Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4218/QĐ-BGTVT thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc 2015

Số hiệu: 4218/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 27/11/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BGIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4218/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN HỆ THỐNG QUỐC LỘ VÀ ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ Bảo trì đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;

Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Thông tư số 45/2011/TT-BGTVT ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo;

Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-BGTVT ngày 25/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BGTVT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chi phí thm tra an toàn giao thông đi với công trình đường bộ đang khai thác;

Căn cứ Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (thay thế Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải);

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc”, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Công tác thẩm định an toàn giao thông (ATGT) trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc là trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT), trước hết là công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành và giám sát thực hiện của các Cục, Vụ chức năng trực thuộc Bộ GTVT, sau đó là việc triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, đầu tư, khai thác đường bộ.

2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ (ATGT ĐB) nói chung và thẩm định ATGT trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc nói riêng.

3. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định ATGT ĐB, đặc biệt là các Ban Quản lý dự án (QLDA), các Cục Quản lý đường bộ (QLĐB), các Sở Giao thông vận tải (GTVT) quản lý quốc lộ ủy thác và các nhà đầu tư dự án đường bộ theo hình thức PPP.

4. Huy động tối đa nguồn lực xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc tuyên truyn, nâng cao nhận thức về thm tra, thm định ATGT ĐB và đào tạo thẩm tra viên ATGT ĐB.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Duy trì, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác thẩm tra, thẩm định ATGT đối với công trình đường bộ nói chung và trên hệ thống quốc lộ, đường bộ cao tốc nói riêng nhằm nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ (TNGT ĐB) một cách bền vững, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vận tải và đi lại của người dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cthể

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc, phải thực hiện thẩm định ATGT bắt buộc tại hai giai đoạn sau đây:

+ Giai đoạn thiết kế kỹ thuật (đối với dự án thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án thiết kế 2 bước);

+ Giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác.

- Đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ và đường bộ cao tốc đang khai thác, phải thực hiện thẩm định ATGT bắt buộc trong quá trình xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT và khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo thẩm tra viên ATGT ĐB nhằm đáp ứng đủ nguồn nhân lực thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định ATGT.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Rà soát, đề xuất kịp thời các nội dung cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định về thẩm tra, thẩm định ATGT ĐB. Trong đó, ưu tiên nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán kinh phí thẩm tra ATGT ĐB theo hướng xây dựng, ban hành hệ thống định mức chi phí và hướng dẫn xây dựng đơn giá thẩm tra ATGT cho từng giai đoạn của dự án và từng cấp đường bộ, nhằm bảo đảm công khai, minh bạch hơn nữa và hạn chế ý chí chủ quan của người lập, người phê duyệt kinh phí.

2. Công tác chỉ đạo, điều hành

a) Quán triệt thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy ni địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; theo đó, tăng cường vai trò, gắn trách nhiệm của cấp ủy Đảng và cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện thẩm tra, thẩm định ATGT trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc nhằm góp phần giảm thiểu TNGT ĐB.

b) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong triển khai thực hiện thẩm tra, thẩm định ATGT ĐB thông qua công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của các Cục, Vụ trực thuộc Bộ GTVT, cụ thể:

- Đưa nội dung tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ vào Kế hoạch hành động hàng năm của Bộ GTVT để chỉ đạo triển khai thực hiện;

- Hàng năm tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định ATGT ĐB (bao gồm cả tiếp thu, sử dụng kết quả thẩm tra ATGT) để rút kinh nghiệm và kịp thời đề xuất các nội dung chỉ đạo triển khai phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này;

- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực thẩm tra, thẩm định ATGT cho các Ban QLDA, Sở GTVT, Cục QLĐB, các nhà đầu tư dự án đường bộ theo hình thức PPP và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

c) Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác đào tạo thẩm tra viên ATGT ĐB trên phạm vi cả nước; bảo đảm đủ số lượng thẩm tra viên và nâng cao chất lượng đào tạo.

d) Triển khai thực hiện thẩm định ATGT bắt buộc trong quá trình xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên đường bộ đang khai thác: Bộ GTVT có văn bản chỉ đạo phải thực hiện thẩm tra ATGT trước khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT.

đ) Triển khai công tác thẩm tra, thẩm định ATGT đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo đường cao tốc và quốc lộ theo chỉ đạo của Bộ GTVT tại công văn số 14684/BGTVT-ATGT ngày 04/11/2015; phân định rõ thành phần công việc giữa thẩm tra thiết kế với thẩm tra ATGT trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công để tránh trùng lặp giữa hai báo cáo thẩm tra.

e) Thực hiện cấp đổi chứng chỉ (được cấp theo chương trình của Dự án VRSP-1) đã hết hạn cho các thẩm tra viên đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 16/2012/TT-BGTVT (không phải đi học và thi lại).

3. Đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

- Xây dựng, biên soạn Giáo trình đào tạo theo Chương trình khung đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 16/2012/TT-BGTVT phù hợp với trình tự, nội dung thẩm tra, thẩm định ATGT quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT .

- Tổ chức đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB cho các đối tượng là cán bộ công chức, viên chức thuộc các cơ quan trực thuộc Bộ GTVT, Ủy ban nhân dân các địa phương và một stổ chức, cá nhân khi có nhu cầu.

- Đối với các học viên đã tham dự khóa “Tập huấn nâng cao nghiệp vụ thẩm tra, thẩm định ATGT đường bộ năm 2015”, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với một trong các Cơ sở đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB tổ chức kiểm tra, thi sát hạch để cấp Chứng chỉ Thẩm tra viên ATGT ĐB cho học viên đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BGTVT .

- Rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật cho phép đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông, nhằm tăng cường năng lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện thẩm tra an toàn giao thông.

4. Tổ chức thực hiện thẩm tra, thẩm định ATGT

a) Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo:

- Các giai đoạn thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông: tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo đường cao tốc và đường quốc lộ phải thực hiện thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông tại các giai đoạn sau đây:

+ Giai đoạn thiết kế kỹ thuật (đối với dự án thiết kế 03 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án thiết kế 02 bước);

+ Giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác.

- Về gói thầu thẩm tra an toàn giao thông:

+ Công tác thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn thiết kế kỹ thuật (TKKT) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC): là công việc phục vụ công tác phê duyệt hồ sơ thiết kế công trình; không hình thành gói thầu riêng để thực hiện thẩm tra an toàn giao thông, nội dung này được đưa vào nhiệm vụ (là một trong các hạng mục công việc) của gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế;

+ Công tác thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác: là công việc phục vụ công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng; phải được triển khai thành một gói thầu riêng trong dự án, do đơn vị tư vấn độc lập với đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện.

- Chi phí thẩm tra an toàn giao thông:

+ Chi phí tư vấn thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn TKKT hoặc TKBVTC: nằm trong chi phí tư vấn thẩm tra thiết kế, được lập và phê duyệt chung trong chi phí tư vấn thẩm tra thiết kế;

+ Chi phí thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác: được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 45/2011/TT-BGTVT ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo; trong quá trình lập, phê duyệt đề cương và dự toán của gói thầu, phải căn cứ vào tính chất, quy mô của dự án để xác định các thành phần công việc cho phù hợp, nhằm bảo đảm ATGT khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

- Lựa chọn nhà thầu thẩm tra an toàn giao thông: tư vấn thẩm tra an toàn giao thông phải độc lập với tư vấn thiết kế đã lập hồ sơ dự án, thiết kế xây dựng công trình; năng lực nhà thầu tư vấn tham gia thực hiện thẩm tra an toàn giao thông phải đáp ứng các quy định tại Điều 12 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Trình tự, nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông:

+ Trước ngày 31 tháng 12 năm 2015: trình tự, nội dung về thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông được thực hiện theo quy định tại các Điều 51, Điều 53, Điều 56, Điều 57, Điều 58 và Phụ lục 6, Phụ lục 7 của Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016: trình tự, nội dung về thẩm tra, thẩm định ATGT được thực hiện theo quy định tại các Điều 55, Điều 56, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 62, Điều 63 và Phụ lục 6 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (thay thế Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011).

b) Công trình đường bộ đang khai thác:

- Phải thực hiện thẩm định ATGT bắt buộc trong quá trình xử lý điểm đen, điểm tiềm n TNGT và khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ.

- Theo tiến độ chung của công tác lập kế hoạch bảo trì đường bộ hàng năm quy định tại Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30/5/2014, căn cứ vào các tiêu chí xác định công trình đường bộ đang khai thác phải thực hiện thẩm định ATGT ĐB, Tổng cục ĐBVN tiến hành rà soát hiện trường, đối chiếu với đề xuất của Cục QLĐB hoặc Sở GTVT quản lý quốc lộ ủy thác để lập danh mục, bố trí kinh phí thực hiện thẩm tra ATGT trình Bộ GTVT và Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương phê duyệt chung trong kế hoạch bảo trì hàng năm; ngoài ra đối với công trình xử lý điểm đen, chi phí thẩm tra ATGT được bố trí trong tổng mức đầu tư của dự án. Đối với dự án đường bộ đầu tư theo hình thức PPP đang trong giai đoạn khai thác, Nhà đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục tuyến, đoạn tuyến để triển khai thực hiện.

- Chi phí thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn đường đang khai thác: được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BGTVT-BTC ngày 10/12/2014 của Btrưởng Bộ GTVT và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác.

- Trình tự, nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông:

+ Trước ngày 31 tháng 12 năm 2015: trình tự, nội dung về thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông được thực hiện theo quy định tại các Điều 54, Điều 59, Phụ lục 7 của Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016: trình tự, nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông: thực hiện theo quy định tại các Điều 57, Điều 61 và Phụ lục 6 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ GTVT (thay thế Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ

a) Vụ An toàn giao thông:

- Chủ trì theo dõi và đôn đốc tổ chức thực hiện Đề án. Hàng năm, chủ trì, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định ATGT ĐB để rút kinh nghiệm và tham mưu Lãnh đạo Bộ GTVT chỉ đạo triển khai năm sau tốt hơn;

- Đưa nội dung tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ vào Kế hoạch hành động hàng năm của Bộ GTVT để chỉ đạo triển khai thực hiện;

- Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam tham mưu Bộ GTVT tổ chức thực hiện thẩm định ATGT giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo quốc lộ, đường bộ cao tốc do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và các dự án thực hiện theo hình thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án;

- Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam tham mưu Bộ GTVT quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định ATGT đối với quốc lộ và đường bộ cao tốc đang khai thác được đầu tư theo hình thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án.

b) Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư:

- Chủ trì tham mưu Bộ GTVT bố trí vốn thẩm tra ATGT đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo quốc lộ, đường bộ cao tốc do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và các dự án thực hiện theo hình thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án;

- Chủ trì tham mưu Bộ GTVT tổ chức thực hiện thẩm định ATGT giai đoạn lập dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo quốc lộ, đường bộ cao tốc do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và các dự án thực hiện theo hình thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án (khi dự án có tổ chức giao thông phức tạp).

c) Vụ Tổ chức cán bộ: chủ trì, phối hợp với Vụ An toàn giao thông theo dõi, tham mưu Bộ GTVT chỉ đạo công tác đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB.

d) Thanh tra Bộ: phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Vụ An toàn giao thông tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh công tác đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB.

đ) Vụ Tài chính: chủ trì, phối hợp với Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam bố trí nguồn vốn trong kế hoạch hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.

e) Tổng cục Đường bộ Việt Nam:

- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; trong đó, chú trọng công tác thẩm tra, thẩm định ATGT đường bộ;

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung quy định về công tác thẩm tra, thẩm định ATGT ĐB; xây dựng định mức, đơn giá thẩm tra ATGT ĐB;

- Chủ trì tổ chức thực hiện đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB, xây dựng giáo trình đào tạo thẩm tra viên ATGT;

- Quyết định và tổ chức thực hiện thẩm tra, thẩm định ATGT đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ do Tổng cục ĐBVN quyết định đầu tư trên hệ thống quốc lộ;

- Quyết định và tổ chức thực hiện thẩm tra, thẩm định ATGT trên hệ thống quốc lộ đang khai thác;

- Phối hợp với Vụ An toàn giao thông tham mưu Bộ GTVT tổ chức thực hiện thẩm định ATGT giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo quốc lộ, đường bộ cao tốc do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và các dự án thực hiện theo hình thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án;

- Phối hợp với Vụ An toàn giao thông tham mưu Bộ GTVT quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định ATGT đối với quốc lộ và đường bộ cao tốc đang khai thác được đầu tư theo hình thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án.

g) Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông:

- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; trong đó, chú trọng công tác thẩm tra, thẩm định ATGT đường bộ;

- Chủ trì tham mưu Bộ GTVT tổ chức thực hiện thẩm định ATGT giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo quốc lộ, đường bộ cao tốc do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và các dự án thực hiện theo hình thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án.

h) Các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải quản lý quốc lộ ủy thác:

- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; trong đó, chú trọng công tác thẩm tra, thẩm định ATGT đường bộ;

- Chủ động đề xuất danh mục tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đang khai thác phải thẩm định ATGT trong các năm từ 2016 ¸ 2020; tổ chức triển khai thẩm tra, thẩm định ATGT theo kế hoạch, nhiệm vụ được giao;

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, rà soát nhân lực, số lượng Thẩm tra viên ATGT ĐB đã được đào tạo của đơn vị (đối với Cục QLĐB), của địa phương (đối với Sở GTVT); phối hợp với UBND cấp huyện và các tổ chức tư vấn GTVT đề xuất danh sách học viên cử đi đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB nhằm bảo đảm đủ lực lượng để thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị, địa phương (kể cả các hệ thống đường bộ địa phương).

i) Các Ban QLDA (trực thuộc Bộ GTVT, trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam), nhà đầu tư dự án đường bộ theo hình thức PPP:

- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; trong đó, chú trọng công tác thẩm tra, thẩm định ATGT đường bộ;

- Tổ chức triển khai thẩm tra, thẩm định ATGT (theo chức năng, nhiệm vụ) đối với các dự án được giao quản lý;

- Bố trí nhân lực, cử học viên tham gia các lớp đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB và các khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về thẩm định ATGT ĐB.

2. Kinh phí thực hiện Đề án

a) Nguồn kinh phí:

- Đối với công tác nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện theo Chương trình xây dựng hàng năm của Bộ GTVT;

- Đối với công tác nghiên cứu, xây dựng văn bản tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (định mức, đơn giá thẩm tra ATGT ĐB), triển khai thực hiện theo kế hoạch, chương trình hàng năm của Bộ GTVT. Nguồn kinh phí được bố trí theo chương trình, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng năm của Bộ GTVT;

- Đối với công tác đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB (bao gồm nghiên cứu, biên soạn Giáo trình đào tạo và tổ chức đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB), thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (đối với học viên là cán bộ, công chức, viên chức và hỗ trợ cho học viên của các tổ chức, đơn vị tư vấn GTVT) và nguồn kinh phí đào tạo của các doanh nghiệp (xã hội hóa công tác đào tạo);

- Đối với công tác tổ chức thực hiện thẩm tra, thẩm định ATGT ĐB: với công trình đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, kinh phí được bố trí trong tổng mức đầu tư của dự án; với đường đang khai thác, kinh phí được bố trí từ nguồn Quỹ Bảo trì đường bộ (theo quy định tại Khoản 7 Điều 11 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ).

b) Kinh phí thực hiện các giải pháp trong Đề án: sẽ được tính toán, xác định cụ thể trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện các công việc được giao trong Đề án.

3. Kế hoạch, l trình thực hiện Đề án

Kế hoạch, lộ trình triển khai các giải pháp nêu trong Đề án thực hiện theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV (kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban ATGTQG;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Báo GT; Tạp chí GTVT;
- Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ GTVT;
- Lưu: VT, ATGT (03).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4218/QĐ-BGTVT ngày 27/11/2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.970

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.18.221
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!