ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1816/QĐ-UBND
|
Ninh
Thuận, ngày 14 tháng 11 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH NINH THUẬN GIAI
ĐOẠN TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thể dục thể thao ngày
29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thể dục, Thể thao ngày 14/6/2018;
Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP
ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, thể thao đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày
14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết 08-NQ/TW;
Căn cứ Nghị định số 152/2018/NĐ-CP
ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với huấn luyện
viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu;
Căn cứ Nghị định số 36/2019/NĐ-CP
ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một điều của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục, thể thao;
Căn cứ Quyết định số 1752/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2160/QĐ-TTg
ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển
Thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 223/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyển chọn,
đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến
năm 2035;
Căn cứ Thông tư số 61/2018/TT-BTC
ngày 26 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Quy định nội dung và mức
chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể
thao thành tích cao;
Căn cứ Chỉ thị số 48/CT-BVHTTDL
ngày 05 tháng 4 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức
triển khai thực hiện chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm
2020;
Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-UBND
ngày 19/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Quy hoạch phát
triển ngành Thể dục thể thao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
63/2016/QĐ-UBND ngày 23/9/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định nội dung mức chi
đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao và các giải thi đấu thể thao trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định số
37/2019/QĐ-UBND ngày 02/8/2019 của UBND tỉnh Quy định mức chi thực hiện chế độ
dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 126/TTr-SVHTTDL ngày 05 tháng 11 năm
2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn từ
năm 2020 đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; thủ trưởng các cơ quan liên quan
và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c);
- TT. tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh Lê Văn Bình;
- HĐND các huyện, thành phố;
- Báo Ninh Thuận, Đài PTTH;
- Cổng TTĐT Ninh Thuận;
- VPUB: PCVP (HTMN), VXNV;
- Lưu VT, My
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Bình
|
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM
2020 ĐẾN 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1816/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh )
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA
VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ THÀO THÀNH TÍCH CAO TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN
TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030:
Sự ra đời của Nghị quyết số 08/NQ-TW
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo sự phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể
thao đến năm 2020; Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về triển
khai thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020. Yêu cầu mới đối
với ngành Thể dục Thể thao trong những năm tới là góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, phát triển hài hòa con người cả về trí lực lẫn thể lực.
- Phát triển thể dục thể thao nói
chung, thể thao thành tích cao nói riêng là một yêu cầu khách quan của xã hội,
nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý
chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng
cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng
thời là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Thông qua các
hoạt động thể thao, giới thiệu hình ảnh, quê hương, con người Ninh Thuận với bạn
bè trong nước và quốc tế, thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư để phát triển
kinh tế - xã hội.
- Trong giai đoạn phát triển hiện
nay, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiều điều kiện và nhân tố thuận lợi
để phát triển, có tính quyết định lâu dài đó là truyền thống cách mạng, tinh thần
đoàn kết, sự thông minh sáng tạo và truyền thống yêu thích văn hóa, thể thao của
người dân. Ngoài ra phong trào thể dục thể thao phát triển rộng rãi, mạnh mẽ,
liên tục; thể thao thành tích cao không ngừng tiến bộ gặt hái nhiều huy chương
về cho tỉnh nhà. Sự tăng trưởng bền vững về kinh tế là động lực để phát triển
sự nghiệp thể dục thể thao cho tỉnh Ninh Thuận.
- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã
hội trong tương lai của tỉnh Ninh Thuận, cần phải đưa thể thao thành tích cao của
tỉnh mang tính chiến lược tổng thể, dài hạn, có định hướng rõ ràng, mục tiêu cụ
thể và có hệ thống các giải pháp khả thi, hiệu quả, đồng bộ nhằm đẩy nhanh, tạo
bước đột phá mới cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững, thu hẹp khoảng cách
về thể thao thành tích cao với các tỉnh, thành, ngành khác trên cả nước.
II. THỰC TRẠNG THỂ
THAO THÀNH CAO TỈNH NINH THUẬN TRONG THỜI GIAN QUA:
1. Những kết quả
đạt được:
Những năm qua, cùng với những thành
tựu đạt được trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và tỉnh ta nói
riêng, phong trào tập luyện thể dục thể thao cho mọi người và thể thao thành
tích cao trong tỉnh đã từng bước tiến bộ. Nhu cầu tập luyện thể dục thể thao
của các đối tượng nhân dân trong tỉnh ngày càng lớn, đặc biệt số người tập luyện
thể dục thể thao thường xuyên không ngừng tăng lên hàng năm, từ 25,8% dân số
năm 2015, lên 29,83% dân năm 2018; số gia đình thể thao tăng từ 14,8% năm 2015
lên 19,09% năm 2018; số câu lạc bộ không ngừng tăng trưởng; trung bình mỗi năm
các đơn vị, địa phương tổ chức trên 400 giải thể thao cấp cơ sở, 100 giải thể
thao cấp huyện và 50 giải thể thao cấp tỉnh, ngành; công tác xã hội hóa các hoạt
động thể dục thể thao cũng được ngành chú trọng chỉ đạo phát triển và bước đầu
có những tiến bộ; Nhiều hội, Liên đoàn thể thao được thành lập như Hội
Vovinam, Liên đoàn Quần vợt, Liên đoàn Taekwondo, Liên đoàn Yoga.
Về thể thao thành tích cao đến nay đã
xây dựng được hệ thống tuyển chọn, đào tạo vận động viên theo hướng phát triển
các môn thể thao mũi nhọn là thế mạnh của tỉnh theo hướng chuyên môn hóa sâu.
Trung bình mỗi năm duy trì huấn luyện và đào tạo khoảng 60 vận động viên đội
tuyển các tuyến của 7 môn thể thao gồm Điền kinh, Taekwondo, Vovinam, Karate,
Quần vợt, Cầu lông, Cờ vua.
Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019 thể
thao Ninh Thuận tham dự các giải quốc tế, giải quốc gia, giải khu vực, mở rộng
đạt thành tích gồm 242 huy chương các loại: Giải quốc tế đạt 01 huy chương
vàng, 02 huy chương bạc, 01 huy chương đồng; Giải quốc gia đạt 27 huy chương
vàng, 42 huy chương bạc, 69 huy chương đồng; Giải khu vực, mở rộng đạt 28 huy
chương vàng, 25 huy chương bạc, 30 huy chương đồng, Giải cụm thi đua đạt 6 huy
chương vàng, 9 huy chương bạc, 3 huy chương đồng. Có 03 vận động viên đạt đẳng
cấp kiện tướng, 10 vận động viên đạt Cấp I và 02 vận động viên tập trung đội
tuyển trẻ quốc gia. Tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018, Đoàn
Ninh Thuận tham dự 5 môn thể thao: Điền Kinh, Taekwondo, Vovinam, Quần vợt và
Bóng đá Futsal Nam với số lượng 32 vận động viên. Kết quả đạt được 01 huy
chương vàng ở môn Điền kinh, 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng ở môn
Taekwondo. Trong đó môn điền kinh phá 02 kỷ lục: là kỷ lục Đại hội thể thao
toàn quốc và kỷ lục quốc gia; đặc biệt đây là tấm huy chương vàng đầu tiên
trong lịch sử thể thao Ninh Thuận tham dự một kỳ Đại hội thể thao toàn quốc, xếp
hạng 54/65 tỉnh, thành ngành tham dự tăng 3 bậc so với Đại hội thể thao toàn quốc
lần thứ VII năm 2014, xếp trên 11 tỉnh.
Nhiều giải thể thao quốc gia và quốc
tế được tổ chức trên địa bàn tỉnh như giải Muay Thái, bóng đá U21 quốc gia, U21
quốc tế, giải bóng đá thiếu niên nhi đồng toàn quốc, giải Bóng rổ U17 Miền
Đông Nam Bộ, giải ô tô địa hình trên cát, giải đua xe đạp, giải lướt ván điều...
đã phục vụ tốt đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần quảng bá hình ảnh của
Ninh Thuận rộng rãi trong và ngoài nước. Những môn thể thao truyền thống, thể
thao dân tộc như đua thuyền, lắc thúng, bắn nỏ, kéo co, đi cà kheo, đẩy gậy...
được khôi phục và phát triển, đáp ứng được nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe
của nhân dân và góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.
2. Những hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu
trên, hoạt động thể thao thành tích cao tỉnh ta còn ở trình độ thấp so với khu
vực và cả nước là do những hạn chế sau:
- Kinh phí đầu tư hàng năm cho thể
thao thành tích cao còn quá thấp so với các tỉnh khác, từ đó tập trung lực
lượng vận động viên rất ít, không có điều kiện tập huấn, thi đấu cọ sát ngoài tỉnh
đã ảnh hưởng đến thành tích thể thao của tỉnh.
- Từ việc khó khăn về kinh phí dẫn đến
số lượng vận động viên giảm sút qua từng năm do chế độ tiền công, tiền dinh dưỡng
theo quy định ngày càng tăng, trong khi ngân sách bổ sung không đáp ứng kịp
(năm 2010 đào tạo 117 vận động viên, theo quy hoạch đến năm 2019 đào tạo 173 vận
động viên, nhưng đến nay chỉ đào tạo được 50 vận động viên;
- Số lượng các môn thể thao cũng giảm
sút so với trước năm 2010, đặc biệt các môn thể thao tập thể là thế mạnh của tỉnh
trước đây nay không còn duy trì như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền (theo quy hoạch
đến năm 2020 Ninh Thuận phát triển trên 12 môn thể thao nhưng đến nay chỉ đào tạo
được 7 môn thể thao).
- Ngày càng nhiều vận động viên tài
năng của tỉnh chuyển sang thi đấu cho các tỉnh khác do điều kiện khó khăn về cơ
sở vật chất trang thiết bị sinh hoạt và tập luyện; không có chế độ chính sách
đãi ngộ xứng đáng để thu hút, giữ chân vận động viên xuất sắc; không có chính
sách tiếp tục đào tạo khi vận động viên đến tuổi đi học đại học hoặc đi học
các trường ngoài tỉnh; không có chế độ đãi ngộ khi huấn luyện viên, vận động
viên được triệu tập đội tuyển quốc gia hoặc trợ cấp khi đạt được huy chương, đẳng
cấp quốc gia; chưa có quy định được thỏa thuận ký hợp đồng với các huấn luyện
viên, vận động viên có trình độ năng lực chuyên môn cao về thi đấu cho đội tuyển
tỉnh.
- Hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho
huấn luyện thể thao thành tích cao rất thiếu thốn, lạc hậu, chậm được nâng
cấp, sửa chữa như không có nhà thi đấu thể dục thể thao tiêu chuẩn, không có
nhà tập võ; nhà tập đa môn, sân điền kinh và sân tập quần vợt xuống cấp chậm được
sửa chữa; nhà ăn, nhà ở vận động viên hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Các trang
thiết bị thể dục thể thao cho các môn hiện rất thiếu, không đáp ứng nhu cầu tập
luyện nâng cao thành tích thể thao.
- Hệ thống đào tạo vận động viên thể
thao thành tích cao chưa mang tính liên tục do không có chế độ đào tạo bán tập
trung; sự thiếu hụt vận động viên các tuyến xảy ra thường xuyên do thiếu đào
tạo tuyến bổ sung và ngày càng nhiều vận động viên chuyển sang thi đấu cho
các tỉnh khác; lực lượng huấn luyện viên giỏi, đáp ứng yêu cầu huấn luyện đỉnh
cao còn thiếu.
3. Nguyên nhân
của những hạn chế:
- Kinh phí đầu tư hàng năm cho thể
thao thành tích cao còn quá thấp so với các tỉnh khác trong khu vực và toàn quốc,
do đó không có điều kiện để duy trì và phát triển các môn thể thao cũng như số
lượng vận động viên. Không có điều kiện tập huấn, thi đấu cọ sát ngoài tỉnh do
thiếu kinh phí đã ảnh hưởng rất lớn đến thành tích thể thao.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục
vụ đào tạo huấn luyện và thi đấu thể thao thành tích cao chậm được đầu tư xây
dựng nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thể thao thành tích cao
trong tỉnh, nhu cầu tổ chức các hoạt động thể dục thể thao phục vụ nhân dân,
cũng như nhu cầu hội nhập các hoạt động thể thao khu vực và toàn quốc.
- Sự quan tâm, phối hợp giữa các
ngành, các cấp đối với công tác phát triển thể thao thành tích cao chưa được
đồng bộ, chặt chẽ.
III. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030:
1. Quan điểm:
- Phát triển thể dục thể thao là yếu
tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm bồi dưỡng
và phát huy nhân tố con người, tăng cường sức khỏe, thể lực cho nhân dân và lối
sống lành mạnh của thanh thiếu niên, nâng cao thành tích thi đấu, thu hẹp khoảng
cách trình độ thể thao với các tỉnh trong khu vực và toàn quốc. Trong đó, thể
thao thành tích cao góp phần thúc đẩy phong trào thể thao quần chúng trong tỉnh
phát triển nhanh chóng, đồng thời tạo điều kiện quảng bá, mở rộng giao lưu, hợp
tác trong nước và quốc tế.
- Đẩy mạnh phong trào thể dục thể
thao trong trường học làm nền tảng cho việc phát triển thể thao thành tích cao
bền vững.
- Quy hoạch đầu tư các môn thể thao
trọng điểm có thế mạnh, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương.
- Tăng cường công tác quản lý và tăng
mức đầu tư của Nhà nước nhằm huy động mọi nguồn lực trong việc xây dựng cơ sở
vật chất và đào tạo vận động viên.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung:
- Từng bước hoàn thiện hệ thống tuyển
chọn, đào tạo tài năng thể thao, phát triển thể thao thành tích cao theo hướng
bền vững, xác định một số môn thể thao có thế mạnh và phù hợp với đặc điểm thể
chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao thành tích thi
đấu, thu hẹp khoảng cách trình độ thể thao với các tỉnh trong khu vực và toàn
quốc, tham gia ngày càng nhiều các hoạt động thể dục thể thao khu vực và toàn
quốc.
- Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới công
tác tổ chức; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và ổn định nguồn kinh phí
hoạt động thể thao thành tích cao.
- Ban hành các cơ chế, chính sách để
giữ chân và thu hút các nhân tài thể thao để phấn đấu khôi phục và tiếp tục
phát triển các môn thể thao truyền thống của tỉnh Ninh Thuận.
- Đẩy mạnh công tác phối kết hợp để
phát triển thể thao trong lực lượng thanh thiếu niên và lực lượng học sinh một
cách bền vững và có hiệu quả.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
a. Giai đoạn từ năm 2020 đến năm
2025: Tập trung đầu tư 7 môn thể thao hiện đang đào tạo
có thế mạnh của tỉnh gồm: Taekwondo, Vovinam, Điền kinh, Quần vợt, Cầu lông,
Cờ vua, Karate và khôi phục, bổ sung đào tạo thêm 03 môn (Bóng đá năm 2021),
(Bóng rổ năm 2022), (Bóng chuyền năm 2023).
- Nhóm 1 gồm các môn thể thao thế mạnh
có nhiều khả năng tranh chấp huy chương quốc gia: Taekwondo, Điền kinh,
Vovinam.
- Nhóm 2 gồm các môn thể thao tiềm
năng và có nhiều khả năng tranh chấp huy chương quốc gia: Quần vợt, Cầu lông, Cờ
vua, Karate.
- Nhóm 3 gồm các môn thể thao truyền
thống trước kia có nhiều khả năng phát triển, nhưng cần sự đầu tư từ nguồn xã hội
hóa: Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền.
(Bảng
phụ lục 01 kèm theo)
Hằng năm tăng số lượng vận động viên
năng khiếu, trẻ để tạo nguồn bổ sung cho các đội tuyển và một số môn thể thao
có nhiều khả năng đạt thành tích. Từ năm 2020 đào tạo 80 VĐV đến năm 2025 đào tạo
180 VĐV.
(Bảng
phụ lục 02 kèm theo)
Các chỉ tiêu đề ra:
- Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ
IX năm 2022, phấn đấu đạt 6 huy chương các loại (trong, đó 01 HCV, 02 HCB và 03
HCĐ). Xếp hạng 52/65 tỉnh, thành, ngành tham dự, tăng 2 bậc so với Đại hội thể
thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018;
- Đóng góp từ 02 đến 04 vận động viên
vào các đội tuyển và tuyển trẻ quốc gia.
- Phấn đấu đạt 246 huy chương các loại
trong các giải trẻ, giải vô địch toàn quốc và giải quốc tế từ năm 2020 đến năm
2025.
- Hằng năm tham dự các giải vô địch,
trẻ và các nhóm tuổi toàn quốc từ 30 đến 40 giải.
b. Giai đoạn từ năm 2026 đến năm
2030: Tiếp tục ổn định 10 môn thể thao đã có sự đầu
tư, đào tạo ở giai đoạn trước và bổ sung thêm các môn thể thao khi có điều
kiện về kinh phí.
Các chỉ tiêu đề ra:
- Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ
X năm 2026, phấn đấu đạt 10 huy chương các loại (trong đó 03 HCV, 03 HCB và 04
HCĐ). Xếp hạng 48/65 tỉnh, thành, ngành tham dự, tăng 4 bậc so với Đại hội thể
thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022;
- Phấn đấu đưa các đội Bóng đá, Bóng
chuyền, Bóng rổ tham dự các giải trẻ, giải quốc gia.
- Đóng góp từ 04 đến 06 vận động viên
vào các đội tuyển và tuyển trẻ quốc gia.
- Phấn đấu đạt 262 huy chương các loại
trong các giải trẻ, giải vô địch toàn quốc và giải quốc tế từ năm 2026 đến năm
2030.
- Hằng năm tham dự các giải vô địch,
trẻ và các nhóm tuổi toàn quốc từ 35 đến 45 giải.
3. Các giải
pháp thực hiện
3.1 Hoàn thiện hệ thống quản lý, tổ
chức đào tạo
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của các
cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo của chính quyền đối với phát triển thể
thao thành tích cao; nhận thức đúng việc làm thiết thực về thể thao thành
tích cao là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền. Phát triển
thể thao thành tích cao phải là nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh.
- Tiếp tục ban hành cơ chế, chính
sách, nghiên cứu, áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích vận động
viên thành tích cao. Đối với các vận động viên ưu tú có thành tích cao tại
các giải Vô địch quốc gia trở lên cần có chế độ chăm sóc đặc biệt.
- Tiến hành rà soát lại toàn bộ các
tuyến đào tạo vận động viên và sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu phát triển,
xu thế hội nhập.
- Tổ chức tuyển chọn các vận động
viên có năng khiếu và huấn luyện từ ban đầu đến giai đoạn bắt đầu chuyên môn
hóa tại Trường học và các Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể thao các huyện,
thành phố, các Câu lạc bộ.
- Các vận động viên có tài năng ở
giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu được tập trung đào tạo tại Trung tâm Huấn
luyện và Thi đấu thể dục thể thao. Vận động viên trẻ có tài năng, có sự phát
triển sẽ được huấn luyện nâng cao tham gia các đội tuyển tỉnh thi đấu các giải
cấp quốc gia, châu lục và thế giới.
- Tổ chức quản lý kế hoạch tổ chức
các giải cấp tỉnh và tổ chức, tham gia các giải thi đấu từ cấp quốc gia một
cách phù hợp với mục tiêu phát triển, khoa học, hiệu quả và tiết kiệm.
- Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy của
đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao cấp tỉnh; từng bước đào tạo, bồi dưỡng hoàn
chỉnh nguồn lực cán bộ chuyên môn đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ, chức năng của
từng lĩnh vực hoạt động.
4. Về chuyên
môn:
4.1 Về thể thao quần chúng:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
truyền thông, vận động quần chúng nhân dân tham gia tập luyện thể dục thể thao
đặc biệt trong lực lượng công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, thanh thiếu
niên, học sinh.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thi
đấu cấp tỉnh. Hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức các giải như: Giải Vô địch,
Cúp các câu lạc bộ, Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh. Phối hợp với ngành Giáo
dục Đào tạo định kỳ tổ chức Hội khỏe Phù đổng, Đại hội điền kinh học sinh và
các giải thể thao hằng năm. Giúp các huyện, thành phố tổ chức các giải thể thao
cấp huyện. Thông qua tổ chức giải thi đấu để phát hiện, tuyển chọn bổ sung lực
lượng vận động viên cho các đội tuyển.
4.2 Về thể thao thành tích cao:
a. Tăng cường công tác tuyển chọn,
nâng cao số lượng đào tạo vận động viên các môn để nâng cao thành tích thể
thao:
- Xây dựng hệ thống đào tạo gồm 03
tuyến: năng khiếu, trẻ và tuyển để bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và lâu
dài.
- Vận động viên được tuyển chọn phải
là những vận động viên xuất sắc được sàn lọc qua quá trình thi đấu, hạn chế thấp
nhất việc đào thải vận động viên.
- Đối với các môn không tổ chức giải
được như: Quần vợt, Karate thì tuyển chọn các vận động viên xuất sắc và có
năng khiếu qua quá trình tập luyện tại các câu lạc bộ, các tụ điểm thể thao và
qua các test kiểm tra chuyên môn do Hội đồng kiểm tra tuyển chọn tổ chức.
b. Công tác huấn luyện nâng cao
thành tích thể thao:
- Tạo điều kiện cho các đội thể thao
được đi tập huấn nước ngoài, được thường xuyên tập huấn ngoài tỉnh để nâng cao
trình độ chuyên môn.
- Mời các chuyên gia, huấn luyện viên
giỏi (kể cả nước ngoài), vận động viên có thành tích về thi đấu cho tỉnh, tạo
điều kiện cho các huấn luyện viên, vận động viên trong tỉnh học hỏi để nâng cao
trình độ chuyên môn, đồng thời giành huy chương tại các giải toàn quốc, Đại hội
thể thao toàn quốc và các giải quốc tế.
c. Công tác phối hợp:
- Chủ động liên kết, hợp tác về thể
thao với các Trung tâm Huấn luyện quốc gia và một số tỉnh thành bạn, tăng cường
hợp tác quốc tế để đào tạo vận động viên tài năng ở một số môn thể thao
thích hợp.
- Chủ động phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo hàng năm tổ chức các giải thể thao học sinh như: giải điền kinh học
sinh, Hội khỏe phù đổng và tổ chức giải thể thao học sinh từng môn của tỉnh
như: Điền kinh, Võ thuật, Bóng bàn, Cầu lông, Cờ vua, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng
chuyền... đồng thời đưa các môn này vào giảng dạy ngoại khóa, chính khóa. Tạo
điều kiện thuận lợi cho các vận động viên của tỉnh là học sinh phổ thông đang học
tại các trường khi đi thi đấu tại các giải trẻ, giải vô địch quốc gia.
4.3 Thực hiện cơ chế chính sách hỗ
trợ và chế độ đãi ngộ:
- Đảm bảo thực hiện tốt chỉnh sách do
Trung ương quy định về các chế độ tiền công, tiền dinh dưỡng và chế độ khen thưởng
kịp thời, thỏa đáng đối với huấn luyện viên, vận động viên.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ và chế
độ ưu đãi cá biệt cho các huấn luyện viên, vận động viên có nhiều đóng góp
thành tích thể thao tỉnh nhà để yên tâm với nghề hoặc đảm bảo được cuộc sống
sau khi thôi làm nhiệm vụ.
5. Giải pháp chuẩn
bị các Đại hội Thể thao toàn quốc:
- Để đạt được mục tiêu đề ra trong
các kỳ Đại hội thể thao toàn quốc, cần có kế hoạch chuẩn bị lực lượng sớm, dài
hạn, tập trung đẩy mạnh việc đầu tư sâu về chuyên môn cho đội Taekwondo,
Vovinam, Điền kinh để tập luyện và thi đấu. Đồng thời gửi vận động viên ưu tú
cho đi tập huấn tại các Trung tâm thể dục thể thao mạnh trong nước để rèn luyện
nâng cao năng lực chuyên môn.
- Hợp đồng một số vận động viên tài
năng ngoài tỉnh muốn về phục vụ thi đấu cho tỉnh và có khả năng giành huy
chương cao tại Đại hội Thể thao toàn quốc. Từ đó làm nhân tố, rèn luyện cho các
vận động viên kế thừa các môn thể thao cho những năm về sau.
- Xây dựng kế hoạch tập luyện cho từng
đội tuyển các môn thể thao và dự trù kinh phí, chế độ đầu tư cho các đội tuyển
để sớm tổ chức huấn luyện nâng cao thành tích thi đấu thể thao.
- Chọn các đội thể thao, vận động
viên ưu tú cho đi tập huấn nước ngoài hoặc các Trung tâm Thể dục thể thao mạnh
trong nước để rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn.
6. Đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất: Xây dựng cơ sở vật chất, công
trình thể thao và đầu tư trang thiết bị dụng cụ đáp ứng nhu cầu tập luyện, thi
đấu các môn thể thao thành tích cao và đăng cai các giải cấp quốc gia và quốc tế:
- Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện sân
vận động tỉnh
- Xây dựng Nhà thi đấu Đa năng của tỉnh
- Làm đường chạy điền kinh nhựa tổng
hợp
- Xây dựng nhà tập võ.
- Sửa chữa nhà tập đa môn, sân
tennis, nhà ăn, nhà ở VĐV.
- Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị
giảng dạy và tập luyện cho HLV, VĐV.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Kinh phí:
Về kinh phí đào tạo và thi đấu: Tổng
cộng tiền dinh dưỡng, tiền công, tiền ăn bổ sung, tiền trang thiết bị tập luyện,
trang thiết bị thi đấu, tàu xe, tiền ở, lệ phí thi đấu, khám sức khỏe trong
giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 là: 74.005.720.000
(Bảy mươi bốn tỷ không trăm linh
năm triệu bảy trăm hai mươi ngàn đồng)
- Năm 2020 = 8.109.260.000 đ
- Năm 2021 = 10.012.950.000 đ
- Năm 2022 = 11.902.605.000 đ
- Năm 2023 = 12.923.135.000 đ
- Năm 2024 = 14.861.765.000 đ
- Năm 2025 = 16.196.005.000 đ
(Bảng
phụ lục 03 kèm theo)
2. Phân công nhiệm vụ:
2.1 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành liên quan xây dựng kế hoạch,
giải pháp cụ thể để chỉ đạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ của đề án; định kỳ 06
tháng, hàng năm, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Tỉnh ủy,
UBND tỉnh.
- Chỉ đạo thực hiện về các yêu cầu
chuyên môn trong tuyển chọn, đào tạo lực lượng vận động viên, chuẩn bị lực lượng
vận động viên tham gia thi đấu các giải thể thao trong và ngoài nước.
2.2 Sở Tài chính: Cân đối, bố trí nguồn kinh phí hàng năm cho việc thực hiện đề án; phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về chính
sách chế độ ưu đãi đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao.
2.3 Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng, cải tạo,
nâng cấp các thiết chế thể dục thể thao của tỉnh phục vụ cho việc/tập luyện và
tổ chức thi đấu, đăng cai các giải thể thao cấp quốc gia. Phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích
đầu tư, xã hội hóa trong hoạt động thể thao thành tích cao.
2.4 Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, các ngành có liên quan thực hiện các giải pháp nâng
cao chất lượng thể dục thể thao trong trường học; phát hiện, cung cấp các vận
động viên năng khiếu cho đào tạo tập trung tại tuyến tỉnh. Thống nhất tổ chức
các kỳ Hội khỏe Phù đổng, Đại hội điền kinh học sinh và một số giải thể thao học
sinh từng năm theo yêu cầu đào tạo vận động viên của tỉnh. Tạo điều kiện thuận
lợi cho học sinh chuyển học văn hóa về nơi tập luyện tập trung tại tỉnh và
các vận động viên của tỉnh là học sinh phổ thông đang học tại các trường khi đi
thi đấu tại các giải trẻ, giải vô địch quốc gia.
- Xác định cụ thể những môn thể thao
tự chọn trong nhà trường phù hợp với định hướng phát triển thể thao thành tích
cao của tỉnh nhà nhằm tuyển chọn vận động viên cho các đội tuyển thể thao của tỉnh;
tổ chức các lớp năng khiếu nghiệp dư trong trường học.
2.5 Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Ninh Thuận phối hợp
với Sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch thường xuyên tổ chức tuyên truyền các hoạt động
thể dục thể thao nói chung và công tác đào tạo, huấn luyện, thi đấu thể thao diễn
ra trên địa bàn của tỉnh.
2.6 Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Phát triển phong trào thể thao cho
mọi người sâu rộng, tăng số người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên và
gia đình thể thao. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại”.
- Quy hoạch các khu thể thao phục vụ
cho nhu cầu tập luyện của nhân dân và dành các nguồn kinh phí đầu tư các môn thể
thao có thế mạnh của từng huyện, thành phố. Tham gia tích cực các giải thệ thao
cấp tỉnh và huy động nguồn lực trong nhân dân, đoàn thể, các tổ chức xã hội,
các doanh nghiệp trên địa bàn để thực hiện các mục tiêu trên./.
BẢNG PHỤ LỤC 1
(CÁC MÔN THỂ THAO ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2020 ĐẾN
NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1816/QĐ-UBND ngày 14/11/2019 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT
|
Năm
Môn
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Từ
2026 đến 2030
|
1
|
Taekwondo
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
2
|
Vovinam
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
3
|
Điền kinh
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
4
|
Quần vợt
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
5
|
Cầu lông
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
6
|
Karate
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
7
|
Cờ vua
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
8
|
Bóng đá
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
9
|
Bóng rổ
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
10
|
Bóng chuyền
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
BẢNG PHỤ LỤC 2
(SỐ LƯỢNG CÁC HLV, VĐV CÁC MÔN THỂ
THAO TẬP TRUNG ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2025 VÀ ƯỚC SỐ HUY CHƯƠNG VẬN
ĐỘNG VIÊN ĐẲNG CẤP ĐẠT ĐƯỢC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1816/QĐ-UBND ngày 14/11/2019 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT
|
Chỉ
tiêu
|
Giai
đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
2026
- 2030
|
1
|
Huy
chương
|
Toàn quốc
|
32
|
34
|
36
|
39
|
42
|
45
|
250
|
Quốc
tế
|
2
|
2
|
3
|
3
|
4
|
4
|
12
|
2
|
Thành
tích
|
Đại
hội Thể thao TQ
|
|
|
6
|
|
|
|
10
|
Seagames
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
0
|
3
|
Huấn
luyện viên (người)
|
18
|
20
|
22
|
24
|
26
|
28
|
140
|
4
|
Vận
động viên (người)
|
80
|
105
|
120
|
140
|
165
|
180
|
900
|
- Đội Tuyển
|
15
|
20
|
25
|
30
|
35
|
40
|
300
|
- Đội Trẻ và đội Năng khiếu
|
65
|
85
|
95
|
110
|
130
|
150
|
600
|
5
|
Đẳng
cấp
|
Cấp
1
|
9
|
10
|
11
|
12
|
14
|
16
|
90
|
Kiện
tướng
|
4
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
50
|
Dự
tuyển quốc gia
|
1
|
2
|
2
|
3
|
3
|
4
|
30
|
BẢNG
PHỤ LỤC 3 - KINH PHÍ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 1816/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chế độ tiền công đang thực hiện theo
NĐ số 152/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính Phủ
Chế độ dinh dưỡng
đang thực hiện theo QĐ số 37/2019/QĐ-UBND ngày 02/8/2019 của
UBND tỉnh
TT
|
Nội
dung
|
Diễn
giải
|
Thành
tiền
|
Số
người
|
Số
tiền
|
Số
ngày
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
7=3*4*5
|
Năm 2020
|
8.109.260.000
|
1
|
Đội tuyển:
|
|
|
|
2.321.140.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
15
|
175.000
|
365
|
958.125.000
|
|
|
+ Tiền công
|
15
|
180.000
|
312
|
842.400.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
5
|
175.000
|
365
|
319.375.000
|
|
|
+Tiền công
|
3
|
215.000
|
312
|
201.240.000
|
2
|
Đội trẻ:
|
|
|
|
1.653.800.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
15
|
140.000
|
365
|
766.500.000
|
|
|
+ Tiền công
|
15
|
75.000
|
312
|
351.000.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
5
|
140.000
|
365
|
255.500.000
|
|
|
+Tiền công
|
5
|
180.000
|
312
|
280.800.000
|
3
|
Đội năng khiếu:
|
|
|
|
3.183.810.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
50
|
105.000
|
365
|
1.916.250.000
|
|
|
+ Tiền công
|
50
|
55.000
|
312
|
858.000.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
8
|
105.000
|
365
|
306.600.000
|
|
|
+Tiền công
|
6
|
55.000
|
312
|
102.960.000
|
4
|
Kinh phí khác: tiền ở, tiền xe, tiền ăn bổ sung, trang thiết bị thể thao VĐV,
lệ phí thi đấu, khám sức khỏe ..
|
2.000.000.000
|
Năm 2021
|
10,012,950,000
|
1
|
Đội tuyển:
|
|
|
|
2.921.315.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
20
|
175.000
|
365
|
1.277.500.000
|
|
|
+ Tiền công
|
20
|
180.000
|
312
|
1.123.200.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
5
|
175.000
|
365
|
319.375.000
|
|
|
+ Tiền công
|
3
|
215.000
|
312
|
201.240.000
|
2
|
Đội trẻ:
|
|
|
|
2.449.900.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
25
|
140.000
|
365
|
1.277.500.000
|
|
|
+ Tiền công
|
25
|
75.000
|
312
|
585.000.000
|
|
- Huấn luyện
viên
|
+ Dinh dưỡng
|
6
|
140.000
|
365
|
306.600.000
|
|
|
+ Tiền công
|
5
|
180.000
|
312
|
280.800.000
|
3
|
Đội năng khiếu:
|
|
|
|
4.014.285.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
60
|
105.000
|
365
|
2.299.500.000
|
|
|
+ Tiền công
|
60
|
55.000
|
313
|
1.032.900.000
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đội tuyển:
|
|
|
|
|
3.585.365.000
|
|
- Vận động vịên
|
+ Dinh dưỡng
|
25
|
175.000
|
365
|
1.596.875.000
|
|
|
+ Tiền công
|
25
|
180.000
|
312
|
1.404.000.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
6
|
175.000
|
365
|
383.250.000
|
|
|
+ Tiền công
|
3
|
215.000
|
312
|
201.240.000
|
2
|
Đội trẻ:
|
|
|
|
2.449.900.000
|
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
25
|
140.000
|
365
|
1.277.500.000
|
|
|
+ Tiền công
|
25
|
75.000
|
312
|
585.000.000
|
|
- Huấn luyện
viên
|
+ Dinh dưỡng
|
6
|
140.000
|
365
|
306.600.000
|
|
|
+ Tiền công
|
5
|
180.000
|
312
|
280.800.000
|
3
|
Đội năng khiếu:
|
|
|
|
|
4.660.320.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
70
|
105.000
|
365
|
2.682.750.000
|
|
|
+ Tiền công
|
70
|
55.000
|
312
|
1.201.200.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
10
|
105.000
|
365
|
383.250.000
|
|
|
+ Tiền công
|
7
|
180.000
|
312
|
393.120.000
|
4
|
Kinh phí khác: tiền ở, tiền xe, tiền ăn bổ sung, trang thiết bị thể thao VĐV,
lệ phí thi đấu, khám sức khỏe (bao gồm cả đi tập huấn ngoài tỉnh và tham
dự Đại hội Thể thao TQ)
|
3.000.000.000
|
Năm 2023
|
12,923,135,000
|
1
|
Đội tuyển:
|
|
|
|
|
4.316.495.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
30
|
175.000
|
365
|
1.916.250.000
|
|
|
+ Tiền công
|
30
|
180.000
|
312
|
1.684.800.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
7
|
175.000
|
365
|
447.125.000
|
|
|
+ Tiền công
|
4
|
215.000
|
312
|
268.320.000
|
2
|
Đội trẻ:
|
|
|
|
|
2.929.660.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
30
|
140.000
|
365
|
1.533.000.000
|
|
|
+ Tiền công
|
30
|
75.000
|
312
|
702.000.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
7
|
140.000
|
365
|
357.700.000
|
|
|
+ Tiền công
|
6
|
180.000
|
312
|
336.960.000
|
3
|
Đội năng khiếu:
|
|
|
|
|
5.215.170.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
80
|
105.000
|
365
|
3.066.000.000
|
|
|
+ Tiền công
|
80
|
55.000
|
312
|
1.372.800.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
10
|
105.000
|
365
|
383.250.000
|
|
|
+ Tiền công
|
7
|
180.000
|
312
|
393.120.000
|
4
|
Kinh phí khác: tiền ở, tiền xe, tiền ăn bổ sung, trang thiết bị thể thao VĐV, lệ
phí thi đấu, khám sức khỏe .....
|
2.600.000.000
|
Năm 2024
|
14,861,765,000
|
1
|
Đội tuyển:
|
|
|
|
|
4.980.545.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
35
|
175.000
|
365
|
2.235.625.000
|
|
|
+ Tiền công
|
35
|
180.000
|
312
|
1.965.600.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
8
|
175.000
|
365
|
511.000
000
|
|
|
+ Tiền công
|
4
|
215.000
|
312
|
268.320.000
|
2
|
Đội trẻ:
|
|
|
|
|
3.725.760.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
40
|
140.000
|
365
|
2.044.000.000
|
|
|
+ Tiền công
|
40
|
75.000
|
312
|
936.000.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
8
|
140.000
|
365
|
408.800.000
|
|
|
+ Tiền công
|
6
|
180.000
|
312
|
336.960.000
|
3
|
Đội năng khiếu:
|
|
|
|
|
5.770.020.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
90
|
105.000
|
365
|
3.449.250.000
|
|
|
+ Tiền công
|
90
|
55.000
|
312
|
1.544.400.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
10
|
105.000
|
365
|
383.250.000
|
|
|
+ Tiền công
|
7
|
180.000
|
312
|
393.120.000
|
4
|
Kinh phí khác: tiền ở, tiền xe, tiền ăn bổ sung, trang thiết bị thể thao VĐV, lệ
phí thi đấu, khám sức khỏe
|
2.800.000.000
|
Năm 2025
|
16,196,005,000
|
1
|
Đội tuyển:
|
|
|
|
|
5.580.720.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
40
|
175.000
|
365
|
2.555.000.000
|
|
|
+ Tiền công
|
40
|
180.000
|
312
|
2.246.400.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
8
|
175.000
|
365
|
511.000.000
|
|
|
+ Tiền công
|
4
|
215.000
|
312
|
268.320.000
|
2
|
Đội
trẻ:
|
|
|
|
|
4.098.260.000
|
|
- Vận động viên
|
+ Dinh dưỡng
|
45
|
140.000
|
365
|
2.299.500.000
|
|
|
+ Tiền công
|
45
|
75.000
|
312
|
1.053.000.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
8
|
140.000
|
365
|
408.800.000
|
|
|
+ Tiền công
|
6
|
180.000
|
312
|
336.960.000
|
3
|
Đội năng khiếu:
|
|
|
|
|
6.180.255.000
|
|
- Vận động
viên
|
+ Dinh dưỡng
|
95
|
105.000
|
365
|
3.640.875.000
|
|
|
+ Tiền công
|
95
|
55.000
|
312
|
1.630.200.000
|
|
- Huấn luyện viên
|
+ Dinh dưỡng
|
12
|
105.000
|
365
|
459.900.000
|
|
|
+ Tiền công
|
8
|
180.000
|
312
|
449.280.000
|
4
|
Kinh phí khác: tiền ở, tiền xe, tiền ăn bổ sung, trang thiết bị thể thao VĐV, lệ
phí thi đấu, khám sức khỏe ….
|
3.000.000.000
|