ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1624/CT-UB
|
Huế,
ngày 20 tháng 8 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THÀNH LẬP, SỬ DỤNG QUỸ QUỐC PHÒNG AN NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Pháp lệnh dân quân
tự vệ ngày 9/9/1996 của Ủy bann Thường vụ Quốc Hội,
- Căn cứ Nghị quyết số
9g/1998/NQ-HĐND3 ngày 17/7/1998 của HĐND tỉnh khóa 3 kỳ họp thứ 9 về việc thành
lập quỹ quốc phòng an ninh;
- Theo đề nghị của Giám đốc
Sở Tài chính Vật giá, BCHQS tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều I: Ban hành quyết định
kèm theo quy chế về việc thành lập sử dụng quỹ quốc phòng an ninh kể từ ngày ký
quyết định.
Điều II: Giao cho Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ
quan đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai theo quy chế và thực hiện đúng theo
qui định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều III: Giao cho Sở Tài
chính Vật giá phối hợp với BCHQS tỉnh, Công an tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư tổ chức
việc hướng dẫn quy định chi tiết việc sử dụng chế độ thanh quyết toán và công
khai tài chính quỹ quốc phòng an ninh với HĐND và UBND tỉnh.
Điều IV: Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Vật giá, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng
BCH Quân sự tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Nhiều IV
- Thường vụ Tỉnh ủy (đế báo cáo)
- TT HĐND tính
- Các thành viên UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch Đầu tư
- Viện KSND tỉnh:
- VP: Lãnh đạo và các CV
- Lưu VT
|
TM/UBND
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Mễ
|
QUY CHẾ
VỀ
VIỆC THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG QUỸ QUỐC PHÒNG, AN NINH
Ban hành kèm theo Quyết định số 1624 ngày 20 tháng 8 năm 1998 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế
Điều 1:
Thành lập quỹ quốc phòng, an
ninh ở cấp huyện, thành phố Huế ( gọi chung là huyện ) và cấp xã, phường , thị
trấn ( gọi chung là xã ) từ tháng 0l năm 1999.
Nguồn hình thành Quỹ quốc phòng,
an ninh gồm nguồn đóng góp bắt buộc và vận động tự nguyện đóng góp của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước. Việc hình thành quỹ quốc phòng, an ninh của
địa phương không những bổ sung nhu cầu về vốn cho sự nghiệp đảm bảo quốc phòng,
an ninh trong điều kiện nguồn vốn hổ trợ từ NSNN còn hạn chế mà còn có ý nghĩa
to lớn trong việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi công dân đối với nhiệm
vụ quốc phòng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn xã hội của đất nước.
Điều 2:
a/ Đối tượng đóng góp:
+ Đối tượng đóng góp bắt buộc:
Công dân có hộ khẩu thường trú
thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong độ tuổi lao động (nam đủ 18 đến 60 tuổi, nữ đủ
18 đến 55 tuổi ) có trách nhiệm đóng góp quỹ theo các mức qui định dưới đây.
+ Đối tượng vận động đóng góp:
- Các đoàn thể nhân dân, các cơ
quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
tự nguyện tham gia góp Quỹ ;
- Công dân chưa đủ tuổi lao động
hoặc đã ngoài tuổi lao động tự nguyện tham gia góp quỹ ;
- Các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước tự nguyện tham gia góp Quỹ
b- Mức đóng góp Quỹ quốc phòng,
an ninh:
b1/ Công dân có hộ khẩu thường
trú thuộc khu vực qui định là miền núi và vùng đầm phá: 3.000 đ/người /năm.
b2/ Công dân có hộ khẩu thường
trú thuộc khu vực các xã đồng bằng ở các huyện và thành phố Huế: 5,000
/người/năm ,
b3/ Công dân có hộ khẩu thường
trú ở các phường thuộc thành phố Huế và các thị trấn thuộc các huyện
7,000đ/người/năm.
Các đối tượng thuộc diện vận
động đóng góp theo khả năng và sự tự nguyện.
UBND xã có trách nhiệm trực tiếp
tổ chức thu theo hộ khẩu thường trú đang quản lý trên địa bàn.
Điều 3:
+ Đối tượng được miễn đóng góp:
- Quân nhân , công an nhân dân
và công nhân viên đang phục vụ trong quân đội và công an không hưởng lương, chỉ
hưởng sinh hoạt phí ;
- Thương binh, bệnh binh được
xếp hạng ;
- Bố, mẹ, vợ hoặc chồng của liệt
sĩ ;
- Người tàn tát, người mất sức
lao đống ;
- Sinh viên, học sinh đang học
tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, phổ thông trung học.
+ Đối tượng tạm hoãn đóng góp:
- Người ốm đang điều trị , điều
dưỡng tại bệnh viện có thời gian từ 01 tháng trớ lên ;
- Người đang trực tiếp phục vụ
thương, bệnh binh nặng ; người bị tai nạn lao động, tai nạn do chiến tranh và
thiên tai, bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật nặng ;
- Quân nhân hoàn thành nghĩa vụ
quân sự, xuất ngũ chưa đủ 2 năm tính từ ngày có quyết định xuất ngũ ;
- Những công dân có hoàn cảnh
khó khán đặc biệt hoặc được xác nhận thuộc hộ nghèo, đói ;
- Những người được điều đi làm
nhiệm vụ quốc phòng trong thời gian 10 ngày trở lên trong l năm.
Điều 4:
- 90% nguồn thu quỹ quốc phòng,
an ninh được để lại cho UBND xã để hình thành Quỹ quốc phòng, an ninh cấp xã.
Quỹ quốc phòng, an ninh cấp xã
được sử dụng để bổ sung kinh phí cho việc thực hiện các công tác có liên quan
đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã thuộc chức năng , nhiệm vụ của
UBND xã theo qui định của pháp luật ; chi phí cho việc tổ chức thu.
- 10% UBND xã nộp lên UBND huyện
để hình thành thành Quỹ quốc phòng, an ninh cấp huyện.
Quỹ quốc phòng, an ninh cấp
huyện được sử dụng để hổ trợ cho các xã có nguồn thu Quỹ an ninh, quốc phòng
thấp ; chi cho công tác khen thưởng, kiểm tra và dự phòng.
Điều 5:
Chi phí cho việc tổ chức htu gồm
tiền mua biên lai thu, tiền bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp thu và các chi phí
liên quan khác được trích theo tỉ lệ phần trăm trên nguồn thu Quỹ quốc phòng,
an ninh cấp xã theo các tỉ lệ chi tiết dưới đây:
- 10% đối với các khu vực qui
định tại điểm b1 Điều 2
- 8 % đối với các khu vực qui
định tại điểm b2 Điều 2
- 6 % đối với các khu vực qui
định tại điểm b3 Điều 2
Tỉ lệ trên là mức được trích tối
đa, Trường hợp không sử dụng hết kinh phí cho việc tổ chức thu, phần còn lại bổ
sung chi cho các nhiệm vụ khác của Quỹ an ninh, quốc phòng.
Điều 6:
UBND huyện, xã có trách nhiệm
quản lý chặt chẽ việc sử dụng Quỹ quốc phòng, an ninh theo qui định tại Điều 28
của Pháp lệnh về dân quân tự vệ và các qui định của Trung ương, của UBND tỉnh
về lực lượng dân phòng, công an.
Phòng Tài chính các huyện, Ban
Tài chính xã giúp UBND quản lý thu chi và quyết toán việc sử dụng Quỹ an ninh,
quốc phòng. Trưởng Phòng Tài chính các huyện, Ban Tài chính xã được UBND cùng
cấp uỷ quyền chủ tài khoản của Quỹ.
Đối với các huyện, xã có nguồn
thu Quỹ quốc phòng, an ninh tương đối lớn, phải mở tài khoản tại KBNN huyện để
theo dõi, quản lý.
Điều 7:
UBND các huyện, xã có trách
nhiệm báo cáo dự toán, quyết toán tình hình thu và sử dụng Quỹ quốc phòng, an
ninh cho HĐND cùng cấp cùng với việc báo cáo dự toán phân bổ ngân sách, đề nghị
phê chuẩn quyết toán thu chi ngân sách hàng năm. Riêng báo cáo dự toán, quyết
toán thu chi Quỹ quốc phòng, an ninh của cấp huyện phải tổng hợp thu chi Quỹ
quốc phòng, an ninh của cấp xã.
Sở Tài chính Vật giá giúp UBND
tỉnh tổng hợp tình hình thu, chi Quỹ quốc phòng, an ninh của các huyện, xã để
báo cáo HĐND tỉnh.
Điều 8:
Trên cơ sở mức thu, chế độ miễn,
tạm hoãn và qui định về sử dụng Quỹ quốc phòng, an ninh, UBND tỉnh giao trách
nhiệm cho Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các Sở Tài chính Vật giá, Sở
Kế hoạch và Đầu tư tổ chức việc hướng dần, qui định chi tiết việc sử dụng , chế
độ thanh quyết toán và công khai tài chính của Quỹ với HĐND các cấp, kiểm tra
tình hình thu, chi Quỹ.
Điều 9:
UBND các cấp chủ động phối hợp
chặt chẽ với Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức đoàn thể nhân dân
tuyên truyền, vận động nhân dân tốt nghĩa vụ đóng góp Quỹ ; vận động các tổ
chức, cá nhân đóng góp tự nguyện bổ sung nguồn thu cho Quỹ ; tham gia giúp
HĐNĐ, UBND các cấp giám sát tình hình thu và sử dụng Quỹ theo nghị quyết của
HĐND tỉnh và qui định của UBND tỉnh tại qui chế này./.