ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
124/2002/QĐ-UBNDT
|
Sóc
Trăng, ngày 21 tháng 5 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
VÀ CHI PHÍ HỌC TẬP CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH SÓC TRĂNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ tình
hình kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách của địa phương và yêu cầu
quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
Căn cứ Quyết
định 874/TTg, ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước và Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg , ngày 7/5/2001
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
giai đoạn 2001-2005;
Theo đề nghị
của Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền và Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tỉnh Sóc
Trăng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay
ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định đào tạo, bồi dưỡng và chi phí học
tập cho cán bộ, công chức tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quy định
này thay thế Quyết định số 01/QĐ.UBT.96, ngày 31/01/1996, của UBND tỉnh Sóc
Trăng và được áp dụng thống nhất kể từ ngày 01/6/2002 trong phạm vi toàn tỉnh.
Điều 3. Chánh
Văn phòng HĐND và UBND, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch
UBND các huyện, thị căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận:
- Như điều 3,
- TT. Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh,
- Các Ban Xây dựng Đảng,
Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy,
- Lưu VP (HC-NC-LT)
|
TM.
UBND TỈNH SÓC TRĂNG
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|
QUY ĐỊNH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CHI PHÍ HỌC TẬP CHO
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/2002/QĐ.UBNDT, ngày 21/5/2002).
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều1: Đối tượng áp dụng:
1. Đại biểu
HĐND các cấp;
2. Cán bộ công
tác ở xã, phường, thị trấn;
3. Cán bộ công
tác ở các cơ quan Đảng, Mặt trận, Đoàn thể các cấp;
4. Cán bộ, công
chức đang công tác tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp từ tỉnh đến huyện, thị,
(kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế);
5. Cán bộ, công
nhân viên chức đang công tác tại doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cổ phần hoặc được
biệt phái làm việc với các tổ chức quốc tế, liên doanh với nước ngoài.
Điều 2: Phạm vi áp dụng:
Cán bộ, công chức,
đối tượng tại Điều 1 được cấp có thẩm quyền cử đi học ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, quản lý, chính trị, pháp luật, văn
hóa..v..v... hệ tập trung, tại chức, ngắn hạn, dài hạn (theo quy hoạch) trong
nước (trong và ngoài tỉnh).
Điều 3: Các đối tượng không thuộc diện áp dụng Quy định này gồm có:
1. Các đối tượng
được cử đi học ngoài các đối tượng nói tại Điều 1.
2. Những người
đi học theo nhu cầu và nguyện vọng riêng của bản thân, không được cấp có thẩm
quyền cử đi.
3. Các cuộc họp,
hội nghị, hội thảo thực hiện theo chế độ dự hội nghị.
Điều 4: Điều kiện được áp dụng Quy định đào tạo bồi dưỡng:
1. Kế hoạch
chiêu sinh mở lớp tại địa phương (tỉnh, huyện) hoặc kế hoạch đưa đi đào tạo bồi
dưỡng cán bộ ở Trung ương phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Người được cử
đi học phải có đủ tiêu chuẩn quy định theo thông báo chiêu sinh;
3. Người được cử
đi học phải có Quyết định chính thức của cấp có thẩm quyền.
Điều 5: Tất cả
các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức nói ở Điều 1 Quy định này khi thực hiện
công tác bồi dưỡng, đào tạo phải tuân thủ các quy định tại Quyết định số
874/QĐ-TTg, ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức Nhà nước và Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg , ngày 7/5/2001 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức giai đoạn 2001-2005 và nội dung quy định này.
Điều 6: Thủ
trưởng các Sở, Ban ngành, các đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị phải căn cứ
vào quy hoạch cán bộ công chức, kế hoạch đào tạo, cơ cấu tiêu chuẩn cán bộ,
công chức và yêu cầu đào tạo của cơ quan, đơn vị mà xem xét cử cán bộ, công chức
đi dự lớp đào tạo, bồi dưỡng theo điều kiện, tiêu chuẩn của cơ quan, đơn vị tổ
chức lớp học.
Chương II
THẨM QUYỀN
XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH VÀ QUYẾT ĐỊNH CỬ ĐI ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG
Điều 7: Kế hoạch
mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo quy hoạch của các ngành, các địa
phương trong tỉnh thuộc hệ Đảng, Chính quyền, Đoàn thể (trừ các Trường chuyên
nghiệp của tỉnh đã có quy chế riêng) phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
về nội dung chương trình, đối tượng và số lượng chiêu sinh mỗi lớp học, cụ thể
như sau:
1. Đối với kế
hoạch mở lớp thuộc hệ Đảng, Mặt trận, Đoàn thể:
- Ở cấp tỉnh,
do Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy xem xét, trình Thường trực Tỉnh uỷ phê duyệt;
- Ở cấp huyện,
thị, do Ban Tổ chức Huyện ủy chủ trì phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị
và Ban Tuyên giáo Huyện ủy xem xét, trình Thường trực Huyện (Thị) uỷ phê duyệt.
2. Đối với kế
hoạch mở lớp thuộc hệ chính quyền:
- Ở cấp tỉnh,
do Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh chủ trì phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và
các cơ quan có chức năng liên quan xem xét, trình Chủ tịch UBND Tỉnh phê duyệt;
- Ở cấp huyện,
thị do Phòng Tổ chức - Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với
Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị và các cơ quan có chức năng liên quan xem xét,
trình Chủ tịch UBND huyện, thị phê duyệt.
Điều 8: Thẩm
quyền quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
1. Đối với các
lớp học được tổ chức ở trong và ngoài tỉnh:
a. Trường hợp
đào tạo, bồi dưỡng trên 03 tháng:
- Việc xem xét
quyết định cử đi dự tuyển, dự đào tạo, bồi dưỡng các đối tượng đang công tác tại
các cơ quan Đảng, Mặt trận, Đoàn thể theo phân cấp của Tỉnh uỷ.
- Các đối tượng
thuộc hệ nhà nước: căn cứ vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch
UBND các huyện, thị lập thủ tục đề nghị Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh xem xét,
thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định cử các đối tượng đi dự tuyển,
đi dự đào tào, bồi dưỡng theo thông báo chiêu sinh hoặc thông báo trúng tuyển,
triệu tập nhập học.
b. Trường hợp
đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, có thời gian học không quá 03 tháng:
- Việc xem xét
quyết định cử các đối tượng đang công tác tại các cơ quan Đảng, Mặt trận, Đoàn
thể đi dự tuyển, đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo phân cấp của Tỉnh uỷ.
- Đối với đối
tượng thuộc hệ nhà nước, là thủ trưởng, thủ phó cấp Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch,
Phó Chủ tịch HĐND và UBND huyện, thị thì do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; các
đối tượng còn lại (trừ điểm c khoản 1 điều này) giao cho thủ trưởng các Sở, Ban
ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị ký quyết định cử đi dự tuyển, đào tạo, bồi
dưỡng theo thông báo chiêu sinh hoặc thông báo triệu tập dự tuyển, nhập học, đồng
thời báo cáo về Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.
c. Đối với trường
hợp theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan tổ chức lớp học thì Chủ tịch UBND tỉnh ký
quyết định cử đi học.
2. Đối với các
lớp học tập huấn có thời hạn dưới 03 tháng do cấp huyện, thị tổ chức trên địa
bàn huyện, thị:
Giao cho Chủ tịch
UBND huyện, thị ra quyết định cử đi dự tuyển, đào tạo, bồi dưỡng theo thông báo
chiêu sinh, đồng thời báo cáo về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
Điều 9: Đối với
các trường hợp do UBND tỉnh quyết định đi dự tuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thì Thủ
trưởng các Sở, Ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị lập đầy đủ thủ tục đề
nghị Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh xem xét, thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh.
Đối với các trường
hợp do Chủ tịch UBND huyện, thị quyết định cử đi dự tuyển đào tạo, bồi dưỡng
thì các đơn vị thuộc huyện, thị lập thủ tục thông qua Phòng Tổ chức lao động
huyện, thị thẩm định trình Chủ tịch UBND huyện, thị.
Chương III
CHI PHÍ ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 10: Tất
cả các đối tượng nói ở Điều 1, được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng
theo quy định tại Điều 8 đều được ngân sách đài thọ chi phí trong thời gian học
tập theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Quy chế này.
Điều 11: Đối
với cán bộ, công chức hưởng lương theo ngạch, bậc hoặc lương theo chức vụ dân cử,
bầu cử được cơ quan đề nghị cử đi học đài thọ chi phí học tập như sau:
1. Trường hợp
nhà trường (nơi tổ chức lớp học) hoàn toàn không đài thọ chi phí, hoặc chỉ đài
thọ một số khoản chi phí, cơ quan đề nghị cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng,
căn cứ biên lai thu của trường để thanh toán các khoản như: học phí, tài liệu học
tập, phòng ngủ nội trú (hoặc do nhà trường sắp xếp, không phải là khách sạn) và
các chi phí khác phục vụ cho học tập theo quy định của nhà trường;
2. Các đối tượng
được cử đi học ở ngoài huyện (thị) và ngoài tỉnh được thanh toán tiền tàu, xe
(đi và về) theo cự ly và giá vé thị trường, cụ thể như sau:
a. Đối với lớp
đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 03 tháng (khóa học tập trung học 1 đợt) được
thanh toán một lần tiền tàu, xe đi và về;
b. Đối với lớp
đào tạo, bồi dưỡng dài hạn có thời gian học trên 03 tháng, dưới 01 năm (khóa học
tập trung nhiều đợt), mỗi đợt tập trung được thanh toán một lần tiền tàu, xe đi
và về (căn cứ quy định của nhà trường hoặc nơi tổ chức lớp học).
c. Đối với lớp
đào tạo tập trung dài hạn có thời gian học từ một năm trở lên, được thanh toán
tiền tàu, xe đi và về trong kỳ nghỉ hè, Tết Nguyên đán, thực tập theo quy định
của nhà trường.
d. Trong quá
trình đi đào tạo, bồi dưỡng, nếu cơ quan cử đi học có tổ chức xe đưa, rước, thì
không được thanh toán tiền tàu, xe.
3. Đối với tiền
ăn trong thời gian tập trung học tập (cả lớp học ngắn hạn và dài hạn) do người
theo học xuất tiền lương của mình để đóng cho nhà trường theo chế độ quy định
hoặc tự túc.
Điều 12: Đối
với những đối tượng không hưởng lương (cán bộ xã, phường, thị trấn và khóm, ấp
đang hưởng định xuất):
1. Đi học các lớp
trong, ngoài tỉnh:
Cơ quan ra quyết
định cử đi học đài thọ toàn bộ chi phí học tập theo khoản 1 và khoản 2 Điều 11
của Quy chế này. Người được cử đi học có trách nhiệm xuất trình tất cả chứng từ
hợp lệ về các khoản chi phí nêu trên của nhà trường cho cơ quan ra quyết định cử
đi học để được thanh toán theo quy định.
2. Đi học các lớp
do cấp tỉnh, huyện, thị tổ chức: Đơn vị mở lớp đài thọ toàn bộ chi phí học tập
theo khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Quy chế này.
Điều 13: Trong
thời gian học tập, ngoài việc được đài thọ chi phí theo Điều 11, Điều 12 nêu
trên, người được cử đi học hưởng thêm một khoản trợ cấp như sau:
1. Nếu dự lớp học
do Trung ương tổ chức ở ngoài tỉnh thuộc khu vực phía Bắc (tính từ Thừa Thiên
Huế trở ra), thì được trợ cấp thêm 20.000đ/ngày;
2. Nếu dự lớp học
do Trung ương tổ chức ở ngoài tỉnh thuộc khu vực phía Nam (tính từ Thừa Thiên
Huế trở vào), thì được trợ cấp thêm 15.000đ/ngày;
3. Nếu dự lớp học do Trung ương hoặc tỉnh tổ chức ở trong tỉnh nhưng
ngoài huyện, thị nơi người đi học đang công tác:
- Được trợ cấp
thêm 10.000đ/ngày.
- Riêng cán bộ
xã, phường, thị trấn và khóm, ấp dự lớp học tổ chức tại huyện, thị thì được trợ
cấp 10.000 đ/ngày để thanh toán chi phí ăn, ở do cơ quan, đơn vị tổ chức lớp học
đài thọ.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 14: Nguồn
kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức theo Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều
13 nêu trên bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm được Hội đồng Nhân dân
các cấp thông qua và được cân đối trong dự toán chi của đơn vị:
1. Cán bộ, công
chức thuộc cấp nào quản lý thì ngân sách cấp đó đài thọ và được bố trí trong dự
toán chi của đơn vị, cơ quan (có cử cán bộ, công chức đi học) được phân bổ hàng
năm;
2. Đối với kinh
phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn (bao gồm cán bộ khóm, ấp) do
ngân sách tỉnh đài thọ và cấp kinh phí về nơi mở lớp;
3. Đối với những
đối tượng được cử đi học theo dự án hoặc chương trình, mục tiêu thì được thanh
toán trong kinh phí của dự án hoặc chương trình mục tiêu được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt;
4. Đối với cán
bộ, viên chức thuộc các doanh nghiệp nhà nước được cử đi học, thì được thanh
toán từ nguồn kinh phí đào tạo bồi dưỡng của doanh nghiệp;
5. Đối với viên
chức được biệt phái làm việc ở các tổ chức quốc tế hoặc liên doanh với nước
ngoài, nếu được cử đi học thì được thanh toán theo thỏa thuận giữa Ban Tổ chức
Chính quyền với tổ chức hoặc đơn vị đó.
Điều 15: Đối với các đối tượng được cử theo học các
lớp do kinh phí đào tạo lại cán bộ, công chức nhà nước hàng năm đảm bảo theo chỉ
tiêu phân bổ của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (đối tượng theo Quyết định
874/TTg của Thủ tướng Chính phủ) thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số
105/2001/TT.BTC, ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính; riêng học phí và tiền ăn, ở
(không phải ở khách sạn) phải nộp cho cơ sở đào tạo trong trường hợp gửi cán bộ,
công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở khác, thì sẽ thanh toán theo mức
quy định (thanh toán thực tế) của cơ sở đào tạo.
Điều 16:
1. Quy định này thay thế quy định ban hành kèm theo Quyết định số
01/QĐ.UBT.96, ngày 31/01/1996 của UBND tỉnh và được áp dụng kể từ ngày
01/6/2002.
2. Các lớp học
đã được tổ chức và các đối tượng được cử đi học đã hoàn tất chương trình học
trước ngày 01/06/2002 mà chưa được thanh toán các khoản chi phí học tập và trợ
cấp thì được thanh toán theo quy định tại Quyết định số 01/QĐ.UBT.96, ngày
31/01/1996 của UBND tỉnh Sóc Trăng.
3. Các lớp học
đã được tổ chức và các đối tượng được cử đi học trước ngày 01/6/2002 mà chưa kết
thúc chương trình học, thì kể từ ngày 01/6/2002 trở về sau, các khoản chi phí học
tập và trợ cấp được thanh toán theo Quy chế này.