Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 196-QĐ/NH14 Quy chế nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng 1994

Số hiệu: 196-QĐ/NH14 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Cao Sỹ Kiêm
Ngày ban hành: 16/09/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 196-QĐ/NH14

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG"

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

- Căn cứ Pháp lệnh Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ngày 24/5/1990 - Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ ;

- Theo đề nghị của Vụ trưởng vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1

Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các Ngân hàng".

Điều 2

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3

Chánh văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng vụ tín dụng, trưởng vụ quản lý ngoại hối, Vụ trưởng vụ Kế toán - tài chính, chánh thanh tra - Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC




Cao Sỹ Kiêm

 

QUY CHẾ

VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/09/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Điều 1

Bảo lãnh là một trong các nghiệp vụ của Ngân hàng, là cam kết của Ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả tiền thay cho bên được bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh được quy định cụ thể tại thư bảo lãnh của Ngân hàng.

Bên cạnh bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những cam kết của mình với bên yêu cầu bảo lãnh và với Ngân hàng bảo lãnh.

Điều 2

Ngân hàng bảo lãnh là Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng Đầu tư và phát triển. Trong những trường hợp đặc biệt Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia bảo lãnh khi được Chính phủ chỉ định.

Điều 3

Bên được bảo lãnh là các doanh nghiệp (bao gồm cả tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Điều 4

Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong các trường hợp doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh để tham gia dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước, bảo đảm thanh toán, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng, bảo đảm hoàn trả vốn vay... (Theo phụ lục đính kèm). Những yêu cầu bảo lãnh có liên quan đến việc vay vốn nước ngoài được thực hiện theo quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài kèm theo quyết định số 23-QĐ/NH14 ngày 21/02/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 5

Các Ngân hàng có thể cùng tham gia bảo lãnh cho một bên được bảo lãnh.

Việc chấp nhận bảo lãnh là quyền của Ngân hàng bảo lãnh trên cơ sở các điều kiện của bên yêu cầu bảo lãnh.

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6

Điều kiện được bảo lãnh :

Doanh nghiệp muốn được bảo lãnh phải có các điều kiện sau đây :

- Có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam ;

- Có hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh ;

- Hoạt động kinh doanh có lãi ;

- Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán ;

- Có giấy phép xuất nhập khẩu, nếu hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến bảo lãnh ;

- Không có nợ quá hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ ;

- Có đủ tài sản thế chấp hợp pháp cho bảo lãnh ;

Điều 7

Doanh nghiệp xin bảo lãnh phải gửi đến Ngân hàng bảo lãnh các tài liệu sau đây :

- Đơn xin bảo lãnh (mẫu định kèm) ;

- Hợp đồng và tài liệu có liên quan đến bảo lãnh ;

- Giấy phép xuất nhập khẩu (đối với trường hợp bảo lãnh có liên quan đến) ;

- Danh mục tài sản thế chấp.

Điều 8

Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện từng nghĩa vụ đã được các bên tham gia thoả thuận. Trong trường hợp thay đổi thời hạn bảo lãnh đã được thoả thuận phải được Ngân hàng bảo lãnh chấp nhận bằng văn bản.

Điều 9

Việc bảo lãnh được thực hiện dưới hình thức thư bảo lãnh do Ngân hàng bảo lãnh phát hành. Thời gian bảo lãnh bắt đầu có hiệu lực theo đề nghị của doanh nghiệp và được xác nhận trong thư bảo lãnh.

Điều 10

Tài sản thế chấp bảo lãnh là bất động sản : nhà đất... ; động sản : vàng, đá quý... ; các chứng từ có giá (trái phiếu, tín phiếu...) và phải đủ các tiêu chuẩn sau :

- Đối với tài sản là bất động sản : phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu (bản gốc). Có chứng nhận của cơ quan công chứng Ngân hàng, có thể chuyển nhượng được dễ dàng ;

- Đối với trái phiếu, tín phiếu... : còn thời hạn thanh toán, người phát hành là các tổ chức có tín nhiệm, có thể chuyển nhượng được dễ dàng, thuộc quyền thụ hưởng của doanh nghiệp xin bảo lãnh ;

- Đối với vàng, đá quý : phải được kiểm định của Ngân hàng bảo lãnh hoặc cơ quan chuyên môn do Ngân hàng bảo lãnh chỉ định ; doanh nghiệp xin bảo lãnh tự đóng gói, niêm phong. Có sự chứng kiến của Ngân hàng bảo lãnh trước khi giao cho Ngân hàng bảo lãnh.

Riêng đối với các doanh nghiệp Nhà nước, việc sử dụng tài sản hình thành bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thế chấp phải được cơ quan tài chính cung cấp (chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu tài sản( đồng ý bằng văn bản.

Điều 11

Ngân hàng bảo lãnh quy định mức phí bảo lãnh và định kỳ trả mà doanh nghiệp được bảo lãnh trả cho Ngân hàng trong phạm vi tối đa là 1,00%/năm tính trên số tiền đàng còn được bảo lãnh.

Điều 12

Đồng tiền sử dụng trong bảo lãnh là đồng tiền được quy định trong hợp đồng hoặc văn bản thoả thuận giữa bên được bảo lãnh và bên yêu cầu bảo lãnh.

Điều 13

Quyền bảo lãnh và mức bảo lãnh.

Các Ngân hàng căn cứ vào số vốn được phép sử dụng vào kinh doanh để dự kiến số tiền có thể đưa vào lập quỹ bảo lãnh (nội tệ, ngoại tệ) của mình. Tổng mức bảo lãnh được xác định trên cơ sở quỹ bảo lãnh dự kiến và khả năng an toàn vốn trong bảo lãnh của từng Ngân hàng, nhưng tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh (tức khả năng mất an toàn vốn trong bảo lãnh tối đa là 5%).

Số tiền để lập quỹ bảo lãnh được hạch toán vào một tiểu khoản riêng tại Ngân hàng bảo lãnh theo từng lần bảo lãnh với tỷ lệ tối thiểu là 5% so với doanh số bảo lãnh và được sử dụng để trả cho bên yêu cầu bảo lãnh, khi doanh nghiệp được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.

Tổng số tiền bảo lãnh cho một doanh nghiệp không quá 10% và cho mười doanh nghiệp nhiều nhất không quá 30% tổng mức bảo lãnh của Ngân hàng bảo lãnh.

Điều 14

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin bảo lãnh, Ngân hàng bảo lãnh phải thông báo cho doanh nghiệp biết ý kiến chấp nhận hay từ chối bảo lãnh.

Điều 15

Thẩm quyền ký bảo lãnh :

Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng bảo lãnh là người ký bảo lãnh và có thể uỷ quyền bằng văn bản cho Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc giám đốc chi nhánh trực thuộc ký bảo lãnh trong phạm vi nhất định và chịu trách nhiệm về việc làm của người được uỷ quyền.

Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.

Điều 16

Khi được Ngân hàng bảo lãnh chấp thuận bảo lãnh, doanh nghiệp làm thủ tục giao nộp tài sản (hồ sơ) thế chấp cho Ngân hàng bảo lãnh. Sau khi nhận tài sản hoặc hồ sơ tài sản thế chấp, Ngân hàng bảo lãnh làm các thủ tục bảo lãnh.

Điều 17

Ngân hàng bảo lãnh lưu giữ tài sản thế chấp phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản. Nếu để xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng tài sản thế chấp, Ngân hàng bảo lãnh phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất.

Điều 18

Trong thời gian bảo lãnh, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm giữ gìn, bảo quản những tài sản thế chấp được tiếp tục quản lý hay sử dụng ; nếu bị mất mát, hư hỏng thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Trường hợp tài sản thế chấp là các chứng từ có giá hết hạn trước thời hạn bảo lãnh, thì doanh nghiệp phải đổi tài sản đủ tiêu chuẩn để thế chấp, nếu không đủ tài sản thế chấp để thay thế thì doanh nghiệp được bảo lãnh phải chịu phạt với mức bằng 1%/tháng tính trên giá trị tài sản thế chấp còn thiếu.

Điều 19

Trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh, doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra, giám sát mọi hoạt động có liên quan đến nghĩa vụ đảo bảo lãnh, đồng thời có trách nhiệm cung cấp theo yêu cầu của Ngân hàng bảo lãnh những tài liệu, thông tin cần thiết cho công tác kiểm tra, giám sát đó.

Điều 20

Doanh nghiệp được bảo lãnh phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết đối với bên yêu cầu bảo lãnh. Khi doanh nghiệp được bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên yêu cầu bảo lãnh, Ngân hàng bảo lãnh phải trao trả đầy đủ tài sản (hoặc hồ sơ tài sản) thế chấp cho doanh nghiệp được bảo lãnh.

Trường hợp Ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh thì doanh nghiệp phải làm giấy nhận nợ với Ngân hàng bảo lãnh số tiền đã trả thay đó và phải chịu ngay lãi suất nợ quá hạn bằng 150% tính theo lãi suất cho vay của Ngân hàng bảo lãnh đối với các doanh nghiệp loại đó. Sau đó Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát mại tài sản thế chấp để thu hồi số tiền đã trả thay theo quy định của pháp luật.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21

Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành quy chế này trong hệ thống của mình.

Điều 22

Mọi thay đổi quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

 

PHỤ LỤC

CỦA QUY CHẾ VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG

1. Bảo lãnh dự thầu.

- Ngân hàng bảo lãnh cam kết với chủ thầu về việc tham gia đấu thầu của nhà thầu. Trong trường hợp nhà thầu bị phạt vi phạm đơn thầu, mà nhà thầu không nộp hoặc không nộp đủ tiền phạt cho chủ thầu thì Ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho nhà thầu.

- Các loại bảo lãnh dự thầu :

+ Bảo lãnh dự thầu xây lắp

+ Bảo lãnh dự thầu cung ứng máy móc, thiết bị (dự thầu cung ứng). - Số tiền và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn do chủ thầu quy định theo quy chế đấu thầu.

2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- Ngân hàng bảo lãnh cam kết về việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu. Trong trường hợp nhà thầu không thực hiện hợp đồng, mà không nộp hoặc không nộp đủ tiền phạt cho chủ thầu thì Ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho nhà thầu.

- Các loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng :

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây lắp.

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng máy móc, thiết bị (hợp đồng cung ứng).

- Số tiền và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn do chủ thầu và nhà thầu quy định trong các hợp đồng.

3. Bảo lãnh tiền ứng trước.

- Ngân hàng bảo lãnh cam kết với chủ thầu về việc sử dụng tiền nhận ứng trước của nhà thầu. Trong trường hợp nhà thầu vi phạm hợp đồng phải hoàn trả tiền ứng trước cho chủ thầu mà nhà thầu không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ tiền ứng trước cho chủ thầu thì Ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho nhà thầu.

- Các loại bảo lãnh tiền ứng trước.

+ Bảo lãnh tiền ứng trước thi công công trình.

+ Bảo lãnh tiền ứng trước sản xuất, máy móc, thiết bị.

- Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn do chủ thầu và nhà thầu quy định trong hợp đồng.

4. Bảo lãnh thanh toán.

- Ngân hàng bảo lãnh cam kết với nhà thầu về việc thanh toán tiền đúng hợp đồng. Trong trường hợp chủ thầu không hoặc không thanh toán đủ số tiền theo hợp đồng thì Ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả cho chủ thầu.

- Các loại bảo lãnh :

+ Bảo lãnh thanh toán tiền xây lắp công trình ;

+ Bảo lãnh thanh toán tiền đặt máy móc, thiết bị.

- Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn do chủ thầu và nhà thầu quy định trong hợp đồng.

5. Bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo hợp đồng.

- Ngân hàng bảo lãnh cam kết với chủ thầu trong trường hợp nhà thầu vi phạm hợp đồng về chất lượng sản phẩm phải bồi thường cho chủ thầu mà nhà thầu không bồi thường hoặc nhà bồi thường không đủ thì Ngân hàng bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trả thay cho nhà thầu.

- Các loại bảo lãnh :

+ Bảo lãnh bảo đảm chất lượng công trình.

+ Bảo lãnh bảo đảm chất lượng máy móc, thiết bị '

- Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn do chủ thầu và nhà thầu quy định trong hợp đồng.

6. Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay :

Ngân hàng bảo lãnh cam kết với bên cho vay trong trường hợp bên đi vay không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay (gốc và lãi) thì Ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho bên đi vay.

Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn ghi trong hợp đồng vay vốn.

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

ĐƠN XIN BẢO LÃNH ...

(Ghi loại bảo lãnh)

Kính gửi : .... (1)

- Tên doanh nghiệp xin bảo lãnh :

- Địa chỉ :

- Họ và tên giám đốc :

- Số hiệu tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam : .... mở tại

- Số hiệu tài khoản tiền gửi ngoại tệ : .... mở tại

- Số hiệu tài khoản tiền vay đồng Việt Nam : .... mở tại

- Số hiệu tài khoản tiền vay ngoại tệ : .... mở tại

đề nghị ... (1) bảo lãnh để

...0..của (3).... địa chỉ.... nước

... có tài khoản tiên gửi số :........

theo hợp đồng.... số ngày.... tháng .... năm với số tiền.... bằng chữ :....

- Tổng số tiền xin bảo lãnh..... bằng chữ.....

- Thời hạn xin bảo lãnh.... tháng (từ.... đến....)

- Phí bảo lãnh :......

- Mục đích xin bảo lãnh :.......

- Tổng giá trị tài sản thế chấp (theo danh mục kèm theo)...

- Tài liệu gửi đính kèm gồm :.......

+........

+.....

Chúng tôi xin cam đoan chấp hành đầy đủ những quy định trong Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, ban hành theo Quyết định số :......../QĐ-NH4 ngày tháng năm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ngày tháng năm

 

 

Doanh nghiệp xin bảo lãnh

Giám đốc

(Ký tên và đóng dấu)

(Họ và tên)

 

ý kiến của .....(2)

Chấp thuận cho doanh nghiệp được sử dụng các tài sản Nhà nước (theo danh mục đính kèm) để thế chấp với Ngân hàng bảo lãnh. Phần giá trị tài sản thế chấp thiếu được ...(2) .... bảo đảm để doanh nghiệp được lấy toàn bộ số tiền trên là.....

Ngân hàng bảo lãnh được phát mại tài sản thế chấp để thu hồi số tiền đã trả thay cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

 

 

Ngày    tháng     năm

........(2).......

(Ký tên và đóng dấu)

(Họ tên và đóng dấu)

(Họ và tên)

 

Chấp thuận bảo lãnh của Ngân hàng bảo lãnh

....(1).. chấp thuận bảo lãnh cho doanh nghiệp

.... của.....

(3).........

- Số tiền bảo lãnh :..... bằng chữ............

- Thời hạn bảo lãnh.. tháng (từ... đến....)

 

 

Ngày    tháng     năm

Ngân hàng bảo lãnh

Tổng giám đốc (giám đốc)

(Ký tên và đóng dấu)

(Họ và tên)

 

Ghi chú :

(1) Tên Ngân hàng bảo lãnh

(2) Tên cơ quan tài chính (Bộ hoặc Sở) - áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước.

(3) Tên bên yêu cầu bảo lãnh.

 

 

THE STATE BANK OF VIETNAM

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 196/QD-NH14

Hanoi, September 16, 1994

 

DECISION

ON THE PROMULGATION OF REGULATION ON GUARANTY OPERATIONS OF BANKS.

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM

Pursuant to the Ordinance on State Bank of Vietnam dated may 24, 1990;
Pursuant to the Decree No. 15/CP dated March 2nd, 1993 of the Government stipulating the task, power and responsibility for the State management of the Ministries and Ministerial-ranking offices;
On the proposal of the Director of the Credit Department of the State Bank of Vietnam.

DECIDES

Article 1 :

To promulgate hereby in connection with this Decision "The regulations on Guaranty operations of Banks"

Article 2 :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3 :

The chief of Governor's Office, the Director of the Credit Department, the Director of the Foreign Exchange, Director of the Department for accounting - finance, the General Inspector, the Director of the State Bank's Department for External Relations, the Heads of the concerned sections in the Central State Bank, the Directors of the State Banks of provinces and cities, the General Directors (Directors) of the Commercial Banks, the Investment and Development Banks shall be responsible for the implementation of this Decision.

 

 

FOR THE STATE BANK OF VIETNAM
GOVERNOR




Cao Sy Kiem

 

REGULATIONS

ON GUARANTY OPERATIONS OF BANKS
(Promulgated in Connection with Decision  No. 196/QD-NH14 dated September 16th, 1994 of the Governor of the State Bank of Vietnam)

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 1 :

Guaranty, as one of many operations of banks, is the commitment of a guaranty bank to take responsibility for paying the debt instead of the guaranteed party if the latter does not carry out correctly and fully its agreed obligations to the guaranty - requesting party. The obligations are specifically prescribed in the bank's letter of guaranty.

The guaranteed party is responsible for fulfilling its commitments to the guaranty - requesting party and to the guaranty bank.

Article 2 :

Guaranty banks are state-owned commercial banks, joint-stock commercial banks, joint-venture banks, foreign bank branches, investment and development banks. In special cases, when it is designated by the Government, the State Bank of Vietnam shall joint other banks in offering a guaranty.

Article 3 :

Guaranteed parties are enterprises (including credit organizations) which are established and operated in accordance with the existing laws of Vietnam.

Article 4 :

Banks carry out guaranty operations in the cases that enterprises request guaranty for contract bidding and implementation, for the repayment of advances, financial transactions, for the product quality as agreed upon in the contracts, for the repayment of borrowed capital, etc... (as in accompanying annex). Requests for guaranty regarding the borrowing of foreign capitals are met in accordance with the Regulations on guaranty and re-guaranty for loan of foreign capital promulgated in connection with Decision No. 23/QD-NH14 dated February 21, 1994 of the Governor of the State Bank of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Many banks can at the same time offer guaranty for one guaranteed party (enterprise)

Guaranty banks have the right to decide whether or not to offer guaranty for a client on the basis of conditions set forth by the guaranty - requesting party.

Chapter II :

SPECIFIC PROVISIONS

Article 6 :

Conditions for guaranty

Enterprises which want to be guaranteed have to obtain the following conditions :

- Having legal status and operating in accordance with the existing laws of Vietnam;

- Having a contract relating to the guaranty;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Having proved reliable credit and payment relations;

- Having licenses for import export businesses if these businesses relate to the guaranty.

- Having no overdue debts in neither Vietnamese dong nor foreign currencies.

- Having enough properties to be used as legal collateral's for guaranty.

Article 7 :

Enterprises which request guaranty have to submit to the guaranty banks the following documents :

- Application for guaranty (attached form);

- Contract and documents relating to the guaranty;

- Licenses for exports and imports (in the cases that the guaranty relates to the businesses).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8 :

The duration of guaranty is determined on the basis of time needed for carrying out each obligation agreed upon by participating parties. In case one or more parties wish to change the previously agreed duration, this change must be accepted by the guaranty bank in a written document.

Article 9 :

The guaranty is carried out in form of letter of guaranty issued by guaranty bank. The duration for guaranty begins from the time proposed by the enterprise and it is prescribed in the letter of guaranty.

Article 10 :

Properties for collateral are real estates : land, houses ..., personal estates : gold, gems ... money bearing documents (bank bonds, credit cards ...) and have to gather enough of the following conditions :

- For the properties as real estates : It is compulsory to have the licenses of ownership (the original documents) which are ratified by state notary offices and easily transferable;

- For the bank bonds and credit cards ... They must be valid for transaction, issued by credible organizations, easily transferable and in the possession of the enterprise that requests the guaranty;

- For gold and gems : They must be appraised by the guaranty bank or a professional office designated by the guaranty bank : the guaranty - requesting enterprise has to wrap them up and put seals on them by itself at the witness of the guaranty bank before giving them to the bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11 :

The guaranty bank determines guaranty fee and periodic payment that the enterprise has to pay for the bank. The fee may range to a maximum of 1% per year of the amount being guaranteed at that time.

Article 12 :

Money unit used in guaranty is the currency defined in the contract or agreement document between the guaranteed party and the body requesting a guaranty.

Article 13 :

Guaranty fund and guaranty amount : Banks base on the amounts of capital prescribed for doing business to project the amount of money in domestic and foreign currencies which can be mobilized for establishing their own guaranty funds. The total amount of money for guaranty defined on the basis of projected guaranty fund and the possibility of capital safety in guaranty of each bank, but the maximum amount can not exceed the amount of guaranty fund by 20 times (this means that the possibility for capital insecurity in guaranty can only reach a maximum of 5 percent).

The amount of money for establishing guaranty fund shall be accounted for by a separate sub-account at the guaranty bank on each guaranty operation with a minimum ratio of 5 per cent of the total guaranty turnover and can be used to pay the guaranty requesting bank when the guaranteed enterprise does not fulfill its obligation.

The total amount of money for guaranty for one enterprise can not exceed 10 percent and for ten enterprises can not exceed 30 percent of the total amount of money for guaranty of a guaranty bank.

Article 14 :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15 :

The authority to sign a guaranty operation : General director (director) of a guaranty bank has the authority to sign a document of guaranty and can delegate power in written form to the deputy or the directors of its branches to sign documents of guaranty of a certain scale and has to take responsibilities for the actions of the delegated people. Delegated people can not delegate power to another person.

Article 16 :

When its request for guaranty is accepted by a guaranty bank, the enterprise conducts the procedures of submitting the properties (documents) for collateral to the guaranty bank. After receiving properties or property document for collateral, the guaranty bank executes the procedures for guaranty.

Article 17 :

The guaranty banks which store the properties for collateral are responsible for keeping and preserving them. In case of loss or damage of the collateral properties, the guaranty banks have to bear the responsibilities for compensation of the material damage.

Article 18 :

During the guaranty, the enterprises are responsible for keeping and preserving the collateral properties which remain in storage or are utilized; in case of loss or damage, the enterprises shall bear total responsibilities for it.

In the case of the collateral property being a money bearing document which expires before the guaranty duration comes to an end, the enterprise has to replace it with another valid document of the same quality. In case of failure, the guaranteed enterprise has to pay a fine of 1% per month of the value of the expired document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



During the period of guaranty, the enterprise is subject to inspection and supervision of all activities relating to guaranty operation. At the same time, it is obliged to provide, at the request of guaranty bank, the necessary information and documents for that inspection and supervision work.

Article 20 :

The guaranteed enterprise has to acute all the obligation it has committed to the guaranty requesting party. Once it has fulfilled its obligations, the guaranty bank has to return all collateral properties (or collateral documents) to the guaranteed enterprise.

In the case, the guaranty bank has to fulfill the obligation of a guarantor, the enterprise has to recognize in paper its debt to the guaranty bank which paid in its place before that and for which the enterprise has to pay an interest of 150% for the overdue debt owed by such an enterprise to guaranty bank. After that the guaranty bank shall hold auction for the collateral properties to get back the amount of money it has paid in the place of the enterprise in accordance with the laws.

Chapter III :

PROVISIONS FOR IMPLEMENTATION

Article 21 :

The General Director (Director) of State-owned commercial banks, investment and development banks, joint-stock commercial banks, joint-venture bank and branches of foreign banks in Vietnam are reliable to provide guidance for the implementation of this Regulation within their own banking systems.

Article 22 :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ANNEX

OF THE REGULATIONS ON GUARANTY OPERATIONS OF BANKS

1. Guaranty for contract bidding

- The guaranty bank commits itself to the contract issuing body on the participation of a contractor. In case the contractor has to pay a fine for violating the contract application, but it does not pay any or all of its to the contract issuing body, the guaranty bank shall pay instead of the contractor.

- Forms of guaranty for contract bidding.

+ Guaranty for bidding contracts of construction.

+ Guaranty for bidding contracts of supplying machinery and equipment (contracts of supply).

- The amount of money and duration of guaranty are those defined by the contract issuing body in accordance with the regulations on contract bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Guaranty bank commits itself to the contract implementation by the contractor. In the case that the contractor does not implement the contract and nor pay any or all of the fine to the contract issuing body, the guaranty bank shall pay instead of the contractor.

- Forms of guaranty for the implementation of contract

+ Guaranty for implementation of construction contract

+ Guaranty for implementation of contract for machinery and equipment supply (contract of supply).

- The amount of money and duration of guaranty are those defined by the contract issuing body and contractor in the contracts.

3. Guaranty for the advances.

- Guaranty bank commits to the contract issuing body on the use of the advances received by the contractor. In case the contractor violates the contract by not repaying any or all the advances to the contract issuing body, the guaranty bank is responsible for payment on behalf of the contractor.

- Forms of guaranty for the advances :

+ Guaranty for the advances used for the execution of the project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The amount of money and duration of the guaranty are those defined by the contract issuing body and the contractor in the contract.

4 - Guaranty for payment.

- Guaranty bank commits itself to the contract issuing body on the payment in accordance with the contract. In the case that the contractor does not pay any or all of the amount of money as defined in the contract, the guaranty bank is responsible for the payment of the contractor.

- Forms of guaranty :

+ Guaranty for the payment of construction costs.

+ Guaranty for the payment of machinery and equipment installation.

- The amount of money and duration of the guaranty are those defined by the contract issuing body and the contractor in the contract.

5. Guaranty for the product quality as defined in the contract.

Guaranty bank commits to the contract issuing body on the case that the contractor violates the contract in regard to product quality and therefore has to compensate for the issuing body of the contract, but the contractor does not compensate any or all, the guaranty bank is responsible for payment on behalf of the contractor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Guaranty for the project quality

+ Guaranty for the quality of machinery and equipment.

- The amount of money and duration of guaranty are those defined by the contract issuing body and the contractor in the contract.

6. Guaranty for the repayment of borrowed capital.

- Guaranty bank commits itself to the lender that in the case that the borrower does not pay all nor on time the debt (both principal and interest), the guaranty bank shall be responsible for the payment on behalf of the borrower.

The amount of money and duration of guaranty are those defined in the contract for borrowing capital.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 196-QĐ/NH14 ngày 16/09/1994 về Quy chế nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.848

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.32.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!