HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC, LỰC LƯỢNG TRÊN ĐẢO CỒN CỎ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 258/2004/QĐ-UB ngày 13 tháng 02 năm 2004
của UBND tỉnh Quảng Trị)
Điều 1: Đối tượng và phạm
vi điều chỉnh
Quy chế này quy định cụ thể trách nhiệm quản lý các
hoạt động liên quan đến Đảo, mối quan hệ phối hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội (ANCT –TTATXH), bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội
trên Đảo giữa Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các
Sở, Ban ngành trong tỉnh, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân khi ra
công tác, tham quan Đảo và các lực lượng đóng quân trên Đảo.
Điều 2: Mọi hoạt động trên
Đảo phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1) Phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của các
ngành liên quan, ngoài nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành phải chịu sự Chỉ huy
thống nhất của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. bảo đảm sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau
thực hiện nhiệm vụ được giao.
2) Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trên Đảo phải chấp
hành nghiêm chỉnh mọi Quy định về giữ gìn ANCT –TTATXH, bí mật quân sự, quốc
phòng, quy định về giữ vệ sinh môi trường. Bảo đảm an toàn mọi mặt. Không làm
ảnh hưởng đến hoạt động công tác của các đơn vị đóng quân trên Đảo.
3) Việc xử lý, giải quyết các vụ việc về quốc phòng
– an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên Đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các đơn vị có liên quan, trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, điều
lệnh, điều lệ quân đội và tôn trọng quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cơ quan,
đơn vị, cá nhân.
4) Không được chặt phá cây cối hoặc khai thác rừng
trái phép trên đảo kể cả khai thác dùng làm chất đốt.
Điều 3: Quyền hạn và trách
nhiệm của từng cơ quan, đơn vị:
1) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
Đảo Cồn Cỏ đã được Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh
Quân khu 4 giao nhiệm vụ cho Bộ CHQS Quảng Trị trực tiếp quản lý, tổ chức phòng
thủ giữ đảo; có trách nhiệm chỉ huy thống nhất các lực lượng đứng chân trên đảo
cả thời bình và thời chiến. Việc quản lý người, phương tiện ra đảo trực tiếp
giao cho Bộ CHQS tỉnh đảm nhiệm. Bộ CHQS tỉnh có trách nhiệm:
- Xem xét giải quyết cho các tổ chức, cá nhân có
nhiệm vụ ra công tác, thăm đảo theo yêu cầu.
- Phối hợp cùng BCH Biên phòng tỉnh tổ chức theo
giỏi, quản lý hoạt động của các lực lượng ra đảo. Giữ gìn ANCT-TTAT trên đảo và
thực hiện các nhiệm vụ theo Quy chế hai bên đã ban hành ngày 12/9/2002.
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Đảo Cồn Cỏ hướng dẫn cho các
tổ chức, cá nhân ra công tác, thăm đảo chấp hành những Quy định cụ thể và phạm
vi được phép đi lại, bảo vệ bí mật quân sự trên đảo. Kịp thời báo cáo và tham
mưu Bộ CHQS tỉnh đề xuất UBND tỉnh giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt
động trên Đảo.
2) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh theo dõi, quản
lý hoạt động của các lực lượng ra đảo và hoạt động ở vùng biển ven đảo, giữ gìn
an ninh trật tự trên đảo và thực hiện các nhiệm vụ theo Quy chế phối hợp với Bộ
CHQS tỉnh đã ban hành.
3) Tổng Đội Thanh niên xung phong và các cơ quan
liên quan:
Củng cố xây dựng hoạt động của lực lượng TNXP. Tổ
chức nơi ăn ở, sinh hoạt có nề nếp, đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo điều kiện
tốt nhất cho Thanh niên tham gia xây dựng Đảo.
4) Các tổ chức và cá nhân ra công tác, thăm đảo:
- Mọi tổ chức và cá nhân ra công tác, thăm đảo đều
phải được sự đồng ý của Bộ CHQS tỉnh. Khi ra làm việc phải báo cáo rõ nội dung,
thời gian và thành phần tham gia với BCH đảo, đồng thời chấp hành nghiêm mọi
quy định trên đảo; Không làm ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt của bộ đội và
các lực lượng trên đảo, bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ môi trường...
- Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, chủ động phương tiện,
bảo đảm an toàn khi ra, vào đảo.
5) Các đơn vị đóng quân trên đảo:
Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của
từng đơn vị, tổ chức quán triệt tốt các quy định trong công văn 1633/UB-NC ngày
16/9/2003 của UBND tỉnh “Về việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ đảo”. Tổ
chức tốt việc dùng than để đun, nấu ở các đơn vị và lực lượng trên đảo. Thường
xuyên làm tốt công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn cho đảo luôn xanh, sạch, đẹp.
Chương III
Điều 5: Quan hệ giữa Ban Chỉ
huy đảo Cồ Cỏ với các cơ quan, đơn vị liên quan:
1) Quan hệ giữa Ban Chỉ huy đảo Cồ Cỏ với Bộ
CHQS tỉnh:
Ban Chỉ huy đảo Cồn Cỏ là đơn vị chịu sự lãnh đạo,
chỉ huy, quản lý trực tiếp về mọi mặt của Bộ CHQS tỉnh. Chịu trách nhiệm trước
Bộ CHQS tỉnh về chỉ huy thống nhất các lực lượng trên đảo.
2) Quan hệ giữa BCH đảo Cồ Cỏ với Ban Chỉ huy
Biên phòng:
Giữa BCH Đảo với đồn Biên phòng 214 (thuộc BCH Biên
phòng) Là mối quan hệ phối hợp hiệp đồng trong quản lý hoạt động của các lực
lượng trên đảo có nhiệm vụ bảo vệ đảo trong mọi tình huống, giữ gìn an ninh trật
tự trên đảo.
3) Quan hệ giữa BCH đảo với Tổng đội Thanh niên
xung phong:
Là mối quan hệ phối hợp công tác, thường xuyên trao
đổi, thông báo cho nhau tình hình hoạt động của đơn vị mình, cùng nhau giải
quyết các vấn đề liên quan.
4) Quan hệ giữa Ban Chỉ huy đảo Cồ Cỏ với lực lượng
cảnh sát biển:
Là mối quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn
ANCT-TTATXH trên vùng biển ven đảo.
5) Các lực lượng, tổ chức đóng quân trên đảo, ngoài
việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình còn phải có trách nhiệm cùng
nhau phối hợp trong hoạt động, giải quyết những vấn đề phát sinh khẩn cấp xẩy
ra trên đảo.
Điều 6: Trách nhiệm hướng
dẫn kiểm tra và thực hiện:
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo BCĐ
đảo Cồn Cỏ kiểm tra hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc
Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn vướng mắc hoặc phát sinh
những vấn đề mới, BCH đảo tổng hợp ý kiến thành văn bản báo cáo Bộ CHQS tỉnh, trình
UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi quy chế để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao.
Mọi đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm
chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ Quy chế này./.