BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số:
02/2010/TT-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2010
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC CÔNG BỐ VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA
PHẬN TỈNH BÌNH THUẬN VÀ KHU VỰC QUẢN LÝ CỦA CẢNG VỤ HÀNG HẢI BÌNH THUẬN
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt
Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản
lý cảng biển và luồng hàng hải;
Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tại Công văn số
55/UBND-KT ngày 06 tháng 01 năm 2010 và Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
tại Công văn số 89/UBND-VP ngày 11 tháng 01 năm 2010;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố Vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh
Bình Thuận và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Bình Thuận như sau:
Điều 1. Công
bố Vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận
1. Nay công bố Vùng nước các cảng
biển thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận, bao gồm:
a) Vùng nước trước cầu cảng, bến
cảng của các cảng dầu khí ngoài khơi tại: mỏ Sư Tử Vàng, mỏ Hồng Ngọc, mỏ Sư Tử
Đen;
b) Vùng nước trước cầu cảng biển
Phú Quý;
c) Vùng nước của luồng cảng biển,
luồng nhánh cảng biển, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu
chuyển tải, khu tránh bão thuộc các cảng biển quy định tại điểm a, điểm b khoản
này.
2. Vùng nước trước cầu cảng, bến
cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão khác được công bố theo quy định
của pháp luật.
Điều 2. Phạm
vi Vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận
Phạm vi Vùng nước các cảng biển
thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được quy
định cụ thể như sau:
1. Vùng nước các cảng dầu khí
ngoài khơi tại các mỏ dầu khí sau đây:
a) Mỏ Sư Tử Vàng: được giới hạn
bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị trí STV có tọa độ sau đây:
STV: 10021’52”7 N,
108022’30”6 E;
b) Mỏ Hồng Ngọc: được giới hạn bởi
đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị trí HN có tọa độ sau đây:
HN: 10022’32” N, 108030’01”
E;
c) Mỏ Sư Tử Đen: được giới hạn bởi
đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị trí STĐ có tọa độ sau đây:
STĐ: 10025’24” N, 108023’38”
E;
2. Vùng nước cảng biển Phú Quý:
a) Ranh giới về phía biển: được
giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm là vị trí lắp đặt báo hiệu hàng hải
trên tuyến luồng vào cảng Phú Quý;
b) Ranh giới về phía đất liền:
được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm PQ1, PQ2, PQ3 và PQ4 có tọa độ
sau đây:
PQ1: 10030’12” N, 108057’05”
E;
PQ2: 10030’11” N, 108057’05”
E;
PQ3: 10030’10” N, 108057’01”
E;
PQ4: 10030’11” N, 108057’02”
E.
Điều 3. Vùng
đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão
Vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm
dịch, vùng neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão cho tàu thuyền đến, rời các cảng
biển thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận được quy định cụ thể như sau:
1. Vùng đón trả hoa tiêu và vùng
kiểm dịch
a) Đối với cảng dầu khí ngoài
khơi tại các mỏ dầu khí:
i. Mỏ Sư Tử Vàng:
- Trong điều kiện thời tiết bình
thường: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với
tâm tại vị trí có tọa độ:
10020’03”7 N, 108025’57”6
E;
- Trong điều kiện thời tiết xấu:
là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị
trí có tọa độ:
10049’03”7 N, 108017’25”6
E;
ii. Mỏ Hồng Ngọc:
- Trong điều kiện thời tiết bình
thường: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với
tâm tại vị trí có tọa độ:
10020’00” N, 108033’00”
E;
- Trong điều kiện thời tiết xấu:
là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị
trí có tọa độ:
10016’00” N, 107005’00”
E;
iii. Mỏ Sư Tử Đen:
- Trong điều kiện thời tiết bình
thường: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với
tâm tại vị trí có tọa độ:
10021’24” N, 108023’38”
E;
- Trong điều kiện thời tiết xấu:
là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 02 hải lý, với tâm tại vị
trí có tọa độ:
10049’00” N, 108017’32”
E.
b) Đối với cảng Phú Quý: là vùng
nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,5 hải lý, với tâm tại vị trí có
tọa độ:
10030’00” N, 108055’30”
E.
c) Trong điều kiện thời tiết xấu,
ngoài các vị trí đón trả hoa tiêu quy định tại điểm a, điểm b khoản này, tàu
thuyền có thể vào khu vực đón trả hoa tiêu trong Vùng nước cảng biển thuộc địa
phận tỉnh Bà Rịa – Vùng Tàu được giới hạn bởi đường tròn có bán bán kính 01 hải
lý, với tâm tại vị trí có tọa độ:
10016’00” N, 107005’00”
E.
2. Khu neo đậu và khu tránh bão
a) Đối với các cảng dầu khí
ngoài khơi: là vùng nước được quy định tại khoản 1, Điều 2 của Thông tư này.
b) Đối với cảng biển Phú Quý: là
vùng nước được quy định tại khoản 2, Điều 2 của Thông tư này.
3. Khu chuyển tải trong vùng nước
cảng biển Phú Quý: theo quyết định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 4.
Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Bình Thuận và các đơn vị liên quan
1. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng
hải Bình Thuận:
a) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và pháp luật có liên quan đối với
hoạt động hàng hải tại Vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận;
b) Căn cứ vào tình hình thực tế
về thời tiết, sóng gió, mớn nước và trọng tải của tàu thuyền, chỉ định vị trí cụ
thể cho tàu thuyền đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải và tránh
bão trong Vùng nước quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều
3 của Thông tư này, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô
nhiễm môi trường.
2. Trách nhiệm phối hợp quản lý
giữa Cảng vụ hàng hải Bình Thuận với Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu
a) Cảng vụ hàng hải Bình Thuận:
i. Thông báo cho Cảng vụ hàng hải
Vũng Tàu biết tên, quốc tịch, các thông số kỹ thuật chính và những thông tin cần
thiết khác của tàu thuyền có nhu cầu đón trả hoa tiêu tại Vùng đón trả hoa tiêu
trong Vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu chậm nhất
02 giờ trước khi tàu thuyền đi vào Vùng đón trả hoa tiêu Vũng Tàu để phối hợp quản
lý theo quy định pháp luật;
ii. Thông báo cho Cảng vụ hàng hải
Vũng Tàu biết việc điều động tàu thuyền rời vị trí neo đậu do Cảng vụ hàng hải
Vũng Tàu chỉ định để vào vùng nước cảng biển do mình quản lý chậm nhất 01 giờ
trước khi tàu thuyền rời vị trí;
iii. Thực hiện thủ tục cho tàu
thuyền đến, rời cảng theo quy định đối với tàu thuyền đến Vùng nước các cảng biển
thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận.
iv. Phối hợp với Cảng vụ hàng hải
Vũng Tàu giải quyết những vụ việc phát sinh đối với tàu thuyền ra, vào các cảng
biển thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận khi tàu thuyền hoạt động tại Vùng nước các
cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
b) Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu
Căn cứ vào tình hình thực tế về
thời tiết, sóng gió, mớn nước và trọng tải của tàu thuyền ra vào các cảng biển
do Cảng vụ hàng hải Bình Thuận quản lý nhưng phải đón trả hoa tiêu, neo đậu,
tránh bão trong Vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
chỉ định vị trí cụ thể bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô
nhiễm môi trường và thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải Bình Thuận.
Điều 5.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh
Bình Thuận
Ngoài phạm vi Vùng nước các cảng
biển quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Thông tư này, Cảng vụ hàng hải Bình Thuận
còn có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải trong
vùng biển thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận.
Điều 6. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Các quy định tại Thông tư này
thay thế các quy định có liên quan tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BGTVT ngày
5/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố Vùng nước các cảng biển
thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Thuận và khu vực quản lý của Cảng
vụ hàng hải Vũng Tàu.
Điều 7.
Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh
tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận,
Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Giám đốc Cảng vụ hàng hải
Vũng Tàu, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Bình Thuận, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức
và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn phòng (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT;
- Công báo;
- Lưu: VT, PC.
|
BỘ
TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|