Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT Danh mục cây trồng lâm nghiệp chính công nhận giống nguồn giống

Số hiệu: 30/2018/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 16/11/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2018/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH DANH MỤC LOÀI CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH; CÔNG NHẬN GIỐNG VÀ NGUỒN GIỐNG; QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Loài cây trồng lâm nghiệp chính là những loài cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

2. Giống cây trồng lâm nghiệp chính là giống của các loài cây trồng lâm nghiệp chính.

3. Nguồn giống là nơi cung cấp vật liệu nhân giống bao gồm: lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây trội và vườn cây đầu dòng.

4. Lâm phần tuyển chọn là khu rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có chất lượng trên mức trung bình, được chọn để cung cấp giống tạm thời cho sản xuất, nhưng chưa được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hoặc chưa qua đánh giá để công nhận là rừng giống chuyển hóa.

5. Rừng giống chuyển hóa là rừng giống được chọn từ những lâm phần tốt nhất trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy định để lấy giống.

6. Rừng giống trồng là rừng giống được trồng bằng cây gieo ươm từ hạt thu hái từ cây trội và trồng không theo sơ đồ.

7. Vườn giống là vườn được trồng theo sơ đồ nhất định từ các dòng vô tính (vườn giống vô tính) hoặc từ hạt của cây trội (vườn giống hữu tính) đã được tuyển chọn và công nhận.

8. Cây trội (cây mẹ) là cây tốt nhất được tuyển chọn trong rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống được sử dụng để lấy vật liệu nhân giống.

9. Cây đầu dòng là cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi tốt hơn các cây khác trong quần thể một giống được công nhận qua khảo nghiệm dòng vô tính để cung cấp vật liệu nhân giống vô tính.

10. Vườn cây đầu dòng là vườn cây được trồng bằng cây giống vô tính nhân từ cây đầu dòng để cung cấp vật liệu sản xuất giống vô tính.

11. Vật liệu giống là cây giống để trồng rừng hoặc vật liệu nhân giống.

12. Vật liệu nhân giống là hạt giống, cây hoàn chỉnh hoặc bộ phận của chúng được sử dụng sản xuất ra cây giống.

13. Khảo nghiệm giống là quá trình theo dõi, đánh giá trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi của giống.

14. Trồng sản xuất thử nghiệm là việc trồng thử trên một đơn vị diện tích và thời gian nhất định để đánh giá năng suất, chất lượng của giống trồng sản xuất thử nghiệm so với giống đối chứng.

15. Loài cây sinh trưởng nhanh là những loài cây đạt lượng tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm từ 02 cm/năm trở lên hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt từ 10 m3/ha/năm trở lên.

16. Loài cây sinh trưởng chậm là những loài cây đạt lượng tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm dưới 02 cm/năm hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh dưới 10 m3/ha/năm.

Chương II

LOÀI CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH

Điều 4. Tiêu chí loài cây trồng lâm nghiệp chính

1. Có giống và nguồn giống đã được công nhận, đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.

2. Có diện tích trồng rừng tập trung từ 02 vùng sinh thái trở lên.

Điều 5. Danh mục và sửa đổi, bổ sung Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính

1. Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính ban hành kèm theo Phụ lục I của Thông tư này.

2. Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính được sửa đổi, bổ sung khi có loài đáp ứng tiêu chí để bổ sung vào Danh mục hoặc đưa ra khỏi Danh mục đối với loài không đáp ứng tiêu chí theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính.

Chương III

CÔNG NHẬN GIỐNG VÀ NGUỒN GIỐNG; QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH

Mục 1. CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

Điều 6. Tiêu chí công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

1. Giống đã qua khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này.

2. Kết quả khảo nghiệm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về giống được công nhận hoặc kết quả trồng sản xuất thử nghiệm có năng suất, chất lượng tương đương trở lên so với giống cùng loài hoặc nhóm loài đã công nhận được trồng cùng vùng sinh thái.

3. Được Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị công nhận.

Điều 7. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp

1. Đối tượng khảo nghiệm: giống cây trồng lâm nghiệp chọn tạo trong nước; giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận, nhập khẩu lần đầu.

2. Hình thức khảo nghiệm: khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính.

3. Nội dung khảo nghiệm bao gồm: khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) để đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi theo các tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm.

Điều 8. Trồng sản xuất thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp

1. Đối tượng trồng sản xuất thử nghiệm: giống cây bản địa, giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận, nhập khẩu lần đầu có năng suất, chất lượng cao tại nước xuất khẩu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phù hợp với điều kiện sinh thái nơi trồng sản xuất thử nghiệm.

2. Diện tích trồng sản xuất thử nghiệm từ 02 ha đến 05 ha.

3. Thời gian đánh giá kết quả sản xuất thử nghiệm: cây sinh trưởng nhanh là 03 năm; cây sinh trưởng chậm là 06 năm; cây lâm sản ngoài gỗ có sản phẩm được thu hoạch trong 02 vụ kế tiếp.

Điều 9. Trình tự, thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp:

a) Văn bản đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo kết quả khảo nghiệm giống hoặc trồng sản xuất thử nghiệm theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Hồ sơ, tài liệu đối với giống nhập khẩu gồm các thông tin về năng suất, chất lượng, điều kiện sinh thái nơi trồng hoặc nơi khảo nghiệm tại nước xuất khẩu.

3. Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.

4. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận giống cây trồng lâm nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Tổng cục Lâm nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Lâm nghiệp thành lập Hội đồng thẩm định, tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường, lập báo cáo thẩm định trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục II và Mục A Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không công nhận và nêu rõ lý do.

Điều 10. Hủy bỏ quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

1. Quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:

a) Giống bị thoái hóa, suy giảm về năng suất, chất lượng so với tiêu chuẩn quốc gia về giống được công nhận;

b) Giống không đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.

2. Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức đánh giá và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hủy bỏ quyết định công nhận giống cây lâm nghiệp; thông báo cho chủ sở hữu giống và các cơ quan liên quan.

Mục 2. CÔNG NHẬN NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

Điều 11. Tiêu chí công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

1. Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống được công nhận.

2. Được Chi cục Kiểm lâm đề nghị công nhận.

Điều 12. Trình tự, thủ tục công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận nguồn giống.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận nguồn giống:

a) Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.

4. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Chi cục Kiểm lâm. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường và lập báo cáo thẩm định trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận nguồn giống theo Mẫu số 06 Phụ lục II và Mục B Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không công nhận và nêu rõ lý do.

5. Thời hạn của quyết định công nhận nguồn giống:

a) 15 năm đối với vườn giống;

b) 07 năm đối với rừng giống trồng;

c) 05 năm đối với rừng giống chuyển hóa, lâm phần tuyển chọn;

d) 10 năm đối với cây trội, vườn cây đầu dòng cung cấp vật liệu ghép;

đ) 03 năm đối với vườn cây đầu dòng cung cấp hom.

6. Sau thời hạn sử dụng quy định tại khoản 5 Điều này, các nguồn giống muốn tiếp tục sử dụng phải được đánh giá và công nhận lại theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này. Đối với vườn cây đầu dòng cung cấp hom không thực hiện công nhận lại.

Điều 13. Hủy bỏ quyết định công nhận nguồn giống

1. Quyết định công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:

a) Nguồn giống bị thoái hóa, suy giảm về năng suất, chất lượng so với tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống được công nhận;

b) Nguồn giống không đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.

2. Chi cục Kiểm lâm tổ chức đánh giá và trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hủy bỏ quyết định công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp; thông báo cho chủ sở hữu nguồn giống và các cơ quan liên quan.

Mục 3. QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH

Điều 14. Yêu cầu đối với vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính

1. Đối với lô hạt giống: lô hạt giống phải thu hái từ nguồn giống được công nhận còn thời hạn sử dụng; chất lượng hạt giống đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về hạt giống.

2. Đối với cây giống trong bình mô: cây giống trong bình mô phải sản xuất từ giống được công nhận, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây mầm mô.

3. Đối với lô cây giống: cây giống phải được sản xuất từ cây trong bình mô hoặc vật liệu nhân giống được thu hái từ nguồn giống đã công nhận còn thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây giống.

Điều 15. Hồ sơ vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đối với lô hạt giống: Bảng kê vật liệu giống; bản chụp quyết định công nhận nguồn giống; phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ khối lượng hạt giống và mã số của nguồn giống thu hái hạt giống;

b) Đối với cây giống trong bình mô: Bảng kê vật liệu giống; bản chụp quyết định công nhận giống hoặc hợp đồng mua giống; phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ số lượng cây mầm mô và tên, mã số của giống sản xuất;

c) Đối với lô cây giống: Bảng kê vật liệu giống; các hồ sơ liên quan khác của nguồn gốc vật liệu nhân giống để sản xuất cây giống (hóa đơn tài chính, phiếu xuất kho, quyết định công nhận nguồn giống).

2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính lập bảng kê theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 hoặc Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nguồn gốc vật liệu giống tại bảng kê vật liệu giống.

Điều 16. Công bố tiêu chuẩn giống cây trồng lâm nghiệp chính

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống do mình sản xuất, kinh doanh và không được thấp hơn tiêu chuẩn quốc gia.

Điều 17. Quản lý sản xuất, kinh doanh vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính

1. Tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng vật liệu giống do mình sản xuất, kinh doanh.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu giống có trách nhiệm giao cho khách hàng hồ sơ liên quan đến vật liệu giống khi xuất bán để sử dụng trong quá trình vận chuyển, lưu thông và sử dụng vật liệu giống.

3. Bảng kê vật liệu giống và hồ sơ liên quan chứng minh nguồn gốc vật liệu giống hợp pháp phải được lưu giữ tại tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Trách nhiệm thực hiện

1. Tổng cục Lâm nghiệp:

a) Tổng hợp, công bố danh mục giống và nguồn giống được công nhận hoặc hủy bỏ quyết định công nhận, đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Lâm nghiệp;

b) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Hướng dẫn quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn giống được công nhận;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn về giống cây trồng lâm nghiệp;

c) Thường xuyên cập nhật, công bố công khai danh mục nguồn giống được công nhận hoặc hủy bỏ quyết định công nhận, đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thông báo cho Tổng cục Lâm nghiệp về việc công nhận hoặc hủy bỏ quyết định công nhận nguồn giống ngay sau khi ban hành quyết định;

d) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp về tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn;

đ) Kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:

a) Thực hiện các yêu cầu về đảm bảo chất lượng giống trong quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Chấp hành việc kiểm tra và xử lý của cơ quan nhà nước chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn sử dụng theo quyết định đã công nhận.

2. Các trường hợp đã nộp hồ sơ đề nghị công nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa được công nhận, thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế bởi văn bản khác thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

PHỤ LỤC I

DANH MỤC LOÀI CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. Nhóm các loài cây lấy gỗ

1. Bạch đàn camal (Eucalyptus camaldulensis)

2. Bạch đàn lai (Eucalyptus hybrid)

3. Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)

4. Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb)

5. Keo tai tượng (Acacia mangium Willd)

6. Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth)

7. Keo lai (Acacia hybrid)

8. Mỡ (Mangletia conifera Dandy)

9. Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook)

10. Sao đen (Hopea odorata Roxb)

11. Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb)

12. Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon)

13. Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra L)

14. Tràm cừ (Melaleuca cajuputi Powell)

II. Nhóm các loài cây lâm sản ngoài gỗ

15. Hồi (Illicium verum Hook.f)

16. Mắc ca (Macadamia integrifolia Maid. Et Betche)

17. Quế (Cinamomum cassia Presl)

18. Sơn tra (Docynia indica (Wall) Dec)

19. Thông nhựa (Pinus merkusii Junght. et de Vries)

20. Trám (Sterculia foetida L)

PHỤ LỤC II

CÁC BIỂU MẪU CÔNG NHẬN GIỐNG, NGUỒN GIỐNG VÀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu số 01. Văn bản đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.

Mẫu số 02. Báo cáo kết quả khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp.

Mẫu số 03. Quyết định công nhận giống.

Mẫu số 04. Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

Mẫu số 05. Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

Mẫu số 06. Quyết định công nhận nguồn giống.

Mẫu số 07. Bảng kê vật liệu giống đối với hạt giống.

Mẫu số 08. Bảng kê vật liệu giống đối với cây trong bình mô.

Mẫu số 09. Bảng kê vật liệu giống đối với cây giống.

Mẫu số 01: Văn bản đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /........

V/v công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

........ , ngày..... tháng..... năm 20...

Kính gửi: Tổng cục Lâm nghiệp

Căn cứ kết quả khảo nghiệm giống (hoặc trồng sản xuất thử nghiệm giống) cây trồng lâm nghiệp, chúng tôi làm đơn này đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp thẩm định và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp như sau:

Tên chủ sở hữu giống:

(tổ chức, cá nhân)

Địa chỉ:

(kèm số Điện thoại/Fax/E-mail nếu có)

Tên giống cây trồng lâm nghiệp

1. Tên khoa học: 4. Tổ hợp lai:

2. Tên Việt Nam: 5. Xuất xứ:

3. Mã số thí nghiệm: 6. Giống đột biến:

Lý lịch giống

□ Giống nhập nội

□ Giống tuyển chọn

□ Giống lai tạo và công thức lai

□ Cây đầu dòng chọn từ:

- Rừng tự nhiên

- Rừng trồng

- Tổ hợp lai nhân tạo

- Lai tự nhiên.

Tóm tắt tóm trình chọn, tạo; khảo nghiệm (trong phòng, ngoài thực địa):

- Địa điểm

- Thời gian

- Điều kiện lập địa

- Quy mô diện tích

- Số lần lặp

Những đặc điểm ưu việt của giống so với giống hiện hành ở thời điểm đề nghị công nhận

- Sinh trưởng

- Năng suất

- Chất lượng

- Khả năng chống chịu

Nơi nhận:

Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 02: Báo cáo kết quả khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /........

.... .. , ngày..... tháng..... năm 20...

BÁO CÁO

KẾT QUẢ TRỒNG KHẢO NGHIỆM

HOẶC TRỒNG SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

II. VẬT LIỆU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Vật liệu trồng khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm

2. Thời gian trồng khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm

3. Địa điểm và điều kiện khí hậu, đất đai nơi trồng khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm.

3.1. Địa điểm khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm

3.2. Điều kiện khí hậu và đất đai khu vực khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thiết kế khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm

4.2. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm.

4.3. Thu thập và xử lý số liệu

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

4.2. Đề nghị

Nơi nhận:

Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 03. Quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày..... tháng.... năm.....

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số /2018/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận giống cây trồng lâm nghiệp do..... nghiên cứu chọn tạo.

- Tên giống cây trồng lâm nghiệp; mã số giống:

- Tác giả:

- Những thông tin cơ bản của khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm:

- Điều kiện tự nhiên nơi khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm: Đặc điểm địa lý, khí hậu, đất đai:

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cơ bản áp dụng cho khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm

- Năng suất, chất lượng:

- Vùng áp dụng đối với giống được công nhận:

Điều 2. Trách nhiệm thực hiện sau công nhận giống:

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, TCLN.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu)

Họ và tên

Mẫu số 04. Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /........

V/v công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

......, ngày..... tháng..... năm 20...

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Căn cứ kết quả xây dựng nguồn giống và tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định và công nhận nguồn giống sau đây:

Tên chủ nguồn giống

(tổ chức, cá nhân)

Địa chỉ

(Kèm số điện thoại/Fax/E-mail nếu có)

Loài cây

1. Tên khoa học

2. Tên Việt Nam

Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống

- Tỉnh:.......... Huyện:............. Xã:..........

- Thuộc lô, khoảnh, tiểu khu, lâm trường, công ty, tổ chức khác:

- Vĩ độ:........ Kinh độ:........

- Độ cao trên mặt nước biển:

Các Thông tin chi tiết về nguồn giống đề nghị công nhận:

1. Năm trồng:

2. Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính):

3. Sơ đồ bố trí cây trồng:

1. Diện tích:

2. Chiều cao trung bình (m):

3. Đường kính trung bình ở vị trí 1.3m (m):

4. Đường kính tán cây trung bình (m):

5. Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện tại (số cây/ha):

6. Tình hình ra hoa, kết quả (hạt):

7. Năng suất, chất lượng:

8. Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có):

Sơ đồ vị trí nguồn giống (nếu có):

Loại hình nguồn giống đề nghị được công nhận:

□ Vườn giống hữu tính

□ Vườn giống vô tính

□ Lâm phần tuyển chọn

□ Rừng giống chuyển hóa

□ Rừng giống trồng

□ Cây mẹ (cây trội)

□ Vườn cây đầu dòng

Nơi nhận:

Tổ chức, cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 05: Mẫu báo cáo kỹ thuật về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /........

........ , ngày..... tháng..... năm 20...

BÁO CÁO

KỸ THUẬT VỀ NGUỒN GIỐNG

1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

2. Thông tin về nguồn giống:

+ Nguồn gốc.

+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng.

+ Nguồn vật liệu giống ban đầu.

+ Sơ đồ bố trí nguồn giống

+ Diện tích trồng.

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng: đường kính bình quân, chiều cao bình quân, đường kính tán.

+ Mật độ trồng (Cự ly trồng); Mật độ hiện tại.

+ Tình hình ra hoa kết quả, kết hạt.

+ Tóm tắt các biện pháp lâm sinh đã áp dụng: xử lý thực bì, bón phân, chăm sóc, tỉa thưa...

3. Kết luận và đề nghị:

Nơi nhận:

Tổ chức, cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 06. Quyết định công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-.....

Hà Nội, ngày..... tháng....... năm.....

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ......;

Căn cứ Thông tư số /2018/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;

Theo đề nghị của......

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận nguồn giống...... (chi tiết loài cây, diện tích, loại nguồn giống, mã số nguồn giống, địa điểm, thời hạn sử dụng, số lượng tối đa vật liệu giống có thể cung cấp trong 1 năm và chủ nguồn giống).

Điều 2. Trách nhiệm của chủ nguồn giống.

Điều 3. Chánh Văn phòng cơ quan thực hiện công nhận nguồn giống, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ nguồn giống chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, .....

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu)

Họ và tên

Mẫu số 07. Bảng kê vật liệu giống đối với lô hạt giống

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

BẢNG KÊ VẬT LIỆU GIỐNG

(Đối với lô hạt giống)

Tên chủ vật liệu giống...........................................................................................

Địa chỉ................................................ Điện thoại:................................................

Quyết định công nhận nguồn giống:.....................................................................

Mã số nguồn giống................................................................................................

Số TT

Tên loài cây

Khối lượng hạt giống thu hái

Khối lượng hạt giống xuất bán

Ghi chú

Tháng, năm

Khối lượng (kg)

Tên khách hàng

Địa chỉ

Khối lượng (kg)

Tổng số

......., ngày.... tháng.... năm....
Tổ chức, cá nhân lập bảng kê vật liệu giống
(Ký tên và đóng dấu đối với tổ chức;
ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)

Mẫu số 08. Bảng kê vật liệu giống đối với cây giống trong bình mô

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢNG KÊ VẬT LIỆU GIỐNG

(Đối với cây giống trong bình mô)

Tên chủ vật liệu giống..........................................................................................

Địa chỉ................................................... Điện thoại:.............................................

Quyết định công nhận giống:................................................................................

Mã số giống được công nhận................................................................................

Số TT

Tên giống

Số lượng cây trong bình mô sản xuất

Số lượng cây trong bình mô xuất bán

Ghi chú

Tháng, năm

Số lượng

Tên khách hàng

Địa chỉ

Số lượng

Bình

Cây

Bình

Cây

Tổng số

......., ngày.... tháng.... năm....
Tổ chức, cá nhân lập bảng kê vật liệu giống
(Ký tên và đóng dấu đối với tổ chức;
ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)

Mẫu số 09. Bảng kê vật liệu giống đối với cây giống

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

BẢNG KÊ VẬT LIỆU GIỐNG

(Đối với lô cây giống)

Tên chủ vật liệu giống...........................................................................................

Địa chỉ....................................................... Điện thoại:.........................................

Quyết định công nhận giống hoặc nguồn giống:..................................................

Mã số giống hoặc nguồn giống được công nhận..................................................

Số TT

Tên loài cây/ tên giống

Số lượng cây giống sản xuất

Số lượng cây giống xuất bán

Ghi chú

Tháng, năm

Số lượng (cây)

Tên khách hàng

Địa chỉ

Số lượng (cây)

Tổng số

......., ngày.... tháng.... năm....
Tổ chức, cá nhân lập bảng kê vật liệu giống
(ký tên và đóng dấu đối với tổ chức;
ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)

PHỤ LỤC III

QUY ĐỊNH VỀ MÃ SỐ GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP VÀ NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP ĐƯỢC CÔNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

A. Mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận

Mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận có 4 thành phần:

1. Thành phần thứ nhất:

Gồm các chữ cái đầu của tên loài bằng tiếng Việt (Ví dụ: Bạch đàn là BĐ; Keo lá tràm là KLT...). Trường hợp là cây lai thì lấy chữ cái đầu của tên loài bằng tiếng Việt và chữ cái tiếp theo là L (Ví dụ: Keo lai là KL; Bạch đàn lai là BĐL).

2. Thành phần thứ hai:

Gồm 2 chữ cái viết in hoa biểu thị chữ cái đầu của tên địa danh cấp xã, nơi đã trồng khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm thành công giống cây trồng lâm nghiệp.

3. Thành phần thứ ba:

Gồm 2 chữ số cuối của năm công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.

4. Thành phần thứ tư:

Gồm 2 chữ số, là số thứ tự của giống được công nhận theo trình tự thời gian.

Ví dụ:

1. Một giống Keo tai tượng đã được khảo nghiệm thành công tại Ba Vì (Hà Nội), được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá và công nhận đầu tiên vào năm 2018 sẽ có mã số như sau:

KTT.BV.18.01

2. Một cá thể cây lai giữa Tràm cừ và Tràm lá dài được tạo ra do lai giống nhân tạo giữa hai loài này, được trồng khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm thành công lần đầu tại xã Long Đất (Long An) và được Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá, công nhận vào năm 2018 và theo thứ tự công nhận là thứ 4 sẽ có mã số như sau:

TL.LĐ.18.04

B - Mã số nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận

1- Bảng quy định mã số các tỉnh:

TT

Vùng, Tỉnh

Mã số

TT

Vùng, Tỉnh

Mã số

I

VÙNG ĐÔNG BẮC

VI

VÙNG NAM TRUNG BỘ

Cao Bằng

01

Thành phố Đà Nẵng

33

Bắc Kạn

02

Quảng Nam

34

Lạng Sơn

03

Quảng Ngãi

35

Bắc Giang

04

Bình Định

36

Bắc Ninh

05

Phú Yên

37

Quảng Ninh

06

Khánh Hòa

38

Thành phố Hải Phòng

07

Ninh Thuận

39

II

VÙNG TRUNG TÂM

Bình Thuận

40

Hà Giang

08

VII

VÙNG TÂY NGUYÊN

Lào Cai

09

Kon Tum

41

Tuyên Quang

10

Gia Lai

42

Yên Bái

11

Đắk Nông

43

Thái Nguyên

12

Đắk Lắk

44

Phú Thọ

13

Lâm Đồng

45

Vĩnh Phúc

14

VIII

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

III

VÙNG TÂY BẮC

Bình Phước

46

Điện Biên

15

Tây Ninh

47

Lai Châu

16

Bình Dương

48

Sơn La

17

Thành phố Hồ Chí Minh

49

Hòa Bình

18

Bà Rịa - Vũng Tầu

50

IV

VÙNG ĐB SÔNG HỒNG

Đồng Nai

51

Thành phố Hà Nội

19

IX

VÙNG TÂY NAM BỘ

Hải Dương

20

Long An

52

Hưng Yên

22

An Giang

53

Hà Nam

23

Đồng Tháp

54

Nam Định

24

Tiền Giang

55

Ninh Bình

25

Vĩnh Long

56

Thái Bình

26

Kiên Giang

57

V

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Hậu Giang

58

Thanh Hóa

27

Cần Thơ

59

Nghệ An

28

Bến Tre

60

Hà Tĩnh

29

Trà Vinh

61

Quảng Bình

30

Sóc Trăng

62

Quảng Trị

31

Bạc Liêu

63

Thừa Thiên - Huế

32

Cà Mau

64

2- Bảng quy định mã số loại hình nguồn giống:

Loại hình

Mã số

Loại hình

Mã số

Lâm phần tuyển chọn

T

Vườn giống hữu tính

H

Rừng giống chuyển hóa từ rừng tự nhiên

N

Vườn giống vô tính

V

Rừng giống chuyển hóa từ rừng trồng

C

Cây mẹ (cây trội)

M

Rừng giống trồng

R

Vườn cây đầu dòng

D

3- Quy định cách lập mã số nguồn giống:

Mã số nguồn giống trong cả nước được lập theo quy định sau:

Mã số gồm 1 chữ cái và 4 chữ số

- Chữ cái biểu thị loại hình nguồn giống (8 loại hình). Mã số loại hình nguồn giống được ghi theo khoản 2 mục B phụ lục này.

- 2 số tiếp theo biểu thị mã số tỉnh nơi có nguồn giống. Mã số của tỉnh được ghi theo khoản 1 mục B phụ lục này.

- 2 chữ số cuối cùng biểu thị số thứ tự nguồn giống được công nhận theo trình tự thời gian.

Ví dụ:

1. Vườn giống vô tính loài cây Sở tại Lâm trường Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An là nguồn giống thứ 18 được Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, công nhận sẽ được cấp mã số như sau:

V.28.18

2. Rừng giống chuyển hóa từ rừng trồng loài cây Trám trắng của Lâm trường Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa là nguồn giống thứ 5 được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa thẩm định và công nhận sẽ được cấp mã số như sau:

C.27.05

3. Vườn cung cấp hom giống cây Keo lai BV10 của Trung tâm giống Nông lâm nghiệp tỉnh Bình Định là nguồn giống thứ 2 được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định tổ chức thẩm định và công nhận sẽ được cấp mã số như sau:

D.36.02

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 30/2018/TT-BNNPTNT

Hanoi, November 16, 2018

 

CIRCULAR

LIST OF MAJOR FOREST TREE SPECIES; RECOGNITION OF CULTIVARS AND CULTIVAR SOURCES; MANAGEMENT OF MAJOR FOREST TREE CULTIVAR MATERIALS

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Forestry dated November 15, 2017;

At the request of the Director General of the Vietnam Administration of Forestry;

The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates a Circular on the list of major forest tree species; recognition of cultivars and cultivar sources; management of major forest tree cultivar materials;

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular provides for the list of major forest tree species; recognition of cultivars and cultivar sources; management of major forest tree cultivar materials.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals engaging in recognition of cultivars and cultivar sources, and management of major forest tree cultivar materials.

Article 3. Definitions

1. “major forest tree species” mean species of timber trees and non-timber forest trees that meet the criteria specified in Article 4 of this Circular.

2. “major forest tree cultivars” mean cultivars of major forest tree species.

3. “cultivar source” means a place that provides propagating materials, including selected forest stands, transformed cultivar stands, planted cultivar stands, cultivar gardens, plus trees and hedge orchards.

4. “selected forest stand” means a natural forest or planted forest that has above average quality and is selected to temporarily provide cultivars for production but has not yet been affected by silvicultural techniques or assessed to be recognized as a transformed cultivar stand.

5. “transformed cultivar stand” means a cultivar stand selected from the best forest stand in a natural forest or planted forest and affected by silvicultural techniques as prescribed to have cultivars.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. “cultivar garden” means a garden that is planted according to a certain planting plan, from clones (clonal cultivar garden) or seeds of plus trees (sexual cultivar garden) that have been selected and recognized.

8. “plus tree” mean the best trees which are selected from natural forests, planted forests, scattered trees, cultivar stands or cultivar gardens and from which propagating materials are taken.

9. “original ortet” means a tree that produces high yield, has high quality and is resistant to pests and adverse conditions in a manner that is better than other trees in a population recognized through a clonal test to provide vegetative propagating materials.

10. “hedge orchard” means an orchard that is planted with clonal cultivars propagated from original ortets to provide materials for producing clonal cultivars.

11. “cultivar material” means a cultivar used for planting forests or propagating materials.

12. “propagating material” means a seed, whole plant or parts thereof used to produce a cultivar.

13. “cultivar test” means a monitoring and evaluation process that is gone through under certain conditions and during a certain time period in order to determine the cultivar’s yield, quality and resistance to pests and adverse conditions.

14. “planting trial” means the planting trial that is carried out on an area and during a certain time period to assess and compare yield and quality of trial cultivar with those of control cultivar.

15. “fast-growing species” mean those that reach an average annual diameter growth of at least 02 cm/year or average yield of at least 10 m3/ha/year in a business cycle.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

MAJOR FOREST TREE SPECIES

Article 4. Criteria applied to major forest tree species

1. There are cultivars and cultivar sources that have been recognized and served forest planting demands and purposes.

2. Area of a concentrated forest involves at least 02 ecological zones.

Article 5. List of major forest tree species and amendments thereto

1. The list of major forest tree species is promulgated together with the Appendix I hereof.

2. The list of major forest tree species shall be amended when there is any species that satisfies or fails to satisfy the criteria specified in Article 4 of this Circular.

3. The Vietnam Administration of Forestry shall request the Minister of Agriculture and Rural Development to decide to amend the list of major forest tree species.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

RECOGNITION OF CULTIVARS AND CULTIVAR SOURCES; MANAGEMENT OF MAJOR FOREST TREE CULTIVAR MATERIALS

Section 1. RECOGNITION OF FOREST TREE CULTIVARS

Article 6. Criteria for recognition of a forest tree cultivar

1. The cultivar has undergone a test or a trial as prescribed in Articles 7 and 8 of this Circular.

2. The testing result shows that the cultivar has satisfied national standard for recognized cultivars or the trial result shows that the cultivar produces yield higher than or equal to and has quality better than or equal to the cultivar of the same species or recognized species planted in the same ecological zone.

3. The Vietnam Administration of Forestry applies for recognition of the cultivar.

Article 7. Testing for forest tree cultivars

1. Cultivars to be tested are forest tree cultivars domestically selected and produced; forest tree cultivars that have not yet been recognized or have been imported for the first time.

2. Regarding testing methods, species test, origin test, progeny test and clonal test shall be done.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Forest tree cultivar planting trial

1. Cultivars to be undergone a trial: native cultivars, forest tree cultivars that have not yet been recognized or have been imported for the first time and produce high yield and have high quality in the exporting country, have clear origin and are relevant to local ecological conditions.

2. The planting trial area is from 02 ha to 05 ha.

3. The fast-growing species and slow-growing species trial shall be assessed 03 years and 06 years respectively after they are planted. The trial of non-timber forest plants that have products shall be assessed during the period the 02 successive crops are harvested.

Article 9. Procedures for recognition of forest tree cultivars

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall recognize forest tree cultivars.

2. An application for recognition of a forest tree cultivar includes:

a) An application form (Form No. 01 in the Appendix II hereof);

b) A report on cultivar test or cultivar planting trial results (Form No. 02 in the Appendix II hereof);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Applicants shall submit the application by post or through public postal services or online.

4. Procedures:

a) Any organization or individual that wishes to apply for recognition of a forest tree cultivar shall submit an application specified in Clause 2 of this Article to the Vietnam Administration of Forestry. If the application is unsatisfactory, within 03 working days from the receipt of the application, the Vietnam Administration of Forestry shall directly instruct or instruct the applicant in writing to complete the application;

b) Within 15 working days from the receipt of the satisfactory application, the Vietnam Administration of Forestry shall establish an appraisal council to appraise the application, carry out a site inspection, prepare and submit an appraisal report to the Ministry of Agriculture and Rural Development. The appraisal council includes experts, scientists and representatives of regulatory authorities;

c) Within 03 working days from the receipt of the appraisal report, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide to recognize the forest tree cultivar according to the Form No. 03 in the Appendix II and Section A Appendix III hereof, issue the decision on recognition of the forest tree cultivar to the applicant or respond and provide explanation in writing in case of rejection of the application.

Article 10. Invalidation of the decision on recognition of a forest tree cultivar

1. A decision on recognition of a forest tree cultivar shall be invalidated in the following cases:

a) The forest tree cultivar is degraded or its yield or quality is reduced, thereby failing to satisfy national standards for recognized cultivars;

b) The cultivar fails to serve forest planting demands and purposes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 2. RECOGNITION OF FOREST TREE CULTIVAR SOURCES

Article 11. Criteria for recognition of a forest tree cultivar source

1. The source satisfies national standards for recognized cultivar sources.

2. The Forest Protection Sub-department applies for recognition of the source.

Article 12. Procedures for recognition of forest tree cultivar sources

1. Provincial Departments of Agriculture and Rural Development shall recognize forest tree cultivar sources.

2. An application for recognition of a forest tree cultivar source includes:

a) An application form (Form No. 04 in the Appendix II hereof);

b) A technical report on cultivar source test (Form No. 05 in the Appendix II hereof).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Procedures:

a) Any organization or individual that wishes to apply for recognition of a forest tree cultivar source shall submit an application specified in Clause 2 of this Article to the Forest Protection Sub-department. If the application is unsatisfactory, within 03 working days from the receipt of the application, the Forest Protection Sub-department shall directly instruct or instruct the applicant in writing to complete the application;

b) Within 15 working days from the receipt of the satisfactory application, the Forest Protection Sub-department shall establish an appraisal council to appraise the application, carry out a site inspection, prepare and submit an appraisal report to the provincial Department of Agriculture and Rural Development. The appraisal council includes experts, scientists and representatives of regulatory authorities;

c) Within 03 working days from the receipt of the appraisal report, the provincial Department of Agriculture and Rural Development shall decide to recognize the cultivar source according to the Form No. 06 in the Appendix II and Section B Appendix III hereof, issue the decision on cultivar source recognition to the applicant or respond and provide explanation in writing in case of rejection of the application.

5. A decision on recognition of a forest tree cultivar source remains valid for:

a) 15 years, regarding the cultivar garden;

b) 07 years, regarding the planted cultivar stand;

c) 05 years, regarding the transformed cultivar stand and selected forest stand;

d) 10 years, regarding the plus tree and hedge orchard that provides propagating materials;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. After the effective period specified in Clause 5 of this Article, if wishing to keep using a cultivar source, it shall be re-assessed and re-recognized as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.  The hedge orchards that provide cuttings shall not be re-recognized.

Article 13. Invalidation of the decision on recognition of forest tree cultivar sources

1. A decision on recognition of a forest tree cultivar source shall be invalidated in the following cases:

a) The cultivar source is degraded or its yield or quality is reduced, thereby failing to satisfy national standards for recognized cultivar sources;

b) The cultivar source fails to serve forest planting demands and purposes.

2. The Forest Protection Sub-department shall carry out an assessment and request the provincial Department of Agriculture and Rural Development to invalidate the recognition decision and notify the cultivar source owner and relevant authorities.

Section 3. MANAGEMENT OF MAJOR FOREST TREE CULTIVAR MATERIALS

Article 14. Requirements for major forest tree cultivar materials

1. Regarding seed lots, they must be harvested from the recognized cultivar source that has an effective recognition decision and the seed quality must satisfy national standard for seeds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Regarding cultivar lots, they must be produced from bottled tissue culture cultivars or propagating materials harvested from a recognized cultivar source that has an effective recognition decision and satisfy national standard for cultivars.

Article 15. Documents about major forest tree cultivar materials

1. Documents shall be composed of:

a) Documents about a seed lot include a packing list of seed materials, photocopy of the decision on seed source recognition; dispatch note and invoice specifying seed weight and number of the seed source;

b) Documents about bottled tissue culture cultivars include a packing list of cultivar materials, photocopy of the decision on cultivar recognition or cultivar sales contract; dispatch note and invoice specifying weight of bottled tissue culture cultivars and names and number of cultivars;

c) Documents about a cultivar lot include a packing list of cultivar materials and other relevant documents about origin of propagating materials used to produce cultivars (invoice, dispatch note and decision on cultivar source recognition).

2. Any producer or trader of forest tree cultivars shall make a packing list according to the Forms No. 07, 08 or 09 in the Appendix II hereof and be responsible to the lawsoft for the accuracy of origin of cultivar materials provided in the packing list.

Article 16. Publishing of standards for major forest tree cultivars

Producers and traders of major forest tree cultivars shall develop applicable standards, provided that they are not lower than the national standard.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Producers and traders shall be responsible to the quantity and quality of their cultivar materials.

2. Producers and traders shall transfer documents concerning cultivar materials to customers upon dispatch and sale to serve the transport, circulation and use thereof.

3. Packing lists of cultivar materials and documentary evidences for origin of lawful cultivar materials must be retained by producers, traders and users of cultivars.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 18. Responsibility for implementation

1. The Vietnam Administration of Forestry shall:

a) Consolidate and publish lists of cultivars and cultivar sources that have been recognized or have their recognition decisions invalidated and producers and traders of forest tree cultivars its website;

b) Inspect, handle complaints and denunciations about and impose penalties for violations against regulations on the management of forest tree cultivar production and trading nationwide as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Provide guidelines for effective management, exploitation and use of recognized cultivar sources;

b) Provide instructions for application of standards for forest tree cultivars;

c) Regularly update and publish the list of cultivar sources that have been recognized or have their recognition decisions invalidated, forest tree cultivar producers and traders on their websites; notify the Vietnam Administration of Forestry of recognition or invalidation of decisions on recognition of cultivar sources after such decisions are promulgated;

d) Before December 31, submit to the Vietnam Administration of Forestry a report on forest tree cultivar production and trading within their provinces;

dd) Inspect, handle complaints and denunciations about and impose penalties for violations against regulations on the management of forest tree cultivar production and trading within their provinces as prescribed by law.

3. Organizations and individuals shall:

a) Comply with the requirements for ensuring quality of cultivars during their production and trading;

b) Facilitate the inspection and imposition of penalties by specialized authorities as prescribed by law.

Article 19. Transitional clause

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Where an application for recognition of forest tree cultivar or cultivar source has been submitted before the effective date of this Circular but the forest tree cultivar or cultivar source has not yet been recognized, such application shall be processed as prescribed in this Circular.

Article 20. Effect

1. This Circular comes into force from January 01, 2019.

2. The Circular No. 44/2015/TT-BNNPTNT dated November 23, 2015 of the Ministry of Agriculture and Rural Development and Decision No. 89/2005/QD-BNN dated December 29, 2005 of the Minister of Agriculture and Rural Development are null and void from the effective date of this Circular.

3. In the cases where any of the legislative documents and standards referred to in this Circular is amended or replaced, the newest one shall apply.

4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration./.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Ha Cong Tuan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 30/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 on list of major forest tree species; recognition of cultivars and cultivar sources; management of major forest tree cultivar materials

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.098

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.69.25
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!