ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
273/QĐ-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 09 năm 1988
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC HƯỚNG DẪN BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ XỬ PHẠT ĐỐI VỚI CÁC LOẠI VI PHẠM
VỀ GIỮ GÌN VỆ SINH, TRẬT TỰ HÈ PHỐ, CÔNG VIÊN VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT ĐÔ
THỊ.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
- Căn cứ Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày
30-6-1983;
- Căn cứ Nghị định số 143/CP ngày 27-5-1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành kèm
theo điều lệ phạt vi cảnh và nghị định số 200/HĐBT ngày 6-7-1985 của Hội đồng Bộ
trưởng về việc sửa đổi bổ sung điều lệ phạt vi cảnh;
- Theo đề nghị của đồng chí Giám đốc Sở công trình đô thị và Giám đốc Sở Tư
pháp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm
theo quyết định này bản quy định tạm thời về xử phạt đối với các loại vi phạm
về giữ gìn vệ sinh, trật tự hè phố, công viên, bảo vệ công trình kỹ thuật đô
thị ở thành phố Hồ Chí Minh .
Điều 2. Sở Công trình đô
thị cùng Sở Giao thông vận tải có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn thực hiện tốt bản
quy định này trong toàn thành phố.
Điều 3. Các đồng chí
Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở ban, ngành, Chủ tịch
UBND quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Phan Văn Khải
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ
XỬ PHẠT ĐỐI VỚI CÁC LOẠI VI PHẠM VỀ GIỮ GÌN VỆ SINH, TRẬT TỰ HÈ PHỐ, CÔNG VIÊN
VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT ĐÔ THỊ.
(Ban hành kèm theo quyết định số 273/QĐ-UB ngày 19-9-1988 của UBND thành phố)
Để tăng cường công tác quản lý
giữ gìn, trật tự hè phố, công viên, bảo vệ các công trình kỹ thuật đô thị. Ủy
ban nhân dân thành phố tạm thời quy định về việc xử phạt vi cảnh các hành vi vi
phạm về giữ gìn vệ sinh, trật tự hè phố, công viên, bảo vệ các công trình kỹ
thuật đô thị để áp dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Chương I
HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ PHẠT VI
CẢNH BẰNG TIỀN ĐỐI VỚI NHỮNG VI PHẠM VỀ GIỮ GÌN VỆ SINH, TRẬT TỰ HÈ PHỐ, CÔNG
VIÊN NƠI CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT ĐÔ THỊ.
Điều 1. - Mức phạt tiền đối
với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh đường phố:
1. Mức phạt 500 đồng đối với các
vi phạm:
- Không quét dọn khơi thông cống
rãnh xung quanh nhà ở, cơ quan, xí nghiệp v.v… gây mất vệ sinh chung.
- Đổ nước bẩn, đục tường để nước
bẩn chảy ra đường phố và khu vực công cộng.
- Vứt rác hoặc bất cứ vật gì ô
uế ra đường phố, công viên, nhà ga, bến xe tàu, chợ búa, và các nơi công cộng,
hoặc vào cống rãnh thoát nước, vào các ao hồ, đầm, kênh rạch.
- Tiểu tiện trên đường phố,
trong công viên và các nơi công cộng ngoài nơi quy định.
- Để thùng rác của gia đình bừa
bãi ra hè phố, mặt đường, đầu hẻm, gốc cây hoặc cạnh nhà người khác.
- Để gia cầm, gia súc như trâu,
bò, ngựa, chó v.v…phóng uế trên vỉa hè, đường phố, công viên và các nơi công
cộng.
2. Mức phạt 2.000 đồng đối với
các vi phạm:
- Vứt rác súc vật chết như mèo,
chuột, gà, vịt hoặc gia cầm, gia súc khác ra đường phố, công viên, các ao hồ,
kênh rạch hoặc các nơi công cộng.
- Đại tiện, phóng uế bừa bãi
trên vỉa hè, đường phố, công viên hoặc các lối đi công cộng khác.
- Nhốt, chăn nuôi gia cầm, gia
súc trên hè phố, công viên hoặc các lối đi công cộng khác.
- Đun nấu, đốt rác, đổ rác, trên
vỉa hè, đường phố, công viên hoặc các lối đi công cộng.
- Các quầy, xe đẩy bán rau, hoa
quả, thực phẩm, ăn uống, buôn gánh không có thùng chứa rác, vứt rác bừa bãi ra
đường phố, chợ búa, bến xe, nhà ga v.v…
3. Mức phạt 5.000 đồng đối với
các vi phạm:
- Công trình thi công đã hoàn
thành, nhưng sau 24 giờ vẫn không thu dọn vệ sinh, phục hồi nguyên trạng trên
lòng lề đường nơi đã được thi công.
- Đổ các loại phế liệu công
nghiệp, vật liệu xây dựng, gỗ, củi hoặc cành lá cây trên vỉa hè, đường phố,
công viên hoặc các nơi công cộng.
- Đổ bùn cống trên lòng lề đường
quá thời hạn cho phép 3 ngày mà không thu dọn.
- Đổ các chất thải công nghiệp
có chứa chất độc, các phế liệu, phân heo, và các chất dơ bẩn độc hại khác ra
đường phố, hoặc thải rác xuống các cống thoát nước.
- Để các thùng hóa chất có tỏa
hơi độc hại ra đường phố.
Điều 2. - Mức phạt tính theo
m2/2.500 đồng đối với các vi phạm chiếm hè phố, đường hẻm, công viên trái phép.
- Để xe ba gác, xe xích lô, xe
gắn máy bừa bãi hoặc bất cứ vật gì khác trên vỉa hè, công viên làm cản trở giao
thông.
- Các cửa hàng ăn, cửa hàng
thương nghiệp, dịch vụ phải thu xếp chổ để xe cho khách hàng; nếu khách hàng để
bừa bãi trước cửa hàng ăn thì chủ cơ sở hoặc cửa hàng trưởng phải chịu trách
nhiệm nộp phạt.
- Tự tiện cấm, ngăn, rào lề
đường và các lối đi công cộng để xây dựng công trình khi chưa được phép của cơ
quan chính quyền.
- Làm sân phơi, nơi chứa gỗ củi,
bửa củi, rèn, cưa, gò, hàn kim loại hoặc gia công đồ mộc, đồ vật liệu xây dựng,
trên vỉa hè, công viên hoặc các lối đi công cộng.
- Làm chổ trú ngụ, chứa nồi
niêu, soong, chảo, bát dĩa, phơi phóng áo quần, chăn màn trên hè phố, hàng rào
công viên.
- Làm chỗ đun nấu, tổ chức ăn
uống, tiệc tùng nhậu nhẹt trên vỉa hè, công viên hoặc các lối đi công cộng
khác.
- Đậu các loại xe lam, xe tải,
xe cơ giới trên vỉa hè, công viên hoặc các lối đi công cộng.
- Tự ý rào, ngăn làm địa điểm
giữ xe 2 bánh trên vỉa hè, trước nhà ở hoặc trước cơ quan…
- Sản xuất cột điện, cột thông
tin trên vỉa hè, công viên, các lối đi công cộng.
- Chứa nguyên vật kiệu và các
loại hàng hóa khác khi chưa được phép.
- Tự ý sản xuất, kinh doanh buôn
bán trên lề đường.
- Xây dựng, sữa chữa nhà cửa,
cửa hàng, kiot, bao lơn lấn ra vỉa hè, công viên và các lối đi công cộng.
- Làm thêm máy che, bậc thang,
hàng rào lấn ra vỉa hè, công viên và các lối đi khác.
- Xây dựng, sửa chữa, lắp đặt
trái phép công trình như nằm trên lề đường, dưới dòng điện cao thế, các công
viên và các lối đi công cộng.
Điều 3. - Mức xử phạt tiền và
phạt vi cảnh đối với các vi phạm gây thiệt hại đến công viên, cây xanh, vỉa hè,
các công trình kỹ thuật đô thị khác.
1. Mức phạt 500 đồng đối với các
vi phạm :
- Đi, đứng, nằm ngồi trên các
thảm cỏ, bồn hoa, vườn hoa của công viên.
- Leo trèo, nghịch phá cây xanh,
tường rào, tượng đài hoặc các công trình kiến trúc khác.
- Ngắt hoa, bẻ cành, trêu nghịch
thú, bắn chim, câu bắt cá trong các công viên.
- Tự động cho chim, thú ăn, trái
với nội quy của công viên.
- Đốt pháo hoặc các chất nổ khác
trong các vườn nuôi thú.
- Đào, bới, đun, nấu ở các gốc
cây xanh hoặc trong các công viên.
- Tự ý dán bảng quảng cáo trên
đường, trên cây và những nơi công cộng.
- Đóng đinh, rào kẽm gai trên
thân cây xanh.
- Tự ý trồng cây trên đường phố,
trong công viên trái quy định.
2. Mức phạt 5.000 đồng đối với
các vi phạm :
a) Vi phạm đối với cây xanh do
Nhà nước quản lý:
- Tự ý lấy củi, thu nhặt hoa lợi
cây xanh thuộc sở hữu Nhà nước trái quy định.
- Lột vỏ cây, mé nhánh, đốn hạ
cây xanh trái phép.
b) Tự động cho ghe thuyền cặp
bến dọc bờ kè đá của công viên.
c) Sử dụng vỉa hè để trồng rau,
hoặc trồng bất cứ loại cây gì trái với quy định.
d) Tự ý sử dụng điện, nước thuộc
quyền quản lý của cơ quan quản lý công trình kỹ thuật đô thị.
e) Đóng cọc trên vĩa hè để buộc
dây chằng bãi giữ xe…
3. Mức phạt 10.000 đồng đối với
các vi phạm :
- Đào lấy đất, cậy lấy gạch làm
hư hại vỉa hè, tường rào, công viên hoặc các công trình kỹ thuật đô thị khác.
- Tự tiện xê dịch, tháo gỡ, gây
hư hại đến vỉa hè, tấm đan, tường rào, đường ống nước, đèn chiếu sáng, cống
thoát nước thuộc công trình kỹ thuật đô thị.
- Tự ý đào, bới, tháo gỡ, gây hư
hại đến các công trình văn hóa, nghệ thuật, các di tích lịch sử và các công
trình kỹ thuật đô thị khác.
- Tự tiện sử dụng, sửa chữa trái
quy định gây thiệt hại đến các hệ thống cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, vỉa
hè, công viên, cây xanh hoặc các công trình kỹ thuật đô thị khác.
- Lấy cắp tài sản thuộc công
trình kỹ thuật đô thị như dây, đuôi bóng đèn, ống nước, hoa, cây kiểng, tấm
đan v.v…khi bị phát hiện, buộc phải trả lại tài sản hoặc xử lý bồi thường.
Chương II
CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT
KHÁC
Điều 4. - Ngoài các biện
pháp xử phạt bằng tiền trên đây, người vi phạm còn có thể chấp hành các
biện pháp xử phạt khác như sau :
1. Buộc khôi phục lại nguyên
trạng trước khi có vi phạm.
2. Tháo gỡ, giải tỏa công trình
đã lấn chiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Chịu mọi chi phí tổn về thu
hồi, giải tỏa do lấn chiếm xây cất trái phép.
4. Phạt, bắt bồi thường thiệt
hại đối với các vi phạm:
a) Xây dựng trái phép trong
công viên, ngoài việc bị xử phạt tiền, phạt vi cảnh còn bị xử phạt theo
quyết định số 20/QĐ-UB ngày 19-1-1988 của Ủy ban nhân dân thành phố về
xử phạt hành chính các vi phạm trong xây dựng.
b) Người vi phạm gây thiệt
hại đến tài sản của công trình kỹ thuật đô thị phải bồi thường
thiệt hại theo giá ở thời điểm xử lý vi phạm.
5. Phạt lao động công ích:
a) Phạt lao động công ích 3
ngày đối với các hành vi vi phạm ở mức phạt tiền nhưng không chịu
nộp phạt hoặc cố ý không chấp hành sự hướng dẫn hoặc xử lý của
cán bộ nhân viên thừa hành mhiệm vụ.
b) Phạt lao động công ích 7
ngày đối với các vi phạm làm thiệt hại vỉa hè, công viên, cây xanh
hoặc công trình kỹ thuật đô thị khác.
c) Trong thời gian thực hiện
lao động công ích người bị phạt phải tự túc ăn uống và chịu các
phí tổn về tổ chức lao động công ích.
6. Phạt giam vi cảnh từ 1
đến 3 ngày đối với người cố ý xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa,
hoặc cố ý vi phạm đến tài sản công trình kỹ thuật đô thị.
Điều 5. - Xử phạt đối
với hành vi tái phạm:
- Người vi phạm, nếu còn
tái phạm sẽ bị phạt tiền gấp đôi lần đầu hoặc có thể bị phạt lao
động công ích, phạt giam hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.
Điều 6. - Trường hợp
trẻ em hoặc người không có năng lực hành vi vi phạm thì cha mẹ hoặc
người giám hộ đó chịu trách nhiệm bồi thường về các thiệt hại do
các người này gây ra.
Chương III
PHÂN CÔNG QUẢN LÝ GIỮ
GÌN VỆ SINH, TRẬT TỰ HÈ PHỐ CÔNG VIÊN VÀ BẢO VỆ CÔNG
TRÌNH KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
Điều 7. - Sở Công
trình đô thị thành phố, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân quận,
huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố quản lý giữ
gìn vệ sinh, trật tự hè phố công viên và bảo vệ các công trình kỹ
thuật đô thị theo các tuyến đường, các công viên và các công trình kỹ
thuật đô thị đã được phân cấp quản lý.
Điều 8. - Ủy ban nhân
dân thị trấn, phường xã chịu trách nhiệm giữ gìn vệ sinh, trật tự
hè phố, công viên, bảo vệ công trình kỹ thuật đô thị trên địa bàn do
thị trấn, phường, xã quản lý.
Điều 9. - Công an thành
phố, quận, huyện, thị trấn, phường, xã theo chức năng của mình chịu
trách nhiệm phối hợp các cơ quan chuyên ngành tăng cường công tác quản
lý giữ gìn các công trình kỹ thuật đô thị thuộc phạm vi địa bàn
mình phụ trách.
Chương IV
QUYỀN HẠN XỬ LÝ CÁC VỤ
VI PHẠM VÀ QUYỀN KHIẾU NẠI CỦA NGƯỜI VI PHẠM
Điều 10. - Các lực
lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự của thành phố, quận,
huyện, thị trấn, phường, xã theo phân cấp có quyền xử phạt vi cảnh
theo luật lệ hiện hành.
Điều 11. - Đội quy tắc
đô thị thành phố, các đội quy tắc quận, huyện, thị trấn, phường, xã
theo phân cấp được quyền phạt đối với các vi phạm theo quyết định
84/QĐ-UB ngày 27-4-1987 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 12. - Các đội
bảo vệ công viên được quyền sử phạt đến 500 đồng đối với những vi
phạm gây thiệt hại đến công viên thuộc phạm vi quản lý của đơn vị
mình (quy định ở điều 3 khoản 1). Các vi phạm khác, đội bảo vệ lập
biên bản gởi đến cơ quan có thẩm quyền nói ở điều 10, điều 11 của
quy định này để xử phạt.
Điều 13. - Cán bộ nhân
viên, chiến sĩ, cảnh sát giao thông, trật tự, đội quy tắc đô thị trong
khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc sắc phục, phù hiệu tên họ và xuất
trình thẻ, giấy kiểm tra.
Điều 14. - Cá nhân
hoặc cơ quan được giao quyền xử phạt, khi có vi phạm lại không thực
hiện phạt, hoặc tùy tiện phạt không đúng theo quy định này, tùy theo
mức độ sai phạm, cá nhân hoặc thủ trưởng cơ quan đó bị xử lý kỷ
luật hành chánh. Trường hợp cố ý làm trái quy định, gây hậu quả
nghiêm trọng có thể bị truy tố trước pháp luật.
Điều 15. - Trong thời
hạn 5 ngày kể từ ngày bị phạt, người bị phạt được quyền khiếu nạy
lên thủ trưởng đơn vị của người cán bộ, chiến sĩ đã phạt, hoặc
kiến nghị lên thủ trưởng cơ quan trên 1 cấp của người cán bộ chiến
sĩ đó.
Trong khi chờ kết quả giải
quyết khiếu nại, người vi phạm vẫn phải chấp hành quyết định phạt
đầu tiên nếu là phạt tiền.
Người bị phạt lao động công
ích hoặc bị phạt tạm giam chấp hành các hình thức này sau khi khiếu
nạy bị bác bỏ.
Điều 16.- Giám đốc Sở
Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện được thành phố
giao quyền cấp giấy phép tạm thời sử dụng một số điểm trên vỉa hè, lề đường
theo phân cấp đã được quy định.
- Ngoài ra không cho bất cứ cơ
quan nào khác được quyền cấp giấy phép sử dụng vỉa hè lề đường.
Điều 17. - Những đơn vị
không được giao quyền phạt vi cảnh, phạt hành chánh mà tùy tiện phạt: những cơ
quan không được quyền cấp giấy phép tạm thời sử dụng vỉa hè lề đường theo quy
định mà tùy tiện cho phép thì sẽ bị xử lý kỷ luật, nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ
bị truy tố trước pháp luật.
Điều 18. - Bản quy định
này có hiệu lực kể từ ngày ký, những điều quy định trước đây trái với quy định
này đều bãi bỏ