Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Số hiệu: 206/2013/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 09/12/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 206/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc quản lý nợ, xử lý các khoản nợ tồn đọng của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng áp dụng Nghị định này gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập, bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập.

b) Người đại diện theo ủy quyền tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

c) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý và xử lý nợ của doanh nghiệp.

2. Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong những lĩnh vực có đặc thù về tài chính thì thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với lĩnh vực có đặc thù này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Doanh nghiệp” là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

2. "Nợ tồn đọng" là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được và các khoản nợ phải trả đã quá thời hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ.

3. “Nợ phải thu khó đòi” là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được; hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

4. “Nợ không có khả năng thu hồi” là các khoản nợ phải thu quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

b) Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả, không có người kế thừa nghĩa vụ trả nợ.

c) Khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, cá nhân còn sống nhưng không còn khả năng lao động hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người thừa kế theo luật nhưng không có khả năng chi trả.

d) Khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền Quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật.

đ) Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.

e) Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 01 năm trở lên, tuy khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục từ 03 năm trở lên và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ.

5. “Nợ không có khả năng thanh toán” là các khoản nợ đến hạn và quá hạn mà doanh nghiệp không có khả năng trả cho chủ nợ theo đúng hợp đồng đã cam kết.

6. "Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp" là cá nhân được chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Người đại diện).

Điều 4. Nguyên tắc về quản lý và xử lý nợ

1. Các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nợ (bao gồm các khoản nợ phải thu, nợ phải trả); xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân (Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng, cá nhân khác có liên quan) trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản nợ; đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng theo quy định của Nghị định này.

2. Đối với các khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng trả nợ, trước hết, doanh nghiệp phải thực hiện trích lập dự phòng theo quy định và tự tìm mọi biện pháp xử lý thu hồi nợ, cùng chia sẻ khó khăn giữa chủ nợ, khách nợ để xử lý thông qua các hình thức khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ, mua bán nợ; trường hợp vượt quá khả năng và thẩm quyền xử lý, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp hỗ trợ giải quyết.

3. Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả bằng ngoại tệ, thực hiện quy đổi sang đồng Việt Nam tại thời điểm hạch toán và lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư nợ ngoại tệ phải thu, phải trả cuối năm tài chính được xử lý theo quy định, của Bộ Tài chính.

4. Các doanh nghiệp đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi được xử lý ngay các khoản nợ tồn đọng phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

5. Các giải pháp về xử lý nợ phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở tổ chức sắp xếp, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp để có nguồn trả nợ nhằm lành mạnh hóa và ổn định lâu dài tình hình tài chính doanh nghiệp theo nguyên tắc nợ doanh nghiệp tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.

6. Định kỳ 06 tháng và kết thúc năm tài chính, cùng với việc lập và nộp báo cáo tài chính, báo cáo giám sát, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện báo cáo chủ sở hữu về tình hình quản lý và thu hồi nợ, xử lý nợ tồn đọng, khả năng và tình hình thanh toán nợ theo quy định tại Nghị định này.

Chương 2.

QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP

MỤC 1. QUẢN LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP

Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu

1. Ban hành và thực hiện Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi các khoản nợ phải thu.

2. Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ chưa đến hạn thanh toán, nợ đến hạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanh toán, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ; định kỳ đối chiếu công nợ.

3. Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được. Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được theo quy định, để chủ sở hữu có văn bản nhắc trên 01 lần, căn cứ vào hậu quả của việc xử lý chậm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ sở hữu quyết định hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; nếu không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp thì phải đền bù thiệt hại bằng tài sản cá nhân, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.

4. Khi xác định là nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải xác định rõ nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Đối với nguyên nhân chủ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan. Đối với nguyên nhân khách quan, Hội đồng thành viên, Ban điều hành doanh nghiệp và các phòng ban có liên quan phải xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xác nhận; nếu xác định các khoản nợ này có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi; nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

6. Nợ không có khả năng thu hồi sau khi đã xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều này, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán và trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và có các biện pháp để thu hồi nợ, nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi được sau khi trừ đi các chi phí liên quan, doanh nghiệp được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.

7. Doanh nghiệp chưa ban hành Quy chế quản lý nợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 nghị định này thì coi như Hội đồng thành viên, Ban điều hành doanh nghiệp chưa hoàn thành nhiệm vụ (khi thực hiện xếp loại doanh nghiệp); Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban điều hành doanh nghiệp không được trích Quỹ thưởng Viên chức quản lý doanh nghiệp, chỉ được hưởng 80% tiền lương hàng tháng.

Trường hợp để cơ quan có thẩm quyền đôn đốc bằng văn bản hơn 01 lần mà doanh nghiệp vẫn chưa ban hành Quy chế quản lý nợ thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) sẽ bị miễn nhiệm như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Điều 6. Quyền hạn của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu

1. Doanh nghiệp được quyền bán các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn trên nguyên tắc trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.

2. Trên cơ sở tham khảo giá của tổ chức định giá, giá thị trường (nếu có), giá bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định bán khoản nợ phải thu. Trường hợp bán nợ mà dẫn tới doanh nghiệp bị lỗ, mất vốn, hoặc mất khả năng thanh toán, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải giải thể, phá sản thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh khoản nợ khó đòi phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp.

3. Chủ sở hữu căn cứ quy mô, ngành nghề kinh doanh, tính chất, giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp để phân cấp cho Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty) quyết định và các trường hợp doanh nghiệp phải báo cáo Chủ sở hữu quyết định đối với các khoản nợ mà giá bán nợ thấp hơn giá trị trên sổ kế toán. Mức phân cấp này được quy định cụ thể trong Quy chế quản lý tài chính và Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp.

4. Doanh nghiệp phải lập phương án bán nợ (trong đó có phương án sản xuất kinh doanh đối với khoản thu được khi bán nợ), so sánh với việc không bán khoản nợ để quyết định hoặc trình chủ sở hữu xem xét, phê duyệt trước khi thực hiện bán các khoản nợ phải thu theo quy định tại Khoản 3 Điều này (chênh lệch giảm giữa giá trị khoản nợ theo sổ kế toán với giá bán được bù đắp bằng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi). Doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục bù đắp tổn thất (nếu có) bằng hoạt động sản xuất kinh doanh, không để thất thoát vốn của Nhà nước đã đầu tư; nếu không thực hiện, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Ban lãnh đạo doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.

5. Các quyền khác của doanh nghiệp, như: Quyền khiếu nại, khởi kiện khi không thu hồi được nợ, quyền ủy quyền, thuê đòi nợ thực hiện theo quy định của pháp luật.

MỤC 2. XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP

Điều 7. Xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi

1. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định này được xử lý theo thứ tự sau đây:

a) Doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu tập thể, cá nhân bồi thường theo quy định của pháp luật.

b) Dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp.

c) Hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập doanh nghiệp, tùy theo trường hợp cụ thể.

Trong trường hợp thực hiện bán nợ theo quy định của pháp luật, sau khi xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu đương sự bồi thường theo quy định của pháp luật, chênh lệch giảm giữa giá trị khoản nợ với giá bán được bù đắp bằng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, nếu thiếu hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Đối với doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, sau khi xử lý một lần theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà doanh nghiệp bị lỗ thì tiếp tục xử lý theo các quy định của Nhà nước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp.

3. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi đã được xử lý (trừ trường hợp bán nợ) nhưng khách nợ còn tồn tại thì các doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán và trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và có các biện pháp để thu hồi nợ, nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi được sau khi trừ đi các chi phí liên quan, doanh nghiệp được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp theo quy định. Các cơ quan tiếp nhận bàn giao có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi đối với các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi tuy đã được xử lý nhưng khách nợ còn tồn tại. Trong thời gian chưa thực hiện bàn giao, doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi các khoản nợ này.

4. Các doanh nghiệp được xử lý và hạch toán một lần các khoản nợ không thu hồi được vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm theo các quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

Điều 8. Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi

1. Đối với các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải tích cực đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp để thu hồi.

2. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 06 tháng trở lên còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải lập dự phòng và hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong năm.

Điều 9. Xử lý các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp liên quan đến ngân sách nhà nước

1. Các khoản được ngân sách hỗ trợ hoặc cấp bù theo quy định đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa được cấp thì ngân sách cấp nào nợ, ngân sách cấp đó phải có trách nhiệm bố trí để cấp đủ cho doanh nghiệp.

2. Các khoản doanh nghiệp đã nộp thừa vào ngân sách cấp nào thì ngân sách cấp đó phải hoàn trả cho doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp có yêu cầu hoàn trả) hoặc trừ vào khoản nộp kỳ sau theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

3. Các khoản nợ của doanh nghiệp do chưa bố trí hoặc bố trí chưa đủ vốn để thanh toán khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản thuộc các công trình, dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách; thanh toán tiền nhượng bán tài sản, trụ sở làm việc cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nằm trong kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt thì các Bộ, ngành, địa phương, cấp quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí dự toán ngân sách để thanh toán đủ kịp thời cho doanh nghiệp theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật; không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án khi ngân sách chưa bố trí vốn cho dự án, dẫn đến phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

4. Các khoản ngân sách địa phương nhận trả nợ thay khi điều động tài sản của doanh nghiệp cho đơn vị sự nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thì địa phương phải dùng ngân sách để trả nợ doanh nghiệp.

5. Các khoản tiền của doanh nghiệp bị các cơ quan nhà nước tạm giữ trong quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra vụ án, sau khi có kết luận doanh nghiệp không có sai phạm hoặc không phải khắc phục hậu quả thì các cơ quan quyết định tạm giữ phải hoàn trả ngay cho doanh nghiệp trong vòng 05 ngày làm việc.

Chương 3.

QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ CỦA DOANH NGHIỆP

MỤC 1. QUẢN LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ CỦA DOANH NGHIỆP

Điều 10. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải trả

1. Ban hành và thực hiện Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, phân công và xác định rõ trách nhiệm trong việc theo dõi, thanh toán các khoản nợ phải trả; mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản nợ phải trả gồm cả các khoản lãi phải trả; phân loại theo thời gian các khoản nợ phải trả (nợ chưa đến hạn thanh toán, nợ đến hạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanh toán); phân loại theo tính chất khoản nợ (nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, nợ vay ưu đãi, vay thương mại, vay nước ngoài, vay có bảo lãnh của Chính phủ...); theo dõi đầy đủ đối với các khoản cam kết bảo lãnh của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không vượt quá 3 lần theo quy định của Chính phủ về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Khi có nhu cầu huy động vốn vượt quy định để đầu tư các dự án quan trọng, doanh nghiệp phải xây dựng phương án cụ thể, xác định rõ kế hoạch trả nợ, cân đối dòng tiền trả nợ, báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn phải đảm bảo khả năng trả nợ và có hiệu quả. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án và đảm bảo khả năng trả nợ, Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.

3. Xây dựng kế hoạch trả nợ, cân đối dòng tiền đảm bảo nguồn trả nợ; Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết. Thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, không để phát sinh các khoản nợ quá hạn. Các khoản nợ phải trả mà không có đối tượng để trả thì hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.

4. Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty) Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp phải quản lý và điều hành doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ; có trách nhiệm phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời không để phát sinh các khoản nợ quá hạn; nếu không xử lý kịp thời để phát sinh tình trạng nợ phải trả quá hạn không thanh toán trên 06 tháng, căn cứ vào hậu quả của việc không xử lý kịp thời, chủ sở hữu quyết định hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; nếu không xử lý kịp thời dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ thì phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.

5. Doanh nghiệp chỉ được chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng Viên chức quản lý doanh nghiệp cho các chức danh Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và các cá nhân có liên quan đến khoản nợ sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ).

Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn

1. Doanh nghiệp thực hiện việc huy động vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh theo các quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2. Việc huy động vốn của doanh nghiệp phải được tính toán, cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế. Vốn huy động chỉ sử dụng, đầu tư vào mục đích kinh doanh được phê duyệt, trong đó phải tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, không dùng vào mục đích khác, vốn huy động phải được quản lý chặt chẽ, kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp phải trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.

3. Doanh nghiệp phải xây dựng phương án huy động vốn, đảm bảo khả năng thanh toán nợ; trường hợp vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp thì phương án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.

4. Việc bảo lãnh cho công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ, các công ty có vốn góp của công ty mẹ huy động vốn, vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện theo các quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu. Các dự án mà công ty mẹ thực hiện bảo lãnh phải được thẩm định, đánh giá đảm bảo hiệu quả, khả năng trả nợ của các công ty được bảo lãnh. Công ty mẹ có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ đúng hạn đối với các khoản vay do công ty mẹ bảo lãnh cho các doanh nghiệp.

5. Trường hợp huy động vốn không có hiệu quả hoặc thực hiện việc huy động vốn không đúng quy định, sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến tổn thất tài sản, gây thiệt hại cho doanh, nghiệp thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất tương ứng với thiệt hại, tổn thất đã gây ra cho doanh nghiệp, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

6. Chủ sở hữu giám sát chặt chẽ việc huy động và sử dụng vốn huy động tại các doanh nghiệp nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những sai sót và không gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

7. Hàng năm, đồng thời với việc lập kế hoạch tài chính cho năm kế tiếp, doanh nghiệp phải lập kế hoạch huy động vốn; xác định kế hoạch trả nợ các khoản nợ đến hạn trả trong năm tài chính kế tiếp gửi chủ sở hữu, cơ quan tài chính trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo để theo dõi, giám sát.

MỤC 2. XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP

Điều 12. Các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước

1. Việc xử lý các khoản nợ thuế và các khoản nộp Ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.

2. Đối với các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi theo Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2008 về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, thực hiện xử lý các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.

3. Đối với các khoản vay, tạm ứng của ngân sách nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm trả nợ cho ngân sách nhà nước theo quy định. Nếu không trả được nợ do nguyên nhân khách quan doanh nghiệp báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Các khoản nợ doanh nghiệp vay của tổ chức tín dụng

1. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn vay của các tổ chức tín dụng do kinh doanh thua lỗ thì xử lý nợ theo quy định của Chính phủ và pháp luật hiện hành có liên quan về xử lý nợ của tổ chức tín dụng.

2. Đối với các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi (theo Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2008 về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần) có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn vay của các tổ chức tín dụng do kinh doanh thua lỗ thì xử lý nợ theo quy định pháp luật hiện hành về xử lý nợ tồn đọng; chủ động phối hợp với ngân hàng chủ nợ và các tổ chức có chức năng mua bán nợ để xử lý phần nợ quá hạn theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Việc xử lý các khoản nợ quá hạn của các doanh nghiệp vay tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 14. Xử lý nợ phải trả có bảo lãnh

Tổ chức, cá nhân bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn, mua trả chậm vật tư hàng hóa đã quá hạn thanh toán mà doanh nghiệp được bảo lãnh chưa trả được nợ thì tổ chức và cá nhân bảo lãnh phải trả nợ thay. Doanh nghiệp được trả nợ thay có trách nhiệm nhận nợ và trả nợ với tổ chức, cá nhân đã bảo lãnh cho mình theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 15. Xử lý khoản nợ Bảo hiểm xã hội

1. Đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi, trước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán dứt điểm khoản nợ đối với Bảo hiểm xã hội.

2. Đối với các doanh nghiệp thực hiện bán và không kế thừa nợ: Được ưu tiên sử dụng tiền thu được khi thực hiện bán doanh nghiệp để thanh toán số nợ của doanh nghiệp đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội.

3. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, đã thực hiện chuyển đổi, việc thanh toán các khoản nợ Bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Xử lý các khoản nợ phải trả của các tổ chức, cá nhân

1. Doanh nghiệp có quyết định chuyển đổi, trước khi thực hiện chuyển đổi phải thanh toán dứt điểm khoản nợ đến hạn, quá hạn đối với chủ nợ là tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có khó khăn chưa trả được nợ phải có văn bản cam kết trả nợ và được chủ nợ chấp thuận hoặc doanh nghiệp có nhu cầu huy động thêm vốn, cơ cấu lại nợ và được chủ nợ chấp thuận thì được chuyển thành cổ phần trong doanh nghiệp chuyển đổi nhưng phải đảm bảo các quy định của pháp luật về số cổ đông tối thiểu và quyền được mua cổ phần lần đầu trong các doanh nghiệp cổ phần hóa.

2. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, đã thực hiện chuyển đổi, việc thanh toán các khoản nợ phải trả thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Xử lý doanh nghiệp không có khả năng trả nợ

Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ lớn kéo dài, đã được tổ chức lại sản xuất nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn thì chủ sở hữu có quyền quyết định bán doanh nghiệp hoặc tiến hành phá sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần thiết phải tiếp tục duy trì hoạt động, doanh nghiệp phải xây dựng phương án trả nợ, xử lý nợ xấu, phương án kinh doanh hiệu quả được cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ sở hữu phê duyệt. Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; trường hợp vượt thẩm quyền phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chương 4.

QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 18. Quản lý và xử lý nợ phải thu, phải trả tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước

Việc quản lý và xử lý nợ của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên cơ sở quy định tại Nghị định này được thực hiện thông qua Người đại diện.

Tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước, Người đại diện có trách nhiệm thực hiện theo chỉ đạo của chủ sở hữu để đề xuất, biểu quyết việc doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện công tác quản lý nợ, xử lý nợ theo quy định tại Nghị định này.

Điều 19. Quyền, trách nhiệm của Người đại diện

1. Người đại diện được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ được chủ sở hữu nhà nước giao; thực hiện báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu về tình hình quản lý nợ của doanh nghiệp có vốn nhà nước; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu khi doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thu hồi và thanh toán các khoản nợ, hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc những vi phạm khác quy định tại Nghị định này.

2. Trường hợp không báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu về tình hình quản lý nợ của doanh nghiệp khi doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thu hồi và thanh toán các khoản nợ, Người đại diện sẽ bị miễn nhiệm như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp từ 02 lần trở lên; nếu không báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu để chủ sở hữu có biện pháp chỉ đạo giải quyết dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.

Chương 5.

QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Điều 20. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ của công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý. Trường hợp phát hiện công ty gặp khó khăn trong thu hồi và thanh toán các khoản nợ, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu và chỉ đạo công ty có đề án khắc phục và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Chỉ đạo, đôn đốc Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp ban hành Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

3. Chỉ đạo Người đại diện thực hiện việc biểu quyết, quyết định các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nợ, xử lý nợ tại các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông hoặc cuộc họp Hội đồng quản trị tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.

4. Yêu cầu Người đại diện giám sát, kiểm tra thường xuyên và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình quản lý nợ, xử lý nợ tại doanh nghiệp có vốn góp nhà nước; có biện pháp chỉ đạo kịp thời khi các doanh nghiệp này không bảo đảm khả năng thu hồi và thanh toán các khoản nợ.

5. Định kỳ trước ngày 31 ngày 3 hàng năm, báo cáo tổng hợp, phân tích, đánh giá về tình hình các khoản nợ năm trước liền kề của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty có vốn góp của Nhà nước do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Điều 21. Quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng để báo cáo Chính phủ cơ chế về quản lý nợ của doanh nghiệp; hướng dẫn về các chỉ tiêu giám sát, đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp; hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Phối hợp tham gia với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.

3. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Chính phủ về tình hình các khoản nợ của doanh nghiệp.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014 và thay thế Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Điều 23. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện

1. Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty) công ty mẹ nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 căn cứ quy định tại Nghị định này và pháp luật liên quan để ban hành Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Các công ty mẹ căn cứ quy định tại Nghị định này và pháp luật liên quan để ban hành Quy chế quản lý nợ đối với công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 206/2013/ND-CP

Hanoi, December 9, 2013, on

 

DECREE

OF MANAGEMENT OF DEBTS OF ENTERPRISES WITH 100% STATE-OWNED CHARTER CAPITAL

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 29, 2005 Law on Enterprises;

At the proposal of the Minister of Finance,

The Government promulgates the Decree on management of debts of enterprises with 100% state-owned charter capital.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree prescribes the management and handling of outstanding debts of enterprises with 100% state-owned charter capital.

Article 2. Subjects of application

1. This Decree applies to:

a/ Single-member limited liability companies with 100% state-owned charter capital and established under decisions of the Prime Minister or ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies (below referred collectively to as line ministries) or People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees), including:

- Single-member limited liability companies being parent companies of economic groups; parent companies of state corporations; parent companies in the parent company-subsidiary company model.

- Independent single-member limited liability companies.

b/ Authorized representatives at enterprises with 100% state-owned charter capital and authorized representatives for state capital at enterprises.

c/ Agencies, organizations and individuals related to the management and handling of debts of enterprises.

2. For enterprises with 100% state-owned charter capital operating in the fields with particular financial characteristics, the handling and management of their outstanding debts comply with regulations and laws applicable to these fields.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In this Decree, the terms and phrases below are construed as follows:

1. Enterprise means a single-member limited liability company with 100% state-owned charter capital defined at Point a, Clause 1, Article 2 of this Decree.

2. Outstanding debts means overdue receivables which an enterprise cannot recover after having applied such handling measures as comparison, confirmation and urging of payment, and overdue payables an enterprise is unable to pay.

3. Bad debts means receivables which are overdue for over 6 months (counted according to the initial payment deadline, excluding the extended payment time) and an enterprise cannot recover after having applied such handling measures as comparison, confirmation and urging of payment; or receivables which are not yet due but whose debtors being economic institutions have fallen bankrupt, are carrying out procedures for dissolution or whose individual debtors are missing, have absconded, are being prosecuted, held in custody or adjudicated by law enforcement agencies, are serving court sentences or have died.

4. Irrecoverable debts means receivables which are overdue or are not yet due but fall into one of the following cases:

a/ Debtors being enterprises or institutions have been completely dissolved or gone bankrupt in accordance with law.

b/ Debtors being enterprises or institutions have terminated operation and are unable to pay debts and have nobody taking over their debt payment obligation.

c/ Individuals debtors have died, are missing or are still alive but have lost working capacity or civil act capacity, or their heirs under law have no payment capability.

d/ Debtors have obtained debt write-off decisions from competent agencies in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ They are overdue for 1 year or more and the debtors still exist or operate but have run business at a loss for 3 or more consecutive years, meet extreme difficulties and have no payment capability, and the enterprise cannot recover such debts after having actively applied various measures.

5. Unpayable debts means due or overdue debts an enterprise is unable to pay to their creditors according to committed contracts.

6. Authorized representatives for state capital at enterprises means individuals authorized in writing by owners to exercise the rights and perform the responsibilities and obligations of owners at enterprises (below referred to as representatives).

Article 4. Principles of management and handling of debts

1. Enterprises shall draft and issue Regulations on debt management (applicable to both receivables and payables), clearly identifying responsibilities of collectives and individuals (Members’ Council, chairperson of the Members’ Council (company president), director general (director), chief accountant and other related persons) for monitoring, collecting and paying debts; comparing, confirming and classifying debts, urging the collection thereof and proactively handling outstanding debts according to this Decree.

2. For bad debts or unpayable debts, enterprises shall first of all make deductions to set up provisions according to regulations and apply every measure to recover debts and share difficulties with creditors and debtors in the handling of debts through freezing, rescheduling, write-off, purchase and sale. Enterprises shall report on cases beyond their handling capacity and competence to competent agencies for settlement support measures.

3. Receivables and payables in foreign currencies must be converted into Vietnam dong at the time of accounting and making financial statements in accordance with law. Exchange rate differences arising in a period and resulting from the revaluation of the balances of receivables and payables in foreign currencies at the end of a fiscal year must be handled under regulations of the Ministry of Finance.

4. Enterprises currently carrying out transformation procedures may immediately handle their outstanding debts under current state regulations on transformation of enterprises with 100% state capital.

5. Debt-handling measures must be implemented in a coordinated manner on the basis of arranging and increasing the effectiveness of enterprises in order to generate sources for debt payment aiming to make their financial status sound and stable on the principle that borrowing enterprises shall pay and take self-responsibility for their loans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

MANAGEMENT AND HANDLING OF RECEIVABLES OF ENTERPRISES

Section 1. MANAGEMENT OF RECEIVABLES OF ENTERPRISES

Article 5. Responsibilities of enterprises in the management of receivables

1. To issue and implement Regulations on debt management under Clause 1, Article 4 of this Decree, specifying responsibilities of collectives and individuals for monitoring and collecting receivables.

2. To open books to monitor debts by debtor; to regularly classify debts (undue, due, overdue, bad and irrecoverable debts), urge the collection of debts and periodically compare debts.

3. The Members’ Councils, chairpersons of the Members’ Councils (company presidents) and directors general (directors) of enterprises shall promptly handle bad and irrecoverable debts. If enterprises fail to handle in time irrecoverable debts according to regulations and have been reminded more than once by the owners, depending on the consequences of the late handling on the financial status and business results of enterprises, the owners shall decide on the forms of disciplining under law the chairpersons of the Members’ Councils, Members’ Councils, company presidents and directors general or directors; if the failure to handle in time irrecoverable debts causes losses to the owners’ capital at the enterprises, they shall pay compensations with personal properties and take responsibility before the owners and law.

4. Enterprises shall make provisions according to regulations of the Ministry of Finance for bad debts upon identification.

5. Enterprises shall clearly identify objective or subjective causes of irrecoverable debts. For subjective causes, enterprises shall demand responsible individuals and collectives to pay compensations. For objective causes, the Members’ Councils, the Boards of Executives and related divisions shall clearly identify the causes and make written records thereof; if determining that these debts are related to production and business activities, enterprises may offset them with provisions for bad debts and account the remaining deficit, if any, into their business expenses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. For enterprises that fail to issue a Regulation on debt management under Clause 1, Article 4 of this Decree, their Members’ Councils and Boards of Executives shall be regarded as failing to fulfill their tasks (when their enterprises are rated), and they may not make deductions for the bonus fund for enterprise managers and may only receive 80% of monthly salaries.

For enterprises that fail to issue a Regulation on debt management although competent agencies have urged in writing more than once, their Members’ Councils and Members’ Council chairpersons, company presidents and directors general (directors) shall be removed as in the case of untruthful reporting on the financial status of enterprises.

Article 6. Powers of enterprises in the management of receivables

1. Enterprises may sell overdue, bad and irrecoverable debts in order to recover capital on the principle of making adequate provisions according to regulations. Enterprises may sell debts only to economic entities licensed to purchase and sell debts, but not directly to debtors.

2. Parties may agree on the sale prices of receivable debts on the basis of referring to prices of valuation organizations and market prices (if any) and take responsibility for decisions on sale of these debts. If the sale of debts makes enterprises suffer losses, lose capital or become insolvent and consequently be dissolved or fall bankrupt, the Members’ Councils, chairpersons of the Members’ Councils (company presidents) and directors general (directors) and persons directly related to the occurrence of bad debts shall pay compensations and be handled in accordance with law and the enterprises’ charters.

3. The owners shall base themselves on the scale and lines of business, characteristics and value of debts of enterprises to decentralize the decision-making power to the Members’ Councils (company presidents) and determine cases in which the sale prices of debts are lower than their book value to be reported by enterprises to the owners for decision. This level of decentralization must be specified in the enterprises’ Regulation on financial management and Regulation on debt management.

4. Enterprises shall make debt sale plans (including production and business plans to be implemented with the proceeds from the debt sale) and compare with the non-sale of debts for decision or submission to the owners for consideration and approval before selling receivables under Clause 3 of this Article (the negative difference between the book value of debts and their sale price is offset with the provisions for bad debts). Enterprises shall further offset losses (if any) with revenues from production and business activities without causing loss to state-invested capital. If failing to do so, the chairpersons of the Members’ Councils, the Members’ Councils, company presidents and leaders of enterprises shall take joint responsibility therefor before the owners and law.

5. Other rights of enterprises, such as the right to lodge complaints or file lawsuits when unable to recover debts, the right to authorize or hire debt claim as prescribed by law.

Section 2. HANDLING OF OUTSTANDING RECEIVABLES OF ENTERPRISES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For operating enterprises, irrecoverable debts defined in Clause 4, Article 3 of this Decree must be handled in the following sequence:

a/ Enterprises clearly identify causes and responsibilities of collectives and individuals and request responsible collectives and individuals to pay compensations under law.

b/ Using the provisions for bad debts to offset.

c/ Accounting them into business expenses or incomes of enterprises on a case-by-case basis.

In case of selling debts in accordance with law, after clearly identifying causes and responsibilities of collectives and individuals and request responsible parties to pay compensation in accordance with law, enterprises may offset the negative difference between the value of debts and the sale price with the provisions for bad debts and further account the remaining difference, if any, into their business expenses.

2. For enterprises currently undergoing transformation, if they suffer losses after handling once irrecoverable debts under Clause 1 of this Article, they may continue handling them under state regulations applicable to transformed enterprises.

3. For irrecoverable debts which have been handled (excluding sale of debts) but debtors still exist, enterprises shall continue monitoring them off balance sheet and in the notes to financial statement for at least 10 years from the date of handling, and take measures to recover these debts. If recovering these debts, enterprises may account the recovered amounts minus related expenses into their incomes.

Transformed enterprises shall hand over debts not included in their value according to regulations. Agencies receiving these debts shall continue monitoring and collecting irrecoverable debts which have been handled but whose debtors still exist. Pending the handover, enterprises are still responsible for monitoring and collecting these debts.

4. Enterprises may handle and account once irrecoverable debts into their annual production and business results according to Point c, Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For outstanding recoverable debts, enterprises shall actively urge and apply every measure to recover them.

2. For receivables that have been overdue for 6 months or more and are still recoverable, enterprises shall set up provisions and account them into their expenses in the year.

Article 9. Handling of state budget-related receivables of enterprises

1. Amounts supported or offset by the state budget according to regulations and approved by competent agencies but not yet allocated by a budget of any level must be fully allocated to enterprises by such budget.

2. Amounts remitted in excess by enterprises into a budget of any level must be refunded by such budget to the enterprises at the latter’s request or subtracted from their payable amount of the subsequent period according to the law on tax administration.

3. For debts owed by enterprises due to non-allocation or insufficient allocation of capital for payment for capital construction investments already made under works or projects invested with state budget capital, government bond capital or capital of budget origin; or for payment for the sale of assets and working offices to non-business units and state management agencies in localities under approved investment plans, ministries, sectors and localities with investment-deciding competence shall arrange budget capital for full and timely payment to enterprises under current laws. It is not allowed to request enterprises to advance capital for implementing projects for which the State has not yet arranged capital, which may cause capital construction debts.

4. Amounts to be paid by local budgets to enterprises whose assets have been mobilized for non-business units or state management agencies in localities must be paid by the localities to these enterprises from their budgets.

5. Enterprises’ money amounts temporarily seized by state agencies in the process of examination, inspection or investigation must be returned to enterprises by the agencies that have decided on the seizure within 5 working days after there are conclusions that enterprises are not at fault or do not have to remedy the consequences.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 1. MANAGEMENT OF PAYABLES OF ENTERPRISES

Article 10. Responsibilities of enterprises in the management of payables

1. To issue and implement Regulations on debt management according to Clause 1, Article 4 of this Decree, assigning and clearly identifying responsibilities for monitoring and paying payables; to open books to fully monitor payables, including also payable interests; to classify by time payables (undue, due and overdue); to classify by nature payables (long-term, short-term, confessional, commercial, foreign, government-guaranteed, etc.); to fully monitor their committed or guaranteed amounts.

2. Enterprises shall ensure their ratio of payables to equity not exceeding three times according to the Government’s regulations on financial management of enterprises with 100% state-owned charter capital. When wishing to raise capital in excess of the prescribed level for investment in important projects, enterprises shall draw up detailed plans, specifying the plan on debt payment and balance of cash flows for payment, and report them to the owners for consideration and decision on the principle that capital must only be raised for projects that can ensure debt payment and effectiveness.

Enterprises shall take responsibility for the projects’ effectiveness and debt payment capability while the owners shall take responsibility before law for their decisions.

3. To draw up plans on debt payment and balance of cash flows to ensure debt payment sources; to pay debts according to committed schedule. To regularly review, assess and analyze their debt payment capability and prevent overdue debts. To account debts without creditors into their incomes.

4. The Members’ Councils and chairpersons of the Members’ Councils (company presidents) and directors generals (directors) shall manage and administer their enterprises to ensure debt payment capability; early identify difficulties in debt payment so as to take timely solutions for preventing overdue debts. The owners shall decide on disciplinary actions as prescribed by law against the chairpersons of the Members’ Councils, the Members’ Councils, company presidents and directors generals or directors that fail to take timely solutions and let their enterprises have debts overdue for over 6 months, depending on the consequences of this failure. If failing to take timely solutions resulting in insolvency, they shall bear responsibility before the owners and law.

5. Enterprises may only use the reward and welfare funds and the bonus fund for enterprise managers for the titles of the Members’ Councils, director general (director), chief accountants and individuals related to debts after fully paying all debts and other asset liabilities on maturity (according to the initial debt payment deadline, excluding the extended payment time).

Article 11. Responsibilities of enterprises in raising capital

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Enterprises shall carefully calculate and consider the raising of capital in terms of economic effectiveness. Enterprises may only use and invest raised capital for approved business purposes, focusing on core business lines, and not for other purposes. They shall strictly manage raised capital in order to bring about economic benefits. Enterprises shall pay both principal and interest according to commitments upon capital raising.

3. Enterprises shall draw up plans on capital raising, ensuring debt payment capability. For cases falling beyond their competence, they shall have these plans approved by competent authorities according to regulations on assignment and decentralization of the exercise of the rights and performance of the responsibilities and obligations of the state-owner, ensuring debt payment capability. Persons who approve capital raising plans shall inspect and supervise the use of raised capital, ensuring proper purposes, proper subjects and effectiveness.

4. Guarantee for subsidiary companies with 100% charter capital owned by parent companies and for companies with capital contributed by parent companies to raise capital or borrow loans from banks and credit institutions complies with the Government’s regulations on investment of state capital in enterprises and financial management of state-owned enterprises. Projects to be guaranteed by parent companies must be appraised and assessed to ensure their effectiveness and debt payment capability of guaranteed companies.

Parent companies shall closely supervise the use of loans for proper purposes and ensure timely payment of loans guaranteed by parent companies for enterprises.

5. If raised capital is used ineffectively or for improper purposes or the raising of capital violates regulations, causing asset loss and damage to enterprises, the chairpersons of the Members’ Councils, the Members’ Councils, company presidents, directors general or directors shall pay material compensations corresponding to such loss and damage, be disciplined or examined for penal liability, depending on the seriousness of their violations.

6. The owners shall closely supervise the raising of capital and use of raised capital by enterprises in order to prevent and promptly redress mistakes and avert damage to enterprises.

7. Annually, at the same time with making financial plans for the subsequent year, enterprises shall make plans on capital raising and plans on payment of debts which will become due in the subsequent fiscal year, and send them before July 31 of the reporting year to the owners and finance agencies for monitoring and supervision.

Section 2. HANDLING OF OUTSTANDING PAYABLES OF ENTERPRISES

Article 12. Tax arrears and state budget remittance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For enterprises transformed under Decree No. 109/2008/ND-CP of October 10, 2008, on sale and assignment of enterprises with 100% state capital and Decree No. 59/2011/ND-CP of July 18, 2011, on transformation of enterprises with 100% state capital into joint-stock companies, tax arrears and state budget remittances are handled in accordance with relevant laws.

3. For loans and advances from the state budget, enterprises shall repay them to the state budget under regulations. If failing to do so for objective reasons, enterprises shall report it to competent agencies for settlement on a case-by-case basis in accordance with law.

Article 13. Debts owed by enterprises to credit institutions

1. For operating enterprises that meet difficulties in paying overdue loans to credit institutions due to business losses, their debts are handled under the Government’s relevant regulations and relevant laws currently in force on the handling of debts of credit institutions:

2. For transformed enterprises (under Decree No. 109/2008/ND-CP of October 10, 2008, on sale and assignment of enterprises with 100% state capital and Decree No. 59/2011/ND-CP of July 18, 2011, on transformation of enterprises with 100% state capital into joint-stock companies) that meet difficulties in paying overdue loans to credit institutions due to business losses, their debts are handled under current regulations on handling of outstanding debts. Enterprises shall take the initiative in coordinating with creditor banks and licensed debt purchase and sale organizations in handling overdue loans in lawful forms.

3. The handling of overdue loans borrowed by enterprises at the Vietnam Bank for Social Policies and Vietnam Development Bank complies with regulations of the Prime Minister.

Article 14. Handling of guaranteed payables

Organizations and individuals that have guaranteed enterprises to borrow loans and buy goods on deferred payment shall pay overdue debts for enterprises if the latter are unable to pay debts. Enterprises shall acknowledge and pay such debts to the guarantors in accordance with current law.

Article 15. Handling of social insurance debts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For enterprises that are sold and whose debts are not taken over, the proceeds from the sale of enterprises are prioritized for payment of their debts to the social insurance agencies.

3. For operating enterprises or enterprises that have been transformed, their social insurance debts must be paid in accordance with law.

Article 16. Handling of debts owed to organizations and individuals

1. Enterprises that have obtained transformation decisions, shall, before being transformed, definitely pay all debts, due and overdue, to their institutional and individual creditors inside and outside the enterprises. If meeting difficulties in paying debts, they shall make written debt payment commitments and obtain the approval from the creditors. If wishing to raise more capital, restructure their debts and obtaining the approval from their creditors, such debts may be converted into shares in the transformed enterprises but must ensure compliance with the law on the minimum number of shareholders and the right to buy initial shares in the equitized enterprises.

2. Operating enterprises or enterprises that have been transformed shall pay their debts in accordance with law.

Article 17. Handling of insolvent enterprises

For enterprises that have conducted production and business activities at a great loss for a long time, have reorganized their production but are still unable to pay due debts, the owners may decide to sell these enterprises or let them go bankrupt under law. If it is necessary to maintain their operations, enterprises shall make plans on debt payment and handling of bad debts and effective business plans and have them approved by competent agencies or their owners. Line ministries and provincial-level People’s Committees are competent to decide on the application of necessary measures to restore the enterprises’ capability to pay due debts and business activities; and report on cases falling beyond their competence to the Prime Minister for consideration and decision.

Chapter IV

MANAGEMENT AND HANDLING OF DEBTS AT ENTERPRISES WITH STATE CAPITAL

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The management and handling of debts of enterprises with state capital in accordance with this Decree are performed through representatives.

At enterprises with state capital, representatives shall comply with directions of the owners in proposing and voting on the enterprises’ management and handling of debts according to this Decree.

Article 19. Rights and responsibilities of representatives

1. Representatives authorized to exercise the rights and perform the obligations of the state- owner shall observe law, properly perform the tasks assigned by the state-owner; make reports on a periodical basis or at the request of the owners on the management of debts of enterprises with state capital; promptly report to the owners when enterprises fail to ensure the recovery and payment of debts, operate at a loss and fail to fulfill the objectives and tasks assigned by the owners, or commit other violations defined in this Decree.

2. If failing to promptly report to the owners on the management of debts of enterprises when enterprises fail to ensure the recovery and payment of debts, representatives shall be removed as in the case of making untruthful reports on the financial status of enterprises from the second time on. If failing to promptly report to the owners for settlement direction, leading to the insolvency of enterprises, they shall take responsibility before the owners and law.

Chapter V

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES AND PROVINCIAL-LEVEL PEOPLE’S COMMITTEES

Article 20. Rights and responsibilities of line ministries and provincial-level People’s Committees

1. To exercise the rights and perform their responsibilities within the scope of their functions and tasks defined by law. To regularly supervise, examine and assess debts of parent companies of state economic groups, parent companies of state corporations, and single-member limited liability companies established by line ministries or provincial-level People’s Committees or assigned to them for management. If identifying any companies that meet difficulties in the recovery and payment of debts, line ministries and provincial-level People’s Committees shall request and direct these companies to make remediation plans and report them to competent agencies for consideration and decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To direct representatives in voting and deciding on issues related to the management and handling of debts at the General Shareholders’ Meetings or meetings of the Boards of Directors of enterprises with state capital.

4. To request representatives to regularly supervise and examine and report on a periodical basis or upon request on the management and handling of debts at enterprises with contributed state capital; to give timely directions when these enterprises fail to ensure recovery and payment of debts.

5. Annually before March 31, to make reports summarizing, analyzing and assessing debts of the previous year of state economic groups, state corporations and single-member limited liability companies and companies with contributed state capital established by line ministries and provincial-level People’s Committees or assigned to them for management, to the Ministry of Finance for summarization and reporting to the Government.

Article 21. Rights and responsibilities of the Ministry of Finance

1. To assume the prime responsibility for studying and formulating for reporting to the Government mechanisms of management of debts of enterprises; to guide criteria for supervision and assessment of the debt payment capability of enterprises, and the setting up and use of provisions for bad debts.

2. To coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in supervising, inspecting and assessing debts of state economic groups, state corporations and single-member limited liability companies established by line ministries and provincial-level People’s Committees or assigned to them for management.

3. To annually review and report on the situation of debts of enterprises to the Government.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree takes effect on February 1, 2014, and replaces the Government’s Decree No. 69/2002/ND-CP of July 12, 2002, on management and handling of outstanding debts of state enterprises.

Article 23. Implementation responsibilities and organization of implementation

1. The chairpersons of the Members’ Councils (company presidents) of parent companies mentioned at Point a, Clause 1, Article 2, shall, in pursuance to this Decree and relevant laws, issue Regulations on debt management at their enterprises within 90 days from the date this Decree takes effect.

2. Pursuant to this Decree and relevant laws, parents companies shall issue Regulations on debt management applicable to their subsidiary companies with 100% charter capital held by parent companies.

3. Ministers, chairpersons of provincial-level People’s Committees, chairpersons of the Members’ Councils, company presidents, directors general or directors of enterprises with 100% state-owned charter capital and authorized representatives for state capital invested in enterprises shall implement this Decree.-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


74.368

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.126.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!