Quy định này quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức hoạt động, chế độ chính sách đối với lực lượng quần chúng tự
nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Các tổ chức, cá nhân cư trú, hoạt động trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc phải tuân thủ các quy định của quyết định này.
Lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an
toàn giao thông là lực lượng bán chuyên trách, làm nòng cốt trong hoạt động đảm
bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, được thành lập ở các phường,
xã, thị trấn nơi có các điểm phức tạp về trật tự an toàn giao thông và các chốt
đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn tỉnh, do Trưởng Công an huyện, thành, thị
nơi có các điểm phức tạp về trật tự an toàn giao thông và các chốt đèn tín hiệu
giao thông quyết định thành lập.
Lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an
toàn giao thông có trách nhiệm làm nòng cốt trong công tác đảm bảo trật tự an
toàn giao thông, thực hiện một số biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm
đảm bảo đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại những điểm được phân công.
Điều 3: Nguyên tắc hoạt động.
Lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo
trật tự an toàn giao thông chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Trưởng
Công an huyện, thành, thị; chịu sự phân công, điều hành của Đội Cảnh sát giao
thông Công an huyện, thành, thị; chịu sự chỉ huy trực tiếp về nghiệp vụ của cán
bộ Cảnh sát giao thông trong khi làm nhiệm vụ tại địa điểm được phân công và chịu
sự giám sát của cấp uỷ, chính quyền cơ sở và quần chúng nhân dân nơi có các điểm
phức tạp về trật tự an toàn giao thông và các chốt đèn tín hiệu giao thông.
Mọi hoạt động của lực lượng quần chúng tự nguyện
tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thực hiện theo quy định của Quyết định
này và các quy định khác của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh
nghĩa lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông để thực hiện các
hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Điều 4: Trách nhiệm của các Sở, Ban ngành, đoàn thể, đơn vị, tổ chức,
cá nhân trong việc xây dựng, củng cố lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm
bảo trật tự an toàn giao thông.
Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể; Uỷ ban nhân dân
huyện, thành thị, các xã, phường, thị trấn; lực lượng vũ trang; các tổ chức
chính trị xã hội và mọi công dân trong tỉnh có trách nhiệm tham gia xây dựng và
giúp đỡ lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao
thông hoàn thành nhiệm vụ.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ
CHỨC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA LỰC LƯỢNG QUẦN CHÚNG TỰ NGUYỆN THAM GIA ĐẢM BẢO TRẬT
TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Điều 5: Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Đảm bảo TTATGT ở khu vực được phân công,
không để chủ phương tiện dừng, đỗ tuỳ tiện,
không để người dân bày bán hàng hoá vi phạm hành lang an toàn giao thông.
2. Nhắc nhở, hướng dẫn và tuyên truyền trực tiếp
cho người tham gia giao thông nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ,
tín hiệu đèn chỉ huy giao thông, không để người và phương tiện chen lấn phần đường
tại khu vực rào chắn đường ngang dễ gây ùn tắc giao thông.
3. Phối hợp Cảnh sát giao thông và các lực lượng
chức năng khác bắt giữ, xử lý các trường hợp cố tình vi phạm Luật giao thông đường
bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
4. Bảo vệ hiện trường các vụ tai nạn, va chạm
giao thông xảy ra và thông báo kịp thời cho lực lượng Cảnh sát giao thông để giải
quyết, đồng thời phối hợp cấp cứu người bị tai nạn.
5. Tham gia các công việc khác do Trưởng Công an
huyện, thành, thị phân công.
Điều 6: Tổ chức.
Mỗi điểm phức tạp về trật tự an toàn giao thông
thành lập 1 tổ công tác. Tổ gồm 5 người, trong
đó có một Tổ trưởng và 4 thành viên.
Tổ quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo TTATGT
do Công an tỉnh trực tiếp tuyển chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên
môn và giao cho Trưởng Công an huyện, thành, thị quản lý, phân công, điều hành
trực tiếp; chức danh Tổ trưởng do Trưởng Công an huyện, thành, thị trực tiếp quản
lý quyết định bổ nhiệm; Tổ trưởng và các tổ viên mà không hoàn thành nhiệm vụ
được phân công, vi phạm pháp luật thì bị bãi nhiệm, thay thế bằng người khác hoặc
bị xử lý bằng pháp luật theo mức độ vi phạm, đồng thời phải bồi hoàn lại các
quân trang, công cụ hỗ trợ được trang cấp.
Việc bổ nhiệm, bãi miễn chức danh Tổ trưởng và
các thành viên được Trưởng Công an huyện, thành, thị ra quyết định bằng văn bản.
Điều 7: Điều kiện, tiêu chuẩn của lực lượng quần chúng tự nguyện
tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông
1. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn:
a. Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn
định tại địa bàn.
b. Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình
gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c. Có sức khoẻ, có điều kiện, nhiệt tình và tự
nguyện tham gia các hoạt động xã hội; am hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao
thông và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về trật tự an toàn giao thông.
d. Không có tiền án, tiền sự, không phải là người
đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo hay đang chấp hành một
trong các biện pháp xử lý hành chính khác.
e. Quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng
nhân dân tín nhiệm.
2. Hồ sơ tuyển trọn gồm:
a. Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của chính
quyền địa phương nơi cư trú.
b. Đơn xin tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an
toàn giao thông.
c. Giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế.
Điều 8: Lề lối làm việc
Tổ viên chịu sự quản lý, phân công của Tổ trưởng
và phải chấp hành nghiêm chỉnh giờ giấc, thời gian làm việc được phân công.
Tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý, phân công, điều
hành mọi hoạt động của các thành viên trong tổ tại các điểm được phân công, phải
thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao
thông tại các điểm được phân công với Trưởng Công an huyện, thành, thị.
Trong khi làm nhiệm vụ tổ quần chúng tự nguyện
tham ra đảm bảo trật tự an toàn giao thông phải mặc đúng trang phục và sử dụng
công cụ hỗ trợ theo đúng quy định và chịu sự chỉ huy trực tiếp về nghiệp vụ của
cán bộ Cảnh sát giao thông cùng tham gia.
Hàng tuần, tháng tổ chức họp tổ, đánh giá tình
hình, kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại địa điểm được
phân công và báo cáo kết quả về Công an huyện, thành, thị.
Điều 9: Mối quan hệ công tác.
1. Đối với Đảng uỷ, chính quyền cơ sở: Tổ quần
chúng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông phải chịu sự giám sát của cấp
uỷ Đảng, chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương về hoạt
động đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại địa điểm được phân công.
2. Đối với công an phường, xã và các lực lượng
chức năng khác: Phối hợp với lực lượng công an phường, xã và các lực lượng chức
năng khác tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn khi có sự
phân công của Trưởng Công an huyện, thành, thị.
Chương III
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH,
TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN VÀ KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG QUẦN CHÚNG
THAM GIA GIỮ GÌN ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN
Điều 10: Chế độ, chính sách đối với lực lượng quần chúng tự nguyện
tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông
1. Quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự
an toàn giao thông, năm đầu được hưởng số tiền bồi dưỡng là 30.000đ/ngày, từ
năm thứ 2 trở đi mức bồi dưỡng được tăng lên mỗi năm với mức là 5000đ/ngày/1
người. Tổ trưởng ngoài số tiền trên được hưởng 100.000đ/tháng tiền trách nhiệm.
2. Hàng năm, lực lượng quần chúng tự nguyện tham
gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức
chính trị, pháp luật, nghiệp vụ về trật tự an toàn giao thông theo quy định.
Điều 11: Trang bị phương tiện đối với lực lượng quần chúng tự nguyện
tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông:
Quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an
toàn giao thông, năm đầu được trang bị 2 bộ quần áo thu đông, 2 bộ quần áo xuân
hè; 2 đôi giầy đen, 2 mũ cứng, 2 băng hiệu, 2 cờ hiệu, 2 còi hiệu, 2 đèn pin và
các năm tiếp theo mỗi năm được cấp 1 bộ quần áo thu đông, 2 bộ quần áo xuân hè,
1 đôi giày đen, 1 mũ cứng, 2 băng hiệu, 2 cờ hiệu, 2 còi hiệu, 1 đèn pin.
Điều 12: Kinh phí hoạt động của lực lượng quần chúng tự nguyện tham
gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông được trích từ nguồn thu phạt an toàn
giao thông và ngân sách tỉnh hỗ trợ.
Giao Công an tỉnh phối hợp Sở tài chính hàng năm
có dự trù kinh phí và có hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo cho hoạt động
của lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Chương IV
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 13: Khen thưởng, kỷ luật.
Quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo TTATGT
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được động viên, khen thưởng theo quy định như đối
với Công an xã.
Quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo TTATGT lợi
dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật hoặc mưu cầu lợi ích cá nhân ảnh hưởng
xấu đến an ninh trật tự, uy tín của tổ chức thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường
hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp
luật.
Điều 14: Khiếu nại, tố cáo.
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền về các hành vi của Tổ trưởng và các tổ viên trong
khi làm nhiệm vụ.
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tố cáo
lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo TTATGT có hành vi lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ vi phạm pháp luật hoặc mưu cầu lợi
ích cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự tại cơ sở.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15: Trách nhiệm của Công an tỉnh
Giúp UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc
thành lập các tổ quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao
thông; quy định chương trình, nội dung bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ về trật tự
an toàn giao thông; việc trang thiết bị cho lực lượng quần chúng tự nguyện tham
gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo quy định.
Hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các Hội
nghị sơ kết, tổng kết về công tác của lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm
bảo trật tự an toàn giao thông để rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến, nhằm
động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân làm tốt công tác đảm bảo trật tự
an toàn giao thông. Tổ chức rà soát, đánh giá tình hình trật tự an toàn giao
thông trên địa bàn tỉnh, từ đó báo cáo, đề xuất UBND loại bỏ các điểm không còn
phức tạp về trật tự an toàn giao thông và bổ sung những điểm phức tạp mới về trật
tự an toàn giao thông cần phải bố trí lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm
bảo trật tự an toàn giao thông.
Điều 16: Chính quyền cấp cơ sở, các tổ chức đoàn thể, đơn vị, tổ chức
và mọi công dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, giúp đỡ và tạo mọi đIều kiện
để lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông
hoàn thành nhiệm vụ.