Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 304/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 06/02/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 304/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO XẾP HẠNG TÍN NHIỆM QUỐC GIA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia” với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỤ TH

1. Mục tiêu

a) Phấn đấu đến năm 2020 từng bước nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia đạt mức xếp hạng tín nhiệm tối thiểu bằng mức khởi điểm đầu tư (Baa3 đối với xếp hạng tín nhiệm của Moody’s hoặc BBB- đối với xếp hạng tín nhiệm của S&P hoặc Fitch).

b) Đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các công ty xếp hạng tín nhiệm phát triển ngày càng thực chất, tin cậy và bền vững hơn.

c) Thông qua việc tiếp xúc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nhằm thúc đẩy, tuyên truyn và giới thiệu sâu rộng hơn v tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam cho các nhà đầu tư quốc tế.

2. Yêu cầu

a) Bảo đảm thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống nhm tăng cường uy tín quc gia trên trường quc tế và đáp ứng tt hơn yêu cu phát trin kinh tế - xã hội của đt nước...

b) Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, có hiệu quả phù hợp với khả năng, nguồn lực, pháp luật Việt Nam và thông lệ quc tế khi hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

d) Nâng cao tính chủ động, tích cực, phối hợp đồng bộ và trách nhiệm giải trình của các Bộ, cơ quan, địa phương và các tchức liên quan trong thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

đ) Bảo đảm nguyên tắc minh bạch, đầy đủ, kịp thời, chính xác trong trao đổi, cung cấp thông tin cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm; đảm bảo thống nhất với các số liệu đã được công bố, công khai và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

đ) Chủ động nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là các nước trong khu vực và các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

3. Các chỉ tiêu cụ thể

Tiếp tục nâng cao nội lực của nền kinh tế, tăng cường chủ động và chuyên nghiệp trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia; đồng thời bảo đảm thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu như sau:

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm trong giai đoạn 2011-2020; đến năm 2020 GDP theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.

- Tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; có chính sách khuyến khích tăng tích lũy cho đu tư phát trin. Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội duy trì trong khoảng từ 33-35% GDP, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư công, phấn đấu đưa chỉ số ICOR về mức trung bình so với các nước có cùng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 - 12%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020.

- Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5%-7% vào năm 2015 và được tiếp tục duy trì ở mức hợp lý trong giai đoạn 2016-2020.

- Phấn đấu giảm thâm hụt cán cân vãng lai, ổn định cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tiến tới thặng dư; tăng mức dự trữ ngoại hối nhà nước đạt ít nhất 12 tuần nhập khẩu, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đạt mức mức trung bình so với các nước có cùng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

- Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giảm xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 và khoảng 4% GDP trong giai đoạn 2016-2020.

- Nợ công (bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ chính phủ không quá 55% GDP; nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục duy trì sự ổn định chính trị - xã hội và thể chế

a) Tăng cường sự ổn định chính trị, nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật và duy trì các hoạt động của đất nước trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

b) Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật và tăng cường cải cách hành chính.

c) Không ngừng thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội nhằm giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng giữa các đối tượng, vùng, miền và khu vực địa lý.

d) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; đảm bảo công khai, minh bạch trong các mục tiêu, quyết định chính sách.

đ) Xây dựng chính sách đối ngoại phù hợp, nhất là đối với các quốc gia láng giềng, duy trì và củng cố hòa bình, đồng thời tránh xảy ra các xung đột mang tính khu vực.

2. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế

a) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt

- Phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là chính sách lãi suất, cho vay tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô.

- Thực hiện các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn tín dụng phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án hiệu quả, đồng thời kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích ở mức độ hợp lý và hạn chế nợ xấu.

- Điều hành tỷ giá, thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung - cầu ngoại tệ, góp phần khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối.

- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thực hiện tốt công tác dự báo, công khai, minh bạch thông tin thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ, vàng.

b) Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả

- Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển kinh tế "xanh", đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện đầy đủ các cam kết về nghĩa vụ trả nợ; đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường đầu tư cho con người, gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Rà soát, sắp xếp lại danh mục đầu tư, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung vốn cho các dự án cấp thiết, sớm hoàn thành, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có tác động lan tỏa cao, tạo ra tiền đề để tái cơ cấu nền kinh tế.

- Tập trung nguồn lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn; hướng các nguồn lực tài chính nhà nước và thu hút các nguồn vốn khác để đầu tư cho khoa học, công nghệ và môi trường, ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật chất giáo dục, đào tạo, y tế, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong tng thời kỳ.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia theo hướng tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, công cụ quản lý nợ, hiệu quả huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay; nâng cao tính chủ động trong công tác giám sát, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia.

c) Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

- Thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng nhà nước định giá, kiểm soát giá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ độc quyền, sản phẩm công ích.

- Tôn trọng quyền tự định giá, thỏa thuận giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. Công khai, minh bạch giá các hàng hóa, dịch vụ, đi đôi với các giải pháp hỗ trợ hợp lý cho sản xuất gặp khó khăn và thực hiện chính sách an sinh xã hội trong từng giai đoạn.

- Xây dựng và thực hiện các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu thông qua việc tăng cường xúc tiến thương mại để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, vật tư, giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

3. Thực hiện đầy đủ và nhất quán tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế

a) Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các đề án tái cơ cấu kinh tế, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng, tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các định chế tài chính, nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát trin bn vững.

b) Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tập trung vào hoàn thiện các thể chế của kinh tế thị trường; tiếp tục nâng cao chất lượng các quy hoạch, gắn chiến lược với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đồng bộ và ngành nghề ưu tiên phát triển; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, cải thiện, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với nền kinh tế và phát triển khoa học, công nghệ.

c) Đổi mới đầu tư công theo hướng nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính; từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư công, kể cả chi đầu tư từ ngân sách nhà nước và ưu tiên tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thiết yếu; phân định rõ nội dung, phạm vi đầu tư giữa Trung ương và địa phương, tạo cơ chế để các địa phương thu hút nguồn lực cho phát triển phù hợp với quy hoạch, năng lực và tài lực của từng địa phương.

d) Khẩn trương thực hiện cải cách toàn diện và sâu sắc hệ thống doanh nghiệp nhà nước; tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chú trọng vào các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước theo hướng giảm slượng, đa dạng hóa sở hữu, thu hút các nhà đầu tư chiến lược mạnh trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích người lao động mua cổ phần tại doanh nghiệp; sắp xếp, đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, nâng cao năng lực, hiệu lực quản trị và thực hiện công khai, minh bạch và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

đ) Tiếp tục hoàn thiện cấu trúc của thị trường chứng khoán, đảm bảo sự phát triển đồng bộ, hiệu quả các thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế niêm yết cổ phiếu, trái phiếu và huy động vốn qua thị trường chứng khoán; đa dạng hóa các loại hình sản phẩm trên thị trường tài chính nhằm tăng cung hàng hóa cho thị trường chứng khoán; hoàn thiện thể chế, tăng cường công khai, minh bạch, bảo đảm công bố thông tin của các công ty đại chúng phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

4. Tăng cường hiệu quả thu thập và cung cấp thông tin

a) Từng bước thiết lập hệ thống thông tin, số liệu cập nhật, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

b) Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan trong quá trình thu thập, cung cấp số liệu; tăng cường tính chủ động của các cơ quan quản lý trong việc cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia.

c) Chủ động xây dựng các báo cáo kinh tế - xã hội quốc gia hàng năm, xây dựng báo cáo đánh giá cụ th vnhững vn đthuộc ngành, lĩnh vực gn với nội dung đánh giá tín nhiệm, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, tin tệ, bao gm cả dự trữ ngoại hối.

d) Tăng cường công tác quảng bá, gặp gỡ với các nhà đầu tư theo định kỳ nhằm tăng cường thông tin về Việt Nam cho nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình huy động vốn trên thị trường, đặc biệt là phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế.

đ) Xây dựng và duy trì hoạt động trang Web (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) để truyền tải thông tin có liên quan đến xếp hạng tín nhiệm, nâng cao cht lượng, số lượng và tần suất công bố thông tin trên trang Web, đặc biệt đi với các thông tin thống kê đặc thù đối với xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

e) Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nht là các biện pháp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo ra sự đồng thuận cả ở trong nước và quốc tế.

g) Chú trọng tăng cường tranh thủ các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài có uy tín, có lượng độc giả lớn, đặc biệt là các hãng tin kinh tế quảng bá vViệt Nam nói chung và tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam, các chính sách quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

5. Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, cơ quan liên quan trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia

a) Xây dựng quy chế cung cấp thông tin cụ thể về một số lĩnh vực như: tình hình chính trị, xã hội; cải cách hành chính; đường lối, chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ; các chính sách về tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia và các thông tin theo yêu cầu để phục vụ cho công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

b) Các Bộ, cơ quan liên quan chủ động cử cán bộ làm đầu mối liên lạc, trao đổi, thống nhất số liệu với Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối làm việc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm, đảm bảo thông tin cung cấp cho tổ chức xếp hạng tín nhiệm được nhất quán theo các nội dung cụ thể do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đề xuất.

c) Chủ động trả lời, giải trình cụ thể, rõ ràng, minh bạch đối với các vấn đề phát sinh theo đề nghị từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

d) Các Bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc có ý kiến phản hồi đối với các vấn đề do tổ chức xếp hạng tín nhiệm đặt ra, nhằm giúp các tổ chức xếp hạng tín nhiệm xem xét, đánh giá khách quan hơn về Việt Nam.

6. Tiếp tục tranh thủ hỗ trợ tư vấn quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và duy trì tiếp xúc thường xuyên với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm

a) Duy trì, củng cố việc trao đổi thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu đánh giá về xếp hạng tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp.

b) Thường xuyên trao đổi đoàn giữa Việt Nam và tổ chức xếp hạng tín nhiệm để tăng cường hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp luận, biện pháp, phân tích để đánh giá xếp hạng tín nhiệm.

c) Tích cực tham dự các hội nghị, hội thảo do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín tổ chức trong những lĩnh vực ta quan tâm phù hợp với khả năng nguồn lực của Việt Nam.

d) Phối hợp với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức quốc tế trong việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam về những nội dung thiết thực đối với yêu cầu tăng cường xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

đ) Triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác với một số đối tác nước ngoài có kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ Việt Nam về xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

e) Lựa chọn một tổ chức tài chính trung gian, có uy tín trên thị trường quốc tế, hỗ trợ Việt Nam gặp gỡ các nhà đầu tư để quảng bá về các thông tin kinh tế - xã hi, môi trường và tiềm năng đầu tư của Việt Nam.

7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia

a) Duy trì, củng cố và nâng cao vai trò của Tổ công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

b) Nâng cao kỹ năng của các đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Tổ công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia và các Bộ, cơ quan liên quan trong quá trình xếp hạng tín nhiệm theo hướng chuyên nghiệp và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.

c) Tăng cường thẩm quyền, vai trò và trách nhiệm của cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan đến đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia, đảm bảo tính thống nhất, tập trung vào một đầu mối theo dõi, tổng hợp và tổ chức thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan.

8. Đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Kinh phí thực hiện Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm, bao gồm:

a) Trả phí thường niên cho tổ chức xếp hạng tín nhiệm theo thỏa thuận của Bộ Tài chính với tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

b) Kinh phí cho các hoạt động thu thập thông tin, số liệu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội hàng năm để làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

c) Kinh phí nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ các hoạt động đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia; xây dựng, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn triển khai các nội dung của Đề án.

d) Kinh phí xây dựng báo cáo tổng quan về Việt Nam; kinh phí xây dựng, duy trì hoạt động trang Web; tuyên truyền, quảng bá, tiếp xúc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các nhà đầu tư quốc tế.

đ) Kinh phí hoạt động của Tổ công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia và các kinh phí khác liên quan.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan:

a) Tổ chức triển khai thực hiện Đề án; đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung đề án trong trường hợp cần thiết.

b) Tổng hợp số liệu, thông tin chuẩn bị cho các đợt đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia theo yêu cầu, đề xuất của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tổ chức các buổi làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, giải trình các vấn đề với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm; đồng thời có ý kiến, nhận xét và kiến nghị đối với các báo cáo đánh giá do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố.

c) Chủ động khai thác các thông tin, số liệu công khai của các Bộ, cơ quan liên quan phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm và tổ chức thu nhận các thông tin do các cơ quan liên quan cung cấp để xây dựng báo cáo về Việt Nam.

d) Sử dụng, cung cấp, công bố và lưu trữ thông tin, báo cáo phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thỏa thuận đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.

đ) Xây dựng dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định; hướng dẫn, quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

e) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc gia hàng năm và kiến nghị các giải pháp xử lý vướng mắc trong quá trình làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm; thông báo cho các Bộ, cơ quan liên quan các thông tin về xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia, cụ thể:

a) Cung cấp số liệu, thông tin liên quan phù hợp với chức năng nhiệm vụ phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

b) Thu xếp, bố trí cán bộ làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, phù hợp với các nội dung thảo luận do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đề xuất.

c) Trả lời và giải trình các thông tin cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đi với các câu hỏi phát sinh sau các bui làm việc với các tchức xếp hạng tín nhiệm hoặc khi có đề nghị từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chủ động phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia; chịu trách nhiệm cung cấp, giải trình đối với các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban ca Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các y ban ca Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, PL, KGVX, KTN, QHQT, V.III, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No.304/QD-TTg

Hanoi, February 06, 2013

 

DECISION

ON APPROVAL OF THE SCHEME TO IMPROVE NATIONAL CREDIT RATING

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Public Debt Management dated June 17, 2009;

Pursuant to the Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the Minister of Finance,

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. OBJECTIVE AND REQUIREMENTS AND SPECIFIC TARGETS

1. Objective

a) To strive toward 2020 gradually to raise national credit rating obtained a minimum credit rate equal to the investment starting rate (Baa3 for the credit rating of Moody's or BBB-for the credit rating of S&P or Fitch).

b) To give the cooperation relation between Vietnam and other credit rating companies to develop more and more substantive, reliable and sustainable.

c) Through the contact with the credit rating organizations to promote, propagate and introduce more intensive on social and economic situation of Vietnam to the international investors.

2. Requirements

a) To ensure the regular, constant, systematical implementation of the national credit rating to enhance national prestige in the international arena and meet better the requirements of socio-economic development of the country...

b) To ensure the principles of equality, voluntariness, effectiveness in accordance with the capabilities, resources, Vietnamese law and international practices when coordinating with the credit rating organizations.

d) To enhance the sense of initiative, activeness, synchronous coordination and accountability of the ministries, agencies and localities, and the concerned organizations in the implementation of the works related to the national credit rating.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) To actively research and learn international experience, especially the countries in the region and countries with the conditions similar to Vietnam in the implementation of the works related to the national credit rating.

3. The specific targets

Continue to improve the internal strength of the economy, strengthen the initiative and professionalism in the implementation of the works related to the national credit rating; at same time ensure the implementation of a number of key macro-economic indicators mainly as follows:

- To strive for growth of gross domestic product (GDP) on average 7-8%/year in the period of 2011-2020; to 2020 GDP at comparative price is about 2.2 times compared to 2010; GDP per capita at actual price reached about $ 3,000.

- To continue to handle well the relationship between accumulation and consumption, between saving and investment; to make policy of incentives to increase accumulation for investment and development. Investment proportion for entire society is maintained in the range of 33-35% of GDP, at the same time to improve the efficiency of public investment, strive to bring ICOR indicator to the average rate compared to other countries with the same level of national credit rating.

- The growth rate of export of goods on average obtained 11-12%/year in the period of 2011-2020, including the period of 2011 to 2015 the average growth of 12%/year; period 2016 to 2020 the average growth of 11 %/year. To reduce gradually trade deficit, control trade deficit at the rate of less than 10% of export quota in 2015 and obtained trade balance in 2020.

- The consumption price index increased by about 5% -7% in 2015 and is continued to maintain at a reasonable level in the period of 2016-2020.

- To strive to reduce the current balance deficit, stabilize the balance of international payment and surplus; increase the state foreign exchange reserves reached at least 12 weeks of import, in accordance with international standards and reached an average level compared with other countries with similar national credit rating.

- State budget overspending ratio fell below 4.5% of GDP in 2015 and about 4% of GDP in the period of 2016-2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. MAJOR SOLUTIONS

1. Continuity to maintain institutional, social and political stability

a) To enhance political stability, improve discipline and maintain the operation of the country within the framework of the Constitution and the law.

b) To continue to improve the legal framework, enhance the effectiveness of law enforcement and enhance administrative reform.

c) Never stop the effective implementation of social welfare policies in order to reduce the gap between the rich and poor, inequality between subjects, regions, areas and geographic regions.

d) To continue to implement effectively the prevention and fight against corruption; to ensure openness and transparency in the targets, policy decision.

e) To formulate appropriate foreign policy, especially with the neighboring countries; to maintain and consolidate peace, and avoid regional conflicts

2. Assurance of macroeconomic stability and the major balances of the economy

a) Implementation of flexible and prudent, tight monetary policy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To implement measures to encourage and support the credit institutions prioritizing credit capital for the agricultural sectors and rural areas, production of export goods, support industry, small and medium enterprises and enterprises using many laborers and the projects effectively, and control the proportion of outstanding loans in the fields not encouraged at a reasonable extent and limit bad debts.

- To administer the exchange rate, foreign exchange market flexibly, in accordance with market changes and foreign currency supply and demand situation, to encourage export and reduce the trade deficit, improve the international balance of payment and increase foreign exchange reserves.

- To continue to improve the legal framework, strengthen the management, examination, inspection and supervision of the activities of the credit institutions; to make good the forecast, openness, transparency of information on money market, credit, foreign currency, gold.

b) Implementation of effective and tight fiscal policy

- To restructure the state budget expenditure to ensure the implementation of tasks of socio-economic development, focus on "green" economic development to ensure national defense and security, to fulfill the commitment on debt paying obligation; to renovate structure of spending the state budget in the direction of increasing investment in people, associated with the improvement of the efficiency of using the state budget capital.

- To review and restructure portfolio, determine to overcome the spread investment, focus capital to the urgent projects for early completion, prioritize to invest in the areas, projects of high dissemination, to create premise for economic restructuring.

- To focus resources to accelerate the process of industrialization, modernization and economic restructuring transfer in agriculture and rural areas; direct state financial resources and attract other sources of capital for investment in science, technology and environment, priorities for investment in the facilities of education, training, health care in accordance with the conditions of socio-economic development in each period.

- To improve the efficiency of the management of public debts and foreign debts of the country in the direction of continuity to improve the legal system, debt management tools, efficiency of mobilization and allocation of, using loans; to improve the sense of initiative in supervision, risk management, to ensure safety for the national debt and financial security.

c) Consistent implementation of the market price mechanism with regulation of the state for a number of essential goods and services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To respect the right to set prices, deal prices, and compete on prices of the trading, producing organizations and individuals in accordance with law. Make publicity, transparency of prices of goods and services, together with reasonable support solutions for production meeting problems and implement social security policies in each period.

- To develop and implement synchronous measures to boost export, reduce the deficit import through increase of trade promotion to diversify export market, technological innovation, save energy, materials, reduce input costs and improve the competitiveness of the exports.

3. Consistent and full implementation of overall restructuring of the economy

a) To implement fully and effectively the economic restructuring schemes, public investment, the state-owned enterprises, the system of credit institutions, restructuring of the stock market and other financial institutions to contribute to sustainable growth and development.

b) To restructure the economy in the direction of focusing on improvement of the institutions of market economy; continue to improve the quality of planning, combined with strategy with planning, plan, synchronous program and careers of development priority; focus on developing human resources, improve, enhance management efficiency of state for the economy and the development of science and technology.

c) To renovate public investment in the direction of improving the efficiency of the allocation and use of financial resources; gradually adjust the investment structure in the direction of reducing the proportion of public investment, including expenditure for investment from State budget and prioritizing to focus on development of essential technical-economic infrastructure; clearly define the content and scope of investment between the central and local level to create mechanism for the localities to attract resources for development in accordance with planning, capacity and financial resources of each locality.

d) Urgently to implement deep and comprehensive reform of state enterprise system; to focus on developing state-owned enterprises in the important sectors, fields of key significance of the national economy, to ensure intensive balance, macro-economic stability; to accelerate equitization of state-owned enterprises, with emphasis on the State-owned Groups, the State-owned Corporations in the direction of reducing the number, diversify ownership, attract the foreign and domestic strong strategic investors to invest in state-owned enterprises, to encourage employees to buy shares in the enterprises; to arrange, innovate organizational model and activities of the State-owned Groups, the State-owned Corporations; to improve capacity, effectiveness of management and implement openness, transparency and fair competition in the market.

đ) To continue to improve the structure of the stock market, to ensure effective and synchronous development of the stock market, bond market, the derivatives market; to encourage the enterprises of the economic sectors to list their shares, bonds and raise capital through the stock market; to diversify the types of products on the financial market to increase the supply of goods for the stock market; to perfect institution, enhance openness, transparency, to ensure disclosure of public companies’ information in accordance with international standards.

4. Enhancement of efficiency of collection and provision of information

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) To identify clearly the functions and tasks of the ministries and agencies in the process of collecting and providing data; to strengthen the sense of initiative of the authorities in the improvement of the nation's credit rating.

c) To actively build the annual national socio-economic reports, the specific assessment report on the problems of sectors, fields associated with the content of credit rating, especially the field of finance, monetary, including foreign exchange reserve.

d) To enhance the promotion, meeting with the investors on a regular basis to improve information on Vietnam for the investors, to create favorable conditions for the process of raising capital in the market, especially issuance of bonds to the international capital market.

đ) To develop and maintain website (in Vietnamese and English) to convey information related to credit rating, improve the quality, quantity and frequency of disclosure of information on the Website, especially for the particular statistical information toward the national credit rating.

e) To continue to promote the information and communication on the guideline, policy of management and administration of the Government's macro-economy, especially the measures to control inflation, stabilize the macro economy, ensure social security and contribute to create consensus both domestically and internationally.

g) To focus on strengthening to make use of the prestigious foreign media, press with a large number of audiences, especially the economic news to broadcast about Vietnam in general and socio-economic situation of Vietnam, the policy of management and administration of the Government's macro-economy.

5. Enhancement of coordination among the ministries and agencies involved in the implementation of the works related to the national credit rating

a) To build up the regulations providing specific information on a number of areas such as: socio-political situation; administrative reform; guideline, policy, strategy of socio-economic development of Vietnam in each period; the policies of fiscal year, monetary, trade, investment, public debt and foreign debt of the nation and the information required to cater for the national credit rating.

b) The ministries and concerned agencies to take the initiative in assignment of officials to be contact point for exchanging; agreeing data with the Ministry of Finance as the lead agency working with the credit rating organization, to ensure that information provided for the credit rating organization is consistent with the specific contents proposed by the credit rating organization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The relevant ministries and agencies shall coordinate with the Ministry of Finance in the feedback to the issues set out by the credit rating organizations, in order to help the credit rating organizations review, valuate more objective on Vietnam.

6. Continuity to make use of international consulting support, sharing experiences and maintaining regular contact with the credit rating organizations

a) To maintain and strengthen the exchange of information, documents, research results, evaluation of the national credit rating and enterprises.

b) Regularly to exchange visits between Vietnam and the credit rating organizations to increase knowledge, share experiences on methodology, measures, analyzes to assess the credit rating.

c) Actively to participate in conferences and seminars organized by the reputed credit rating organizations in the concerned field in accordance with the ability of resources of Vietnam.

d) To coordinate with the credit rating organizations, international organizations in the organization of international conferences and seminars in Vietnam on the practical contents for the requirement of enhancing the national credit rating.

đ) To implement effectively the cooperation agreements with a number of foreign partners having experience in consultancy and support Vietnam on national credit rating.

e) To select an intermediary financial institution reputed in the international market, to support Vietnam in meeting with the investors to promote the socio-economic information, environment and the potential investment in Vietnam.

7. Improvement of the quality of human resources and technology to create favorable conditions for the implementation of the works related to the national credit rating

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) To improve the skills of the contact point units to perform the tasks of the national credit rating assessment, the working group of national credit rating and the concerned ministries and agencies in the credit rating process in the professional direction and step by step in accordance with international practice.

c) To strengthen the competence, role and responsibilities of the agencies tasked to perform the works related to the national credit rating assessment, to ensure consistency, focus on contact point, synthesis and implementation on the basis of coordination among the agencies.

8. Assurance of funding for the implementation of the works related to the national credit rating

Funding for implementation of the scheme to improve the national credit rating is ensured by state budget, including:

a) To pay the annual fee to the credit rating organizations in accordance with the agreement of the Ministry of Finance with the credit rating organizations.

b) Funding for the operations of gathering information, data, analysis and annual evaluation of socio-economic situation to work with the credit rating organizations.

c) Funding for research to make legal documents and build database system for the assessment activities of national credit rating; to build up, disseminate, train and guide the deployment of the contents of the Scheme.

d) Funding for the making of overview report on Vietnam; funding to build and maintain the website; for propaganda, promotion, contact with the credit rating organizations and the international investors.

đ) Funding for the activities of the working group of national credit rating and other related funding.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Finance shall preside over and coordinate with the relevant ministries and agencies:

a) To organize the implementation of the Scheme; propose, submit to the Prime Minister for making decision on adjusting the objectives and content of the Scheme in case of necessity.

b) To synthesize data and information to prepare for the national credit rating assessment batch at request, proposals of the credit rating organizations, organize the meetings with the credit rating organizations, explain the problems with the credit rating organizations; and give opinions, comments and recommendations for the assessment reports announced by the credit rating organizations.

c) To take initiative the exploitation of information, public data of the relevant ministries and agencies for the work of credit rating and the organization receiving the information provided by the relevant agencies to build up the reports on Vietnam.

d) To use, supply, disclose and archive information, report in accordance with the provisions of Vietnamese law and the agreement on assessment of the national credit rating with the international credit rating organization.

đ) To make cost estimates for implementation of the scheme in the annual budget estimates of the Ministry of Finance, to submit to the competent authority for decision as prescribed; to make guidance, management and use of funds in accordance with provisions of the State Budget Law and the relevant legal documents.

e) To report to the Prime Minister the results of an annual national credit rating and to propose the measures to handle problems arising in the process of working with the credit rating organizations; inform the ministries and relevant agencies information on the national credit rating.

2. The State Bank of Vietnam, the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Industry and Trade, the National Financial Supervisory Commission shall coordinate with the Ministry of Finance to perform tasks related to the national credit rating, specifically:

a) To provide data and information in accordance with the functions, duties for the national credit rating.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) To answer and explain the information to the credit rating organizations for the questions arising after the meetings with the credit rating organizations or upon request from the credit rating organizations.

3. The ministries, ministerial-level agencies, the governmental agencies and People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government and other relevant agencies take initiative to coordinate with the Ministry of Finance in the implementation of the works related to the national credit rating; are responsible for provision, explanation for the matters within their functions and tasks assigned.

Article 3. This Decision takes effect from the date of signing.

Article 4. The Ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the governmental agencies, Presidents of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall implement this Decision.

 

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 304/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 phê duyệt Đề án Nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.065

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.109.159
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!