BỘ
THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:1253/QĐ-BTTTT
|
Hà
Nội, ngày 4 tháng 9 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ
QUAN ĐẠI DIỆN CỦA BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền
thông;
Theo đề nghị của Trưởng Cơ quan Đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và Vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị
trí và chức năng
Cơ quan đại diện của Bộ tại
thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Cơ quan đại diện) là cơ quan trực thuộc Bộ
Thông tin và Truyền thông, có chức năng tham mưu, tổng hợp; giúp Bộ trưởng thực
hiện công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông theo phân cấp của Bộ
trưởng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu
Giang, thành phố Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (gọi tắt là
khu vực miền Nam); làm đầu mối phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ và các cơ
quan chức năng của địa phương để tổ chức các hoạt động của Bộ trên địa bàn được
phân công.
Cơ quan Đại diện của Bộ tại
thành phố Hồ Chí Minh có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của
pháp luật, có trụ sở đặt tại 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh.
Điều 2. Nhiệm
vụ và quyền hạn
Cơ quan Đại diện của Bộ tại
thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Trình Bộ trưởng kế hoạch dài
hạn và hàng năm về chương trình công tác, hoạt động của Cơ quan đại diện và tổ
chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
2. Tiếp nhận, tổng hợp thông
tin, báo cáo lãnh đạo Bộ về hoạt động chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ
trên địa bàn được phân công;
3. Tiếp nhận, truyền đạt, đôn đốc
thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ trọng
tâm của Bộ đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên
quan trên địa bàn;
4. Phối hợp với các cơ quan trực
thuộc Bộ, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tổ chức, cá
nhân về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trên địa bàn được
phân công theo phân cấp của Bộ trưởng; tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ;
5. Phối hợp với các đơn vị liên
quan trong việc đưa tin, cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ và các hoạt động
chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ trên địa bàn;
6. Tham gia nghiên cứu góp ý xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách; quy hoạch, chiến lược
phát triển về thông tin và truyền thông trên địa bàn;
7. Phối hợp với các cơ quan có
liên quan hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án về
thông tin và truyền thông trên địa bàn;
8. Phối hợp với các cơ quan liên
quan thuộc Bộ tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc, hội nghị, hội thảo, tập
huấn, giao ban của Bộ, cơ quan thuộc Bộ trên địa bàn; quản lý biên bản hoạt động
nêu trên;
9. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
lễ tân, khánh tiết, tang lễ của Bộ tại địa bàn;
10. Làm đầu mối của Bộ trong
quan hệ, phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương có liên quan trên địa
bàn; tham dự các cuộc họp do các Bộ, ngành, địa phương mời theo phân công của Bộ
trưởng;
11. Tham gia đề xuất việc xét
khen thưởng thành tích hàng năm và đột xuất theo đề nghị của các đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản
trên địa bàn;
12. Tham gia Ban chỉ huy phòng
chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai của Bộ và Trung ương, chỉ đạo thông tin phục
vụ các trường hợp khẩn cấp về an ninh quốc gia, thiên tai, dịch họa và các
thông tin khẩn cấp khác trên địa bàn;
13. Tham gia, tổ chức thực hiện
công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, bảo vệ môi
trường trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
14. Quản lý về tổ chức, cán bộ,
viên chức, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Trung tâm theo quy định của
Bộ Thông tin và Truyền thông và quy định của pháp luật; nghiên cứu, đề xuất kế
hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới, sửa chữa và sử dụng
có hiệu quả trụ sở làm việc của Cơ quan Đại diện;
15. Tổ chức thực hiện công tác bảo
vệ, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn và phòng, chống cháy nổ cơ quan; thực hiện
chính sách, nghĩa vụ của đơn vị đối với địa phương;
16. Phối hợp với các cơ quan
liên quan thực hiện các chế độ, chính sách và chăm lo đời sống cho cán bộ, công
chức, viên chức đương chức và nghỉ hưu thuộc trách nhiệm của Cơ quan Đại diện;
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu
tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Cơ quan Đại diện của
Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh:
Cơ quan Đại diện của Bộ tại
thành phố Hồ Chí Minh có Trưởng Cơ quan đại diện, các Phó Trưởng Cơ quan Đại diện.
Trưởng Cơ quan Đại diện chịu
trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc tổ chức thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Trưởng Cơ quan Đại diện giúp
Trưởng Cơ quan Đại diện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Cơ quan Đại diện về phần
việc được phân công.
2. Tổ chức bộ máy, biên chế :
- Phòng Tổ chức - Hành chính.
- Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính.
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc :
- Trung tâm Hỗ trợ phát triển
thông tin và truyền thông.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển
thông tin và truyền thông có con dấu, tài khoản để giao dịch theo quy định của
pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Trung tâm Hỗ trợ phát triển
thông tin và truyền thông do Trưởng Cơ quan Đại diện xây dựng, trình Bộ trưởng
quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các phòng chức năng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị do Trưởng Cơ quan Đại
diện quy định.
Biên chế của Cơ quan đại diện do
Trưởng Cơ quan Đại diện xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
quyết định. Theo nhu cầu công việc, Trưởng Cơ quan Đại diện được quyền ký hợp đồng
lao động phổ thông theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hiệu
lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 5.
Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ, Trưởng Cơ quan Đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận :
- Như Điều 5;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- UBND, Công an: TP.Hồ Chí Minh;
- Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước TP.Hồ Chí Minh;
- Các Sở TTTT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TCCB.
|
BỘ
TRƯỞNG
Lê Doãn Hợp
|