Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 16/2004/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Nguyễn Huy Phong
Ngày ban hành: 04/03/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 16/2004/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 04 tháng 03 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỶ LỆ HƯỞNG LỢI CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐƯỢC GIAO, NHẬN KHOÁN RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03/9/2003 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Công văn số 705/NN-CCLN ngày 14/11/2003 (kèm theo ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 57/TP-VBQP ngày 11/11/2003);

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Quy định tỉ lệ hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 09/2001/QĐ-UB ngày 22/01/2001 của UBND tỉnh Bình Phước về việc ban hành Quy định tạm thời chính sách khoán bảo vệ khoanh nuôi rừng lồ ô cho dân nghèo, đồng bào dân tộc ở địa phương và những quy định trước đây của UBND tỉnh trái với Quyết định này.

Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Giám đốc Sở Tài chính, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển lâm nghiệp, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc các Lâm trường, Trưởng ban các Ban quản lý rừng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Huy Phong

 

QUY ĐỊNH

TỈ LỆ HƯỞNG LỢI CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐƯỢC GIAO, NHẬN KHOÁN RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2004/QĐ-UB ngày 04/03/2004 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi là hộ gia đình) được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Hộ gia đình được các tổ chức nhà nước khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng theo Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ, Quyết định 1119/QĐ-UB ngày 15/7/1997 của UBND tỉnh Bình Phước về việc ban hành quy định thực hiện giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước.

Văn bản này chỉ quy định cụ thể mức tỉ lệ hưởng lợi cho hộ gia đình trong khung quy định tại một số điều trong Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp (sau đây viết tắt là Quyết định 178/2001/QĐ-TTg); không lặp lại những nội dung mà Quyết định 178/2001/QĐ-TTg đã quy định cụ thể, rõ ràng và Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03/9/2003 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài chính đã hướng dẫn.

Điều 2. Giá trị trích nộp:

Trong Quy định này tỉ lệ sản phẩm hộ gia đình nộp cho UBND xã và bên giao khoán là tỉ lệ giá trị cây đứng theo quy định hiện hành, không bao gồm các khoản thuế và chi phí khai thác.

Điều 3. Bãi giao lâm sản:

Bãi giao (hoặc kho) lâm sản là địa điểm tập trung lâm sản sau khi khai thác và vận xuất, nơi các phương tiện vận chuyển có thể vào để vận chuyển lâm sản.

Căn cứ Quy định này, hộ gia đình thống nhất địa điểm bãi giao lâm sản với đơn vị giao khoán.

Điều 4. Quy định lâm phần theo khu vực:

1/ Lâm phần khu vực I: Là khu vực khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, có hệ số phụ cấp khu vực chủ yếu từ 0,4 trở lên. Gồm lâm phần thuộc các huyện Bù Đốp, Bù Đăng, Phước Long (tại huyện Phước Long gồm các xã Bù Gia Mập, Đắk Ơ, Phú Nghĩa, Đức Hạnh).

2/ Lâm phần khu vực II: Là khu vực thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm so với khu vực I, có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở xuống. Gồm lâm phần thuộc các huyện Bình Long, Lộc Ninh, Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài và huyện Phước Long (tại huyện Phước Long gồm các xã Phú Riềng, Phú Trung, Bù Nho, Long Hà, Long Tân, Long Bình, Phước Tín và Sơn Giang thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Đức Bổn).

Chương II

QUY ĐỊNH TỈ LỆ HƯỞNG LỢI CHO HỘ GIA ĐÌNH

I/ Hộ gia đình được Nhà nước giao rừng, giao đất lâm nghiệp.

Điều 5. Hộ gia đình được giao rừng phòng hộ để quản lý bảo vệ khoanh nuôi tái sinh:

1/ (Khoản 4, điều 05 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg).

Được khai thác tre, nứa, lồ ô với cường độ tối đa 30% khi rừng đạt độ che phủ 80% trên diện tích đất được giao theo quy chế khai thác lâm sản hiện hành; được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản thu được sau khi nộp thuế.

2/ (Cụ thể hoá khoản 5, điều 5 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg).

a) Lâm phần khu vực I:

- Hộ gia đình được hưởng 90% sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế.

- Nộp ngân sách xã 10%.

b) Lâm phần khu vực II:

- Hộ gia đình được hưởng 85% sản phẩm sau khai thác sau khi nộp thuế.

- Nộp ngân sách xã 15%.

Điều 6. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất lâm nghiệp chưa có rừng để trồng rừng thuộc quy hoạch phòng hộ:

1/ (Cụ thể hoá khảon 2, điều 6 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg).

Được sử dụg cây nông nghiệp lâu năm làm cây trồng chính rừng phòng hộ hoặc trồng xen với cây rừng bản địa lâu năm theo thiết kế trồng rừng được Sở Nông nghiệp & PTNT phê duyệt.

Được quyền thu hái và hưởng 100% sản phẩm là hoa, quả, nhựa; giá trị lâm sản là gỗ, củi khai thác được hưởng tỉ lệ theo khoản 2 điều này.

2/ (Cụ thể khoản 5, điều 6 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg).

Giá trị sản phẩm gỗ khai thác sau khi nộp thuế được phân chia theo tỉ lệ như sau:

a) Lâm phần khu vực I:

- Hộ gia đình 95%.

- Nộp ngân sách xã 5%.

b) Lâm phần khu vực II:

- Hộ gia đình 90%.

- Nộp ngân sách xã 10%.

Điều 7. Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng tự nhiên quy hoạch rừng sản xuất:

1/ (Cụ thể mục a, khoản 4, điều 7 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg).

Đối với rừng gỗ phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác với cây gỗ có đường kính phổ biến dưới 20cm, giá trị sản phẩm gỗ khai thác được các cơ quan chức năng cho phép khai thác phân chia theo tỉ lệ sau:

a) Lâm phần khu vực I:

- Hộ gia đình được hưởng 80%.

- Nộp ngân sách xã 20%.

b) Lâm phần khu vực II:

- Hộ gia đình được hưởng 75%.

- Nộp ngân sách xã 25%.

2/ (Mục b khoản 4, điều 7 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg).

Đối với tre, nứa, lồ ô được phép khai thác theo quy trình quy phạm kỹ thuật hiện hành, sau khi nộp thuế hộ gia đình được hưởng 95%, nộp ngân sách xã 5%.

Điều 8. Hộ gia đình được giao rừng sản xuất là rừng trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước để tự đầu tư bảo vệ.

(Cụ thể hoá khoản 2, điều 8 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg).

Giá trị gỗ khai thác sau khi nộp thuế được phân chia cho mỗi năm được giao rừng như sau:

1/ Lâm phần khu vực I:

- Hộ gia đình được hưởng 2,5%/năm.

- Phần còn lại nộp ngân sách xã.

2/ Lâm phần khu vực II:

- Hộ gia đình được hưởng 2%/năm.

- Phần còn lại nộp ngân sách xã.

Tổng giá trị gỗ khai thác hộ gia đình được hưởng không vượt quá 75% giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế.

II/ Hộ gia đình được các tổ chức Nhà nước khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng:

Điều 9. Hộ gia đình nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên ở những vùng phòng hộ đầu nguồn:

1/ (Cụ thể hoá khoản 4, điều 14 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg)

Được khai thác tre, nứa, lồ ô, mum với cường độ tối đa 30% khi rừng đảm bảo độ che phủ trên 80% diện tích nhận khoán, theo sự hướng dẫn và giám sát của bên giao khoán. Giá trị lâm sản thu được sau khi nộp thuế, được phân chia theo tỉ lệ sau:

a) Lâm phần khu vực I:

- Hộ gia đình được hưởng 90%.

- Bên giao khoán 10%.

b) Lâm phần khi vực II:

- Hộ gia đình được hưởng 85%.

- Nộp bên giao khoán 15%.

Trường hợp hộ gia đình nhận khoán đầu tư vốn để khoanh nuôi phục hồi rừng được hưởng 100% giá trị tre, nứa, lồ ô khai thác sau khi nộp thuế.

2/ (Cụ thể hoá khoản 5, điều 14, Quyết định 178/2001/QĐ-TTg).

Được phép khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phòng hộ được phép khai thác theo thiết kế do bên giao khoán lập.

Với rừng khi nhận khoán là rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc rừng có đường kính phổ biến dưới 20cm. Giá trị gỗ khai thác được phân chia theo tỉ lệ sau:

a) Lâm phần khu vực I:

- Hộ gia đình được hưởng 85%.

- Nộp bên giao khoán 15%.

b) Lâm phần khu vực II:

- Hộ gia đình được hưởng 80%.

- Nộp bên giao khoán 20%.

Điều 10. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở vùng phòng hộ đầu nguồn.

(Cụ thể hoá mục a, khoản 6, điều 15 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg)

Hộ gia đình nhận kinh phí hỗ trợ của nhà nước để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thì được khai thác chọn khi cây trồng chính của rừng được phép khai thác với cường độ không quá 20% theo thiết kế do bên giao khoán lập. Giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế được phân chia theo tỉ lệ sau:

a) Lâm phần khu vực I:

- Hộ gia đình được hưởng 90%.

- Nộp bên giao khoán 10%.

b) Lâm phần khu vực II:

- Hộ gia đình được hưởng 85%.

- Nộp bên giao khoán 15%.

Điều 11. Tỉ lệ hưởng lợi sản phẩm chính là hoa, quả, nhựa:

Hộ gia đình được giao, nhận khoán trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng có nguồn thu sản phẩm hàng năm như: hoa, quả, nhựa thuộc quy hoạch rừng phòng hộ thì hộ gia đình được quyền thu hái và hưởng 100% sản phẩm là hoa, quả, nhựa.

Đối với gỗ, củi thu được khi khai thác, hộ gia đình được hưởng tỉ lệ theo điều 9, điều 10 của Quy định này.

Điều 12. Hộ gia đình nhận khoán phục hồi rừng tự nhiên là rừng sản xuất bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo quy định hiện hành.

(Cụ thể hoá khoản 4, điều 19, Quyết định 178/2001/QĐ-TTg).

Giá trị sản phẩm sau nộp thuế được phân chia như sau:

1/ Bên giao khoán cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh:

a) Lâm phần khu vực I:

- Hộ gia đình được hưởng 2% cho mỗi năm nhận khoán khoanh nuôi tái sinh.

- Phần còn lại nộp bên giao khoán.

b) Lâm phần khu vực II:

- Hộ gia đình được hưởng 1,5% cho mỗi năm nhận khoán khoanh nuôi tái sinh.

- Phần còn lại nộp bên giao khoán.

2/ Hộ gia đình tự đầu tư khoanh nuôi xúc tiến tái sinh:

a) Lâm phần khu vực I:

- Hộ gia đình được hưởng 3% cho mỗi năm nhận khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.

- Phần còn lại nộp bên giao khoán.

b) Lâm phần khu vực II:

- Hộ gia đình được hưởng 2,5% cho mỗi năm nhận khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.

- Phần còn lại nộp bên giao khoán.

Điều 13. Hộ gia đình nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất:

(Cụ thể hoá khoản 4, điều 20 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg).

Khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác, hộ gia đình nhận khoán thống nhất với bên giao khoán thời điểm và phương thức khai thác.

Giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế được phân chia như sau:

1/ Được bên giao khoán cấp kinh phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo quy định hiện hành.

a) Lâm phần khu vực I:

- Hộ gia đình được hưởng 2,5% cho mỗi năm nhận khoán bảo vệ rừng.

- Phần còn lại nộp bên giao khoán.

b) Lâm phần khu vực II:

- Hộ gia đình được hưởng 2% cho mỗi năm nhận khoán bảo vệ rừng.

- Phần còn lại nộp bên giao khoán.

2/ Nếu hộ gia đình bỏ vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ thì được hưởng (kể cả lâm phần khu vực I, II) 95% giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế. Phần còn lại nộp bên giao khoán.

3/ Hộ gia đình nhận khoán cùng đầu tư với bên giao khoán thì phân phối theo tỉ lệ góp vốn và ngày công lao động cho mỗi bên quy thành tiền.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Tổ chức thực hiện:

1/ Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính có trách nhiệm giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này.

2/ Quy định này thực hiện ở địa bàn các huyện, thị xã trong phạm vi tỉnh Bình Phước.

3/ Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc cần kịp thời có văn bản báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 16/2004/QĐ-UB ngày 04/03/2004 ban hành Quy định tỉ lệ hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.799

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.15.22
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!