Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2139/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 05/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2139/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (5b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

CHIẾN LƯỢC

QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI

1. Thách thức

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại.

Theo báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển tăng nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 - 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho những thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh). Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng khoảng 2 - 30C, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1 m so với thời kỳ 1980 - 1999. Nếu mực nước biển dâng cao 1 m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10 - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Chỉ tính trong 10 năm gần đây (2001-2010), các loại thiên tai như: Bão lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 9.500 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm.

Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là một phần đáng kể ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng; tác động lớn đến sinh trưởng năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.

Do tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên nước phải chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa, ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất thủy điện. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa khô, tăng mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

Với định hướng cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, các hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng sẽ tăng cường mạnh mẽ, đặc biệt là trong công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển đô thị, làm tăng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Điều này đi ngược lại xu thế chung của quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia, không phụ thuộc là nước phát triển hay đang phát triển, đều phải giảm phát thải khí nhà kính nhằm góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Trong khi năng lượng tái tạo, năng lượng mới có mức phát thải khí nhà kính thấp như đòi hỏi đầu tư lớn và có giá thành cao.

Trên quy mô toàn cầu, đang dần hình thành các chính sách về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có thể tạo ra các rào cản mới trong thương mại. Nếu các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, không có lựa chọn phù hợp, hài hòa chính sách quốc gia với quốc tế thì không vượt được qua rào cản do chưa có đủ tiềm lực tài chính và công nghệ để sản xuất ra hàng hóa đủ điều kiện tham gia thị trường hàng hóa các-bon thấp.

Nhận thức về biến đổi khí hậu của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây ra mà chưa quan tâm đúng mức tới việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh.

Những thách thức đó đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực hơn nữa trong các chính sách, biện pháp tăng cường nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, song song với phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

2. Cơ hội

Hiện nay, mô hình phát triển thông thường của các nước đang phát triển là dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng lao động giá rẻ, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến phát triển thiếu bền vững. Vấn đề biến đổi khí hậu tạo cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy phát triển, tìm ra mô hình và phương thức phát triển theo hướng phát thải các-bon thấp, bền vững.

Trong khung cảnh Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, các nguồn tài trợ quốc tế cho phát triển nói chung đều hạn chế dần và thay đổi tính chất hợp tác sang phương thức hai bên cùng có lợi. Biến đổi khí hậu mở ra các cơ hội để thúc đẩy hợp tác toàn cầu, đa phương, song phương, thông qua đó các nước đang phát triển như Việt Nam có thể tiếp cận các cơ chế mới đang hình thành để tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển.

Việc tăng cường các hoạt động hợp tác, hội nhập với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và các điều ước quốc tế có liên quan sẽ nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới.

Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, đồng thời chỉ đạo từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tháng 12 năm 2008, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã được phê duyệt. Đây là một trong những nỗ lực quan trọng của Chính phủ cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta đã đạt được một số thành công bước đầu được quốc tế ghi nhận. Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước, một chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu với tầm nhìn thế kỷ, làm cơ sở cho các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch là rất cần thiết đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay.

II. QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC

- Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại, ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.

- Ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, tận dụng các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia.

- Tiến hành đồng thời các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó ở thời kỳ đầu thích ứng là trọng tâm.

- Ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống; phát huy vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành của Nhà nước, nâng cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự tham gia và giám sát của các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư; phát huy nội lực là chính, tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế.

- Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn và các quy định quốc tế; dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội và các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu.

- Chiến lược về biến đổi khí hậu có tầm nhìn xuyên thế kỷ, là nền tảng cho các chiến lược khác.

III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

1. Mục tiêu chung

Phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của Việt Nam; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệ thống khí hậu.

- Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

IV. CÁC NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC

1. Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu

a) Cảnh báo sớm

- Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng đáp ứng yêu cầu xây dựng bản đồ ngập lụt, bản đồ rủi ro thiên tai, khí hậu theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, gắn với hệ thống thông tin địa lý, thông tin viễn thám phục vụ hoạch định chính sách từ trung ương đến địa phương. Đến năm 2015, hoàn thành việc xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn bảo đảm cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan. Đến năm 2020, phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn có mật độ trạm tương đương với các nước phát triển và tự động hóa trên 90% số trạm; tăng cường các hệ thống đo đạc từ xa, bảo đảm theo dõi liên tục các biến động về thời tiết, khí hậu, tài nguyên nước, đáp ứng đầy đủ dữ liệu cho dự báo khí tượng thủy văn theo phương pháp tiên tiến và các nhu cầu khác. Nâng thời hạn dự báo bão, không khí lạnh lên đến 3 ngày với độ chính xác ngang mức tiên tiến của khu vực châu Á nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra. Đến năm 2050, hệ thống quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo hiện tượng khí hậu cực đoan đạt mức tiên tiến trên thế giới.

- Mở rộng và tăng cường hệ thống quan trắc và giám sát khí tượng thủy văn với sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà nước trên cơ sở thống nhất quản lý về chuyên môn và thông tin số liệu của ngành khí tượng thủy văn.

b) Giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai

- Rà soát, xây dựng các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng thiên tai do biến đổi khí hậu; củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách.

- Phát huy phương châm “4 tại chỗ” đồng thời với củng cố và tăng cường năng lực cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn chuyên nghiệp, làm nòng cốt cho việc chỉ đạo phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn để chủ động ứng phó khi có tình huống cấp bách xảy ra.

- Nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để phòng chống hiệu quả thiên tai, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi; duy trì và vận hành có hiệu quả lâu dài.

- Nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo đảm khai thác hiệu quả các loại rừng để duy trì và nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, chống sa mạc hóa, xâm thực, suy thoái đất; tăng cường bảo vệ, quản lý và phát triển rừng ngập mặn, các hệ sinh thái đất ngập nước; phấn đấu đến năm 2020 nâng độ che phủ của rừng lên 45%.

2. Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước

a) An ninh lương thực

- Duy trì hợp lý và bền vững quỹ đất cho nông nghiệp tại các vùng, các địa phương để đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc điểm sinh thái các vùng, địa phương, tận dụng các cơ hội để phát triển nông nghiệp bền vững.

- Nghiên cứu, phát triển và áp dụng công nghệ sinh học, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cây trồng và vật nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu. Hoàn thành cơ bản vào năm 2020 và tiếp tục hoàn thiện trong các giai đoạn tới.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách, tăng cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro trong nông nghiệp.

b) An ninh tài nguyên nước

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về biến động và sử dụng tài nguyên nước liên quan tới biến đổi khí hậu, tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá, dự báo, quan trắc chất lượng, số lượng trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đánh giá, kiểm soát chất lượng, số lượng và chia sẻ lợi ích nước xuyên biên giới.

- Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước các vùng lãnh thổ, các lưu vực sông lớn, bao gồm: Bằng Giang – Kỳ Cùng, Hồng, Mã – Cả, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Sesan – Srepok, Đồng Nai – Sài Gòn, Cửu Long.

- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn quy định khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu tài nguyên nước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Cải tạo, nâng cấp, tu bổ và xây mới các công trình thủy lợi, thủy điện, hệ thống đê sông, đê biển, bảo đảm ứng phó hiệu quả với lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Hoàn chỉnh các quy trình quản lý tổng hợp và các công trình khai thác, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học trong điều kiện biến đổi khí hậu vào năm 2050.

- Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước; tăng cường thực hiện quy hoạch, triển khai đồng bộ các biện pháp phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cơ bản hoàn thành vào năm 2020 và hoàn thiện trong giai đoạn tiếp theo.

3. Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương

- Nghiên cứu, đánh giá, dự báo mức độ, tác động và tính dễ bị tổn thương do nước biển dâng tới các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng.

- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với biến đổi khí hậu, đặc biệt quan tâm tới tình trạng gia tăng bão, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán, mất đất, suy thoái môi trường đối với các vùng trọng điểm và nhạy cảm cao, bao gồm đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, các khu bảo tồn biển và đa dạng sinh học biển.

- Bảo vệ và phát triển các vùng hải đảo ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng.

- Phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch các khu dân cư ứng phó với biến đổi khí hậu; củng cố, nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông xung yếu đảm bảo mức tối thiểu chống được bão cấp 9 và thủy triều ứng với tần suất 5%; chống xâm nhập mặn tại các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất; chống ngập các thành phố, đô thị lớn, các khu công nghiệp, các khu dân cư lớn; chú trọng phát triển các công trình quy mô lớn, đa mục tiêu, khu chứa nước, vùng đệm, vành đai xanh.

- Rà soát, điều chỉnh và phát triển sinh kế và quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

4. Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học

- Đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, tái trồng rừng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng kinh tế. Đến năm 2020, thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng độ che phủ của rừng lên 45%; quản lý bền vững và có hiệu quả 8,132 triệu ha rừng sản xuất, 5,842 triệu ha rừng phòng hộ và 2,271 triệu ha rừng đặc dụng.

- Bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái, các giống, loài có sức chống chịu tốt với các thay đổi khí hậu; bảo vệ và bảo tồn nguồn gien và các giống loài có khả năng bị tuyệt chủng do tác động của biến đổi khí hậu.

- Xây dựng, thực hiện các chương trình về giảm phát thải khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao khả năng hấp thụ các-bon của rừng, kết hợp với duy trì và đa dạng hóa sinh kế dân cư các vùng, địa phương, hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng và triển khai các chương trình bảo vệ, quản lý bền vững diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất hiện có.

- Xây dựng và triển khai các mô hình khu đô thị xanh, khu dân cư xanh.

- Xây dựng và triển khai rộng rãi các chính sách huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế - xã hội trong bảo tồn, phát triển bền vững rừng và các hệ sinh thái tự nhiên nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng hấp thụ các-bon của rừng và các hệ sinh thái.

- Tăng cường năng lực, hiệu quả của hệ thống đánh giá, dự báo, phòng chống, theo dõi, giám sát và ứng phó khẩn cấp với cháy rừng.

5. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

a) Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới

- Rà soát quy hoạch và phát triển thủy điện hợp lý, đa mục tiêu, đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy thủy điện đạt khoảng 20.000 – 22.000 MW.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới, bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, năng lượng vũ trụ; xây dựng và triển khai rộng rãi các chính sách huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế - xã hội trong ứng dụng và nhân rộng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

- Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng; tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050.

b) Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng

- Tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng; tăng cường, khuyến khích các ngành sử dụng năng lượng thấp.

- Xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực sử dụng hiệu quả năng lượng trong các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong giao thông vận tải, phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp; rà soát và thải loại dần các công nghệ kém hiệu quả, tiêu hao nhiều năng lượng, gây phát thải khí nhà kính. Đến năm 2015, hoàn thành việc rà soát và ban hành kế hoạch loại dần các công nghệ kém hiệu quả.

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ, thiết bị, sản phẩm tiêu dùng sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng năng lượng phi hóa thạch, phát thải thấp, đặc biệt trong các ngành giao thông, đô thị, công nghiệp, nông nghiệp.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống định giá năng lượng phù hợp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và khuyến khích phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Đến năm 2015, ban hành hệ thống định giá năng lượng mới.

- Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất phát điện và giảm phát thải khí nhà kính tại tất cả các nhà máy nhiệt điện xây mới; triển khai ứng dụng hệ thống phát điện cỡ nhỏ dùng khí mê-tan thu hồi từ các bãi chôn lấp rác thải và các nguồn khác; thu hồi khí đốt, tận dụng nhiệt thừa của các nhà máy sản xuất công nghiệp để phát hiện và đốt chất thải rắn phát điện.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm và bảo tồn năng lượng; giám sát và theo dõi tình trạng sử dụng năng lượng của các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng; áp dụng các tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng đối với các sản phẩm, hệ thống nhãn tiết kiệm năng lượng.

Sản xuất công nghiệp và xây dựng:

- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ mới ít phát thải khí nhà kính trong sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu phát thải các-bon thấp; ứng dụng sâu rộng sản xuất sạch hơn, đến năm 2020, 90% các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và tăng cường tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.

- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong các ngành công nghiệp trọng điểm; đến năm 2020, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao đảm bảo giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 42 – 45%; tăng cường đổi mới công nghệ theo hướng áp dụng công nghệ cao, đạt tỷ lệ đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị trên 20% vào năm 2020. Đến năm 2050, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao lên mức trên 80%.

- Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất vật liệu và các công trình xây dựng.

Giao thông vận tải:

- Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải, nâng cao chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế; phát triển giao thông vận tải công cộng ở các đô thị, kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân. Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội. Đến năm 2050, hoàn thành việc hiện đại hóa mạng lưới giao thông vận tải trong cả nước cũng như các hành lang giao thông đối ngoại.

- Sử dụng nhiên liệu ít phát thải khí nhà kính cho phương tiện giao thông vận tải; đẩy mạnh chuyển xe buýt, xe taxi sang sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên nén, khí hóa lỏng, bảo đảm đạt tỷ lệ về số xe là 20% vào năm 2020 và 80% vào năm 2050.

- Xây dựng và áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng, loại dần các phương tiện tiêu tốn nhiên liệu.

c) Nông nghiệp

Thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, sử dụng nước, phân bón, thức ăn chăn nuôi phù hợp, quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi, phát triển sử dụng khí sinh học làm nhiên liệu, hạn chế và loại bỏ dần các máy nông nghiệp lạc hậu tiêu thụ nhiều năng lượng. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, ít phát thải, đảm bảo phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia và góp phần xóa đói giảm nghèo, cứ sau 10 năm giảm phát thải 20% khí nhà kính đồng thời đảm bảo tăng trưởng ngành 20% và giảm tỷ lệ đói nghèo 20%.

d) Quản lý chất thải

- Quy hoạch quản lý chất thải, tăng cường năng lực quản lý, giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế chất thải nhằm giảm phát thải khí nhà kính.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các công nghệ xử lý chất thải tiên tiến; ứng dụng công nghệ xử lý rác thải hiện đại cho các khu đô thị và vùng nông thôn; tăng cường năng lực quản lý, xử lý và tái sử dụng nước thải công nghiệp và sinh hoạt; đến năm 2020, 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng.

6. Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

a) Điều chỉnh, lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

- Rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở khoa học, hiệu quả kinh tế và tính đến các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đến năm 2015, ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xây dựng của các Bộ, ngành, địa phương đã được rà soát, điều chỉnh.

- Lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế công trình, cơ sở hạ tầng dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu. Thực hiện từng bước để đến năm 2030, hoàn thiện và ổn định các khu kinh tế bền vững, chống chịu an toàn với biến đổi khí hậu.

b) Hoàn thiện và tăng cường thể chế.

- Thành lập Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp quan trọng mang tính chiến lược; huy động, điều phối và giám sát các nguồn lực triển khai các chiến lược, chương trình nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, hài hòa với các chính sách toàn cầu và các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia.

- Tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong tổ chức chỉ đạo, phối hợp liên ngành về ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý các vấn đề biến đổi khí hậu từ trung ương đến địa phương.

- Nghiên cứu hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng và triển khai hệ thống theo dõi, báo cáo và thẩm định trong các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong nước và quốc tế.

- Xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, các nhà khoa học vào các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

- Thiết lập các cơ chế hỗ trợ cộng đồng dân cư, khuyến khích các tổ chức phi chính phủ vào các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

7. Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

a) Cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu

- Tăng cường năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; chú trọng các kinh nghiệm ứng phó tại chỗ và vai trò của chính quyền các cấp, các tổ chức quần chúng ở cơ sở.

- Phát triển và đa dạng hóa sinh kế ở các vùng, địa phương nhằm hỗ trợ công tác thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với các mức độ dễ bị tổn thương.

- Xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình cộng đồng với sinh kế theo hướng các-bon thấp; thay đổi hành vi, lối sống theo hướng thân thiện với khí hậu nhằm giảm phát thải khí nhà kính.

- Đẩy mạnh sử dụng kiến thức bản địa trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong xây dựng các sinh kế mới theo hướng các-bon thấp.

b) Nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

- Cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngành y tế từ trung ương tới địa phương và tăng cường công tác phòng chống các dịch bệnh và các bệnh mới nổi để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đảm bảo năm 2020 mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản; năm 2030 được chăm sóc sức khỏe đầy đủ.

- Xây dựng và triển khai hệ thống chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đảm bảo quyền lợi các nhóm xã hội dễ bị tổn thương: Phụ nữ, trẻ em, người già, người nghèo, dân tộc thiểu số …

c) Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các thành phần xã hội về các vấn đề biến đổi khí hậu.

- Xây dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về biến đổi khí hậu cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm.

- Đưa kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

- Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng trong phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với khí hậu cho mọi thành viên của cộng đồng; khuyến khích, nhân rộng các điển hình tốt trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

8. Phát triển khoa học – công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu

- Phát triển các chuyên ngành khoa học về quản lý, đánh giá, giám sát và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, tiêu dùng.

- Tăng cường các hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, nhiên liệu, vật liệu mới trong giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, sản xuất trọng điểm tiến tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh.

 

9. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn đề về biến đổi khí hậu

- Tăng cường hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và các điều ước quốc tế có liên quan; tích cực, chủ động, sáng tạo xây dựng các thỏa thuận, hiệp định đa phương và song phương về biến đổi khí hậu.

- Rà soát, bổ sung hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách phù hợp với luật pháp và các thỏa thuận, hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên.

- Tăng cường thông tin đối ngoại về biến đổi khí hậu, chú trọng các hoạt động hợp tác trong giám sát, chia sẻ thông tin trong các vấn đề xuyên biên giới nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các quốc gia.

10. Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả

- Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và tăng cường vận động tài trợ quốc tế; nghiên cứu xây dựng, áp dụng các cơ chế, thiết chế tài chính phù hợp với các chính sách quốc tế về biến đổi khí hậu nhằm huy động và phát huy hiệu quả các nguồn vốn quốc tế song phương, đa phương cho ứng phó tích cực với các tác động của biến đổi khí hậu.

- Tích cực tham gia các chương trình quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm tận dụng sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực để triển khai các chương trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

- Tăng cường công tác quản lý, cơ chế phối hợp trong việc sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước cho ứng phó với biến đổi khí hậu có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao, đặc biệt ưu tiên các dự án cấp bách, không thể trì hoãn.

- Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp, đầu tư tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các giai đoạn thực hiện Chiến lược

Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu đến nước ta ngày càng gia tăng, đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, định hướng các giai đoạn thực hiện Chiến lược được xác định như sau:

- Giai đoạn từ nay tới 2012: Các hoạt động thích ứng cấp bách, không thể trì hoãn cần phải được triển khai thực hiện. Quá trình đàm phán quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và các cơ chế hỗ trợ tài chính giữa các nhóm nước trên thế giới còn đang diễn ra phức tạp. Trong giai đoạn này cần chú trọng các hoạt động nâng cao năng lực, tăng cường khoa học – công nghệ và rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, chiến lược tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với hoàn cảnh quốc tế sẽ được khẳng định rõ ràng hơn sau năm 2012.

- Giai đoạn 2013 – 2025: Với định hướng cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, theo dự tính sau năm 2025 Việt Nam phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề giảm phát thải khí nhà kính để bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được đồng thời tiến hành gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Giai đoạn 2026 – 2050: Trong giai đoạn này, Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp hiện đại, giảm phát thải khí nhà kính trở thành tiêu chí trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Các nhiệm vụ Chiến lược sẽ được rà soát, điều chỉnh, bổ sung với định hướng phát triển mới nhằm xây dựng và củng cố nền kinh tế các-bon thấp có khả năng chống chịu và thích ứng cao với các tác động của biến đổi khí hậu.

2. Chương trình, đề án ưu tiên trong giai đoạn 2011-2015

Trên cơ sở quan điểm, nguyên tắc, tầm nhìn, mục tiêu và các giai đoạn thực hiện Chiến lược, Chính phủ xác định các chương trình, đề án ưu tiên sau đây được rà soát, xây dựng, triển khai:

a) Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng kế hoạch mở rộng cho giai đoạn 2016 – 2025.

b) Chương trình khoa học công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu.

c) Đề án hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn đến năm 2020.

d) Chương trình đồng bằng sông Cửu Long và Chương trình đồng bằng sông Hồng về quản lý tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.

đ) Đề án kiểm kê, giám sát phát thải khí nhà kính và quản lý các hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

e) Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu cho các đô thị lớn của Việt Nam.

g) Chương trình nâng cấp và cải tạo hệ thống đê biển, đê sông phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

h) Đề án nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

i) Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các đảo dân sinh ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

k) Đề án xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

3. Trách nhiệm các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương quản lý và thực hiện Chiến lược, tập trung vào các nội dung:

- Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chiến lược.

- Hàng năm, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, rà soát nhu cầu kinh phí cần thiết cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu để báo cáo Chính phủ.

- Hướng dẫn và hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát và định kỳ sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Chiến lược.

- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chiến lược, đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

- Giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng và hướng dẫn thực hiện bộ khung tiêu chuẩn lồng ghép biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược.

c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ.

Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược; chủ động tham gia các hoạt động phối hợp chung theo chỉ đạo của Chính phủ.

d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược tại địa phương.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan được phê duyệt trong Chiến lược.

- Chủ động huy động nguồn lực và lồng ghép các hoạt động liên quan của các chương trình khác trên địa bàn để đạt được các mục tiêu của Chiến lược.

- Định kỳ báo cáo về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định.

đ) Các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp

Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm các mô hình ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; thực hiện hoặc tham gia thực hiện các đề án, dự án trong chiến lược và kế hoạch thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương./.

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 2139/QD-TTg

Hanoi, December 05, 2011

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL STRATEGY FOR CLIMATE CHANGE

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the. proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECIDES:

Article 1. To approve the national strategy for climate change enclosed with this Decision.

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

NATIONAL STRATEGY FOR CLIMATE CHANGE

(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 2139/QD-TTg of December 5, 2011)

I. CLIMATE CHANGE - CHALLENGES AND OPPORTUNITIES

1. Challenges

Climate change is one of the biggest challenges facing humankind. Climate change will seriously affect production, life and environment worldwide. Temperature rise and sea level rise may cause inundation and saltwater intrusion, which will harm agriculture and pose risks to industries and socio-economic systems in the future. Climate change has created and will create comprehensive and profound changes to global development processes and security, such as energy, water, food, society, employment, diplomacy, culture, economy and trade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vietnam is assessed as one of the countries most affected by climate change, with the Mekong River delta being one of three most vulnerable deltas in the world, alongside the Nile (Egypt) and the Ganges (Bangladesh). Vietnam's climate change scenarios show that, by the end of the 21st century, the country's annual average temperature will rise about 2-3°C; total annual rainfall and rainy season rainfall will increase, while the dry season rainfall will decrease; sea level will rise 75 cm to one meter compared to the 1980-1999 level. With one meter of sea level rise, about 40% of the Mekong River delta, 11 % of the Red River delta, and 3% of other coastal regions will be submerged, with over 20% of the Ho Chi Minh City area under water, 10-12% of the population to be directly affected, and economic damages to cost about 10% of GDP. Consequences of climate change in Vietnam are very severe and present explicit threats to the hunger eradication and poverty reduction goals and the achievement of the Millennium Development Goals and sustainable development of the country.

Over recent years, under the impact of climate change, natural disasters have increased in terms of frequency and intensity, causing great casualties and asset losses, economic, cultural and social infrastructure destruction, and adverse environmental impacts. In the last ten years (2001-2010), damage caused by disasters like typhoon, flood, flash flood, landslide, inundation, drought and saltwater intrusion and others has been significant: more than 9,500 dead and missing people and an asset loss of about 1.5% of GDP each year.

Climate change is imposing a serious threat on food security and agricultural development: agricultural land, especially in low-lying coastal plains, the Red River and Mekong River deltas, will considerably shrink due to increased salinity caused by sea level rise; crop growth, productivity and growing seasons will be altered, risks of crop pest infection will be higher; time for tropical crops to adapt will be lengthened and for sub-tropical crops will be reduced; cattle and poultry reproduction and growth will be affected, while their disease and epidemic risks will be increased.

Under climate change impacts, water resources will be at risk of decrease due to increasing drought in some areas and seasons, directly affecting agriculture and water supply in rural and urban areas, and hydropower generation. Changes in rainfall patterns can result in severe flood in the rainy season and exacerbated drought in the dry season, inducing more conflict in water resource exploitation and use.

Aiming to become a modernity-orientated industrial country by 2020, Vietnam will strongly increase energy production and consumption activities, especially in industry, transportation and urban development, which will result in higher emissions of greenhouse gases (GHG). This will go against the global trend, which demands every country, developed or developing, to reduce GHG emission to protect the earth's climate system. In the meantime, renewable and new energies are low-carbon, but capital-intensive and expensive.

On a global scale, GHG emission reduction policies are gradually taking shape, which may create new trading barriers. Without suitable national policies that conform and harmonize with those of the world, developing countries like Vietnam cannot overcome these barriers due to limited financial resources and lack of technologies to manufacture goods eligible to enter the low-carbon market.

Public awareness about climate change remains limited and one-sided, with too much attention paid to the adverse impacts of climate change and too little to changing ways of life and production and consumption patterns toward low-carbon and green growth.

These challenges demand Vietnam to make greater efforts in policies and measures to raise climate change response awareness and capacity in parallel with economic development to enhance its economic competitiveness and international status.

2. Opportunities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Since Vietnam has become a middle-income country, international support for the country's development in general will gradually decrease and cooperation will be carried out on a mutual benefit basis. Climate change will open doors to promoting global multilateral and bilateral cooperation, through which developing countries like Vietnam can gain access to new financial assistance and technology transfer mechanisms from developed countries.

Promoting cooperation and integration with other countries and international organizations through the course of implementing the United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC) will enhance Vietnam's role and status in the region and the world.

Clearly aware of the serious impacts of climate change on the country's sustainable development, the Government of Vietnam early joined and ratified the UNFCCC and Kyoto Protocol, while directing the completion of its legal documents to create a legal framework for disaster prevention, control and mitigation and climate change response. In December 2008, the national target program to respond to climate change was approved, marking an important effort of the Government supported by international donors to respond to climate change in Vietnam. With the due attention of the Party and the Government, initial results of climate change response efforts have been acknowledged internationally. For effective climate change response and sustainable national development, a national climate change strategy with a century-long vision to form a basis for other strategies and master plans and plans is essential to our country in the current context.

II. STRATEGIC VIEWPOINTS

- Climate change is the most serious challenge to the whole humankind, which deeply affects and comprehensively changes the social life worldwide. As one of the most vulnerable countries, Vietnam considers climate change response a vital issue.

- Vietnam's climate change response must be associated with sustainable development toward a low-carbon economy, making use of opportunities to change development thinking and increase national competitiveness and might.

- Climate change adaptation and GHG emission reduction must be carried out simultaneously for effective climate change response, with adaptation as a focus in the initial phase.

- Responding to climate change is the responsibility of the whole system; to enhance the management role of the State, increase the dynamism, creativity and responsibility of the business sector, and bring into the fullest play the involvement and monitoring by socio political organizations, professional associations and communities; to promote internal resources while effectively taking advantage of international cooperation mechanisms.

- Solutions to responding to climate change must be systematic, synchronous, multi-disciplinary, inter-regional, focused, appropriate to each period and compliant with international regulations, based on scientific grounds in combination with traditional experience and local knowledge; taking into account social-economic benefits and climate change risks and uncertainties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

III. STRATEGIC OBJECTIVES

1. Overall objectives

To bring into play national capacity; carry out simultaneously measures of climate change adaptation and GHG emission reduction to assure safety for people and properties for the sustainable development goals.

To strengthen human and natural system resilience to climate change, develop a low-carbon economy to protect and enhance quality of life, ensure national security and sustainable development in the context of global climate change, and actively join the international community to protect the earth's climate system.

2. Specific objectives

- To assure food security, energy security, water source security, hunger eradication and poverty reduction, gender equality, social security, community health, improve living standards and protect natural resources in the context of climate change.

- A low-carbon economy and green growth will become a primary trend in sustainable development; GHG emission reduction and absorptability increase will gradually become a mandatory indicator in socio-economic development.

- To raise climate change awareness, responsibility and response capacity of stakeholders; to develop scientific and technological potential and human resource quality; to perfect institutions and policies, and develop and effectively use financial resources, contributing to enhancing the economic competitiveness and status of Vietnam; to take advantage of climate change opportunities for socio-economic development; to develop and widely multiply climate system-friendly ways of life and consumption patterns.

- To actively join international communities in responding to climate change; to increase Vietnam's international cooperation for effective climate change response.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Proactive disaster response and climate monitoring

a/ Early warning

- To develop and operate an effective climate change and sea level rise monitoring network to serve flood, disaster risk and climate mapping corresponding to climate change and sea level rise scenarios, in association with the GIS and remote sensing network to serve central and local policy making activities. By 2015, to complete the establishment of the climate change and sea level rise monitoring system;

- To modernize the hydrometeorological observation network and forecasting technology to guarantee the forecast and early warning of weather and climate extremes. By 2020, to have a hydrometeorological observation network with a station density equivalent to that of developed countries and over 90% of automatic stations; to strengthen the telemetric system to ensure continuous monitoring of weather, climate and water resource developments to provide sufficient data for hydrometeorological forecasting by advanced methods and other demands. To increase the typhoon and cold front forecasting range up to three days with accuracy on par with the level of advanced Asian countries to mitigate human and asset losses due to climate extremes. By 2050, to have a hydrometeorological observation and forecasting and climate extreme warning system of advanced international level;

- To expand and strengthen the hydrometeorological observation and monitoring system with the broad involvement of domestic and foreign organizations and individuals on the basis of uniform management of hydrometeorological expertise and data.

b/ Reduction of damage due to disaster risks

- To review and formulate development master plans and construction regulations in disaster-prone areas, taking into account increasing disaster incidents due to climate change; to reinforce and build key and imperative disaster prevention and control structures;

- To promote the "4 on-the-spots" practice at the same time with strengthening and building capacity for professional search and rescue teams, which will be the core in the close coordination and collaboration between search and rescue forces for proactive response in case of emergencies;

- To study and implement specific measures for effective prevention and control of disasters, flash flood and landslide in mountainous areas, with long-term effective maintenance and operation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Food and water resource security assurance a/ Food security

- To maintain reasonable and sustainable agricultural land areas in each region and locality to ensure food security in the context of climate change;

- To study and adjust crop and livestock structures to suit the changing climate, sea-level rise and regional or local ecological charac-teristics, and take advantage of opportunities for sustainable agricultural development;

- To research, develop and apply biotechno­logy and advanced production processes toward a modem agriculture adaptive to climate change;

- To develop and perfect a pest and disease control system for crops and livestock in the context of climate change. By 2020, to basically complete the system, with further improvements in subsequent periods;

- To formulate mechanisms and policies to strengthen the insurance and risk-sharing system in agriculture.

b/ Water resource security

- To build a database on water resource development and use in relation to climate change, and further investigate, study, evaluate, forecast and observe water quality and volume in water resource exploitation and use;

- To promote international cooperation in research, evaluation and control of water quality and volume and trans-boundary water benefit sharing;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To establish and complete norms and regulations on efficient, integrated, multi­purpose exploitation and use of water resources adaptive to climate change and sea level rise;

- To renovate, upgrade, reinforce and construct irrigation works, hydropower plants and river and coastal dyke systems to effectively respond to floods, droughts, sea level rise and saltwater intrusion in the context of climate change;

- To improve the integrated management procedures and strengthen facilities for scientific exploitation, protection and use of water resources in the context of climate change by 2050;

- To build water resource management capacity; to further plan and carry out synchronous measures for sustainable development of national water resources in the context of climate change, which will be basically completed by 2020 and further improved in the subsequent periods.

3. Suitable proactive response to sea level rise in vulnerable areas

- To research, evaluate and predict impacts of and vulnerability to sea level rise in different sectors, areas and communities;

- To formulate socio-economic development master plans in response to climate change, especially increase in flood, inundation, saltwater intrusion, drought, land loss and environmental degradation, for key and highly sensitive regions and areas, including the Mekong River delta, Red River delta, central coast, and marine biodiversity reserves;

- To protect and develop island areas to respond to climate change, especially sea level rise;

- To develop infrastructure facilities and zone off residential areas to respond to climate change; to consolidate and improve important sea and river dyke sections for minimum protection against typhoons of scale 9 and tidal frequency of 5%; to prevent saltwater intrusion in the most affected areas; to protect major cities and urban centers, residential areas and industrial parks from inundation; to attach importance to developing large-scale multipurpose structures, water reservoirs, buffer zones and green belts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Protection and sustainable development of forests, increase of GHG absoplion and biodiversity conservation

- To accelerate the progress of forestation and reforestation projects, encourage enterprises to invest in economic forestation. By 2020, to establish, manage, protect, and sustainably develop and use 16.24 million hectares of planned forest land; to increase forest coverage to 45%; to sustainably and effectively manage 8.132 million hectares of production forest, 5.842 million hectares of protection forest and 2.271 million hectares of special-use forest;

- To conserve biodiversity, attach importance to protecting and developing ecosystems, varieties and species resilient to climate change; to protect and conserve the gene pools and varie­ties and species endangered by climate change;

- To develop and implement GHG emission reduction programs through efforts to restrict deforestation and forest degradation, sustainably manage forests and retain and increase the carbon absorptability of forests in combination with maintaining and diversifying local livelihoods adaptive to climate change;

- To develop and implement programs on protection and sustainable management of existing natural, protection, special-use and production forest areas;

- To build and apply models of green urban and residential areas;

- To develop and widely implement policies to involve all social and economic entities in the conservation and sustainable development of forests and natural ecosystems to effectively respond to climate change and increase the carbon absorptability of forests and ecosystems;

- To build capacity and increase effectiveness of the evaluation, forecast, prevention and fight and monitoring and emergency response to forest fires.

5. GHG emission reduction to protect the earth's climate system

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To review the planning of and rationally develop multipurpose hydropower; by 2020, total capacity of hydropower plants will reach 20,000-22,000 MW;

- To step up research and development of technologies to generate renewable and new energies, including wind, solar, tide, geothermal, bio and cosmic energies; to formulate and widely implement policies to involve various social and economic entities in the promotion of renewable energy use;

- To assure national energy security in the direction of coordinated development of all energy sources; to increase the share of new and renewable energies to about 5% of the total commercial primary energies by 2020 and about 11% by 2050.

b/ Energy conservation and efficiency

- To restructure the economy toward reducing energy-intensive industries; to increase incentives for industries with low energy consumption;

- To develop and implement policies to support, encourage and motivate energy efficiency in all economic sectors, especially transportation, urban development, industry and agriculture; to review and gradually eliminate low-efficiency, energy-intensive and GHG emission technologies. By 2015, to complete the review and formulate an elimination roadmap;

- To research, develop and apply energy-efficient, fossil fuel-free and low-emission technologies, equipment and products, especially in transportation, urban development, industry and agriculture;

- To study and develop an appropriate energy pricing system for energy conservation and efficiency and encourage development of new and renewable energies. By 2015, to introduce a new energy pricing system;

- To apply advanced technologies to increasing electricity generation efficiency and reduce GHG emission in all new thermal power plants; to establish small-scale electricity generation systems using methane recovered from landfills and other sources; to recover gas and make use of excessive heat from manufacturing factories to produce power, and bum solid waste to produce electricity;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Industrial production and construction:

- To study and apply new low-GHG emission technologies to industrial production; to strongly replace fossil fuels by other low-carbon emission fuels; to extensively apply cleaner production; by 2020, to have 90% of industrial facilities using cleaner production technologies and reducing consumption of energy, fuel and materials;

- To further research and apply high technologies in the key industries; by 2020, to raise the production value of industries using high technologies, ensuring added value to reach 42-45% of the total industrial production value; to promote renovation toward high technologies; by 2020, to have 20% of new high technologies and equipment. By 2050, to increase the production value of industries using high technologies to over 80%;

- To develop and enforce standards and technical regulations and equipment of energy efficiency in material production and construction works.

Transportation:

- To plan the transportation system and raise its quality up to international standards; to develop urban public transportation, and control the increase of private vehicles. By 2020, the transport system will basically meet diverse societal needs. By 2050, to complete the modernization of the domestic transportation network as well as international transportation routes;

- To use low-GHS emission fuels for transportation; to accelerate the switch to use of compressed natural gas and liquefied gas in buses and taxis to reach the target of 20% of buses and taxis by 2020, and 80% by 2050;

- To develop and implement policies and mechanisms to encourage the use of energy-saving transportation modes and gradually eliminate high-energy consumption vehicles.

c/ Agriculture

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Waste management

- To formulate solid waste management master plans, build management capacity, reduce waste and reuse and recycle waste to reduce GHG emissions;

- To promote research and application of advanced waste treatment technologies; to apply modern waste treatment technologies in urban centers and rural areas; to build capacity of management, treatment and recycling of industrial and household wastewater; by 2020, 90% of urban household solid waste will be collected and treated, of which 85% will be recycled, reused and recovered for energy generation.

6. Increasing the decisive role of the State in climate change response

a/ Adjusting, and integrating climate change issues into, strategies, master plans and plans

- To review and adjust socio-economic development strategies, master plans and plans of ministries, sectors and localities on the scientific and economic efficiency basis, taking into account risks and uncertainties of climate change and sea level rise. By 2015 to promulgate the adjusted socio-economic development strategies, master plans and plans of ministries, sectors and localities;

- To integrate climate change issues into regional and local socio-economic development master plans and plans; to amend, supplement and complete the set of standards and technical regulations for work and infrastructure designs based on climate change scenarios. To take step-by-step actions to complete the stable establishment of sustainable economic zones resilient to climate change by 2030.

b/ Improving and strengthening institutions

- To establish the National Climate Change Committee (NCCP), which functions as an advisory body to assist the Prime Minister in studying and proposing strategic directions and solutions; mobilizing, coordinating and monitoring resources to implement climate change response strategies and programs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To increase the engagement of the whole political system in the inter-disciplinary direction and coordination to respond to climate change; to improve the effect and effectiveness of the central and local management of climate change issues;

- To study to perfect the functions, tasks, organizational structure and human resources for effectively climate change response and international integration;

- To develop and operate the monitoring, reporting and evaluation system in national and international GHG emission reduction activities;

- To develop synchronous mechanisms and policies to encourage and engage enterprises and scientists into climate change adaptation and GHG emission reduction activities;

- To establish mechanisms to support communities and encourage non-governmental organizations to participate in climate change adaptation and GHG emission activities.

7. Building of communities to effectively respond to climate change

a/ Communities responding to climate change

- To build community capacity and increase community involvement in climate change response activities, to attach importance to local response experience and the role of local authorities and grassroots mass organizations;

- To develop and diversify regional and local livelihoods for supporting climate change adaptation suitable to different levels of vulnerability;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To promote the use of local knowledge in responding to climate change, especially in developing new low-carbon livelihoods.

b/ Improving the community healthcare system to effectively respond to climate change

- To renovate, upgrade and build infrastructure facilities, modernize equipment and build human resource capacity for the health sector from the central to local levels and strengthen control of epidemics and new diseases to raise quality of healthcare services in the context of climate change. To ensure that everyone will have access to basic healthcare services by 2020 and to adequate healthcare by 2030;

- To develop and implement the system of community healthcare policies in the context of climate change, ensure the access to healthcare services of vulnerable groups: women, children, the elderly, the poor, ethnic minority people...

c/ Raising awareness, intensifying education and training

- To raise awareness and responsibilities of cadres, civil servants and public employees and other members of the society regarding climate change issues;

- To develop suitable approaches to accessing and using climate change information for different members of the society; to diversify forms of disseminating information on the impacts, risks and opportunities of climate change, especially among people and in key areas;

- To introduce basic climate change knowledge into educational programs and levels; to develop and adopt policies to train quality human resources in the fields relevant to climate change adaptation and GHG emission reduction;

- To raise awareness and responsibilities of individuals and responsibilities of communities in the prevention and overcoming of disaster consequences; to build up climate-friendly ways of life and consumption patterns for all community members; to encourage and widely multiply good exemplary practices in climate change response.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To develop sciences of management, evaluation, monitoring and forecast of climate change impacts on socio-economic develop­ment, healthcare, production and consumption;

- To increase survey and basic scientific research and application of technologies adaptive to climate change and GHG emission reduction;

- To step up research and encourage techno­logy transfer and effective application of scientific achievements and modem techno­logies, new fuels and materials in GHG emission reduction and climate change adaptation, increase the competitiveness of key economic sectors and industries toward developing a low-carbon and green-growth economy.

9. Promotion of international cooperation and integration to enhance the country's status in climate change issues

- To strengthen cooperation with other countries and international organizations in the implementation of the UNFCCC and relevant treaties; to make active, proactive and creative contributions to the elaboration of multilateral and bilateral agreements and treaties on climate change;

- To review and supplement the legal system, policies and mechanisms to conform with inter­national laws, agreements and treaties on climate change to which Vietnam is a contracting party;

- To increase foreign-service information on climate change, focus on cooperation in monitoring and sharing information on trans-boundary issues to ensure mutual benefits of countries.

10. Diversification of financial resources and effective concentrated investment

- To increase investment from the state budget and further mobilize international financial support; to study, develop and apply financial mechanisms and institutions that are in line with international climate change policies to mobilize and use effectively bilateral and multilateral financial sources for active response to climate change impacts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To increase the management and coordination in using domestic and international financial resources for climate change response in a focused and effective manner, prioritizing urgent and non-delayable projects;

- To encourage and mobilize domestic and foreign organizations, individuals and enterprises to provide financial assistance to and make financial investment in climate change response.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Strategy implementation phases

In the context of increasing climate change impacts on our country and more and more complex international climate negotiations, the strategy implementation will be divided into the following periods:

- From now to 2012: Imperative, non-delayable adaptation activities must be carried out. While the process of international negotiations on GHG emission reduction and financial assistance mechanisms among different groups of countries in the world remains complicated, in this period, emphasis should be put on capacity building, science and technology, review, adjustment and supplemen­tation of green growth, climate change adapta­tion and GHG emission reduction mechanisms, policies and strategies in line with the interna­tional situation, which will be clearer after 2012;

- 2013 - 2025: Aiming to be a modernity-oriented industrial country, it is projected that after 2025, Vietnam must pay special attention to GHG emission reduction to protect the earth's climate system. Climate change adaptation and GHG emission reduction must be simultaneously carried out in association with national socio-economic development actives;

- 2026 - 2050: With Vietnam being a modem and industrial country, GHG emission reduction will become a criterion of socio-economic development processes. The strategic tasks will be reviewed, adjusted and supplemented with new development orientations to build and strengthen a low-carbon economy highly resilient and adaptive to climate change impacts.

2. Priority programs for 2011 -2015

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ The national target program to respond to climate change, development of an extended plan for 2016-2025;

b/ The national scientific and technological program on climate change;

c/ The project to modernize forecasting technology and the hydrometeorological observation network by 2020;

d/ The water resources management and climate change adaptation programs for the Mekong River and Red River deltas;

e/ The project on GHG emission inventory and reduction and management of GHG emission reduction activities;

f/ The climate change response program in major cities of Vietnam;

g/ The sea and river dyke up gradation and renovation program under climate change and sea level rise conditions;

h/ The public healthcare system improve­ment program under climate change and sea level rise conditions;

i/ The socio-economic development program in inhabited islands to effectively respond to climate change and sea level rise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Responsibilities of ministries, sectors, localities and related agencies

a/ The Ministry of Natural Resources and Environment

To act as the standing office of the National Climate Change Committee (NCCP); assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors and localities in, managing and implementing the strategy, focusing on the following:

- Developing mechanisms, management policies and guidelines for the strategy implementation;

- Coordinating with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance on an annual basis to summarize and review the budget requirements for climate change response activities, and reporting them to the Prime Minister;

- Guiding and assisting other ministries, sectors and localities in developing and implementing the strategy implementation plans;

- Conducting examination and monitoring and periodic evaluations to draw lessons from the strategy implementation;

- Summarizing and reporting on an annual basis to the Prime Minister on the results of the strategy implementation, and proposing solutions to issues beyond its competence;

- Monitoring and evaluating the strategy implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors and localities in, developing, and guiding the implementation of, a framework set of guidelines for integrating climate change into socio-economic development strategies, programs, master plans and plans;

- To coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in developing a mechanism for monitoring and evaluation of the strategy implementation;

c/ Other ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies

To prepare and implement strategy implementation plans and take the initiative in participating in joint activities under the Government's direction;

d/ Provincial-level People's Committees

- To develop and implement local strategy implementation plans;

- To carry out related activities approved in the strategy;

- To proactively mobilize resources and integrate other local programs' relevant activities to accomplish the strategic objectives;

- To periodically report on the strategy implementation progress in their localities according to regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Socio-political organizations, socio-professional organizations, mass organizations, non-governmental organizations and enterprises shall proactively participate in climate change response according to their functions and tasks; support and promote community participation in responding to climate change, and promote effective response models and share valuable experience; implement or participate in projects within the strategy and implementation plans of ministries, sectors and localities.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khi hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.749

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.166.52
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!