Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 49/QĐ.UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Nguyễn Hữu Khánh
Ngày ban hành: 25/01/1992 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49-QĐ.UB

Long Xuyên, ngày 25 tháng 01 năm 1992

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI KIỂM TRA THỊ TRƯỜNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được HĐNN công bố ngày 11/7/1989;

- Căn cứ Nghị định số 398-HĐBT ngày 6/12/91 của HĐBT v/v tổ chức chỉ đạo quản lý thị trường;

- Theo đề nghị của Trưởng Ban chỉ đạo QLTT và chống buôn lậu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. - Nay ban hành kèm theo quyết định này Bản quy định "Về tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra thị trường" trên địa bàn Tỉnh An Giang.

Điều 2. - Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/2/1992. Những quyết định trước đây trái với nội dung bản quy định này đều bãi bỏ.

Điều 3. - Các ông Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo QLTT và chống buôn lậu, Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các Huyện, Thị và Đội kiểm tra thị trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Khánh

 

BẢN QUY ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI KTTT
(Kèm theo QĐ số: 49-QĐ.UB ngày 25/1/92 của UBND tỉnh AG)

Chương I

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ĐỘI KTTT

Điều 1. - Đội kiểm tra thị trường là lực lượng chuyên trách do Ban chỉ đạo QLTT và chống buôn lậu của Tỉnh tổ chức và quản lý.

Điều 2. - Theo sự điều hành phối hợp của Ban chỉ đạo QLTT và chống buôn lậu của Tỉnh và Chủ tịch UBND các Huyện, Thị, Đội kiểm tra thị trường có nhiệm vụ:

1- Giám sát việc chấp hành pháp luật Nhà nước về lưu thông vật tư hàng hóa, kinh doanh thương mại và dịch vụ trên thị trường.

2- Phát hiện ngăn chặn các hành vi đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, gây hỗn loạn thị trường, xâm phạm tài sản Nhà nước và làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân trong kinh doanh thương mại và dịch vụ trên thị trường.

3- Kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức kinh tế tiến hành những biện pháp có hiệu quả nhằm quản lý chặt chẽ vật tư, hàng hóa và tổ chức tốt các hoạt động thương mại và dịch vụ trên thị trường, đấu tranh khắc phục các hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước trên thị trường và chống các hiện tượng tiêu cực khác.

Đội kiểm tra thị trường không làm thay nhiệm vụ của các cơ quan khác có chức năng quản lý Nhà nước ở thị trường như: Thương mại và Du lịch, Thuế, Hải quan, Kiểm lâm, Y tế, Văn hóa v.v…. Nhưng có nhiệm vụ giám sát mọi tổ chức và cá nhân kinh doanh trên thị trường trong việc tuân thủ các quy định của các cơ quan Nhà nước nói trên có liên quan đến lưu thông vật tư hàng hóa, kinh doanh thương mại và dịch vụ, phát hiện xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển giao các cơ quan chức năng xử lý các vụ vi phạm.

Điều 3. - Trong công tác kiểm tra, kiểm soát Đội kiểm tra thị trường có quyền:

1- Yêu cầu mọi tổ chức và cá nhân xuất trình các giấy tờ liên quan và báo cáo đầy đủ, chính xác những nội dung cần thiết theo quy định để Đội thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

2- Trực tiếp kiểm tra hoặc gởi đến các cơ quan chức năng kiểm định về chất lượng mẫu mã hàng hóa, phương tiện, dụng cụ đo lường… của đối tượng kiểm tra, để xác định tính hợp pháp việc chấp hành những quy định của Nhà nước trong sản xuất kinh doanh trên thị trường.

3- Phối hợp với các lực lượng kiểm tra kiểm soát khác của Nhà nước. Kiểm tra nơi bán hàng, nơi cất giữ vật tư hàng hóa, nơi sản xuất hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng hóa… nếu có dấu hiệu phạm pháp.

Điều 4. - Đối với những trường hợp vi phạm pháp luật Đội kiểm tra thị trường được quyền:

1- Lập biên bản tại chỗ.

2- Buộc đương sự đình chỉ hành vi phạm pháp.

3- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: tạm giữ các giấy tờ liên quan đến vụ việc vi phạm, tạm giữ tang vật, hàng hóa phương tiện… phạm pháp chờ xử lý.

Việc quản lý các tang vật phạm pháp chờ xử lý phải theo đúng những quy định của Nhà nước.

4- Xử phạt tại chỗ những vụ vi phạm trong phạm vi quyền hạn theo pháp luật xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước.

Đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền, Đội KTTT phải chuyển hồ sơ ngay về BCĐ.QLTT cấp trên đề nghị xem xét xử lý.

5- Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu bị kẻ phạm pháp kháng cự hoặc hành hung, được dùng các biện pháp cưỡng chế thích hợp đối với kẻ phạm pháp như pháp luật đã quy định.

Điều 5. - Nghiêm cấm cán bộ, nhân viên Đội KTTT làm các việc sau đây:

1- Tự tiện đặt ra quy định riêng để kiểm tra, kiểm soát, xử phạt trái với những quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2- Bắt giữ, khám, xét người, đồ vật nhà ở, bưu kiện, thư tín… trái pháp luật.

3- Lạm dụng chức trách, quyền hạn được giao để bao che kẻ phạm pháp có những hành vi xúc phạm đến phẩm cách của người bị kiểm tra, gây phiền hà cho nhân dân.

4- Chiếm đoạt, sử dụng trái phép tang vật, hàng hóa, phương tiện đang tạm giữ chờ xử lý.

5- Trước và trong khi làm nhiệm vụ kiểm tra không được uống rượu, bia các loại nhất là ăn uống với các đối tượng kiểm tra.

6- Từng cá nhân của Đội KTTT không được tiến hành kiểm tra riêng lẻ và khi chưa có lệnh của người chỉ huy trực tiếp.

Chương II

TỔ CHỨC BIÊN CHẾ ĐỘI KIỂM TRA THỊ TRƯỜNG

Điều 6. - Các Đội KTTT được tổ chức theo yêu cầu hoạt động của từng địa bàn, do Trưởng Ban chỉ đạo QLTT và chống buôn lậu Tỉnh quyết định thành lập. Chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Trưởng ban chỉ đạo QLTT và chống buôn lậu Tỉnh và sự chỉ đạo song trùng của Trưởng Ban chỉ đạo QLTT Huyện, Thị hoặc Chủ tịch UBND Huyện, Thị (đối với các Đội nằm trong địa bàn Huyện, Thị).

Điều 7. - Biên chế của Đội KTTT thuộc biên chế chính thức của Nhà nước do Trưởng Ban chỉ đạo QLTT và chống buôn lậu và Trưởng Ban tổ chức chính quyền Tỉnh đề nghị, được UBND Tỉnh phê duyệt.

Điều 8. - Đội KTTT do Đội trưởng chỉ huy và có 1 hoặc 2 Đội phó giúp việc. Đội trưởng, Đội phó, cán bộ, nhân viên của Đội KTTT do Trưởng Ban chỉ đạo QLTT và chống buôn lậu Tỉnh quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm và miễn nhiệm sau khi thống nhất ý kiến với Trưởng Ban chỉ đạo QLTT Huyện, Thị hoặc Chủ tịch UBND Huyện, Thị (nếu là cấp Huyện, Thị).

Điều 9. - Cán bộ, nhân viên KTTT phải được tuyển chọn đào tạo và hoạt động ổn định lâu dài theo tiêu chuẩn đảm bảo tin cậy về chính trị và đạo đức, có trình độ văn hóa tối thiểu hết cấp 2, có năng lực nghiệp vụ và nắm vững chính sách pháp luật, nghiệp vụ kiểm tra; có sức khỏe tốt, đặc biệt không có người thân tham gia kinh doanh trái phép.

Chương III

ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA ĐỘI KIỂM TRA TT

Điều 10. - Cán bộ, nhân viên KTTT là công chức Nhà nước, được hưởng mọi chế độ chính sách hiện hành như công chức Nhà nước. Được cấp trang phục, thẻ kiểm tra thị trường và phù hiệu do BCĐ.QLTT TW quy định thống nhất, được trang bị phương tiện cần thiết để làm việc. Nếu bị hy sinh hay bị thương tật trong khi làm nhiệm vụ thì được hưởng chính sách như đối với thương binh liệt sĩ.

Điều 11. - Toàn bộ kinh phí hoạt động của các Đội KTTT Tỉnh, Huyện kể cả tiền lương và phụ cấp do ngân sách Nhà nước đài thọ. Các khoản thu của Đội về xử phạt vi phạm về quản lý thị trường đều nộp vào ngân sách Nhà nước. Việc trích thưởng được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 12. - Khi thi hành nhiệm vụ, CB, CNV đội KTTT phải mặc đồng phục, sử dụng phù hiệu, mang theo thẻ kiểm tra thị trường và xuất trình với đối tượng kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát.

Đội KTTT được quyền chủ động kiểm tra mọi đối tượng sản xuất - kinh doanh trên địa bàn theo điều 4 quy định. Nếu có yêu cầu đột xuất Đội không nhất thiết phải báo trước cho cơ quan chủ quản hoặc chính quyền địa phương nơi kiểm tra. Nhưng ngay sau khi kết thúc kiểm tra phải thông báo bằng văn bản nội dung kiểm tra và kết quả xử lý kiểm tra cho cơ quan chủ quản hoặc chính quyền địa phương và BCĐ QLTT cấp trên biết.

Điều 13. - Khi xử lý các vụ vi phạm, Đội KTTT phải sử dụng thống nhất các loại ấn chỉ sau:

- Biên lai xử phạt hành chính do Sở Tư pháp - Vật giá ấn hành.

- Biên lai thu phạt hàng hóa do Cục thuế Nhà nước ấn hành.

- Biên lai và quyết định xử lý theo mẫu chung thống nhất do BCĐ, QLTT và chống buôn lậu Tỉnh cấp phát.

- Khi tiến hành lập biên bản phải ghi chép đầy đủ rõ ràng các nội dung kiểm tra và kết thúc biên bản kiểm tra, người lập biên bản và đương sự vi phạm phải có ký tên, ghi rõ họ, tên và nhất thiết mỗi bên phải được giữ 1 bản.

Điều 14. - Đội KTTT phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, quản lý tang vật và chịu sự kiểm tra tài chính của Ban chỉ đạo QLTT và chống buôn lậu Tỉnh và Sở Tư pháp - Vật giá.

Điều 15. - Trong hoạt động, khi cần thiết các Đội KTTT được phối hợp với các ngành, các địa phương trong Tỉnh để tiến hành kiểm tra, kiểm soát. Khi xử lý vi phạm sẽ do lực lượng nào chủ trì đợt kiểm tra phối hợp đề xuất kết quả xử lý lên cấp trên hoặc quyết định xử lý trong phạm vi thẩm quyền và chịu trách nhiệm về kết quả xử lý.

Chương IV

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 16. - Trong quá trình công tác, cán bộ, nhân viên Đội KTTT hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thành tích đều được xét khen thưởng về vật chất và tinh thần theo chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước (kể cả đột xuất và định kỳ).

Thủ tục trích thưởng, phân bổ và sử dụng tiền thưởng được thực hiện theo các thông tư, hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 17. - Cán bộ, nhân viên trong các Đội KTTT nếu vi phạm pháp luật Nhà nước và làm trái với các điều trong bản quy định này đều bị xử lý kỷ luật, tùy theo mức độ vi phạm mà bị kỷ luật hành chính, bồi thường thiệt hại về vật chất hoặc có thể bị truy tố trước pháp luật.

Những cán bộ, nhân viên trong quá trình công tác bị thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên thì không được làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường nữa.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. - Các ông Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo QLTT và chống buôn lậu Tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND Huyện, Thị và các Đội KTTT chịu trách nhiệm thi hành bản quy định này.

Bản quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/2/1992 trên địa bàn Tỉnh An Giang.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 49/QĐ.UB ngày 25/01/1992 về tổ chức hoạt động của Đội kiểm tra thị trường do tỉnh An Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.300

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.165.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!