scope of state management of the Ministry of Finance but detected there are signs of violation.

b/ General Directors may decide to re-inspect cases already concluded by Directors of Departments under General Departments but detected there are signs of violation.

c/ Directors of provincial-level Tax Departments may decide to re-inspect cases already concluded by heads of Tax Sub-Departments but detected there are signs of violation.

2. A re-inspection decision includes the contents specified in Clause 1, Article 52 of the Inspection Law. Within 03 working days after signing a re-inspection decision, the inspection decision issuer shall send such decision to the person who has signed the inspection conclusion and to the subject of re-inspection.

3. Grounds, statute of limitations and duration of re-inspection, tasks and powers and inspection decision issuers, heads of inspection teams, members of inspection teams, and reporting on re-inspection results comply with the Inspection Law, Decree No. 86/2011/ND-CP and Decree No. 07/2012/ND-CP.

4. Re-inspection decision issuers shall issue re-inspection conclusions. Contents of a re-inspection conclusion comply with the inspection law.

5. Re-inspection conclusions of the Chief Inspector of the Finance Ministry shall be sent to the Minister of Finance and the Government Inspectorate. Re-inspection conclusions of General Directors must be sent to the Finance Ministry's Inspectorate. Re-inspection conclusions of Directors of Departments under General Departments must be sent to General Directors.

Article 20. Summarization of and reporting on financial inspection work

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. General Departments and the Insurance Management and Supervision Department shall, within the ambit of their responsibilities, summarize and report to the Finance Ministry's Inspectorate on specialized inspection work, settlement of complaints and denunciations, and corruption prevention and combat.

3. Departments under General Departments shall, within the ambit of their responsibilities, summarize and report on specialized inspection work, settlement of complaints and denunciations, and corruption prevention and combat to General Departments.

4. Tax Sub-Departments shall, within the ambit of their responsibilities, report to provincial-level Tax Departments on specialized inspection work, settlement of complaints and denunciations, and corruption prevention and combat.

5. Chief Inspectors of provincial-level Finance Departments shall, within the ambit of their responsibilities, report to provincial-level Chief Inspectors, directors of provincial-level Finance Departments and the Chief Inspector of the Finance Ministry on inspection work, settlement of complaints and denunciations, and corruption prevention and combat.

Chapter IV

INSPECTORS, CIVIL SERVANTS PERFORMING SPECIALIZED FINANCIAL INSPECTION AND FINANCIAL INSPECTION COLLABORATORS

Article 21. Financial Inspectors

1. Financial Inspectors (hereinafter referred to as inspectors) are civil servants of the Finance Ministry's Inspectorate and Inspectorates of provincial-level Finance Departments who are appointed to inspector ranks to perform inspection and other tasks as assigned by the Chief Inspector of the Finance Ministry or Chief Inspectors of provincial-level Finance Departments.

2. An inspector has the following tasks and powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To sanction or propose competent persons to sanction administrative violations in accordance with law.

3. Inspectors are enjoyed salaries according to their ranks and benefits applicable to inspectors in accordance with law.

4. Inspectors bear responsibility for their decisions and handling measures before law and inspection decision issuers.

5. When handling violations, Inspectors must comply with the order and procedures in accordance with law.

Article 22. Civil servants performing specialized financial inspection

1. Persons assigned to conduct specialized inspection tasks are civil servants on payrolls of General Departments, the Insurance Management and Supervision Department, Departments under General Departments or Tax Sub-Departments who are assigned by heads of their managing agencies to perform specialized inspection tasks (hereinafter referred to as civil servants performing specialized financial inspection).

Civil servants performing specialized financial inspection must satisfy all conditions and criteria specified in Article 12 of the Decree No. 07/2012/ND-CP and the Finance Minister's regulations.

2. Civil servants performing specialized financial inspection have their own uniforms, have cards of civil servants performing specialized financial inspection and enjoy allowances upon performing their inspection tasks. The Minister of Finance shall stipulate uniforms and cards of civil servants performing specialized financial inspection.

3. When conducting inspection, civil servants performing specialized financial inspection may sanction administrative violations in accordance with law. They shall report cases which fall beyond their competence to competent persons for consideration and handling.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Financial Inspection collaborators are cadres and civil servants convoked by the Finance Ministry's Inspectorate or Inspectorates of provincial-level Finance Departments to take part in inspection teams. Financial Inspection collaborators are not on payrolls of state inspectorates.

2. Financial Inspection collaborators must have good moral qualities; must have a sense of responsibility and be upright, honest, straightforward and objective; and must have professional qualifications meeting inspection requirements and tasks of convocation agencies.

3. Financial Inspection collaborators have the tasks, powers and responsibilities as prescribed by law.

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN FINANCIAL INSPECTION OPERATION

Article 24. Responsibilities of the Minister of Finance

1. To lead, direct inspection activities within the management scope of the Ministry of Finance.

2. To direct the formulation and approval of inspection programs and plans.

3. To handle timely inspection conclusions and recommendations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To ensure funds and working conditions for agencies assigned to perform financial inspection function.

6. To regularly request inspection agencies under his/her management to report, and regularly report to superior state management agencies on inspection work. To timely remove difficulties and problems relating to inspection work; to handle overlaps in inspection and examination activities within his/her management scope.

7. Other tasks as prescribed by law.

Article 25. Responsibilities of directors of provincial-level Finance Departments

1. To lead, direct inspection activities within the management scope of provincial-level Finance Departments.

2. To perform the responsibilities specified in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7 Article 24 of this Decree within the management scope of provincial-level Finance Departments.

Article 26. Responsibilities and rights of agencies, organizations and individuals

1. Responsibilities and rights of agencies, organizations and individuals subject to inspection and relevant agencies, organizations and individuals comply with Article 10 of the Inspection Law.

2. Responsibilities of agencies, organi­zations and individuals in the finance sector:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Within the ambit of their responsibilities, heads of finance agencies shall consider and handle according to their competence, or assist the Minister of Finance in considering and timely handling, violations of individuals, agencies or units which are detected through financial inspection work.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 27. Organization of specialized inspectorate under the State Securities Commission

The organization of a specialized inspectorate under the State Securities Commission is prescribed in the Decision of Prime Minister, on the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Securities Commission under the Ministry of Finance.

Article 28. Effectiveness

This Decree takes effect on November 25, 2012, and replaces the Government's Decree No. 81/2005/ND-CP of June 22, 2005, on the organization and operation of Financial Inspectorates.

Article 29. The responsibility for implementation

1. The Minister of Finance shall guide the implementation of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.518

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.82.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!