Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4106/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 29/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4106/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN CÔNG TÁC THAM MƯU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG”

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 4 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1160/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức tham mưu giúp việc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 3323/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về ban hành quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc giám sát, thực hiện Hợp đồng BOT giai đoạn kinh doanh chuyển giao các dự án thuộc lĩnh vực đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đổi mới toàn diện công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông” với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu và quan điểm

1.1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát:

- Đổi mới toàn diện công tác tham mưu quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo trì KCHTGT trong phạm vi cả nước từ năm 2014 đến năm 2020.

- Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và các chủ trương, đường lối, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển giao thông vận tải đã được phê duyệt, ban hành.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý KCHTGT phù hợp với chủ trương, đường lối, pháp luật của Nhà nước và điều ước quốc tế, thông lệ quốc tế có liên quan.

- Tách bạch rõ ràng giữa công tác quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo trì của doanh nghiệp trong quản lý khai thác KCHTGT. Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia xã hội hóa đầu tư, quản lý khai thác và bảo trì KCHTGT bằng các hình thức phù hợp, giảm sự lệ thuộc vào ngân sách nhà nước.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác quản lý KCHTGT đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và phù hợp với yêu cầu thực tế trong công tác quản lý, khai thác và bảo trì KCHTGT.

- Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành và chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình xử lý công việc.

- Tăng cường công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến quản lý, khai thác và bảo trì KCHTGT, giảm thiểu các thủ tục hành chính và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

- Nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật trong việc thực thi nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức trong Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là Vụ trưởng. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cả về chất lượng, ý thức, trình độ, trách nhiệm trong quản lý, điều hành quản lý KCHTGT. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc cũng như kỷ cương, kỷ luật, khắc phục triệt để tình trạng trì trệ, sách nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ.

- Quán triệt cán bộ, công chức, đảng viên tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bảo đảm đưa các nội dung của Nghị quyết và Chỉ thị vào quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành trong việc thực hiện quản lý khai thác và bảo trì KCHTGT. Tổng kết, kiểm điểm, rút kinh nghiệm những tồn tại trong thời gian vừa qua; làm rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra hướng xử lý dứt điểm, kịp thời, không tái lặp lại.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chức năng nhiệm vụ của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông với các cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm phát huy hiệu quả trong việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì KCHTGT.

1.2. Quan điểm xây dựng

a) Quán triệt chủ trương đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý, khai thác KCHTGT của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

b) Bám sát chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông tại Quyết định số 1160/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2013 của Bộ Giao thông vận tải và các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; kế thừa những nội dung còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết để khắc phục triệt để các khó khăn, tồn tại, vướng mắc hiện nay đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ.

c) Việc thực hiện Đề án theo lộ trình phù hợp, cụ thể để bảo đảm tính khả thi trong việc đổi mới công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ nhằm phục vụ tốt nhất cho yêu cầu quản lý nhà nước về KCHTGT.

d) Tách bạch giữa quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân; các công tác bảo dưỡng thường xuyên KCHTGT thông qua hình thức xã hội hóa.

đ) Tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước về KCHTGT.

II. Các giải pháp thực hiện

2.1. Giải pháp về công tác tổ chức, cán bộ

a) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1160/QĐ-BGTVT; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lãnh đạo, chuyên viên của Vụ bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc tham mưu quản lý, khai thác KCHTGT.

b) Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực để phù hợp với tình hình mới; đánh giá đầy đủ, toàn diện năng lực, phân công nhiệm vụ của Vụ; hoàn thành việc xây dựng chức danh vị trí việc làm để xác định rõ nhu cầu cán bộ, công chức và biên chế chính thức của Vụ đủ đáp ứng yêu cầu công việc; báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, chấp thuận kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cả về chất lượng, ý thức, trình độ, trách nhiệm trong quản lý, điều hành quản lý KCHTGT.

c) Có kế hoạch đào tạo với tầm nhìn dài hạn cho các cán bộ, công chức của Vụ nhằm nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý, khai thác và bảo trì KCHTGT; ưu tiên cử các cán bộ, công chức tham gia khóa đào tạo lý luận chính trị, quản lý nhà nước, học tập nâng cao trình độ chuyên môn trên nguyên tắc bảo đảm sự ổn định và chất lượng giải quyết công việc chuyên môn.

d) Kiện toàn năng lực quản lý, chuyên môn của các cán bộ, công chức trong Vụ, bố trí công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn để thuận tiện trong giải quyết công việc bảo đảm từng chuyên viên nắm vững công việc chuyên môn của lĩnh vực tham mưu giải quyết; nâng cao vai trò trách nhiệm của Lãnh đạo Vụ trong chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc.

đ) Nâng cao vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật trong việc thực thi nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức trong Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.

e) Cải cách công tác đánh giá cán bộ, công chức phù hợp, thường xuyên để giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh; định kỳ cuối năm thực hiện lấy phiếu đánh giá cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ và đạo đức nghề nghiệp.

2.2. Giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

a) Phân công nhiệm vụ và quy chế phối hợp giữa các Lãnh đạo, giữa Lãnh đạo với chuyên viên và giữa các chuyên viên với nhau nhằm nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế về cán bộ, công chức trong Cơ quan Bộ, trong ngành GTVT.

b) Xây dựng tập thể cán bộ, công chức trong Vụ luôn có tư tưởng chính trị vững vàng; thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

c) Lãnh đạo Vụ và Chi ủy họp 01 lần/tháng để rà soát việc thực hiện và triển khai thực hiện các kết luận của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ; duy trì định kỳ sinh hoạt Chi bộ 01 lần/tháng; tổ chức sinh hoạt Chi bộ đột xuất khi có các đợt sinh hoạt, văn bản, nghị quyết hoặc nhiệm vụ đột xuất có liên quan.

d) Lập kế hoạch lồng ghép sinh hoạt chính trị với công tác chuyên môn, đề xuất các chủ đề liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Vụ để trao đổi, sinh hoạt chung nhằm thống nhất sự chỉ đạo của Lãnh đạo, Chi ủy và trưng cầu ý kiến đóng góp của các đảng viên, cán bộ, công chức.

đ) Quán triệt cán bộ, công chức, đảng viên tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng ở cả cơ quan, nơi sinh hoạt và gia đình; có biện pháp tăng cường sự kiểm tra, giám sát, lãnh đạo của Đảng đối với từng cán bộ, đảng viên theo quy định.

2.3. Giải pháp về công tác xây dựng lề lối, tác phong, đạo đức trong thực thi công vụ

a) Thực hiện nghiêm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, nội quy, quy chế m việc: đi làm đúng và đủ giờ làm việc; có lề lối làm việc, phong cách, thái độ đúng mực, có tinh thần, trách nhiệm trong công việc; không uống rượu bia trong giờ hành chính và giờ nghỉ trưa vào các ngày làm việc; thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về ATGT, không mắc các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến tư cách, phẩm chất đạo đức của cá nhân và trật tự an toàn xã hội.

b) Tăng cường kiểm tra, giám sát thái độ, tác phong, lề lối làm việc, sự phối hợp trong quá trình công tác của cán bộ, công chức để bảo đảm chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện lệch lạc, trì trệ, quan liêu, sách nhiễu.

c) Cán bộ, công chức của Vụ sẵn sàng nhận và chấp hành sự phân công, điều động của Lãnh đạo Vụ, Lãnh đạo Bộ; không lợi dụng vị trí công tác để mưu cầu lợi ích cá nhân trái với quy định và đạo đức nghề nghiệp.

d) Tuyệt đối giữ uy tín, danh dự của các cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức viên chức trong cơ quan; giữ bí mật trong công việc, không làm lộ lọt thông tin, tài liệu bí mật thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

2.4. Giải pháp về kiểm tra, kiểm soát thực hiện nhiệm vụ được giao

a) Công việc được giao phải được xem xét giải quyết trong 05 ngày làm việc đối với công việc thông thường, đối với những công việc phức tạp thì cũng không chậm trễ hơn thời gian theo quy trình ISO đã phê duyệt hoặc thời hạn tối đa quy định trong văn bản pháp luật có liên quan. Trường hợp công việc cần có thêm thời gian, ý kiến của các cơ quan, chuyên gia khác thì phải có báo cáo kịp thời với Lãnh đạo Vụ, Lãnh đạo Bộ để xem xét, chỉ đạo kịp thời.

b) Lãnh đạo Vụ khi giao nhiệm vụ cho chuyên viên phải có những chỉ đạo, định hướng trong việc giải quyết công việc; thường xuyên trao đổi thông tin giữa lãnh đạo và chuyên viên để có biện pháp xử lý phù hợp; có biện pháp kiểm tra, đôn đốc bảo đảm tiến độ; thường xuyên tổ chức rà soát kết quả thực hiện nhiệm vụ giao cho chuyên viên để bảo đảm giải quyết kịp thời và đúng quy định của pháp luật; định kỳ hàng tuần rà soát, trao đổi để giải quyết triệt để các công việc còn tồn đọng hoặc vướng mắc phát sinh.

c) Định kỳ hàng tháng báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyên môn, thực hiện quy chế làm việc vào sinh hoạt định kỳ hàng tháng của Vụ để có sự điều chỉnh, bố trí cán bộ, công chức phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và thái độ làm việc. Việc đánh giá, nhận xét và bình xét thi đua, khen thưởng cuối năm, nâng lương trước thời hạn... phải căn cứ vào kết quả đánh giá hoàn thành công việc của từng tháng để bảo đảm chính xác, khách quan và liên tục.

d) Rà soát, sửa đổi, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, quy trình tiếp nhận, giải quyết công việc của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với Đề án này, Quyết định số 1160/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ GTVT và thực tiễn công tác chuyên môn, bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, giảm bớt khâu trung gian, kiểm soát chất lượng, tiến độ và trách nhiệm giải quyết công việc của từng cán bộ, công chức trong Vụ. Nâng cao vai trò chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Vụ, nhất là Vụ trưởng và nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của chuyên viên.

đ) Phân công cán bộ, công chức chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ của Vụ trong các Thông báo kết luận của Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ, Nghị quyết của Ban cán sự Đảng; đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao hàng tháng của Lãnh đạo và chuyên viên trong Vụ, báo cáo Vụ trưởng tiến độ, kết quả thực hiện trước ngày 22 hàng tháng.

2.5. Giải pháp về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và quy trình quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

a) Củng cố, kiện toàn công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình quản lý khai thác, bảo trì KCHTGT thông qua việc tăng cường chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu xử lý, trình văn bản quy phạm pháp luật.

b) Thường xuyên rà soát sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các quy định pháp luật về quản lý KCHTGT; phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng lãnh đạo và chuyên viên trong Vụ bảo đảm thực hiện trình đúng thời hạn, chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và Đề án của Bộ GTVT đã được phê duyệt.

c) Cán bộ, công chức phải sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý để thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án nhằm bảo đảm các văn bản, đề án trình đúng thời hạn, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu quản lý, bảo trì KCHTGT.

d) Chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

đ) Chủ động lập kế hoạch và thường xuyên thực hiện tuyên truyền, phổ biến bằng các hình thức phù hợp cho cán bộ, công chức, nhân viên và các tổ chức, cá nhân liên quan quán triệt và thực hiện đúng quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được ban hành.

e) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật, đề án được phê duyệt; thực hiện đúng chế độ báo cáo kết quả thực hiện văn bản pháp luật, đề án theo quy định.

f) Quán triệt cán bộ, công chức tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức trong thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác quản lý, khai thác, bảo trì KCHTGT.

g) Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo trì KCHTGT của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước để bảo đảm chất lượng công trình.

2.6. Giải pháp về tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông các lĩnh vực

a) Tiếp tục rà soát, đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện công tác quản lý khai thác KCHTGT; công tác lập kế hoạch bảo trì KCHTGT, bảo đảm thống nhất trình tự thực hiện giữa các lĩnh vực và có sự phân công, phân cấp hợp lý.

b) Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục, Cục chuyên ngành và các đơn vị có liên quan triển khai công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện kế hoạch bảo trì KCHTGT kịp thời, hiệu quả; chủ động tham mưu công tác thống kê, rà soát KCHTGT, đặc biệt là các công trình chưa vào cấp để xây dựng kế hoạch kiểm tra, theo dõi và bảo trì công trình.

c) Chủ động thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát về chất lượng công tác bảo trì KCHTGT, bám sát kết quả thực hiện tại hiện trường để tham mưu kịp thời, chính xác; hàng năm có tổng hợp báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện.

d) Thực hiện có hiệu quả việc tham mưu tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác theo hướng lập kế hoạch hàng năm, ngắn hạn, trung hạn làm cơ sở bố trí nguồn vốn cũng như khuyến khích, kêu gọi các hình thức xã hội hóa phù hợp.

đ) Thực hiện hiệu quả việc lựa chọn nhà thầu bảo trì công trình; tiếp tục hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù trong sửa chữa thường xuyên KCHT đường bộ và cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, bảo trì KCHTGT, đặc biệt là theo hướng xã hội hóa.

2.7. Giải pháp về công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

a) Bảo đảm 100% cán bộ, công chức của Vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý công việc nhằm giảm văn bản giấy, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian giải quyết công việc.

b) Thường xuyên tổ chức nghiên cứu, phổ biến tài liệu về KHCN trong công tác quản lý KCHTGT; đề xuất xây dựng ứng dụng phần mềm trong quản lý KCHTGT.

c) Đề xuất tham mưu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cập nhật hiện trạng KCHTGT phục vụ có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ.

2.8. Giải pháp về công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý kết cấu hạ tầng giao thông

a) Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nội bộ của Vụ, thực hiện các quy trình ISO đã được phê duyệt để thực hiện đúng tiến độ, đạt mục tiêu chất lượng và hiệu quả công việc đã đề ra.

b) Chủ động rà soát, đề nghị cắt giảm hoặc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác quản lý nhà nước về KCHTGT, đặc biệt là thủ tục liên quan đến công bố đưa công trình vào sử dụng, chấp thuận xã hội hóa công tác bảo trì, nạo vét duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa; tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết công việc có thủ tục hành chính.

c) Rà soát, phân định rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch bảo trì KCHTGT làm cơ sở để lập kế hoạch vốn; phân định rõ nhiệm vụ quản lý khai thác KCHTGT từ khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng, bảo trì, kiểm định chất lượng, xử lý sự cố, cải tạo nâng cấp công năng.

2.9. Giải pháp về nguồn vốn

a) Phân công, phân cấp công tác quản lý nguồn vốn thực hiện quản lý, khai thác, bảo đảm chất lượng KCHTGT và quản lý giám sát đối với KCHTGT thực hiện bằng hình thức xã hội hóa.

b) Xây dựng cơ chế huy động các nguồn vốn và các cơ chế, chính sách ưu đãi khác để thu hút nguồn vốn đầu tư vào quản lý, khai thác, bảo trì KCHTGT. Tăng cường vai trò của các hiệp hội chuyên ngành trong định hướng quản lý, khai thác KCHTGT.

c) Hoàn thiện cơ chế quản lý cho thuê khai thác KCHTGT. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giao đấu thầu khoán gọn công tác quản lý khai thác và duy tu bảo dưỡng KCHTGT (các quốc lộ, bến cảng, cầu cảng, tuyến luồng hàng hải...) cho nhiều thành phần tham gia (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh nước ngoài...).

d) Thúc đẩy, kêu gọi, hợp tác đầu tư và trợ giúp kỹ thuật của các nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến (sử dụng nguồn vốn ODA, FDI...) đối với các dự án đầu tư, nâng cấp KCHTGT, trang thiết bị quản lý, khai thác hiện đại để tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới và tận dụng nguồn vốn nước ngoài góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác KCHTGT.

2.10. Giải pháp về công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng

a) Tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì, công tác quản lý hành lang ATGT để trình Bộ trưởng xem xét ban hành, làm căn cứ để triển khai thực hiện.

b) Thực hiện tốt quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng trong toàn cán bộ, công chức trong Vụ.

c) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc cũng như kỷ cương, kỷ luật, khắc phục triệt để tình trạng trì trệ, sách nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ. Đề xuất xử lý các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

2.11. Các giải pháp khác về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông

a) Hướng dẫn và đôn đốc Tổng cục ĐBVN, các cục quản lý chuyên ngành tiếp tục hoàn thiện xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về quản lý KCHTGT trong các lĩnh vực phục vụ công tác quản lý, khai thác và lập kế hoạch bảo trì công trình.

b) Xây dựng và ban hành tài liệu cung cấp những thông tin, hướng dẫn cần thiết về quản lý KCHTGT để các tổ chức, cá nhân có đầy đủ thông tin cần thiết khi tham gia hoạt động GTVT tại Việt Nam.

c) Thúc đẩy hoàn thiện hệ thống kết nối hạ tầng giao thông hoàn chỉnh để hỗ trợ cho vận tải đường bộ; hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần logistics và các trung tâm cảng cạn (ICD) trên phạm vi cả nước nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện KCHTGT.

d) Lập danh mục và công khai danh mục khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng, bảo trì, khai thác KCHTGT; tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung đổi mới, nâng cao hiệu quả và chất lượng quản , khai thác KCHTGT, phân cấp, xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng KCHTGT trên website của Bộ GTVT và các đơn vị liên quan.

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác KCHTGT trên Website của Bộ GTVT, Báo Giao thông và các Tạp chí chuyên ngành GTVT.

III. Tổ chức thực hiện

3.1. Các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư, Tổng cục ĐBVN, các Cục thuộc Bộ và tổ chức có liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao quán triệt thực hiện quan điểm, mục tiêu và các nội dung quy định tại Quyết định này và Đề án kèm theo.

3.2. Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và cơ quan, tổ chức liên quan chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Phụ lục 2 của Quyết định này.

3.3. Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì tham mưu, theo dõi việc triển khai thực hiện Đề án; tổng hợp, báo cáo và đề xuất với Lãnh đạo Bộ giải quyết các vướng mắc phát sinh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Trưởng ban Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công-tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng;
- Trung tâm CNTT;
- Website Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT (10).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG CHỦ TRÌ THAM MƯU TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4106/QĐ-BGTVT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải)

a) Danh mục xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

STT

Tên văn bản

Cơ quan soạn thảo

Cơ quan trình và cơ quan phối hợp

Thời gian trình

1

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay

Cục HKVN

Vụ KCHT

2015

2

Nghị định Quy định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

Cục ĐTNĐ VN

Vụ KCHT

2014

3

Thông tư liên tịch Bộ GTVT - Bộ Quốc phòng về quản lý tĩnh không tại cảng hàng không, sân bay

Cục HKVN

Vụ KCHT

2014

4

Thông tư quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay (thay thế Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT)

Cục HKVN

Vụ KCHT

2014

5

Thông tư quy định quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa (thay thế Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2013)

Cục ĐTNĐ VN

Vụ KCHT

2014

6

Thông tư quy định về định mức quản lý bảo trì đường thủy nội địa

Cục ĐTNĐ VN

Vụ KCHT

2014

7

Thông tư quy định về quản lý đường thủy nội địa

Cục ĐTNĐ VN

Vụ KCHT

2014

8

Thông tư ban hành định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải (thay thế Thông tư số 02/2011/TT-BGTVT ngày 14/2/2011)

Cục HHVN

Vụ KCHT

2014

9

Thông tư quy định tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa và công bố danh mục cảng thủy nội địa

Cục ĐTNĐ

Vụ KCHT

2014

10

Thông tư về việc kiểm định kết cấu hạ tầng hàng hải

Cục HHVN

Vụ KCHT

2014

11

Thông tư quy định, quy trình thi công, nghiệm thu công tác nạo vét luồng hàng hải, khu nước, vùng nước cảng biển

Cục HHVN

Vụ KCHT

2014

12

Thông tư quy định về tổ chức giao thông trên cầu đường bộ và đặt biển báo hiệu hạn chế tải trọng cầu

TCĐBVN

Vụ KCHT

2014

13

Thông tư về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc

TCĐBVN

Vụ KCHT

2014

14

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2013/TT-BGTVT ngày 16/8/2013 quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt

Cục ĐSVN

Vụ KCHT

2014

15

Thông tư quy định về mức chi phí cứu hộ trên đường cao tốc

TCĐBVN

Vụ KCHT

2014

b) Danh mục xây dựng các đề án

TT

Tên Đề án

Cơ quan chủ trì soạn thảo

Cơ quan chủ trì trình và cơ quan phối hợp

Thời gian trình

1

Đề án tổ chức quản lý, khai thác và kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

Tổng công ty ĐSVN

Vụ KCHT

2014-2015

2

Đề án xây dựng hệ thống thông tin tích hợp về kết cấu hạ tầng giao thông trong các lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không

Tổng cục ĐBVN, các Cục QLCN

Vụ KCHT

2015-2017

3

Đề án kết nối các cảng trên toàn quốc với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

Cục HHVN

Vụ VT, Vụ KHĐT, Vụ KCHT

2015-2016

Ghi chú: Trên cơ sở Phụ lục này và danh mục các văn bản quy phạm pháp luật, đề án dự kiến xây dựng; ban hành trong các đề án đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và các cơ quan liên quan đăng ký thời gian cụ thể xây dựng các văn bản, đề án vào Chương trình xây dựng văn bản, đề án hàng năm của Bộ Giao thông vận tải.

 

ĐỀ ÁN

ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN CÔNG TÁC THAM MƯU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4106/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI thông qua về xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, chiến lược phát triển GTVT và các quy hoạch phát triển ngành GTVT, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển GTVT; trong đó, hệ thống KCHTGT có bước phát triển đáng kể, bước đầu cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền. Một số công trình giao thông hiện đại như đường bộ cao tốc, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước.

Để từng bước hình thành và kiện toàn nhân lực, bộ máy chuyên nghiệp thực hiện hiệu quả công tác quản lý KCHTGT đáp ứng yêu cầu thực tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, để thực hiện việc quản lý nhà nước về KCHTGT, Bộ Giao thông vận tải đã thành lập Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông vào tháng 9/2008. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông là tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KCHTGT trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật.

Qua sáu năm hình thành và phát triển, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác quản lý khai thác KCHTGT như: xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý, khai thác và bảo trì KCHTGT, xây dựng chính sách về phát triển KCHTGT, về quản lý hành lang ATGT, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo trì KCHTGT, công tác quản lý, duy trì trật tự hành lang ATGT, quản lý bảo trì, khai thác KCHTGT đã có những chuyển biến tích cực.

Hiện nay, ngành GTVT đang có sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng. Công tác cải cách, đổi mới công tác quản lý nhà nước với các giải pháp đột phá và công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Lãnh đạo Bộ đã đạt nhiều chuyển biến, có kết quả tích cực, được công nhận là Bộ có chỉ số cải cách hành chính năm 2013 đứng đầu khối Bộ, cơ quan ngang Bộ. Trong xu thế đổi mới đó, nhằm góp phần duy trì kết quả đã đạt được và nâng cao hơn nữa công tác cải cách hành chính, công tác quản lý nhà nước về KCHTGT sau khi hoàn thành, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông nhận thấy toàn thể cán bộ, công chức của Vụ cần phải có sự nhận thức sâu sắc về yêu cầu trong công tác quản lý, khẩn trương có sự thay đổi và đổi mới cả về nhận thức, ý thức trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực làm việc và tác phong đạo đức trong giải quyết công việc được giao.

Do vậy, việc xây dựng đề án đổi mới toàn diện công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông là cần thiết trong thời điểm hiện nay.

2 Căn cứ xây dựng Đề án

- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

- Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

- Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 4/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1160/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức tham mưu giúp việc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

- Quyết định số 3323/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về ban hành quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc giám sát, thực hiện Hợp đồng BOT giai đoạn kinh doanh chuyển giao các dự án thuộc lĩnh vực đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý;

- Thông báo số 678/TB-BGTVT ngày 08/7/2014 về kết luận của Bộ trưởng tại cuộc họp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014.

- Các văn bản quy phạm pháp luật và chủ trương, đề án có liên quan.

3. Quan điểm xây dựng Đề án

- Quán triệt chủ trương đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý, khai thác KCHTGT của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

- Bám sát chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông tại Quyết định số 1160/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2013 của Bộ GTVT, Quyết định số 3323/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014 và các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; kế thừa những nội dung còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết để khắc phục triệt để các khó khăn, tồn tại, vướng mắc hiện nay đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ.

- Việc thực hiện Đề án cần có lộ trình phù hợp, cụ thể để bảo đảm tính khả thi trong việc đổi mới công tác quản lý nhà nước của Vụ nhằm phục vụ tốt nhất cho yêu cầu quản lý nhà nước về KCHTGT.

- Tách bạch giữa quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân; các công tác bảo dưỡng thường xuyên KCHTGT thông qua hình thức xã hội hóa; tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước về KCHTGT;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước về KCHTGT.

4. Mục tiêu Đề án

a) Mục tiêu tổng quát:

- Đổi mới toàn diện công tác tham mưu quản lý nhà nước về KCHTGT của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo trì KCHTGT trong phạm vi cả nước từ năm 2014 đến năm 2020;

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và các chủ trương, đường lối, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển GTVT đã được phê duyệt, ban hành.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý KCHTGT phù hợp với chủ trương, đường lối, pháp luật của Nhà nước và điều ước quốc tế, thông lệ quốc tế có liên quan;

- Tách bạch rõ ràng giữa công tác quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo trì của doanh nghiệp trong quản khai thác KCHTGT. Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia xã hội hóa đầu tư, quản lý khai thác và bảo trì KCHTGT bằng các hình thức phù hợp, giảm sự lệ thuộc vào ngân sách nhà nước;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác quản lý KCHTGT đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và phù hợp với yêu cầu thực tế trong công tác quản lý, khai thác và bảo trì KCHTGT;

- Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành và chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình xử lý công việc;

- Tăng cường công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến quản lý, khai thác và bảo trì KCHTGT, giảm thiểu các thủ tục hành chính và đơn giản hóa các thủ tục hành chính;

- Nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật trong việc thực thi nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức trong Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là người đứng đầu. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cả về chất lượng, ý thức, trình độ, trách nhiệm trong quản lý, điều hành quản lý KCHTGT. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc cũng như kỷ cương, kỷ luật, khắc phục triệt để tình trạng trì trệ, sách nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ;

- Quán triệt cán bộ, công chức, đảng viên tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: bảo đảm đưa các nội dung của Nghị quyết và Chỉ thị vào quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;

- Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành trong việc thực hiện quản lý khai thác và bảo trì KCHTGT. Tổng kết, kiểm điểm, rút kinh nghiệm những tồn tại trong thời gian vừa qua; làm rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra hướng xử lý dứt điểm, kịp thời, không tái lặp lại;

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chức năng nhiệm vụ của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông với các cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm phát huy hiệu quả trong việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì KCHTGT.

5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đề án tập trung phạm vi nghiên cứu là công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông với định hướng tiến tới hoàn thiện các thể chế, chính sách, chức năng nhiệm vụ và nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu, xử công việc được giao.

- Đề án giới hạn về thời gian nghiên cứu cho giai đoạn 2014 - 2020;

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.

6. Kết cấu của Đề án

- Phần mở đầu

- Phần I: Thực trạng công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông

- Phần II: Đổi mới toàn diện công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông

- Phần III: Tổ chức thực hiện

- Phần kết luận

 

Phần I

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM MƯU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

I. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

1. Hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ

- Mạng lưới đường bộ Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay có khoảng 300.000 km đường các loại, chia thành đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng.

- Hệ thống đường bộ do trung ương quản lý có chiều dài khoảng 20.000km, trong đó đường bộ cao tốc có khoảng 400km đã được đưa vào khai thác, sử dụng và hệ thống quốc lộ có chiều dài khoảng 19.780 km và gần 5.000 cầu đường bộ. Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và trung bình (cấp I, II, III) chiếm 47%, còn lại 53% là đường cấp thấp (cấp IV chiếm 32%, cấp V chiếm 21%). Tỷ lệ đường có chiều rộng nền, mặt đường theo đúng cấp kỹ thuật còn thấp, chủ yếu có yếu tố hình học về bán kính cong, chiều rộng châm chước; chiều rộng mặt đường ³ 7m có khoảng 46%, mặt đường 5~6,9m khoảng 33%, khoảng 21% còn lại là mặt đường có bề rộng dưới 5m.

2. Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt

- Mạng lưới đường sắt quốc gia Việt Nam có tổng chiều dài 3.143 km, trong đó 2.531 km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh, bao gồm 3 loại khổ đường: khổ đường 1000mm (chiếm 85%), khổ đường 1435mm (chiếm 6%), khổ đường lồng 1000mm & 1435mm (chiếm 9%). Mật độ đường sắt đạt 7,9km/1000km2.

- Mạng lưới đường sắt quốc gia phân bố theo 7 tuyến chính là: 1) tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh; 2) tuyến Gia Lâm - Hải Phòng; 3) tuyến Hà Nội - Đồng Đăng; 4) tuyến Yên Viên - Lào Cai; 5) tuyến Đông Anh - Quán Triều; 6) tuyến Kép - Lưu Xá; 7) tuyến Kép - Hạ Long, và một số tuyến nhánh như: Bắc Hồng - Văn Điển, Cầu Giát - Nghĩa Đàn, Đà Lạt - Trại Mát, Diêu Trì - Quy Nhơn.

- Các công trình cầu, cống, hầm trên mạng đường sắt gồm có: 1809 cầu lớn, nhỏ với tổng chiều dài 56996m, 39 hầm với chiều dài 11513,6m, 5119 cống các loại. Giao cắt giữa đường bộ và đường sắt: hiện nay có 5343 điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, trong đó đường ngang: 1529 điểm (602 đường ngang có người gác, 255 đường ngang cảnh báo tự động, 672 đường ngang biển báo) và 3814 điểm lối đi dân sinh. Hệ thống các ga trên các tuyến đường sắt quốc gia hiện có 271 nhà ga.

3. Hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không

Hiện có 22 cảng hàng không, sân bay, cụ thể là:

a) Có 21 cảng hàng không, sân bay đang hoạt động khai thác:

- Cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay B747, B777: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc;

- Cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay A321: Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Cam Ranh, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Tuy Hòa;

- Cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay ATR72, F70: Điện Biên, Pleiku, Côn Sơn, Cà Mau, Rạch Giá.

b) Cảng hàng không, sân bay hiện không khai thác: Nà Sản.

4. Hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải

- Hiện nay, hệ thống KCHT hàng hải đã được đầu tư xây dựng gồm 44 cảng biển các loại, trong đó có 14 cảng biển loại I (gồm cả 03 cảng biển loại IA), 17 cảng biển loại II và 13 cảng dầu khí ngoài khơi (cảng biển loại III). Hiện nay mới chỉ có một số bến cảng do nhà nước đầu tư cho thuê khai thác, chịu sự quản lý trực tiếp của Cục Hàng hải Việt Nam như cảng Cái Lân, An Thới, Cái Mép, Thị Vải.

- Tuyến luồng hàng hải: có 41 tuyến luồng hàng hải vào cảng quốc gia công cộng và 10 tuyến luồng luồng vào cảng chuyên dùng. Trong đó tuyến luồng dài nhất là luồng Định An - Cần Thơ (dài 120 km), luồng ngắn nhất dài 0,65 km là luồng vào Cảng Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp (tính từ ngã ba sông Tiền).

- Đối với các công trình bến cảng được xây dựng tiếp giáp với biển tại khu vực chịu tác động do sóng và dòng chảy thì được nghiên cứu để xây dựng đê/kè chắn sóng, chỉnh trị dòng chảy. Hiện nay có một số bến cảng có đê chắn sóng, chắn cát với tổng chiều dài đê khoảng gần 5.000m là cảng Cửa Lò, Đà Nẵng, cảng Dung Quất và cảng Vũng Áng.

- Đối với khu nước và vùng nước: hiện nay Việt Nam có 25 vùng nước cảng biển do 25 cảng vụ Hàng hải quản lý điều hành khai thác. Trong 25 vùng nước đều có vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải, tránh bão để phục vụ khai thác cảng biển.

5. Hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Tổng chiều dài tuyến đường thủy nội địa toàn quốc được tổ chức quản lý, khai thác là 19.257 km; tổ chức quản lý, bảo trì 6.678,6 km tuyến đường thủy nội địa quốc gia; 12.579 km tuyến đường thủy nội địa địa phương. Độ sâu chạy tàu các tuyến đường thủy nội địa quốc gia phía Bắc bảo đảm từ 2,0m đến 2,5m. Các tuyến chính phía Nam bảo đảm trên 3m.

- Các tuyến vận tải thủy chính gồm 45 tuyến, trong đó: 1) Khu vực phía Bắc có 17 tuyến; 2) Khu vực miền Trung có 10 tuyến; 3) Khu vực phía Nam có 18 tuyến.

- Hiện tại toàn quốc có 6.698 cảng, bến thủy nội địa, trong đó: 1) Cảng thủy nội địa: 131 (có 13 cảng tiếp nhận tàu nước ngoài); 2) Bến thủy nội địa bốc xếp hàng hóa: 4.267, số bến đã được cấp phép hoạt động là 3.715 bến (chiếm 87% trong tổng số bến thủy nội địa bốc xếp hàng hóa); 3) 2.300 bến khách ngang sông, trong đó 1.957 bến được cấp giấy phép hoạt động (chiếm 85,08% trong tổng số bến khách ngang sông).

- Tuyến ven biển: từng bước phát triển tuyến ven biển để khai thác lợi thế tự nhiên của đất nước. Trước mắt, khai thác vận tải phù hợp với thông số kỹ thuật luồng cửa sông trong điều kiện hiện trạng, về lâu dài, cải tạo, chỉnh trị các luồng cửa sông đảm bảo có độ sâu chạy tàu tương đồng với cấp kỹ thuật của luồng tàu trong sông; tiến tới xây dựng hoàn chỉnh hệ thống luồng cửa sông đáp ứng nhu cầu vận tải ven biển.

II. CÔNG TÁC THAM MƯU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

1. Nội dung công tác tham mưu quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông

Căn cứ Quyết định số 1160/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2013 và Quyết định số 3323/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014, Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm các nội dung sau:

1.1. Hướng dẫn Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành xây dựng kế hoạch bảo trì KCHTGT và tổ chức thực hiện. Chủ trì thẩm định trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch bảo trì KCHTGT 5 năm, hàng năm và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.

1.2. Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng:

a) Trình Chính phủ quy định việc đóng, mở cảng hàng không, sân bay, cảng biển; hướng dẫn việc tổ chức thực hiện;

b) Trình Chính phủ quy định hoặc quy định theo thẩm quyền về phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa, hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, bề mặt giới hạn chướng ngại vật trong khu vực sân bay;

c) Trình Chính phủ quy định hoặc quy định theo thẩm quyền việc phân loại, đặt tên số hiệu đường;

d) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở cảng hàng không, sân bay;

đ) Trình Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục phân loại cảng biển;

e) Công bố công khai các bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không;

g) Quyết định việc tạm thời đóng, mở lại cảng hàng không, sân bay; đóng, mở cảng biển; quy định việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay; kiểm tra việc tổ chức thực hiện;

h) Quy định việc đóng, mở ga đường sắt, tuyến đường sắt, luồng hàng hải, tuyến đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa có phương tiện thủy nước ngoài ra, vào;

i) Quy định chi tiết về quản lý hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải, thông báo hàng hải thuộc thẩm quyền của Bộ; chỉ đạo việc tổ chức xây dựng, phát hành hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải;

k) Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và quy định việc quản lý KCHTGT theo thẩm quyền; quy định việc bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác KCHTGT trong phạm vi cả nước; chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đang khai thác do Bộ quản lý;

l) Quy định chế độ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về quản lý, bảo trì KCHTGT đang khai thác;

m) Quy định phạm vi quản lý KCHTGT của Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành và cơ quan, đơn vị có liên quan (trừ việc công bố vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải);

n) Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, ngừng khai thác công trình giao thông bị xuống cấp có nguy cơ dẫn đến sự cố nguy hiểm hoặc vi phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng công trình đang khai thác;

o) Quyết định việc đấu nối đường ngang giữa đường bộ với đường sắt, giữa đường khác với quốc lộ và việc xây dựng đường gom;

p) Quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống quốc lộ;

q) Lựa chọn đơn vị quản lý khai thác các công trình KCHTGT.

1.3. Tham mưu giúp Bộ trưởng trong công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

1.4. Theo dõi, tổng hợp hiện trạng hệ thống KCHTGT.

1.5. Là đầu mối của Bộ để phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ KCHTGT đang khai thác.

1.6. Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KCHTGT theo phân công của Bộ trưởng.

1.7. Chủ trì hoặc phối hợp giải quyết tranh chấp liên quan đến việc quản lý, bảo vệ KCHTGT thuộc thẩm quyền của Bộ.

1.8. Phối hợp với Vụ Tài chính trong việc phân bổ kinh phí quản lý, bảo trì KCHTGT; phối hợp với Vụ Kế hoạch - Đầu tư trong việc phê duyệt dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp KCHTGT.

1.9. Phối hợp với Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư đàm phán, thương thảo hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công - tư liên quan đến công tác bảo trì KCHTGT.

1.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

2. Kết quả thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ kết cấu hạ tầng giao thông từ năm 2008 đến nay.

2.1. Tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm: Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và chuyên viên do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ được giao.

Hiện nay, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông có tổng số 21 cán bộ, trong đó: 01 Vụ trưởng, 04 Phó Vụ trưởng và 16 cán bộ, chuyên viên theo dõi các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, trong đó 01 chuyên viên đang học tập tại nước ngoài. Theo sự phân công của Vụ trưởng, mỗi lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không) do một Lãnh đạo Vụ phụ trách, cùng với một số chuyên viên để tiếp nhận và xử lý công việc được giao.

2.2. Kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông

2.2.1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và đề án

Đến thời điểm hiện tại (tháng 10/2014), Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì thẩm định, trình ban hành đúng tiến độ việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được giao, cụ thể là 05 Nghị định, 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 35 Thông tư, 8 Đề án (chi tiết tại Phụ lục 1 của Đề án).

- Các văn bản quy phạm pháp luật, đề án do Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì tham mưu trình đảm bảo chất lượng, yêu cầu quản lý, góp phần hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách, triển khai chi tiết, cụ thể các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quản lý, bảo trì KCHTGT, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, đặc biệt là trong các lĩnh vực như lập và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì KCHTGT, thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải, công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ, đường sắt theo hướng xã hội hóa việc bảo trì KCHTGT.

- Ngoài ra, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông luôn chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan: văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Luật Đường thủy nội địa, Nghị định quy định về đăng ký và mua, bán tàu biển; Nghị định bổ sung, sửa đổi Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, Nghị định sửa đổi Nghị định số 175/2013/NĐ-CP...

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn:

+ Chủ động, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến bằng các hình thức phù hợp cho cán bộ, công chức, nhân viên và các tổ chức, cá nhân liên quan quán triệt và thực hiện đúng quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được ban hành.

+ Quán triệt cán bộ, công chức tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong thực hiện nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý, khai thác, bảo trì KCHTGT.

+ Là đầu mối của Bộ để phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, ngành liên quan tuyên truyền phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ KCHTGT đang khai thác.

2.2.2. Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình quản , bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác

- Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác bảo trì KCHT các lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không như: Thông tư 02/2011/TT-BGTVT về định mức bảo đảm an toàn hàng hải, Thông tư số 48/2011/TT-BGTVT của Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa, Thông tư số 58/2012/TT-BGTVT về định mức vật tư cho một chu kỳ bảo trì KCHT đường sắt quốc gia, Quyết định số 3409/QĐ-BGTVT về định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ,...

- Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông đã chủ động tham mưu trong việc hướng dẫn đơn vị quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy trình quản lý, khai thác, bảo trì công trình đối với những công trình đang khai thác.

2.2.3. Về tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông các lĩnh vực

a) Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông đã chủ động đề xuất, chủ trì thẩm định, trình ban hành 05 Thông tư quy định về bảo trì công trình đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa;

b) Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông đã phối hợp với Tổng cục ĐBVN, các Cục quản lý nhà nước chuyên ngành và Tổng công ty ĐSVN để xây dựng kế hoạch bảo trì hàng năm, 5 năm và tổ chức thẩm định trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt làm căn cứ để triển khai thực hiện bảo trì KGHTGT tất cả các lĩnh vực.

c) Kết quả thực hiện:

- Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác theo hướng lập kế hoạch hàng năm, ngắn hạn, trung hạn làm cơ sở bố trí nguồn vốn cũng như khuyến khích, kêu gọi các hình thức xã hội hóa phù hợp (nạo vét luồng đường thủy nội địa, hàng hải, ủy thác, đấu thầu, đặt hàng, khoán bảo dưỡng đường bộ...).

- Công tác quản lý KCHTGT đã có những chuyển biến tích cực, hiệu quả quản lý nhà nước được tăng cường, hình thức xã hội hóa được áp dụng giúp giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, chất lượng quản lý bảo trì, khai thác KCHTGT từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu cơ bản của phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

- Cơ chế, chính sách, phương thức quản lý, bảo trì KCHTGT đã được cải tiến, thay đổi theo định hướng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, tăng cường kiểm tra và giám sát các nhà thầu bảo trì công trình; phân cấp và tăng cường quản lý tại các đơn vị cơ sở; cơ quan quản lý cấp trên tập trung thực hiện các nhiệm vụ xây dựng cơ chế chính sách, chiến lược, quy hoạch và các công việc vĩ mô.

- Chuyển đổi phương thức thực hiện quản lý khai thác KCHTGT theo định hướng xã hội hóa thông qua đấu thầu, đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý bảo trì hệ thống KCHTGT.

- Chỉ đạo Tổng cục ĐBVN và các Cục quản lý chuyên ngành xây dựng hệ thông tin quản lý KCHTGT trên tất cả các lĩnh vực, ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại để quản lý, theo dõi, thống kê đầy đủ, toàn diện KCHTGT.

2.2.4. Về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trong việc đưa kết cấu hạ tầng giao thông vào sử dụng

Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông đã chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết theo thẩm quyền các công việc sau:

- Lĩnh vực hàng không: quy định việc đóng, mở cảng hàng không, sân bay và thiết lập đường hàng không; quyết định việc mở cảng hàng không, sân bay; quyết định việc tạm thời đóng, mở lại cảng hàng không, sân bay; quy định việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay; kiểm tra việc tổ chức thực hiện;

- Lĩnh vực đường sắt: quy định việc đóng, mở ga đường sắt, tuyến đường sắt; quy định phạm vi bảo vệ và hành lang ATGT đường sắt;

- Lĩnh vực đường bộ: quy định về hành lang an toàn đường bộ; phân loại, đặt tên số hiệu đường; phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ thuật của các cấp đường bộ, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình về duy tu, bảo dưỡng công trình giao thông đường bộ;

- Lĩnh vực hàng hải: quy định về đóng, mở cảng biển, đưa bến cảng, cầu cảng và luồng hàng hải vào sử dụng; quy định về vùng nước cảng biển, luồng hàng hải, quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và luồng hàng hải;

- Lĩnh vực đường thủy nội địa: quy định về phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa, công bố cảng, bến thủy nội địa tiếp nhận tàu biển nước ngoài; bảo đảm ATGT đường thủy nội địa và bảo vệ KCHT đường thủy nội địa.

2.2.5. Xây dựng chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

- Chủ trì tham mưu thỏa thuận quy hoạch đấu nối vào đường quốc lộ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý khai thác KCHTGT các lĩnh vực.

- Phối hợp xây dựng Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030....

- Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác KCHTGT các lĩnh vực; đề án xã hội hóa công tác quản lý bảo trì KCHT hàng hải, đường thủy nội địa...; đề án phát triển bảo đảm an toàn hàng hải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Chủ động tham gia xây dựng, trình cơ quan Nhà nước ban hành theo thẩm quyền các cơ chế về phí, lệ phí, đơn giá, định mức kinh tế-kỹ thuật, phụ cấp đặc thù và một số cơ chế khác.

2.2.6. Công tác quản lý hành lang, đảm bảo an toàn giao thông

- Tham mưu trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch hành động của Bộ GTVT để triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020;

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT và UBND 34 tỉnh/thành phố có đường sắt đi qua trong việc đảm bảo ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt;

- Tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành nhằm đảm bảo ATGT trên các tuyến đường đang khai thác, tổ chức rà soát hệ thống biển báo, đèn tín hiệu trên các tuyến quốc lộ để điều chỉnh cho phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông.

- Tham mưu chỉ đạo việc thực hiện kết nối tín hiệu giữa đường bộ và đường sắt, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.

- Tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ký kết với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Quy chế phối hợp trong việc điều hành hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.

2.2.7. Tổng hợp, theo dõi tình hình, số liệu về hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

Chủ trì tổng hợp cơ sở dữ liệu về KCHTGT các lĩnh vực và hướng dẫn xây dựng hệ cơ sở dữ liệu chung về quản lý KCHTGT; từng bước đề xuất ứng dụng khoa học công nghệ trong thống kê, theo dõi tình hình, số liệu về hiện trạng KCHTGT.

2.2.8. Công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

- Thường xuyên tổ chức nghiên cứu, phổ biến tài liệu về khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý KCHTGT; đề xuất xây dựng ứng dụng phần mềm trong quản lý KCHTGT.

- Phối hợp với Cục ĐSVN và các cơ quan có liên quan thỏa thuận xác lập điểm nối ray đường sắt Việt Nam - Trung Quốc trên khu gian Đồng Đăng - Bằng Tường và tham gia tổ công tác liên ngành đàm phán với Trung Quốc về chuyển điểm nối ray đường sắt Việt Nam - Trung Quốc; nghiên cứu việc xây dựng đoạn đường sắt nối ga Lào Cai với ga Hà Khẩu mới của Trung Quốc.

- Phối hợp với Tổng cục ĐBVN và các cơ quan liên quan trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo trì đường bộ, kiểm tra, theo dõi và kiểm định các công trình cầu, đặc biệt là các cầu lớn, cầu dây văng, cầu có kết cấu đặc biệt.

2.2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng

- Hàng năm, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông xây dựng kế hoạch kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì, công tác quản lý hành lang ATGT để tham mưu cho Bộ trưởng xem xét ban hành, làm căn cứ để triển khai thực hiện.

- Thực hiện tốt quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng trong toàn bộ cán bộ, công chức trong Vụ. Trong những năm qua, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông không có vụ việc nào về khiếu nại, tố cáo và tham nhũng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc cũng như kỷ cương, kỷ luật, khắc phục triệt để tình trạng trì trệ, sách nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ.

2.2.10. Về cải cách hành chính

- Đã chủ động đề xuất, đưa việc cải cách hành chính là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách, rà soát, bổ sung sửa đổi, xây dựng mới văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan.

- Phân công nhiệm vụ và xây dựng quy định nội bộ trong hoạt động của cán bộ công chức. Nâng cao vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật trong việc thực thi nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức trong Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.

- Tăng cường công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết công việc có thủ tục hành chính.

- Thực hiện tốt quy trình giải quyết công việc theo đúng quy trình ISO do Bộ GTVT ban hành.

2.2.11. Về công tác cán bộ

- Năm 2013, Vụ đã hoàn thành việc bổ sung quy hoạch lãnh đạo quản lý giai đoạn 2011-2016, quy hoạch lãnh đạo quản lý giai đoạn 2016-2021.

- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, quy hoạch và phát triển nguồn, nhân lực để phù hợp với tình hình mới; kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cả về chất lượng, ý thức, trình độ, trách nhiệm trong quản lý, điều hành quản lý KCHTGT.

- Vụ đã cử các cán bộ, công chức tham gia khóa đào tạo lý luận chính trị, quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính; thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp theo quy định; hiện tại, 01 cán bộ tham gia nghiên cứu sinh tại nước ngoài.

2.2.12. Công tác chính trị tư tưởng và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước

- Tập thể cán bộ, công chức trong Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông luôn có tư tưởng chính trị vững vàng; thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Phân công nhiệm vụ và quy chế phối hợp giữa các Lãnh đạo, giữa Lãnh đạo với chuyên viên và giữa các chuyên viên với nhau nhằm nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, Bộ trưởng, Đảng ủy Bộ GTVT về cán bộ, công chức trong Cơ quan Bộ, trong ngành GTVT.

- Quán triệt cán bộ, công chức, đảng viên tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bảo đảm đưa các nội dung của Nghị quyết và Chỉ thị vào quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Thường xuyên sinh hoạt vụ, trao đổi công việc, kinh nghiệm giữa các cán bộ, công chức trong Vụ. Cán bộ, đảng viên trong Vụ cơ bản thực hiện tốt quy chế làm việc của Bộ GTVT, có phong cách, thái độ đúng mực, có tinh thần, trách nhiệm trong xử lý công việc.

2.2.13. Công tác đoàn thể quần chúng

- Toàn thể cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Công chức trong Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chấp hành giờ làm việc, làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ, thực hiện cải cách hành chính ở từng khâu công việc và ở nhiệm vụ của từng đoàn viên; xây dựng một số quy định nội bộ để thống nhất việc hiếu, việc hỷ; thống nhất với Lãnh đạo và Công đoàn bố trí thời gian cho đoàn viên công đoàn kết hợp cùng cùng với gia đình tham quan, nghỉ mát.

- Trong các hoạt động văn thể của Cơ quan Bộ, cán bộ, công chức đã tích cực tham gia mọi hoạt động phong trào thi đua, văn hóa, thể thao do Công đoàn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cơ quan Bộ GTVT phát động.

2.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông

2.3.1. Đối với lĩnh vực đường bộ

- Năm 2013 đã tham mưu chuyển 10 tuyến tỉnh lộ thành Quốc lộ với tổng chiều dài là 917.8 km; đưa vào khai thác 121.3 km. Nâng tổng số tuyến quốc lộ lên 114 tuyến, bao gồm cả 5 đoạn tuyến cao tốc, hầm Hải Vân và các tuyến đường khác, với tổng chiều dài là 19.780 km (tăng 1.036 km so với năm 2012).

- Thực hiện có hiệu quả việc thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối, chấp thuận các điểm đấu nối, kiểm tra khắc phục hư hỏng mặt đường, khắc phục các điểm thường xảy ra tai nạn giao thông, quản lý khai thác KCHTGT, trạm dừng nghỉ trên quốc lộ trên địa bàn các tỉnh thành phố có quốc lộ đi qua;

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về chấp thuận xây dựng các công trình thiết yếu nằm trong hành lang đường bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phốquốc lộ đi qua; triển khai việc kiểm soát tải trọng xe; xây dựng cơ chế đặc thù đối với công tác sửa chữa đường bộ; rà soát quy định quản lý khai thác đường cao tốc, quốc lộ.

- Rà soát, hệ thống biển báo hiệu đường bộ trên các tuyến quốc lộ, đường cao tốc và các tuyến đường đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng;

- Tổ chức lập và thực hiện kế hoạch bảo trì KCHT đường bộ đúng quy định và hiệu quả. Đổi mới trong xây dựng kế hoạch bảo trì như xây dựng định hướng cho 5 năm, sau đó xây dựng kế hoạch bảo trì chi tiết hàng năm trình Bộ GTVT xem xét, quyết định. Trong năm 2013 đã điều chuyển trên 400 tỷ đồng từ chi phí bảo dưỡng thường xuyên và danh mục sửa chữa định kỳ chưa cần làm (đào ta luy nền đường, thay thế biển phản quang...) để tập trung cho sửa chữa nền đường, mặt đường, rãnh thoát nước, đồng thời giảm số lượng danh mục dự án từ 986 còn 432, đã tiết kiệm nhiều tỷ đồng trong chi phí khác (tư vấn thiết kế, giám sát, quản lý.. .).

- Đề xuất hoàn thiện tiêu chí xác định tuyến đường ủy thác cho Sở GTVT quản lý làm cơ sở đẩy mạnh việc ủy thác theo chỉ đạo của Bộ trưởng.

- Triển khai thực hiện Đề án về trạm dừng nghỉ và Quy hoạch trạm dừng nghỉ trên quốc lộ; đề án tổng thể kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ.

- Đổi mới phương thức thực hiện hợp đồng quản lý bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ theo hướng áp dụng hợp đồng dựa trên các tiêu chí chất lượng thực hiện. Thí điểm thực hiện hợp đồng có thời hạn nhiều năm, “khoán gọn” để các nhà thầu có điều kiện đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiến bộ trong quản lý, khai thác, bảo trì KCHTGT; triển khai từng bước công tác đấu thầu bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ.

- Thực hiện đề án đổi mới toàn diện công tác quản lý bảo trì đường bộ: tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước và thực hiện bảo trì đường bộ thông qua việc chuyển các công ty sửa chữa đường bộ về các tổng công ty xây dựng.

- Tham mưu ký kết Quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT và UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm tra tải trọng xe lưu động và đã hoàn thành ký kết với 63 tỉnh, thành phố.

- Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013 về tăng cường thực hiện kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ; góp ý các dự án đầu tư do Bộ GTVT hoặc UBND các tỉnh là cấp quyết định đầu tư.

- Trả lời kiến nghị của đại biểu quốc hội, cử tri, các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, khai thác KCHTGT đường bộ;

2.3.2. Đối với lĩnh vực hàng hải

- Tổ chức thực hiện thủ tục công bố cảng biển đưa vào sử dụng theo quy định (cảng Phú Quý, An Thới, cảng dầu khí ngoài khơi Sử Tử Vàng..); thủ tục đóng cảng biển đối với cảng biển Nhật Lệ.

- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét duy tu luồng hàng hải; xây dựng trình Bộ trưởng ban hành Thông tư số 28/2014/TT-BGTVT ngày 29/7/2014 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ GTVT quản lý, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước làm cơ sở tổ chức thực hiện công tác lập, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch bảo trì KCHT hàng hải chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp với thực tế.

- Tổ chức triển khai việc cho thuê khai thác KCHT cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước tại các dự án hoàn thành như: Cảng Cái Lân, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải, cảng An Thới, bảo đảm thu hồi vốn nhà nước đầu tư và tăng cường hiệu quả đầu tư và khai thác cảng biển.

- Lập danh mục các dự án khuyến khích thực hiện nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước. Tham mưu chấp thuận chủ trương 19 dự án nạo vét luồng hàng hải theo hình thức xã hội hóa đối với luồng hàng hải, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh trú bão và 06 dự án đã được triển khai thực hiện.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc bảo đảm chất lượng KCHT hàng hải; triển khai việc kiểm định định kỳ KCHT hàng hải.

2.3.3. Đối với lĩnh vực đường thủy nội địa

- Tổ chức thẩm định, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình ĐTNĐ theo quy định và tổ chức kiểm tra thực tế việc thực hiện kế hoạch bảo trì ĐTNĐ. Đôn đốc Cục ĐTNĐ báo cáo và tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ việc thực hiện kế hoạch bảo trì ĐTNĐ.

- Triển khai thực hiện các nội dung về công tác xã hội hóa nạo vét KCHT đường thủy nội địa; công bố danh mục kêu gọi xã hội hóa và tham mưu giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương nạo vét tuyến luồng đường thủy nội địa theo quy định. Tiếp tục rà soát trình tự thủ tục, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát nhà đầu tư trong quá trình thực hiện theo chuẩn tắc thiết kế và các quy định khác có liên quan.

- Giải quyết thủ tục tục công bố cảng thủy nội địa theo quy định, bảo đảm đúng quy định, kịp thời.

- Tham mưu phê duyệt Đề án tổng thể đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng công tác bảo trì KCHT đường thủy nội địa.

- Chuyển tuyến đường thủy nội địa trung ương quản lý về địa phương quản lý (4 km kênh Cái Tráp sang Cục HHVN quản lý; ủy quyền quản lý 65 km, chuyển quyền quản lý 37 km tuyến đường thủy nội địa quốc gia cho Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh quản lý).

2.3.4. Đối với Lĩnh vực hàng không

- Phối hợp, hướng dẫn Cục HKVN thẩm định, phê duyệt kế hoạch bảo trì KCHT hàng không của ACV, VATM, VNA và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không theo quy định của Thông tư số 22/2013/TT-BGTVT Quy định về bảo trì công trình hàng không dân dụng;

- Phối hợp với Cục HKVN và các đơn vị có liên quan trong việc quy định, hướng dẫn thực hiện và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đóng, mở cảng hàng không, sân bay; trình Bộ trưởng quyết định việc tạm đóng, mở lại cảng hàng không, sân bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng 2006, Nghị định 83/2007/NĐ-CP và Thông tư 16/2010/TT-BGTVT.

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Cục HKVN và các đơn vị có liên quan trong việc công bố công khai các bề mặt chướng ngại vật hàng không; quản lý chướng ngại vật hàng không theo quy định của Luật Hàng không dân dụng 2006, Nghị định 20/2009/NĐ-CP; đã hoàn thành xây dựng Thông tư liên tịch phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ GTVT trong việc quản lý chướng ngại vật hàng không (hiện đang chờ Bộ Quốc phòng thống nhất ký);

- Tham mưu phê duyệt Thông tư số 22/2013/TT-BGTVT ngày 23/8/2013 quy định về bảo trì công trình hàng không dân dụng; Đề án nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác KCHT hàng không.

- Tham mưu quyết định đóng, mở cảng Hàng không quốc tế Phú Bài trong quá trình sửa chữa, nâng cấp và một số vấn đề khác có liên quan đến sử dụng đất tại một số cảng hàng không.

- Tham mưu trong việc giao đất, sử dụng đất tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài; tổ chức giao thông tại đường Bắc Thăng Long - Nội Bài trong quá trình thi công xây dựng nhà ga T2.

2.3.5. Đối với lĩnh vực đường sắt

- Tổ chức thẩm định, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì KCHT đường sắt theo quy định.

- Kiểm tra việc xây dựng đường gom trong hành lang bảo vệ an toàn đường sắt; yêu cầu Tổng công ty ĐSVN thực hiện kiểm soát tải trọng xe; thành lập Tổ thẩm định dịch vụ công ích trong lĩnh vực bảo trì đường sắt quốc gia; phân cấp quyết định đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp ke ga hành khách của các ga Hà Nội, Sài Gòn.

- Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ ký kết Quy chế phối hợp với UBND các tỉnh thành phố có đường sắt đi qua nhằm đảm bảo ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt (tổng cộng 34 tỉnh, thành phố); tổ chức triển khai thực hiện Quy chế phối hợp.

- Phối hợp với Tổng công ty ĐSVN hoàn thành việc rà soát toàn bộ các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt trên mạng lưới đường sắt và đề xuất giải pháp xử lý đối với từng điểm cụ thể để đảm bảo ATGT.

- Tham mưu trình Lãnh đạo Bộ giao nhiệm vụ cho Tổng công ty ĐSVN và các đơn vị liên quan thực hiện việc kết nối tín hiệu đường bộ với đường sắt.

3. Những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong công tác tham mưu quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông

3.1. Về cán bộ, công chức và tác phong làm việc

- Đặc thù công việc của Vụ thường xuyên phải dự họp, đi rà soát, khảo sát, kiểm tra tình trạng KCHTGT trên địa bàn cả nước nên rất khó khăn trong bố trí đúng cán bộ, công chức đang theo dõi khu vực, lĩnh vực đi dự họp và khảo sát, kiểm tra hiện trường.

- Một số cán bộ, công chức chưa thực sự chú trọng ý thức trách nhiệm trong công việc được giao hoặc quá cẩn thận, cầu toàn, sợ trách nhiệm dẫn đến việc chậm xử lý công việc được giao; xử lý công việc nhiều lúc còn lúng túng, sự phối hợp trong xử lý công việc nhiều khi mang tính hình thức, chiếu lệ; trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các chuyên viên với nhau, giữa chuyên viên và Lãnh đạo Vụ chưa thường xuyên, nhiều khi đã ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả trong giải quyết công việc được giao.

- Chưa có chế độ theo dõi, đánh giá xử lý công việc để kịp thời nắm bắt tình hình xử lý công việc trong Vụ nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

3.2. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình quản lý, bảo trì KCHTGT đang khai thác

- Các văn bản quy phạm pháp luật về cơ bản đã được xây dựng tương đối đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý. Tuy nhiên, các văn bản này chưa có tính ổn định cao do thời gian xây dựng gấp; các cán bộ, công chức chưa thể đầu tư đúng mức về thời gian, kinh nghiệm, kỹ năng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do công việc chuyên môn nhiều và tiến độ gấp.

- Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật cơ bản được xây dựng trên cơ sở thống kê từ công tác thực tế bảo trì, chưa có những công trình nghiên cứu có chiều sâu và thực sự khoa học, bám sát với điều kiện thực tế trong ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật.

3.3. Về tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông các lĩnh vực

- Chưa có sự thống nhất về lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch bảo trì KCHTGT (lĩnh vực hàng không ủy quyền cho Cục Hàng không Việt Nam); vẫn còn có nhiều nhiệm vụ quản lý nhà nước nhưng lại giao cho doanh nghiệp thực hiện (thành lập đường ngang, thi công trong phạm vi hành lang an toàn đường sắt, công bố thông báo hàng hải, đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng...)

- Chức năng nhiệm vụ các đơn vị đã được quy định rõ, tuy nhiên trong quá trình triển khai chưa thực hiện nghiêm lúc dẫn đến xử lý công việc đôi khi còn gặp khó khăn, khó kiểm soát (việc chấp thuận cho phép sửa chữa hệ thống quốc lộ hiện tại rất nhiều đơn vị tham mưu như Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Vụ KHĐT, Ban PPP, Cục QLXD&CLCTGT, Tổng cục ĐBVN, Văn phòng Quỹ).

- Nhà nước chủ yếu mới tập trung vào quản lý, bảo trì đối với các KCHT công cộng do Trung ương quản lý; chưa có sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hiệu quả đối với công tác bảo trì KCHTGT địa phương, đường chuyên dùng, KCHTGT được ủy quyền khai thác hoặc được đầu tư theo hình thức hợp tác Công-tư (BOT, BT, BTO...).

- Việc phân công, phân cấp là cần thiết nhưng chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ nên có rất nhiều trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý (Cục Hàng hải Việt Nam công bố hoặc tự cho tàu thuyền vào bến cảng, khu chuyển tải ngoài vùng nước cảng biển...).

3.4. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tổng hợp, theo dõi tình hình, số liệu về hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

- Việc ứng dụng tiến bộ KHCN của Vụ chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về KCHTGT các lĩnh vực chưa có các giải pháp, ứng dụng phần mềm để có thể quản lý trực tuyến, cập nhật thường xuyên về số liệu, hiện trạng KCHTGT dẫn tới khó khăn cho công tác quản lý, số liệu thống kê hiện trạng của mỗi cơ quan, đơn vị còn khác nhau, không thống nhất.

- Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu chung về KCHTGT, bao gồm tất cả các lĩnh vực; số liệu còn có sự khác nhau giữa các cơ quan quản lý.

3.5. Công tác chính trị và đoàn thể quần chúng

- Công tác sinh hoạt chính trị, tư tưởng chưa thực sự đổi mới, còn nặng về chuyên môn, chưa thực sự là cầu nối giữa các cán bộ, công chức.

- Công tác công đoàn còn mang tính phong trào, dàn trải.

3.6. Hạn chế trong chức năng, nhiệm vụ được giao

- Trong công tác lập kế hoạch bảo trì với kế hoạch chi, chưa có sự phối hợp tốt do các đơn vị khác nhau xử lý, dẫn đến chưa có sự thống nhất, đồng thuận.

- Một số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về KCHTGT nhưng lại giao các đơn vị khác thực hiện dẫn đến sự thiếu thống nhất.

3.7. Các hạn chế, tồn tại trong các lĩnh vực cụ thể

3.7.1. Lĩnh vực đường bộ

a) Về vốn: vốn đầu tư cho công tác bảo trì quốc lộ luôn thiếu trầm trọng, chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu: Năm 2013 kinh phí cấp cho công tác bảo trì quốc lộ chỉ là 4.187 tỷ đồng/nhu cầu 11.063 tỷ đồng, đạt 38% (không bao gồm các khoản chi liên quan khác như: chi xử lý trạm thu phí, trả nợ QL5; trả nợ các dự án vay vốn đầu tư theo Văn bản số 3170/KTN của TTCP, mua trạm cân di động....); năm 2014 kinh phí cấp cho công tác bảo trì cũng chỉ được 4.640 tỷ đồng/nhu cầu 12.360 tỷ đồng, đạt 38%. Với nguồn vốn hạn hẹp như vậy, nên công tác bảo trì đường bộ thiếu sự chủ động: hỏng đâu sửa đấy, không thực hiện sửa chữa theo quy định về sửa chữa định kỳ để đảm bảo ngăn chặn sự xuống cấp của công trình (trong tổng số 19.780 km quốc lộ, có: 9.937km quá thời hạn sửa chữa lớn 8 năm và 2.577 km đến hạn phải sửa chữa vừa 4 năm), ngoài ra việc phải thực hiện khắc phục bão lũ bước 1 hàng năm rất lớn thiệt hại từ 200-500 tỷ đồng, phải cân đối trong kế hoạch vốn cấp hàng năm càng làm việc thiếu vốn của bảo trì đường bộ thêm trầm trọng.

Việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, có tới 20 dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ (với chiều dài 1.401 km) bị đình hoãn phải bàn giao lại để dùng vốn bảo trì; đây là các nguyên nhân làm cho nhiệm vụ quản lý bảo trì đường bộ càng thêm khó khăn.

b) Về thực hiện quản lý, bảo trì

* Công tác bảo dưỡng thường xuyên:

- Sự phối hợp giữa trung ương và địa phương trong quản lý KCHT ở một số nơi chưa thực sự tốt, đặc biệt là về công tác quản lý hành lang đường bộ, kiểm soát xe quá tải, hệ thống thoát nước…, dẫn đến khó khăn trong bảo vệ chất lượng công trình và gây mất ATGT.

- Một số đơn vị thực hiện chưa tốt trách nhiệm quản lý bảo trì; không chủ động khắc phục khó khăn, thiếu quyết liệt trong kiểm tra, đôn đốc, còn nhiều tồn tại. Ngoài ra, một số đơn vị còn lúng túng, chưa áp dụng hiệu quả hình thức hợp đồng quản lý bảo dưỡng thường xuyên dựa trên tiêu chí chất lượng.

* Công tác sửa chữa định kỳ:

- Do các dự án bảo trì thực hiện trình tự thủ tục đầu tư như với dự án xây dựng cơ bản, tuy nhiên khối lượng dự án trên một đơn vị quản lý không lớn, phạm vi sửa chữa không tập trung nên một số chủ đầu tư chưa thật sự sát sao trong công tác quản lý tiến độ, chất lượng ... dẫn đến triển khai chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác sửa chữa định kỳ.

- Việc chuyển đổi các công ty quản lý bảo trì thuộc Tổng cục ĐBVN sang các công ty TNHH, công ty CP nhằm tách bạch quản lý nhà nước và thực hiện bảo trì, đồng thời thành lập các Chi cục quản lý đường bộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai kế hoạch bảo trì (cơ cấu tổ chức mới thành lập và trang thiết bị còn thiếu nên hiệu quả hoạt động chưa cao).

* Về ứng dụng KHCN:

- Việc áp dụng KHCN còn chậm, chưa phổ biến; nhiều giải pháp KHCN và vật liệu mới chưa có tiêu chuẩn; cơ chế cho ứng dụng sản phẩm KHCN và vật liệu mới còn phức tạp; một số giải pháp thực hiện kinh phí cao; nguồn nhân lực về KHCN còn hạn chế.

- Cơ sở dữ liệu, thông tin về quản lý bảo trì còn yếu, chưa cập nhật đầy đủ và kịp thời tình trạng đường nên chưa ứng dụng tốt trong việc xây dựng kế hoạch và theo dõi chỉ đạo thực hiện công tác quản lý bảo trì.

3.7.2. Lĩnh vực đường sắt:

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tổ chức quản lý bảo trì còn thiếu hoặc đang trong quá trình hoàn thiện.

- Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo Cục ĐSVN, Tổng công ty ĐSVN sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Đường sắt, Nghị định thay thế Nghị định, số 109/2006/NĐ-CP, Nghị định số 175/2013/NĐ-CP, Thông tư thay thế Thông tư số 167/2011/TT-BTC, Thông tư số 20/2013/TT-BGTVT.... Mặt khác, Cục ĐSVN đang trong quá trình đổi mới toàn diện, Tổng công ty ĐSVN đang trong quá trình tái cơ cấu, mô hình tổ chức của hai cơ quan nêu trên chưa ổn định các vấn đề nêu trên ảnh hưởng đến việc tham mưu đề xuất các nội dung liên quan đến thẩm quyền và hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành trong việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì KCHT đường sắt

- Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình bảo trì KCHT đường sắt còn lạc hậu. Hầu hết, hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật, quy trình bảo trì KCHT đường sắt được ban hành từ những năm 1990, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục ĐSVN xây dựng và trình Bộ GTVT hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật nêu trên; đồng thời giao Tổng công ty ĐSVN xây dựng quy trình bảo trì công trình đường sắt để trình Bộ phê duyệt theo quy định của Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.

- Theo chức năng nhiệm vụ được giao, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì tham mưu trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch bảo trì KCHT đường sắt hàng năm; Vụ Tài chính tham mưu trình Lãnh đạo Bộ giao dự toán chi ngân sách hàng năm (trong đó có kế hoạch chi cho công tác quản lý, bảo trì KCHT đường sắt). Tuy nhiên, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai Vụ nhằm đảm bảo thống nhất giữa kế hoạch bảo trì và kế hoạch chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo trì KCHT đường sắt.

- Nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm cho công tác quản lý, bảo trì KCHT đường sắt còn hạn chế; theo nguồn kinh phí hàng năm được phân bổ, hiện nay mới đáp ứng được 40-50% nhu cầu cho công tác quản lý, bảo trì KCHT đường sắt, với nguồn kinh phí hạn hẹp nêu trên, việc tham mưu, đề xuất sửa chữa công trình chủ yếu nhằm đảm bảo duy trì trạng thái kỹ thuật để đảm bảo an toàn, khó nâng cao được chất lượng công trình.

3.7.3. Lĩnh vực hàng không

- Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay đã được giao cho Cục HKVN thực hiện (theo Thông tư 16/2010/TT-BGTVT). Kiến nghị sửa điểm g, khoản 2, Điều 13, Mục 4 của Quyết định số 1160/QĐ-BGTVT.

- Các nhiệm vụ khác như: việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và chế tài xử phạt đối với tổ chức, cá nhân thực hiện không tốt công tác bảo trì KCHT hàng không chưa triển khai được. Kiến nghị trong thời gian tới cần có sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Bộ về vấn đề nêu trên để đảm bảo KCHT hàng không được bảo trì đúng quy trình nhằm giữ tuổi thọ, an toàn khai thác, an toàn công trình.

3.7.4. Lĩnh vực hàng hải

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để quản lý bảo trì là rất khó khăn và chủ yếu là để đầu tư cho KCHT hàng hải công cộng quan trọng và một số rất ít bến cảng. Do Nhà nước không đủ nguồn lực tài chính để đầu tư toàn bộ một khu cảng lớn nên dẫn đến phải chia nhỏ cho doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đầu tư - sở hữu - khai thác dẫn đến công tác quản lý bảo trì cũng rất khó khăn.

- Trừ một số bến cảng, cầu cảng mới được xây dựng đưa vào khai thác gần đây được trang bị các thiết bị bốc, dỡ tương đối hiện đại; còn lại hầu hết vẫn sử dụng các thiết bị bốc, dỡ thông thường, quản lý điều hành quá trình bốc, dỡ, bảo quản, giao nhận hàng hóa sử dụng thiết bị, công nghệ lạc hậu, năng suất còn thấp.

- Do hầu hết hệ thống cảng biển từ trước đến nay đều xây dựng trong sông, nhiều bến cảng chuyên dùng đã hình thành từ rất lâu, có quy mô nhỏ lẻ, nằm rải rác tại những vị trí thuận lợi, vì vậy khi hình thành các bến cảng tổng hợp Container mới cho tàu trọng tải lớn thì bị đan xen với bến chuyên dùng cũ, vừa gây lãng phí tài nguyên đường bờ làm cảng vừa khó khăn phức tạp trong quản lý khai thác, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

- Hầu hết các tuyến luồng hàng hải chính của nước ta đều từ biển đi sâu vào trong đất liền theo các con sông, độ dốc lớn, lượng phù sa hàng năm bồi lấp nhanh và liên tục trong các mùa, đầu các tuyến luồng tiếp giáp với cửa biển nên thường gây ra sự thay đổi độ sâu, dịch chuyển tuyến luồng, độ sâu khai thác luôn thấp hơn rất nhiều so với chuẩn tắc thiết kế cũng như đã thông báo hàng hải quốc gia và quốc tế. Việc không đảm bảo duy trì được độ sâu tối thiểu cho tàu ra vào cảng biển, việc suy giảm độ sâu khai thác dẫn đến giảm khả năng khai thác luồng hàng hải: hạn chế các phương tiện có trọng tải lớn, phải tiến hành giảm tải, chờ đợi thời gian thủy triều lên cao để tận dụng độ sâu ra vào các cảng.

- Các tuyến luồng chủ yếu là luồng một làn, chỉ có tuyến luồng Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu - Sài Gòn/Đồng Nai, Soài Rạp - Hiệp Phước (TP. Hồ Chí Minh), Vũng Rô (Phú Yên), Nha Trang, Ba Ngòi (Khánh Hòa) là cho phép hành hải 02 làn trong điều kiện hạn chế.

- Một số tuyến luồng hàng hải hiện nay còn tồn tại những đoạn cong chưa được cải tạo, một số tuyến chưa được lắp thiết bị báo hiệu để chạy tàu ban đêm, đặc biệt trong những năm gần đây chưa được nạo vét duy tu đúng theo chuẩn tắc thiết kế nên đã làm hạn chế điều kiện khai thác của cảng biển.

- Một số tuyến luồng hàng hải và luồng đường thủy nội địa nằm cùng trên một con sông và bị chia đoạn để quản lý gây khó khăn cho quản lý cũng như hoạt động hàng hải. Một số tuyến luồng hàng hải chồng lấn với luồng đường thủy nội địa gây khó khăn trong công tác quản lý và bảo đảm an toàn hàng hải.

- Chuẩn tắc luồng tàu chưa phù hợp với quy mô cầu bến, nạo vét duy tu không kịp thời, chậm được cải tạo nâng cấp. Do vậy, mặc dù công tác quản lý luồng lạch đã từng bước được hiện đại hóa song vẫn hạn chế rất lớn tới năng lực chung của hệ thống cảng.

- Nhiều loại thiết bị báo hiệu còn lạc hậu, chưa được lắp đặt các thiết bị giám sát từ xa và các thiết bị báo hiệu vô tuyến khác. Tại một số tuyến luồng các phao báo hiệu đánh dấu chưa đặt đúng vị trí phù hợp nên còn gây nhầm lẫn cho người điều khiển tàu vào ban đêm.

- Một số đèn biển đã được xây dựng cách đây nhiều năm, hiện đã xuống cấp, hư hỏng; một số đèn biển khác có kích thước tháp đèn chưa đảm bảo tầm hiệu lực ban ngày, hạn chế hiệu lực ánh sáng ban đêm.

- Sự không đồng bộ giữa cảng biển và KCHTGT kết nối. Sự không đồng bộ về quy mô, đặc biệt về tiến trình thực hiện giữa các dự án đầu tư xây dựng hệ thống GTVT kết nối đến cảng (bao gồm cả luồng vào cảng và đầu mối logictics) làm ảnh hưởng rất lớn tới năng lực hoạt động và hiệu quả đầu tư của cảng.

- KCHT hàng hải do doanh nghiệp quản lý, khai thác cần phải tiến hành duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và kiểm định định kỳ, tuy nhiên các doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác này nên ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của KCHT hàng hải.

- Nguồn nhân lực về điều hành khai thác KCHT hàng hải có chất lượng chưa cao, tỷ lệ lao động trong quản lý và sản xuất còn cao và chưa hợp lý với số lượng công nhân thủ công đang còn khá nhiều. Vì vậy, khi thực hiện đầu tư, hiện đại hóa trong quản lý và khai thác KCHT hàng hải thì việc giải quyết vấn đề về nhân sự dư thừa này là một thách thức lớn cho các nhà quản lý.

3.7.5. Lĩnh vực đường thủy nội địa

- Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa hàng năm được giao chỉ đáp ứng được (60~65)% yêu cầu thực tế (tính theo định ngạch - định mức được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ chính sách, giá vật tư, nhiên liệu hiện hành của Nhà nước). Hàng năm, kinh phí sự nghiệp kinh tế thủy nội địa được cấp của năm sau chỉ tăng trưởng khoảng (10~12) % so với năm trước. Chính vì vậy, để đảm bảo không vượt vốn được giao hàng năm, Cục đã phải cắt giảm định ngạch - định mức cho phù hợp. Đây là điều bất cập cần phải khắc phục bởi vì hàng năm tuy kinh phí được cấp có tăng nhưng công việc quản lý, bảo trì lại bị cắt giảm - là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây mất ATGT đường thủy nội địa.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo trì đường thủy nội địa được các cơ quan nhà nước quan tâm xây dựng, ban hành. Tuy nhiên, một số quy định về nội dung, trình tự, thủ tục và các vấn đề khác còn chưa có sự thống nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật.

- Quy định về bảo trì công trình xây dựng được quy định từ năm 2010, việc chậm ban hành. Quy trình bảo trì và Thông tư là do tính chất đa dạng và phức tạp của công tác bảo trì. Do chậm ban hành các quy định về bảo trì trong các văn bản pháp luật về đường thủy nội địa nên việc triển khai thực hiện chưa thống nhất với pháp luật về xây dựng. Mặt khác, pháp luật về xây dựng không phản ánh được sự cần thiết của việc ghép công tác quản lý với công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa. Đây là những bất cập, cần sớm được giải quyết để đảm bảo chất lượng và thuận lợi cho hoạt động quản lý bảo trì đường thủy nội địa.

- Định mức sửa chữa công trình đường thủy nội địa nằm trong tập định mức sửa chữa công trình của Bộ Xây dựng ban hành, hiện nay do một số thiết bị thi công, phục vụ thi công có thay đổi về công suất, một số công việc phục vụ cho thi công chưa có trong định mức. Hiện nay, đang dùng các định mức, dự toán tương tự đã ban hành để vận dụng trong lập, thẩm định và phê duyệt dự toán).

- Phần lớn chi phí quản lý, bảo trì đường thủy nội địa việc yêu cầu các thủ tục dự toán, biên bản và bản thanh toán theo khối lượng chưa tạo điều kiện cho nhà thầu chủ động trong công tác bảo dưỡng thường xuyên, rất khó khăn trong việc thanh quyết toán theo khối lượng (biên bản nghiệm thu khối lượng), chưa phù hợp với đặc điểm đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên, cần thay đổi các quy định về thủ tục thanh toán đối với công tác bảo dưỡng đường thủy nội địa, thanh toán theo hướng chất lượng thực hiện theo tiêu chí đối với công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.

- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ công tác quản lý bảo trì đường thủy nội địa đã ban hành và đang được hoàn thiện, tuy nhiên cần phải bổ sung tiêu chuẩn về bảo trì các công trình chính trị và chuyển đổi tiêu chuẩn về bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa, tiêu chuẩn cơ sở về quy định kỹ thuật bố trí báo hiệu về kích thước vị trí, lắp đặt theo loại sông và vùng địa hình TCCS 04:2010/CĐTNĐ thành tiêu chuẩn quốc gia.

Phần II

ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN CÔNG TÁC THAM MƯU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

I. NỘI DUNG ĐỔI MỚI

- Đổi mới toàn diện, khắc phục các tồn tại trong công tác tham mưu quản lý nhà nước về KCHTGT.

- Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, bảo trì KCHTGT, bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

- Phân công, phân cấp rõ ràng các cơ quan trong thực hiện công tác trong thực hiện quản lý nhà nước về KCHTGT; hạn chế tối đa sự chồng chéo, giảm sự mâu thuẫn, tránh đùn đẩy trách nhiệm.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch, đưa ra các biện pháp kiểm soát để ngăn ngừa các hành vi như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi hoặc không thực hiện nhiệm vụ, cản trở, can thiệp trái pháp luật vì vụ lợi...

- Xây dựng các quy định về thể chế, cơ chế giám sát, bao gồm cả cơ chế giám sát hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về KCHTGT.

- Tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI

1. Giải pháp về công tác tổ chức, cán bộ

a) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1160/QĐ-BGTVT; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lãnh đạo, chuyên viên của Vụ bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc tham mưu quản lý, khai thác KCHTGT.

b) Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực để phù hợp với tình hình mới; đánh giá đầy đủ, toàn diện năng lực, phân công nhiệm vụ của Vụ; hoàn thành việc xây dựng chức danh vị trí việc làm để xác định rõ nhu cầu cán bộ, công chức và biên chế chính thức của Vụ đủ đáp ứng yêu cầu công việc; báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, chấp thuận kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cả về chất lượng, ý thức, trình độ, trách nhiệm trong quản lý, điều hành quản lý KCHTGT.

c) Có kế hoạch đào tạo với tầm nhìn dài hạn cho các cán bộ, công chức của Vụ nhằm nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý, khai thác và bảo trì KCHTGT; ưu tiên cử các cán bộ, công chức tham gia khóa đào tạo lý luận chính trị, quản lý nhà nước, học tập nâng cao trình độ chuyên môn trên nguyên tắc bảo đảm sự ổn định và chất lượng giải quyết công việc chuyên môn.

d) Kiện toàn năng lực quản lý, chuyên môn của các cán bộ, công chức trong Vụ, bố trí công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn để thuận tiện trong giải quyết công việc bảo đảm từng chuyên viên nắm vững công việc chuyên môn của lĩnh vực tham mưu giải quyết; nâng cao vai trò trách nhiệm của Lãnh đạo Vụ trong chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc.

đ) Nâng cao vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật trong việc thực thi nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức trong Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.

e) Cải cách công tác đánh giá cán bộ, công chức phù hợp, thường xuyên để giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh; định kỳ cuối năm thực hiện lấy phiếu đánh giá cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ và đạo đức nghề nghiệp.

2. Giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

a) Phân công nhiệm vụ và quy chế phối hợp giữa các Lãnh đạo, giữa Lãnh đạo với chuyên viên và giữa các chuyên viên với nhau nhằm nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế về cán bộ, công chức trong Cơ quan Bộ, trong ngành GTVT.

b) Xây dựng tập thể cán bộ, công chức trong Vụ luôn có tư tưởng chính trị vững vàng; thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

c) Lãnh đạo Vụ và Chi ủy họp 01 lần/tháng để rà soát việc thực hiện và triển khai thực hiện các kết luận của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ; duy trì định kỳ sinh hoạt Chi bộ 01 lần/tháng; tổ chức sinh hoạt Chi bộ đột xuất khi có các đợt sinh hoạt, văn bản, nghị quyết hoặc nhiệm vụ đột xuất có liên quan.

d) Lập kế hoạch lồng ghép sinh hoạt chính trị với công tác chuyên môn, đề xuất các chủ đề liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Vụ để trao đổi, sinh hoạt chung nhằm thống nhất sự chỉ đạo của Lãnh đạo, Chi ủy và trưng cầu ý kiến đóng góp của các đảng viên, cán bộ, công chức.

đ) Quán triệt cán bộ, công chức, đảng viên tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng ở cả cơ quan, nơi sinh hoạt và gia đình; có biện pháp tăng cường sự kiểm tra, giám sát, lãnh đạo của Đảng đối với từng cán bộ, đảng viên theo quy định.

3. Giải pháp về công tác xây dựng lề lối, tác phong, đạo đức trong thực thi công vụ

a) Thực hiện nghiêm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, nội quy, quy chế làm việc: đi làm đúng và đủ giờ làm việc; có lề lối làm việc, phong cách, thái độ đúng mực, có tinh thần, trách nhiệm trong công việc; không uống rượu bia trong giờ hành chính và giờ nghỉ trưa vào các ngày làm việc; thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về ATGT, không mắc các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến tư cách, phẩm chất đạo đức của cá nhân và trật tự an toàn xã hội.

b) Tăng cường kiểm tra, giám sát thái độ, tác phong, lề lối làm việc, sự phối hợp trong quá trình công tác của cán bộ, công chức để bảo đảm chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện lệch lạc, trì trệ, quan liêu, sách nhiễu.

c) Cán bộ, công chức của Vụ sẵn sàng nhận và chấp hành sự phân công, điều động của Lãnh đạo Vụ, Lãnh đạo Bộ; không lợi dụng vị trí công tác để mưu cầu lợi ích cá nhân trái với quy định và đạo đức nghề nghiệp.

d) Tuyệt đối giữ uy tín, danh dự của các cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức viên chức trong cơ quan; giữ bí mật trong công việc, không làm lộ lọt thông tin, tài liệu bí mật thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

4. Giải pháp về kiểm tra, kiểm soát thực hiện nhiệm vụ được giao

a) Công việc được giao phải được xem xét giải quyết trong 05 ngày làm việc đối với công việc thông thường, đối với những công việc phức tạp thì cũng không chậm trễ hơn thời gian theo quy trình ISO đã phê duyệt hoặc thời hạn tối đa quy định trong văn bản pháp luật có liên quan. Trường hợp công việc cần có thêm thời gian, ý kiến của các cơ quan, chuyên gia khác thì phải có báo cáo kịp thời với Lãnh đạo Vụ, Lãnh đạo Bộ để xem xét, chỉ đạo kịp thời.

b) Lãnh đạo Vụ khi giao nhiệm vụ cho chuyên viên phải có những chỉ đạo, định hướng trong việc giải quyết công việc; thường xuyên trao đổi thông tin giữa lãnh đạo và chuyên viên để có biện pháp xử lý phù hợp; có biện pháp kiểm tra, đôn đốc bảo đảm tiến độ; thường xuyên tổ chức rà soát kết quả thực hiện nhiệm vụ giao cho chuyên viên để bảo đảm giải quyết kịp thời và đúng quy định của pháp luật; định kỳ hàng tuần rà soát, trao đổi để giải quyết triệt để các công việc còn tồn đọng hoặc vướng mắc phát sinh.

c) Định kỳ hàng tháng báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyên môn, thực hiện quy chế làm việc vào sinh hoạt định kỳ hàng tháng của Vụ để có sự điều chỉnh, bố trí cán bộ, công chức phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và thái độ làm việc. Việc đánh giá, nhận xét và bình xét thi đua, khen thưởng cuối năm, nâng lương trước thời hạn... phải căn cứ vào kết quả đánh giá hoàn thành công việc của từng tháng để bảo đảm chính xác, khách quan và liên tục.

d) Rà soát, sửa đổi, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, quy trình tiếp nhận, giải quyết công việc của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với Đề án này, Quyết định số 1160/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ GTVT và thực tiễn công tác chuyên môn, bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, giảm bớt khâu trung gian, kiểm soát chất lượng, tiến độ và trách nhiệm giải quyết công việc của từng cán bộ, công chức trong Vụ. Nâng cao vai trò chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Vụ, nhất là Vụ trưởng và nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của chuyên viên.

đ) Phân công cán bộ, công chức chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ của Vụ trong các Thông báo kết luận của Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ, Nghị quyết của Ban cán sự Đảng; đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao hàng tháng của Lãnh đạo và chuyên viên trong Vụ, báo cáo Vụ trưởng tiến độ, kết quả thực hiện trước ngày 22 hàng tháng.

5. Giải pháp về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và quy trình quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

a) Củng cố, kiện toàn công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật, quy trình quản lý khai thác, bảo trì KCHTGT thông qua việc tăng cường chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu xử lý, trình văn bản quy phạm pháp luật.

b) Thường xuyên rà soát sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các quy định pháp luật về quản lý KCHTGT; phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng lãnh đạo và chuyên viên trong Vụ bảo đảm thực hiện trình đúng thời hạn, chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và Đề án của Bộ GTVT đã được phê duyệt.

c) Cán bộ, công chức phải sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý để thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án nhằm bảo đảm các văn bản, đề án trình đúng thời hạn, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu quản lý, bảo trì KCHTGT.

d) Chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

đ) Chủ động lập kế hoạch và thường xuyên thực hiện tuyên truyền, phổ biến bằng các hình thức phù hợp cho cán bộ, công chức, nhân viên và các tổ chức, cá nhân liên quan quán triệt và thực hiện đúng quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được ban hành.

e) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật, đề án được phê duyệt; thực hiện đúng chế độ báo cáo kết quả thực hiện văn bản pháp luật, đề án theo quy định.

f) Quán triệt cán bộ, công chức tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức trong thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác quản lý, khai thác, bảo trì KCHTGT.

g) Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo trì KCHTGT của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước để bảo đảm chất lượng công trình.

6. Giải pháp về tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông các lĩnh vực

a) Tiếp tục rà soát, đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện công tác quản khai thác KCHTGT; công tác lập kế hoạch bảo trì KCHTGT, bảo đảm thống nhất trình tự thực hiện giữa các lĩnh vực và có sự phân công, phân cấp hợp lý.

b) Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục, Cục chuyên ngành và các đơn vị có liên quan triển khai công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện kế hoạch bảo trì KCHTGT kịp thời, hiệu quả; chủ động tham mưu công tác thống kê, rà soát KCHTGT, đặc biệt là các công trình chưa vào cấp để xây dựng kế hoạch kiểm tra, theo dõi và bảo trì công trình.

c) Chủ động thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát về chất lượng công tác bảo trì KCHTGT, bám sát kết quả thực hiện tại hiện trường để tham mưu kịp thời, chính xác; hàng năm có tổng hợp báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện.

d) Thực hiện có hiệu quả việc tham mưu tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác theo hướng lập kế hoạch hàng năm, ngắn hạn, trung hạn làm cơ sở bố trí nguồn vốn cũng như khuyến khích, kêu gọi các hình thức xã hội hóa phù hợp.

đ) Thực hiện hiệu quả việc lựa chọn nhà thầu bảo trì công trình; tiếp tục hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù trong sửa chữa thường xuyên KCHT đường bộ và cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, bảo trì KCHTGT, đặc biệt là theo hướng xã hội hóa.

7. Giải pháp về công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

a) Bảo đảm 100% cán bộ, công chức của Vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý công việc nhằm giảm văn bản giấy, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian giải quyết công việc.

b) Thường xuyên tổ chức nghiên cứu, phổ biến tài liệu về KHCN trong công tác quản lý KCHTGT; đề xuất xây dựng ứng dụng phần mềm trong quản lý KCHTGT.

c) Đề xuất tham mưu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cập nhật hiện trạng KCHTGT phục vụ có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ.

8. Giải pháp về công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực quản kết cấu hạ tầng giao thông

a) Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nội bộ của Vụ, thực hiện các quy trình ISO đã được phê duyệt để thực hiện đúng tiến độ, đạt mục tiêu chất lượng và hiệu quả công việc đã đề ra.

b) Chủ động rà soát, đề nghị cắt giảm hoặc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác quản lý nhà nước về KCHTGT, đặc biệt là thủ tục liên quan đến công bố đưa công trình vào sử dụng, chấp thuận xã hội hóa công tác bảo trì, nạo vét duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa; tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết công việc có thủ tục hành chính.

c) Rà soát, phân định rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch bảo trì KCHTGT làm cơ sở để lập kế hoạch vốn; phân định rõ nhiệm vụ quản lý khai thác KCHTGT từ khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng, bảo trì, kiểm định chất lượng, xử lý sự cố, cải tạo nâng cấp công năng.

9. Giải pháp về nguồn vốn

a) Phân công, phân cấp công tác quản nguồn vốn thực hiện quản lý, khai thác, bảo đảm chất lượng KCHTGT và quản lý giám sát đối với KCHTGT thực hiện bằng hình thức xã hội hóa.

b) Xây dựng cơ chế huy động các nguồn vốn và các cơ chế, chính sách ưu đãi khác để thu hút nguồn vốn đầu tư vào quản lý, khai thác, bảo trì KCHTGT. Tăng cường vai trò của các hiệp hội chuyên ngành trong định hướng quản lý, khai thác KCHTGT.

c) Hoàn thiện cơ chi quản lý cho thuê khai thác KCHTGT. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giao đấu thầu khoán gọn công tác quản khai thác và duy tu bảo dưỡng KCHTGT (các quốc lộ, bến cảng, cầu cảng, tuyến luồng hàng hải...) cho nhiều thành phần tham gia (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh nước ngoài...).

d) Thúc đẩy, kêu gọi, hợp tác đầu tư và trợ giúp kỹ thuật của các nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến (sử dụng nguồn vốn ODA, FDI...) đối với các dự án đầu tư, nâng cấp KCHTGT, trạng thiết bị quản lý, khai thác hiện đại để tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới và tận dụng nguồn vốn nước ngoài góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác KCHTGT.

10. Giải pháp về công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng

a) Tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì, công tác quản lý hành lang ATGT để trình Bộ trưởng xem xét ban hành, làm căn cứ để triển khai thực hiện.

b) Thực hiện tốt quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng trong toàn bộ cán bộ, công chức trong Vụ.

c) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc cũng như kỷ cương, kỷ luật, khắc phục triệt để tình trạng trì trệ, sách nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ. Đề xuất xử lý các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

11. Giải pháp quản lý kết cấu hạ tầng giao thông khác

a) Hướng dẫn và đôn đốc Tổng cục ĐBVN, các cục quản lý chuyên ngành tiếp tục hoàn thiện xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về quản lý KCHTGT trong các lĩnh vực phục vụ công tác quản lý, khai thác và lập kế hoạch bảo trì công trình.

b) Xây dựng và ban hành tài liệu cung cấp những thông tin, hướng dẫn cần thiết về quản lý KCHTGT để các tổ chức, cá nhân có đầy đủ thông tin cần thiết khi tham gia hoạt động GTVT tại Việt Nam.

c) Thúc đẩy hoàn thiện hệ thống kết nối hạ tầng giao thông hoàn chỉnh để hỗ trợ cho vận tải đường bộ; hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần logistics và các trung tâm cảng cạn (ICD) trên phạm vi cả nước nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện KCHTGT.

d) Lập danh mục và công khai danh mục khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng, bảo trì, khai thác KCHTGT; tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung đổi mới, nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác KCHTGT, phân cấp, xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng KCHTGT trên website của Bộ GTVT và các đơn vị liên quan.

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác KCHTGT trên Website của Bộ GTVT, Báo Giao thông và các Tạp chí chuyên ngành GTVT.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện Đề án

- Tháng 10/2014: hoàn thiện trình Bộ trưởng phê duyệt Đề án.

- Từ tháng 11/2014 đến 2020: tổ chức thực hiện Đề án.

- Tháng 12/2014:

+ Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án;

+ Đăng ký Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án có liên quan.

- Tháng 6/2015: Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án và kết quả thực hiện xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án có liên quan.

- Tháng 12/2015: Báo cáo tổng hợp 01 năm kết quả triển khai thực hiện Đề án và kết quả thực hiện xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án có liên quan. Đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới công tác quản lý của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông (nếu cần thiết) để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, khai thác và bảo trì KCHTGT.

- Tháng 1/2016 trở đi, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án đề ra.

2. Trách nhiệm thực hiện Đề án

a) Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông:

- Tổ chức thực hiện các nội dung đổi mới công tác quản lý nhà nước về KCHTGT theo Đề án, bảo đảm đúng kế hoạch, lộ trình và chất lượng;

- Chủ động rà soát, đề xuất hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ trình Lãnh đạo Bộ xem xét, chấp thuận.

- Đề xuất việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức trình Lãnh đạo Bộ xem xét, chấp thuận.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức quy chế làm việc, giải quyết công việc của Vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Định kỳ hàng 06 tháng, báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Văn phòng Bộ tổng hợp theo quy định.

b) Văn phòng Bộ: tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ việc thực hiện Đề án theo quy định.

c) Các Vụ, Tổng cục ĐBVN, các Cục thuộc Bộ và cơ quan, đơn vị liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông trong thực hiện công tác tham mưu về quản lý KCHTGT và các nội dung đổi mới của Đề án này.

PHẦN KẾT LUẬN

Đề án đã tập trung nghiên cứu hệ thống KCHTGT hiện nay; nội dung và kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về KCHTGT trong thời gian qua; phân tích và làm nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại, vướng mắc phát sinh trong công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.

Từ những hạn chế, tồn tại, bất cập, để nâng cao hiệu quả công tác tham mưu quản lý nhà nước về KCHTGT của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, đề án đã đề xuất các nội dung đổi mới và tổ chức thực hiện. Các giải pháp tập trung vào rất nhiều lĩnh vực như: công tác cán bộ, nhân lực quản lý, thái độ và ý thức chính trị, ý thức kỷ luật; ứng dụng khoa học công nghệ, kiểm soát kết quả xử lý công việc được giao; sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ của Vụ; xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm nhằm tạo một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng cán bộ, công chức của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông trong thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về KCHTGT.

Để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng thực hiện công tác quản lý nhà nước về KCHTGT, đề nghị Lãnh đạo Bộ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông trong quá trình đổi mới để phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về KCHTGT trong tình hình hiện nay./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ HOÀN THÀNH DO VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG CHỦ TRÌ TRÌNH

STT

Tên văn bản

Ngày ban hành

I

Nghị định

 

1

Nghị định số 32/2014/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về Quản lý khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc

22/4/2014

2

Nghị định, số 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

03/9/2013

3

Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

24/02/2010

4

Nghị định số 21/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải

21/03/2014

5

Nghị định số 146/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam

30/10/2014

II

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

 

1

Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý

27/11/2013

2

Quyết định số 70/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam

19/11/2013

3

Quyết định số 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020

19/6/2014

III

Thông tư

 

1

Thông tư số 01/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định chi tiết mẫu hồ sơ yêu cầu và hồ sơ mời thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn nhà nước

24/01/2014

2

Thông tư số 08/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại khu vực đường ngang; cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt

15/4/2014

3

Thông tư số 11/2014/TT-BGTT của Bộ GTVT Hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu treo dân sinh

29/4/2014

4

Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT Hướng dẫn về quy trình khai thác, vận hành, quản lý cầu treo, cầu trên đường dân sinh, đường giao thông nông thôn

29/4/2014

5

Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT về Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ

30/5/2014

6

Thông tư số 22/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT Hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô

06/6/2014

7

Thông tư số 28/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

29/7/2014

8

Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT Hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn.

08/8/2014

9

Thông tư số 37/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị

03/9/2014

10

Thông tư số 25/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định về trình tự thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm và quản lý nhà nước về hàng hải đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải.

29/8/2013

11

Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.

08/5/2013

12

Thông tư số 02/2011/TT-BGTVT ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.

14/2/2011

13

Thông tư số 14/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về bảo trì công trình hàng hải

05/7/2013

14

Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường thủy nội địa

05/8/2013

15

Thông tư số 20/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt

16/8/2013

16

Thông tư số 22/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về bảo trì công trình hàng không dân dụng

23/8/2013

17

Thông tư số 31/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu cho các phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa

09/10/2013

18

Thông tư số 37/2013/TT-BGTT của Bộ GTVT Quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp với tận thu sản phẩm

24/10/2013

19

Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ

12/12/2013

20

Thông tư số 65/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

31/12/2013

21

Thông tư số 31/2012/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

01/8/2012

22

Thông tư số 33/2012/TT-BGTT của Bộ GTVT Quy định về đường ngang

15/8/2012

23

Thông tư số 35/2012/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về lắp đặt ký hiệu Kilômet- địa danh, cách ghi ký hiệu, số hiệu trên báo hiệu đường thủy nội địa

06/9/2012

24

Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa

13/9/2012

25

Thông tư số 38/2012/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về quản lý, khai thác cầu chung

19/9/2012

26

Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

12/11/2012

27

Thông tư số 58/2012/TT-BGTVT của BGTVT Ban hành định mức vật tư cho một chu kỳ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

28/12/2012

28

Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT của Bộ GTVT về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

22/02/2011

29

Thông tư số 05/2011/TT-BGTVT của Bộ GTVT Hướng dẫn việc kết nối các tuyết đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia

22/02/2011

30

Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa

31/03/2011

31

Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT của Bộ GTVT về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

18/5/2011

32

Thông tư số 48/2011/TT-BGTVT của Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 39/2004/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

20/7/2011

33

Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT về Quy định về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi tham gia trên đường bộ

11/02/2010

34

Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ

19/4/2010

35

Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa

31/8/2010

IV

Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT

 

1

Quyết định số 1783/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia sử dụng nguồn vốn nhà nước do Bộ GTVT quản lý

13/5/2014

2

Quyết định số 2988/QĐ-BGTVT cửa Bộ GTVT Quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì hệ thống quốc lộ được Bộ GTVT giao Tổng cục ĐBVN quản lý

06/8/2014

3

Quyết định số 3409/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT ban hành định mức: bảo dưỡng thường xuyên đường bộ

08/9/2014

4

Quyết định số 3111/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT Ban hành quy định về lập phê duyệt và tổ chức thực hiện KH bảo trì kết cấu hạ tầng GTVT sử dụng nguồn vốn NN do Bộ GTVT quản lý

03/12/2012

5

Quyết định số 2753/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT Quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên quốc lộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

10/9/2013

V

Đề án

 

1

Quyết định số 3326/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT phê duyệt Đề án chống tham nhũng, thất thoát trong nạo vét, duy tu luồng hàng hải

29/8/2014

2

Quyết định số 538/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề án “Đổi mới toàn diện công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ”

06/3/2013

3

Quyết định 1922/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT phê duyệt Đề án phân cấp, xã hội hóa kết cấu hạ tầng hàng hải

05/7/2013

4

Quyết định 2974/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải”

30/9/2013

5

Quyết định số 2774/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT Phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống quốc lộ

11/9/2013

6

Quyết định số 2985/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT quyết định phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không

30/9/2013

7

Quyết định số 4091/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT Phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt

12/12/2013

8

Quyết định số 4368/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý bảo trì đường sắt

27/12/2013

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG CHỦ TRÌ TRÌNH DỰ KIẾN BAN HÀNH

a) Danh mục xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

STT

Tên văn bản

Cơ quan soạn thảo

Cơ quan trình và cơ quan phối hợp

Thời gian trình

1

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay

Cục HKVN

Vụ KCHT

2015

2

Nghị định của Chính phủ quy định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

Cục ĐTNĐ VN

Vụ KCHT

2014

3

Thông tư liên tịch Bộ GTVT - Bộ Quốc phòng về quản lý tĩnh không tại cảng hàng không, sân bay

Cục HKVN

Vụ KCHT

2014

4

Thông tư quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay (thay thế Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT)

Cục HKVN

Vụ KCHT

2014

5

Thông tư quy định quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa (thay thế Thông tư số 25/2010/TT-BGTVTngày 31/8/2013)

Cục ĐTNĐ VN

Vụ KCHT

2014

6

Thông tư quy định về định mức quản lý bảo trì đường thủy nội địa

Cục ĐTNĐ VN

Vụ KCHT

2014

7

Thông tư quy định về quản lý đường thủy nội địa

Cục ĐTNĐ VN

Vụ KCHT

2014

8

Thông tư ban hành định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải (thay thế Thông tư số 02/2011/TT-BGTVT ngày 14/2/2011)

Cục HHVN

Vụ KCHT

2014

9

Thông tư quy định tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa và công bố danh mục cảng thủy nội địa

Cục ĐTNĐ

Vụ KCHT

2014

10

Thông tư về việc kiểm định, kết cấu hạ tầng hàng hải

Cục HHVN

Vụ KCHT

2014

11

Thông tư quy định quy trình thi công, nghiệm thu công tác nạo vét luồng hàng hải, khu nước, vùng nước cảng biển

Cục HHVN

Vụ KCHT

2014

12

Thông tư quy định về tổ chức giao thông trên cầu đường bộ và đặt biển báo hiệu hạn chế tải trọng cầu

TCĐBVN

Vụ KCHT

2014

13

Thông tư về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc

TCĐBVN

Vụ KCHT

2014

14

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2013/TT-BGTVT ngày 16/8/2013 quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt

Cục ĐSVN

Vụ KCHT

2014

15

Thông tư quy định về mức chi phí cứu hộ trên đường cao tốc

TCĐBVN

Vụ KCHT

2014

b) Danh mục xây dựng các đề án

TT

Tên Đề án

Cơ quan chủ trì soạn thảo

Cơ quan chủ trì trình và cơ quan phối hợp

Thời gian trình

1

Đề án tổ chức quản lý, khai thác và kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

Tổng công ty ĐSVN

Vụ KCHT

2014-2015

2

Đề án xây dựng hệ thống thông tin tích hợp về kết cấu hạ tầng giao thông trong các lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không

Vụ KCHT, Tổng cục, Cục.

Vụ KCHT

2015-2017

3

Đề án kết nối các cảng trên toàn quốc với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

Cục HHVN

Vụ VT, Vụ KHĐT, Vụ KCHT

2015-2016

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4106/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2014 phê duyệt Đề án "Đổi mới toàn diện công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.887

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.10.66
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!