UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH
SỞ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 05/HD-SXD
|
Quy Nhơn, ngày 04 tháng 7 năm 2008
|
HƯỚNG DẪN
LẬP VÀ QUẢN LÝ GIÁ DỰ TOÁN DỊCH VỤ
CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ
Căn cứ Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/3/2008 của Bộ Xây
dựng về hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn điều
chỉnh dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong các công ty nhà
nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP
ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc
trong doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Công bố
số 3370/UBND-XD ngày 29/10/2007 của UBND tỉnh Bình Định về việc công bố Đơn giá
dịch vụ công ích đô thị tỉnh Bình Định năm 2007.
Căn cứ Công văn số 1987/UBND-XD ngày 20/6/2008 của UBND tỉnh Bình Định về việc
các mức chi phí chung, lợi nhuận định mức theo Thông tư 06/2008/TT-BXD của Bộ
Xây dựng.
Sở Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý giá dự toán dịch vụ công ích trên địa bàn
tỉnh như sau:
I. PHẠM VI ÁP DỤNG
Hướng dẫn này áp dụng tính dự toán chi phí thực hiện các
dịch vụ công ích đô thị thanh toán bằng ngân sách nhà nước bao gồm:
- Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đô thị;
- Nạo vét duy trì hệ thống thoát nước đô thị;
- Duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị;
- Sản xuất và duy trì cây xanh đô thị.
Giá dự toán dịch vụ công ích đô thị được lập theo hướng dẫn
này là chi phí tối đa để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định giá dịch
vụ công ích đô thị và là cơ sở thương thảo, xem xét, quyết định giá dịch vụ
công ích thực hiện theo phương thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch cho
tổ chức, cá nhân thực hiện các dịch vụ công ích đô thị.
II. PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ
Giá dự toán dịch vụ công ích đô thị được xác định theo công
thức:
G = TT + CPC + LĐM
Trong đó:
- G: Giá dự toán dịch vụ công ích đô thị;
- TT: Chi phí trực tiếp;
- CPC: Chi phí quản lý chung;
- LĐM : Lợi nhuận định mức;
1. Chi phí trực tiếp:
TT = VL + NC+ M
1.1. Chi phí vật liệu (VL):
VL = (ai x qi) + DVL + VC
- ai: đơn giá vật liệu thứ i trong Đơn giá
dịch vụ công ích đô thị được UBND tỉnh Bình Định công bố kèm theo Công bố số
3370/UBND-XD ngày 29/10/2007 (gọi tắt là Đơn giá dịch vụ công ích năm 2007);
- qi: khối lượng của loại công tác thứ i, được xác định theo kế
hoạch để giao, đặt hàng hoặc nhiệm vụ đột xuất do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao thực hiện dịch vụ công ích;
- DVL: Chênh lệch giá giữa giá vật liệu thị trường (chưa bao
gồm thuế giá trị gia tăng) tại thời điểm lập dự toán dịch vụ công ích và giá vật
liệu gốc trong Đơn giá dịch vụ công ích năm 2007;
- VC: Cước vận chuyển vật liệu xây dựng đến chân công
trình dịch vụ công ích và được tính theo Quyết định số 29/2006/QĐ-UBND ngày
15/3/2006 và Quyết định số 408/2006/QĐ-UBND ngày 18/4/2006 của UBND tỉnh Bình
Định về việc quy định cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô tải để vận chuyển hàng
hóa, tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh;
1.2. Chi phí nhân công (NC):
NC = 1,2 x ((bi x qi) + b2
+ b3 +… + bn)
Trong đó:
+1,2: hệ số điều chỉnh chi phí nhân công theo Thông
tư 03/2008/TT-BXD;
+ bi: chi phí nhân công trong Đơn giá dịch
vụ công ích năm 2007;
+ qi: khối lượng của từng loại dịch vụ
công tác dịch vụ công ích, được xác định theo kế hoạch để giao, đặt hàng hoặc
nhiệm vụ đột xuất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện dịch vụ công
ích;
+ b2: phụ cấp độc hại nguy hiểm, xác định
theo quy định tại Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong
các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính
phủ và Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ b3: phụ cấp làm đêm, xác định theo quy
định tại Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động
làm việc trong doanh nghiệp nhà nước;
b3 = bi x 30%
Trong Đơn giá dịch vụ công ích năm 2007, mã hiệu MT1.02.00
đã tính phụ cấp làm đêm;
+ bn: các phụ cấp khác (nếu có);
1.3. Chi phí máy thi công (M):
M = 1,134 x (ci x qi)
+ ci: chi phí máy thi công thứ i trong Đơn
giá dịch vụ công ích năm 2007;
+ 1,134: hệ số máy thi công theo Thông tư
03/2008/TT-BXD;
2. Chi phí quản lý chung (CPC):
Là chi phí cho bộ máy quản lý, bộ phận phụ trợ; chi phí phục
vụ quản lý sản xuất chung; chi phí phục vụ công nhân (chưa tính trong chi phí
nhân công trực tiếp); chi trả lãi vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng
khác; tiền ăn giữa ca; các khoản phí, lệ phí và các khoản chi phí khác. Chi phí
quản lý chung chưa bao gồm chi phí thuê mặt bằng, nhà xưởng (nếu có).
Chi phí chung được xác định theo công thức:
CPC = NC x P%
+ NC: chi phí nhân công trực tiếp, xác định theo
khỏan 1.2 của hướng dẫn này;
+ P%: hệ số chi phí chung, xác định cụ thể theo bảng
dưới đây:
Đơn vị tính: %.
TT
|
Loại dịch vụ công ích
|
Loại đô thị
|
II
|
III ¸ V
|
1
|
Thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị
|
63
|
65
|
2
|
Nạo vét duy trì hệ thống thoát nước đô thị
|
64
|
66
|
3
|
Duy trì hệ thống chiếu sáng đô thị
|
65
|
67
|
4
|
Duy trì hệ thống cây xanh đô thị
|
67
|
68
|
* Trường hợp khối lượng công tác dịch vụ công ích đô thị có
chi phí sử dụng máy và thiết bị > 60% chi phí trực tiếp thì chi phí quản lý
chung được tính bằng 5% chi phí sử dụng xe máy và thiết bị.
3. Lợi nhuận định mức (LĐM):
LĐM = (TT + CPC) x 5%
+ TT: chi phí trực tiếp;
+ CPC: chi phí quản lý chung;
Chi phí trực tiếp và chi phí quản lý chung xác định theo
điểm 1, 2 của hướng dẫn này;
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các dịch vụ công ích đô thị sử dụng vốn ngân sách Nhà
nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp
Nhà nước khi sử dụng bộ Đơn giá công ích đô thị năm 2007 của tỉnh Bình Định để lập
giá dự toán dịch vụ công ích đô thị thì thực hiện theo hướng dẫn này.
2. Các hợp đồng dịch vụ công ích đã được ký kết đang thực
hiện dỡ dang hoặc dự toán chi phí (giá dịch vụ công ích đô thị) đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt thì không phải điều chỉnh, phê duyệt lại. Trường hợp cần
thực hiện theo hướng dẫn này thì phải được UBND tỉnh chấp thuận.
3. Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 84/HD-SXD ngày 03/3/2004
của Sở Xây dựng Bình Định về hướng dẫn sử dụng bộ Đơn giá năm 2003 ban hành kèm
theo Quyết định số 193/2003/QĐ-UB ngày 02/12/2003 của UBND tỉnh Bình Định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị các
cơ quan, đơn vị phản ảnh về Sở Xây dựng để cùng nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- UBND tỉnh (thay báo cáo);
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Sở, Ban,Ngành;
- Các BQLDA ĐT&XD; các KCN;
- Các đơn vị hoạt động DVCI;
- Lãnh đạo Sở;
- Lưu VT, PQLXD.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Trần Viết Bảo
|
PHỤ LỤC
( Kèm theo hướng dẫn số 05 /HD-SXD
ngày 04 /7/2008 của Sở Xây dựng Bình Định)
A. Các hệ số:
- Hệ số K theo nhóm lương :
+ Từ nhóm 2 sang nhóm 1: K = 0,940
+ Từ nhóm 2 sang nhóm 3: K = 1,069
- Các hệ số phụ cấp độc hại (theo
lương tối thiểu):
+ Mức 1 : 0,1
+ Mức 2 : 0,2
+ Mức 3 : 0,3
+ Mức 4 : 0,4
B. Đối tượng áp dụng nhóm lương :
(Trích từ bảng lương A1.5 theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP
ngày 14/12/2004 của Chính phủ)
a) Nhóm I:
- Quản lý, bảo dưỡng các dịch vụ công ích cấp nước;
- Duy tu mương, sông thoát nước;
- Quản lý công viên;
- Ghi số đồng hồ và thu tiền nước.
b) Nhóm II:
- Bảo quản, phát triển cây xanh;
- Quản lý vườn thú;
- Quản lý hệ thống đèn chiếu sáng công cộng;
- Nạo vét mương, sông thoát nước;
- Nạo vét cống ngang; thu gom đất; thu gom rác (trừ vớt rác
trên kênh và ven kênh);
- Vận hành hệ thống chuyên dùng cẩu nâng rác, đất;
- Nuôi chim, cá cảnh; ươm trồng cây.
c) Nhóm III:
- Nạo vét cống ngầm;
- Thu gom phân;
- Nuôi và thuần hoá thú dữ;
- Xây đặt và sửa chữa cống ngầm;
- Quét dọn nhà vệ sinh công cộng;
- San lấp bãi rác;
- Vớt rác trên kênh và ven kênh;
- Chế biến phân, rác;
- Xử lý rác sinh hoạt, xử lý chất thải y tế, chất thải công
nghiệp;
- Công nhân mai táng, điện táng;
- Chặt hạ cây trong thành phố.