UBND
TỈNH VĨNH LONG
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO -
SỞ NỘI VỤ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
303/HDLN.SGD-ĐT-SNV
|
Vĩnh
Long, ngày 01 tháng 03 năm 2007
|
HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC THUYÊN CHUYỂN CÁN BỘ, GIÁO VIÊN
Để chuẩn bị cho việc sắp xếp đội
ngũ giáo viên, nhân viên phục vụ cho từng năm học, Sở Giáo dục-Đào tạo và Sở Nội
Vụ hướng dẫn các Phòng Giáo dục, các trường về việc thuyên chuyển giáo viên
trong và ngoài tỉnh như sau:
I. TIÊU CHUẨN
THUYÊN CHUYỂN
Việc xét thuyên chuyển giáo viên
trong tỉnh, ngoài tỉnh, hằng năm được xét theo các tiêu chuẩn sau đây:
1. Giáo viên có thâm niên lâu năm
(ít nhất 3 năm trở lên) đang công tác tại các trường vùng sâu, hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
2. Giáo viên giỏi cấp tỉnh còn hiệu
lực.
3. Giáo viên có hoàn cảnh khó khăn
đặc biệt (có giấy tờ chứng minh).
4. Giáo viên có nhu cầu hợp lý hóa
gia đình (có giấy tờ chứng minh).
5. Giáo viên, công nhân viên hiện tại
không có vay vốn ngân hàng.
6. Giáo viên xin thuyên chuyển
ngoài tỉnh có ít nhất 5 năm giảng dạy tại Vĩnh Long.
II. QUI TRÌNH
XÉT CHỌN
Bước 1: Hiệu trưởng thông
báo cho cán bộ, giáo viên nhà trường biết kế hoạch thuyên chuyển.
Bước 2: Giáo viên làm hồ sơ
xin thuyên chuyển gởi Ban Giám hiệu nhà trường xem xét.
Bước 3: Các trường Mẫu giáo,
Tiểu học, THCS xét và tổng hợp hồ sơ gởi về Phòng Giáo dục huyện.
Bước 4: Các Phòng Giáo dục
và các trường Trung học phổ thông công lập, bán công, trực thuộc xét duyệt và lập
danh sách xin thuyên chuyển chia thành 3 danh sách:
- Danh sách giáo viên xin thuyên
chuyển ngoài tỉnh.
- Danh sách giáo viên xin thuyên
chuyển trong Huyện, Thị.
- Danh sách giáo viên xin thuyên
chuyển trong tỉnh (các Phòng Giáo dục lập danh sách thuyên chuyển và hồ sơ giáo
viên gởi đến PGD từng huyện, thị - gởi danh sách chung về Sở để theo dõi).
Nếu Phòng Giáo dục, Hiệu trưởng đồng
ý cho giáo viên thuyên chuyển phải có ý kiến trong đơn xin thuyên chuyển.
. Cho thuyên chuyển không cần giáo
viên thay thế.
. Cho thuyên chuyển nhưng phải có
người thay thế.
. Nếu vì nhu cầu nhà trường chưa
xét cho giáo viên thuyên chuyển được thì Hiệu trưởng, hoặc Phòng Giáo dục phải
báo cho giáo viên đó được biết lý do.
III. QUI ĐỊNH VỀ
HỒ SƠ VÀ THỜI GIAN
1. Về hồ sơ:
a) Xin thuyên chuyển trong tỉnh,
trong huyện:
- Đơn xin thuyên chuyển (theo mẫu).
- Giấy xác nhận có hoàn cảnh khó
khăn đặc biệt (do xã hoặc cơ quan cấp).
- Bản sao chứng nhận giáo viên giỏi
(nếu có).
- Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại
giáo viên theo mẫu số 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở công văn số
3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17/4/2006.
- Giấy xác nhận đã thanh toán tiền
vay của ngân hàng hoặc tiền tạm ứng của cơ quan.
b) Xin thuyên chuyển ngoài tỉnh:
- Đơn xin thuyên chuyển (theo mẫu).
- Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại
giáo viên theo mẫu số 1 của Bộ GD&ĐT ở công văn số 3040/BGD&ĐT-TCCB
ngày 17/4/2006.
- Bản sao bằng tốt nghiệp sư phạm
(có công chứng)
- Quyết định công nhận thời gian thử
việc (có công chứng).
- Sổ lý lịch theo mẫu 2a (do Trường
hoặc công an địa phương xác nhận).
- Giấy chứng nhận khám sức khỏe
(không quá 6 tháng).
- Bản sao hộ khẩu của bản thân hay
của chồng vợ, cha mẹ nơi xin đến (nếu xin với lý do đoàn tụ gia đình).
- Giấy chứng nhận đã thanh toán các
khoản tiền vay của ngân hàng hoặc tiền tạm ứng của cơ quan (nếu có).
- Các loại giấy tờ chứng nhận của
giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt (nếu có).
Tất cả các giấy tờ nêu trên cho vào
phong bì lớn 31 x 24, ngoài bì ghi rõ họ tên, nơi công tác và liệt kê các loại
giấy tờ bên trong.
Lưu ý chung: Không giải
quyết thuyên chuyển các trường hợp sau:
- Giáo viên còn vay vốn của ngân
hàng (nếu trả xong phải có giấy xác nhận ngân hàng chứng minh).
- Giáo viên khảo sát tay nghề không
đạt yêu cầu.
- Giáo viên đang bị kỷ luật bất cứ
hình thức nào.
- Giáo viên còn trong thời gian thử
việc.
Sở và Phòng Giáo dục chỉ xét thuyên
chuyển những trường hợp nơi xin đến có nhu cầu.
2. Thời gian nộp hồ sơ
* Xin thuyên chuyển trong tỉnh:
Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS nộp hồ sơ cho Phòng Giáo dục trước
ngày 10 tháng 5 hằng năm.
Hồ sơ xin thuyên chuyển trong Huyện:
Phòng Giáo dục giữ lại hồ sơ các giáo viên xin thuyên chuyển trong Huyện xem
xét giải quyết thuyên chuyển.
Hồ sơ xin chuyển ngoài Huyện trong
tỉnh: Phòng GD-ĐT chuyển hồ sơ xin thuyên chuyển của giáo viên đến các Phòng
Giáo dục xin đến trước ngày 25 tháng 5 hằng năm.
* Xin thuyên chuyển ngoài tỉnh:
hồ sơ giáo viên gởi về Sở (Phòng TCCB) trước ngày 10 tháng 5 hằng
năm để Sở xét và gởi hồ sơ đến Tỉnh bạn.
IV. PHÂN CẤP XEM
XÉT THUYÊN CHUYỂN
1. Đối với Phòng Giáo dục:
Căn cứ nhu cầu giáo viên của
năm học đã được Sở Giáo dục –Đào tạo duyệt. Phòng Giáo dục tham mưu Ủy
ban nhân dân Huyện, Thị xét thuyên chuyển cán bộ giáo viên theo phân cấp quản
lý và tiếp nhận giáo viên ngoài Huyện, thị xin đến những nơi có nhu cầu. Đối với
giáo viên ngoài Tỉnh xin đến nếu Huyện tiếp nhận, thì đề nghị Sở Giáo dục-Đào tạo
làm thủ tục tiếp nhận.
Công tác thuyên chuyển này phải
hoàn thành trước ngày 15 tháng 7 hằng năm.
2. Đối với Sở Giáo dục-Đào tạo:
Xét thuyên chuyển trong và ngoài Tỉnh
cho cán bộ giáo viên các Trường THPT công lập, bán công, các đơn vị trực thuộc
và xem xét các đề nghị của Huyện, Thị.
3. Kiểm tra kế hoạch thực hiện:
Sở Giáo dục-Đào tạo sẽ mời các
Phòng Giáo dục về họp để báo cáo tình hình thực hiện công tác thuyên chuyển của
Huyện, Thị và thông báo kế hoạch phân bổ biên chế giáo viên, nhân viên các trường
cho từng năm học.
V. NHỮNG CÔNG VIỆC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC, TRỰC THUỘC CẦN LÀM ĐỂ DỰ BÁO KẾ HOẠCH
1. Lập nhu cầu giáo viên cho năm học
theo định mức cho phép của từng trường.
2. Lập kế hoạch xin giáo viên bộ
môn theo yêu cầu thực tế của từng trường
Tất cả các danh sách này gởi về
Phòng Tổ chức cán bộ trước ngày 20 tháng 6 hằng năm.
Hướng dẫn này thay thế thông báo
thuyên chuyển trước đây, trong quá trình thực hiện có điều gì chưa rõ xin phản
ánh về Sở Giáo dục-Đào tạo để hướng dẫn tiếp. Đề nghị các Phòng Giáo dục, các
Trường phổ biến rộng rãi hướng dẫn này đến cán bộ, giáo viên được biết để thực
hiện.
SỞ
NỘI VỤ
GIÁM ĐỐC
Lê Phúc Lợi
|
SỞ
GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Quang
|
Nơi nhận:
- Các PGD huyện, thị
- Các Trường THPT công lập, bán công
- Các trường trực thuộc “để thi hành”
- UBND các huyện, Thị “để biết”
- Lưu: HC – TCCB.
|
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN XIN THUYÊN CHUYỂN
Kính
gởi:
|
- Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh
……………………..
- Hiệu trưởng Trường ………………
|
1/ Tôi tên, ……………………………………………………
sinh ngày /
/
Quê quán:…………………………………………………………………………………
Nơi cư
trú:…………………………………………………………………………………
Hiện là giáo viên cấp
, hệ đào tạo (12+ ), chuyên ngành …………………
Ngày vào ngành
…../……./ thâm niên công tác tại trường:……………….
năm.
Nhiệm vụ được phân công:………………………………………………………………
2/ Những thành tích công tác đã đạt
được (ghi cụ thể, kèm bản sao)
3/ Xin thuyên chuyển đến huyện, thị
xã………………………………. Tỉnh …………
Nguyện vọng: 1- Trường
…………………………………………………….
2- Trường:……………………………………………………..
Lý do xin thuyên chuyển (viết từ 1
đến 5 dòng)
Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành mọi sự
phân công của tổ chức nơi đến.
Ý
KIẾN CỦA HIỆU TRƯỞNG
|
…………..
ngày
tháng năm 200……
Người đứng đơn
|
Sở
Giáo dục và Đào tạo
Tên trường (cơ quan):
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Biểu mẫu số 1
BẢN TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN
năm
học 200… 200…..
Họ và tên:
Đơn vị công tác:
Nhiệm vụ được phân
công:……………………………………………………
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên
sau một năm học (tính theo năm học) phải căn cứ vào các quy định của Quy chế
đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành
kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 và công văn hướng dẫn số
3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17/4/2006. Cụ thể là:
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống
a) Nhận thức tư tưởng, chính trị;
b) Chấp hành chính sách, pháp luật
của nhà nước;
c) Việc chấp hành Quy chế của
ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ
công lao động;
d) Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối
sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện
tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân;
đ) Tinh thần đoàn kết; tính trung
thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.
e) Tự xếp loại về phẩm chất, đạo đức,
lối sống: (Loại tốt, khá, TB, kém).
2. Về chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Khối lượng, chất lượng, hiệu quả
giảng dạy và công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công
tác cụ thể;
b) Tinh thần học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong
giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình và tự phê bình.
c) Tự xếp loại về chuyên môn, nghiệp
vụ: (Loại tốt, khá, TB, kém)
3. Khả năng phát triển (về
chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội….)
4. Tóm tắt ưu khuyết điểm chính
về thực hiện chức trách, nhiệm vụ.
………………………………………………………………………………………………
5. Tự đánh giá, xếp loại chung
theo Điều 8 của Quy chế (Xuất sắc, khá, trung bình, kém).
Nhận
xét, đánh giá, xếp loại
của tổ chuyên môn
(ký tên, ghi rõ chức vụ)
|
…….,
ngày….. tháng…. năm 200...
(người tự nhận xét đánh giá ký tên)
|
Tóm
tắt nhận xét, đánh giá, xếp loại của Thủ trưởng đơn vị cơ sở
(ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu)
|
|
Chú ý: Bản nhận xét, đánh giá, xếp
loại giáo viên hàng năm được lưu vào hồ sơ cán bộ của giáo viên theo quy định của
Quy chế.
BÁO CÁO CÔNG TÁC TỔ CHỨC NĂM HỌC 2005-2006
CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC ………………………………………
I. TÌNH HÌNH LỚP – HỌC SINH
1/ Năm học 2006-2007: Tổng số
lớp: ………………….; Tổng số học sinh: ...............................
|
TS
lớp
|
TS
học sinh
|
Hệ
chính qui
|
Hệ
B (Bán công)
|
TS
lớp
|
TS
HS
|
TS
lớp
|
TS
HS
|
Khối……...
|
……............
|
|
|
|
|
|
Khối……...
|
……............
|
|
|
|
|
|
Khối……...
|
……............
|
|
|
|
|
|
Khối……...
|
……............
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
2/ Dự kiến năm học 2007-2008:
|
TS
lớp
|
TS
học sinh
|
Hệ
chính qui
|
Hệ
B (Bán công)
|
TS
lớp
|
TS
HS
|
TS
lớp
|
TS
HS
|
Khối……...
|
……............
|
|
|
|
|
|
Khối……...
|
……............
|
|
|
|
|
|
Khối……...
|
……............
|
|
|
|
|
|
Khối……...
|
……............
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
II. TÌNH HÌNH CÁN BỘ, GIÁO VIÊN
Tổng số CB, GV trong biên chế:…………………………..,
Nữ:…………………., Dân tộc: …………...., Đảng viên:……………………/………………nữ, chi bộ: ghép hay độc
lập, Đoàn viên ………………./……………nữ.
Phân tích có: BGH…………/……………nữ,
CNV………. giám thị……………….. (Cấp 2 ……………, Cấp 3 …………): Tổng số giáo viên dạy lớp:…………
gồm các bộ môn:
|
Văn
|
Sử
|
Địa
|
CD
|
Anh
|
Pháp
|
TD
|
Toán
|
Lý
|
Hóa
|
Sinh
|
KT
|
…..
….
|
|
|
Cấp 2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cấp 3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số giáo viên trên chuẩn:………….,
Tổng số giáo viên đang học SĐH:……….
(Gồm bộ môn ……………………………………………………………………………..)
Tổng số giáo viên chuẩn hóa:………, Tổng
số giáo viên chưa chuẩn hóa:…………
Tên họ giáo viên chưa chuẩn
hóa……………………………………………………
Tổng số giáo viên đã hợp đồng:………………….,
gồm các bộ môn:…………………
Họ tên giáo viên hợp đồng ngoài
biên chế………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
* Năm học 2007-2008: Đề nghị:
Hợp đồng tiếp giáo
viên……………………………………………………………………
Xin thêm giáo viên gồm các bộ môn
đang thiếu:………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
Xin thêm giáo viên bộ môn để thay
thế GV đi học SĐH:………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Thừa giáo viên bộ môn (ghi cụ thể)………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
II. CƠ SỞ VẬT CHẤT
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
IV. ĐỀ NGHỊ.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
|
…………….,
ngày…… tháng…… năm ……
Hiệu trưởng
|