ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
48/2008/QĐ-UBND
|
Vinh, ngày 22
tháng 08 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ DANH MỤC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN
CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Đầu tư ngày 29/11/2005;
Căn cứ Quyết
định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh
mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010 tầm
nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết
định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ quy
hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Xét đề nghị
của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 360/SCT-KH.TH ngày 22/7/2008, đề
nghị của Sở Tư pháp tại văn bản 928/STP-VB ngày 11/8/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố "Danh mục ngành công nghiệp ưu
tiên của tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và các giải pháp phát triển" kèm theo
Quyết định này, bao gồm các ngành sau:
1. Công nghiệp
chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm bao gồm:
- Chế biến
nông sản: Sản xuất đường và sản phẩm sau đường (bánh kẹo, rượu cồn); chế biến
cao su, cà phê, chè; chế biến hoa quả (cam, dứa). Sản xuất bia rượu, nước giải
khát.
- Chế biến lâm
sản: Gỗ ván nhân tạo, sản phẩm mây tre đan.
- Chế biến thủy
sản: Sản phẩm tiêu dùng nội địa (nước mắm, sản phẩm tẩm gia vị), chế biến hàng
đông lạnh xuất khẩu.
- Chế biến súc
sản: Sản phẩm đồ hộp từ trâu bò, lợn, gia cầm.
2. Sản xuất vật
liệu xây dựng: Xi măng, sản phẩm gốm sứ, gạch ốp lát, gạch không nung.
3. Chế biến
khoáng sản gồm các sản phẩm: Khai thác và chế biến đá trắng siêu mịn; sản phẩm
chế biến từ đá bazan, đá ốp lát, đá trang trí.
4. Công nghiệp
sợi may bao gồm: Sản xuất sợi, quần áo xuất khẩu, tơ tằm.
5. Công nghiệp
điện: phát triển thủy điện, nhiệt điện và các dạng năng lượng khác.
6. Công nghiệp
cơ khí và hóa dầu: cơ khí chế tạo máy, lọc hóa dầu
7. Công nghiệp
công nghệ cao: điện tử -viễn thông, vật liệu mới.
8. Công nghiệp
hóa chất: Sản xuất phân bón (phân vi sinh, phân lân nung chảy) sô đa, chất tẩy
rửa, hóa dược, hóa mỹ phẩm.
Điều 2. Các dự án đầu tư thuộc ngành công nghiệp ưu
tiên được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo Quyết định số
101/2007/QĐ-UBND ngày 06/9/2007 của UBND tỉnh (trừ các dự án thủy điện) và các
quy định tại Thông tư số 03/2008/TT-BCT ngày 14/3/2008 của Bộ Công thương.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
Chánh Văn
phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Trưởng Ban quản
lý Khu kinh tế Đông Nam; Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh liên quan; Chủ tịch
UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Đức Phớc
|
ĐỀ ÁN
CÔNG BỐ DANH MỤC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN
NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2008 của
UBND tỉnh Nghệ An)
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Sự cần thiết phải xác định
danh mục ngành công nghiệp ưu tiên
Trong từng giai đoạn phát triển
của nền kinh tế, việc xác định lĩnh vực, ngành ưu tiên để có cơ chế chính sách
phát triển thích hợp là cần thiết. Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến
năm 2010 tầm nhìn 2020 và kế hoạch 5 năm 2006-2010 khẳng định công nghiệp Việt
Nam sẽ tập trung phát triển theo 3 nhóm ngành: nhóm ngành công nghiệp đang có lợi
thế cạnh tranh, nhóm ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và nhóm ngành
công nghiệp tiềm năng.
Việc lựa chọn ngành công nghiệp
ưu tiên sẽ tạo ra những đột phá trong tăng trưởng công nghiệp, tạo sự chuyển dịch
mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần tăng giá trị xuất khẩu, tạo
nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Khuyến khích đổi mới công nghệ
và thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, nâng cao vị thế cạnh tranh các sản
phẩm công nghiệp của tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế,... Xác định được
ngành công nghiệp ưu tiên là cơ sở để tập trung chỉ đạo, tập trung huy động nguồn
lực đảm bảo công nghiệp phát triển đúng hướng.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, toàn diện với điều kiện nguồn lực có hạn
không thể dàn trải cho tất cả các ngành thì việc xác định danh mục ngành công
nghiệp ưu tiên là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, đối với công nghiệp của tỉnh hiện
nay đang hướng phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu để khai thác tối đa
các nguồn lực, do đó chưa thể xác định ngành công nghiệp mũi nhọn mà chỉ tập
trung để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên. Sau năm 2020, khi các mục
tiêu ngành công nghiệp ưu tiên đã được thực hiện sẽ tiến hành xác định ngành
công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.
II. Các căn cứ pháp lý xây dựng
- Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg
ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục các ngành công
nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010 tầm nhìn đến năm
2020.
- Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg
ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế
-xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển công
nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
- Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg
ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành Trung tâm kinh tế -văn hóa vùng Bắc Trung bộ.
- Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg
ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế -xã hội
miền Tây Nghệ An đến năm 2010.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Nghệ An (Khóa XVI)
- Chương trình công tác năm
2008 của UBND tỉnh, trong đó giao Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với các ngành
xây dựng danh mục phát triển ngành công nghiệp ưu tiên đến năm 2020.
Phần thứ
nhất.
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2007 VÀ DỰ BÁO KẾT QUẢ ĐẾN
NĂM 2010
I. Kết quả tổng hợp về phát
triển công nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp
hai năm 2006 - 2007 tăng với tốc độ khá: Năm 2006 đạt 4.929, 3 tỷ đồng, tăng
15,92% so với năm 2005; Năm 2007 đạt 5.710 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2006.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 2 năm đạt 16,96%/mục tiêu kế
hoạch 5 năm 2006 - 2010 là 19,82%. Tỷ trọng CN -XD trong cơ cấu GDP năm 2007
chiếm 33%.
- Số cơ sở sản xuất công nghiệp
tăng đáng kể, đến hết năm 2007 có gần 37.000 cơ sở quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ.
- Dự báo thực hiện đến năm
2010:
Đến năm 2008, các dự án sản xuất
công nghiệp có quy mô lớn của tỉnh đang trong giai đoạn đầu tư hoặc chuẩn bị đầu
tư: các dự án thủy điện (Bản Vẽ, Bản Cốc, Khe Bố, Sao Va, Hủa Na,....), các dự
án sản xuất xi măng (nâng công suất xi măng Hoàng Mai, xi măng Đô Lương I, xi
măng 12/9, 19/5), dự án nâng công suất Nhà máy đường Nghệ An Tyte &Lyle, dự
án sản xuất Bia 100 triệu lít/năm tại Hưng Nguyên, dự án bia Vilaken giai đoạn
I công suất 50 triệu lít,... Dự kiến các dự án này hoàn thành đầu tư và hoạt động
vào những năm 2009 và đầu 2010 sẽ tạo ra sự đột phá trong tăng trưởng giá trị sản
xuất công nghiệp. Nếu đảm bảo tiến độ dự kiến thì giá trị sản xuất công nghiệp
đến năm 2010 đạt 10.390 tỷ đồng.
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
2005
|
2006
|
2007
|
KH 2008
|
Mục tiêu NQ2010
|
Giá trị sản xuất
|
Tỷ.đ
|
4.252,46
|
4.929,3
|
5.710
|
6.770
|
10.390
|
Tốc độ tăng trưởng
|
%
|
21,27
|
15,92
|
17,5
|
18-19
|
19,82
|
Tỷ trọng CN -XD
|
%
|
30,2
|
32
|
33
|
35,5
|
37
|
Số cơ sở SXCN
|
Cơ sở
|
32.650
|
35.016
|
37.000
|
38.500
|
50.000
|
Lao động ngành CN
|
Người
|
76.615
|
75.715
|
76.500
|
78.000
|
80.000
|
II. Tình hình thực hiện quy
hoạch một số ngành công nghiệp
1. Công nghiệp khai thác
chế biến khoáng sản
- Công nghiệp khai thác chế biến
đá trắng thời gian qua được tập trung chỉ đạo tích cực và thu hút được nhiều
nhà đầu tư, đã hình thành mũi công nghiệp chế biến khoáng sản quan trọng đem lại
giá trị xuất khẩu đáng kể. Tổng công suất chế biến đá trắng theo các dự án đăng
ký đến năm 2007 đạt gần 500 nghìn tấn /năm. Trong đó bột đá trắng mịn và siêu mịn
160.000 tấn /năm. Sản lượng hàng hóa đạt 180.000-200.000 tấn đá trắng sơ chế,
60.000 tấn bột đá siêu mịn /năm.
- Công nghiệp khai thác, tinh
luyện thiếc xuất khẩu: Sản lượng khai thác quặng hàng năm đảm bảo tinh luyện đạt
1.500-2.000 tấn. Tổng công suất tinh luyện thiếc đạt 2.500 tấn /năm tập trung ở
địa bàn Quỳ Hợp gồm: Công ty Kim loại màu 1.000 tấn, Công ty TNHH Chính Nghĩa
1.000 tấn, DNTN Ngoan Cường 500 tấn.
- Đá Bazan: Năng lực khai thác
đạt bình quân từ 400 - 500 ngàn tấn /năm, sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu thị
trường.
2. Công nghiệp chế biến
2.1. Công nghiệp chế biến
nông -lâm -thủy sản, thực phẩm đồ uống
- Chế biến đường, sản phẩm sau đường:
Tổng công suất chế biến đạt gần 11.200 tấn mía /ngày ở 3 nhà máy đường, với diện
tích vùng nguyên liệu mía tập trung ổn định 26.000 ha. Sản lượng đường sản xuất
hiện nay ổn định 12-15 vạn tấn/năm. Dự báo đến năm 2010, năng lực sản xuất đường
đạt 18 vạn tấn.
Sản xuất các sản phẩm sau đường
chưa có dự án, thậm chí một số lĩnh vực giảm sút do đầu ra không ổn định, việc
lựa chọn phương án sản phẩm để lựa chọn thiết bị công nghệ thực hiện đầu tư còn
lúng túng. Sản xuất cồn vẫn chưa có đầu tư tăng thêm, sản lượng cồn hàng năm đạt
xấp xỉ 1 triệu lít. Sản xuất bánh kẹo chưa có đầu tư mới, dây chuyền thiết bị lạc
hậu.
- Chế biến hoa quả: Diện tích
trồng cây ăn quả đã được mở rộng đáng kể: Diện tích cam, chanh, quýt đạt bình
quân hàng năm 5.515 ha nhưng chưa có cơ sở chế biến sản phẩm nào được đầu tư
trong giai đoạn vừa qua. Dây chuyền chế biến nước dứa cô đặc công suất 4.500 tấn
/năm chưa khai thác hết năng lực sản xuất do gặp nhiều khó khăn về năng lực tài
chính doanh nghiệp không đủ để thu mua và đầu tư vùng nguyên liệu trong khi giá
xuất khẩu giảm sút.
- Chế biến dầu ăn: Nhà máy dầu
Vinh sản xuất và tiêu thụ đạt 15.000-20.000 tấn/năm, nguyên liệu sản xuất từ dầu
cọ thô nhập ngoại.
- Chế biến chè, cà phê: Tổng
công suất chế biến chè hiện nay đạt 162 tấn chè búp tươi/ngày, sản phẩm bình
quân hàng năm 8.500-8.500 tấn chè búp khô với 11 dây chuyền chế biến chè xanh
(Thanh Mai, Ngọc Lâm, Nông trường 3/2,... công suất mỗi dây chuyền 6 tấn búp
tươi/ngày) và 7 dây chuyền chế biến chè đen. Công nghiệp chế biến cà phê sản phẩm
chủ yếu là cà phê nhân xuất khẩu, chưa có cơ sở chế biến cà phê bột tập trung.
Sản phẩm cà phê bột hoà tan sản xuất quy mô hộ nhỏ lẻ mang tính chất tự cung tự
cấp chưa trở thành hàng hóa.
- Chế biến súc sản: Đàn gia súc
đạt trên 1 triệu con trâu, bò, hàng năm tăng 3-7% nhưng chỉ có một nhà máy chế
biến thịt đông lạnh công suất 2.500 tấn sản phẩm /năm, chưa khai thác hết năng
lực. Sản phẩm chính của nhà máy là thịt bò block không mỡ, thịt lợn block có mỡ,
lợn sữa…
- Chế biến lâm sản: Công ty
liên doanh gỗ MDF Việt -Trung 15.000 m3/năm ngừng sản xuất để di dời
đến địa điểm mới khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu đông dân cư, 3
nhà máy chế biến gỗ dăm không duy trì ổn định sản xuất do thiếu nguyên liệu.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ đã linh hoạt trong khâu nguyên liệu và
tiêu thụ sản phẩm nên sản xuất ổn định.
- Chế biến thủy sản: Đã nâng cấp
giai đoạn I Nhà máy chế biến thủy sản tại Công ty XNK thủy sản Nghệ An II công
suất 5 - 6 tấn/ngày, tổng số vốn đầu tư 13, 5 tỷ đồng với thiết bị đảm bảo sản
xuất các sản phẩm cao cấp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ…
Các cơ sở chế biến hải sản nội địa (Công ty thủy sản Nghệ An, Công ty Cổ phần
thủy sản Quỳnh Lưu, Công ty Cổ phần hải sản Diễn Châu) hoạt động ổn định với
các sản phẩm chính là nước mắm, công suất chế biến bình quân 1,5-2 triệu
lít/doanh nghiệp.
- Công nghiệp sản xuất đồ uống:
+ Sản xuất bia: Công ty cổ phần
Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh đã hoàn thành đầu tư đồng bộ nâng công suất lên 50 triệu
lít/năm. Đang đầu tư xây dựng Nhà máy bia Sài Gòn -Sông Lam tại Hưng Nguyên 100
triệu lít/năm, Nhà máy Bia Vilaken công suất giai đoạn I 50 triệu lít/năm. Đến
năm 2010, sản lượng bia dự báo đạt khoảng 200 triệu lít/năm.
+ Sản xuất rượu, cồn: Nhà máy sản
xuất rượu của Công ty TNHH Thanh Thành Đạt công suất 2,5 triệu lít/năm. Đang đầu
tư nhà máy chiết rượu vang giai đoạn I 2 triệu lít/năm tại KCN Nam Cấm.
+ Chế biến sữa: Nhà máy Sữa Cửa
Lò đạt năng lực sản xuất từ 18-20 triệu lít/năm. Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
đã có phương án nâng công suất dây chuyền lên 25 triệu lít/năm vào năm 2010
theo quy hoạch.
2.2. Sản xuất vật liệu xây dựng
- Sản xuất xi măng: Công suất sản
xuất xi măng hiện có là 1, 65 triệu tấn/năm. Đang xây dựng Nhà máy xi măng Đô
Lương I công suất 900.000 tấn/năm; dây chuyền 2 xi măng Hoàng Mai công suất
4.000 tấn clinke/ngày đã có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; Xi măng 12/9
đã hoàn chỉnh hồ sơ đàm phán vay vốn để đầu tư dây chuyền công suất 550.000 tấn/năm;
Xi măng 19/5 đã hoàn chỉnh hồ sơ để triển khai dự án đầu tư công suất 430.000 tấn/năm;
Các dự án xi măng Đô Lương II, Tân Kỳ,.... đang tiếp tục kêu gọi các nhà đầu
tư. Như vậy, sản xuất xi măng đến năm 2010 khả năng thấp nhất 3, 9 triệu tấn/năm.
- Sản xuất gạch ngói: Đã hoàn
thành đầu tư và đưa vào sản xuất nhiều dự án mới: Nhà máy gạch Tuynel ở Đô
Lương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghĩa Đàn (công suất 20 triệu viên/NM), hai cơ sở ở
Hưng Tây (công suất 40 triệu viên/năm), cải tạo nâng cấp nhà máy gạch Rào Gang
đạt công suất 15 triệu viên. Nhà máy gạch Granite (Khu công nghiệp Bắc Vinh)
công suất 1, 5 triệu m2/năm. Nhà máy gạch Block 4, 0 triệu viên/năm,
dây chuyền sản xuất gạch tezzaro 250 ngàn m2/năm, … Tổng năng lực sản
xuất gạch ngói hiện nay đạt 400 triệu viên, sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
2.3. Sản xuất hàng tiêu
dùng, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
- Sản xuất hàng dệt may: Công
ty Dệt may Hoàng Thị Loan đã đầu tư dây chuyền may thời trang công suất 1 triệu
sản phẩm/năm. UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sợi 5 vạn cọc
và di chuyển nhà máy sản xuất sợi - may nội thành phố Vinh vào KCN nhỏ Nam
Giang để hình thành cụm công nghiệp sản xuất sợi - may của tỉnh. Tổng giá trị dự
án khoảng 320 - 350 tỷ đồng từ nguồn vay và liên doanh liên kết. Năng lực sản
xuất sợi đến nay đạt từ 8.000 - 10.000 tấn/năm, quần áo may sẵn 5 triệu sản phẩm/năm,
quần áo dệt kim 5 triệu sản phẩm/năm.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã
làm việc với tỉnh để đăng ký đầu tư xây dựng một nhà máy may trong Khu Kinh tế
Đông Nam giai đoạn I 1.000 công nhân, giai đoạn II 5.000 công nhân.
- Công nghiệp sản xuất bao bì
phát triển khá cả về sản lượng và tiêu thụ sản phẩm. Năng lực sản xuất bao bì
hiện tại đạt 100 triệu bao (Nhà máy Bao bì thuộc Công ty cổ phần bao bì và kinh
doanh tổng hợp công suất 35 triệu bao, Tổng Công ty Khánh Việt tại Khu công nghiệp
Bắc Vinh, công suất 25 triệu bao, Công ty Hợp tác Kinh tế Quân khu IV 25 triệu
bao, Công ty Điện tử -Tin học 10 triệu bao, các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh
5 triệu bao), sản phẩm chủ yếu là bao bì xi măng và nông sản các loại.
- Sản xuất giấy, bột giấy: Sản
phẩm chủ yếu là giấy kraft, năng lực sản xuất hiện tại đạt 18.500 tấn/năm gồm:
Công ty Cổ phần Giấy Sông Lam (Hưng Nguyên) 12.000 tấn; Công ty TNHH Thiên Phú
(Nghi Lộc) 2.000 tấn; Doanh nghiệp tư nhân Long Thành (Tp.Vinh) 1.500 tấn; Công
ty TNHH An Châu (Tp.Vinh) 3.000 tấn. Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất bột giấy
130.000 tấn/năm của Công ty cổ phần giấy Antexco đã được UBND tỉnh phê duyệt địa
điểm tại KCN Hoàng Mai, hiện đang tiếp tục hoàn chỉnh các thủ tục.
- Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
đang được quan tâm chỉ đạo phát triển, đặc biệt là mộc mỹ nghệ và hàng mây tre
đan xuất khẩu, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này tăng nhanh,
làm tốt hơn chức năng "bà đỡ" cho các làng nghề. Sản lượng hàng mây
tre đan năm 2007 đạt 3, 5 triệu sản phẩm, dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt 5 triệu sản
phẩm.
2.4. Công nghiệp cơ khí, điện
tử
So với quy hoạch đã đề ra,
ngành cơ khí, điện tử trên địa bàn phát triển không đạt mục tiêu, sản phẩm chủ
yếu là kết cấu thép. Sản xuất trong xu thế giảm sản lượng thiết bị máy móc và
phương tiện vận tải khác. Thiết bị điện chủ yếu là lắp ráp, sản xuất sản phẩm
điện tử hầu như không tăng:
- Công nghiệp cơ khí: Công nghiệp
cơ khí chủ yếu là cơ khí nhỏ, thủ công. Đến nay có khoảng 775 cơ sở sản xuất
kim khí với tổng số vốn đầu tư khoảng 30 tỷ đồng, doanh số hàng năm trên 50 tỷ
đồng. Công nghiệp ô tô, xe máy đang dừng lại ở công đoạn lắp ráp và sản xuất một
số phụ tùng thiết bị nhưng sản phẩm tiêu thụ chậm do chất lượng thấp, chưa khẳng
định được thương hiệu.
- Công nghiệp điện tử: Sản phẩm
điện tử chủ yếu là radio (lắp ráp). Tuy nhiên, do sản xuất chịu sự cạnh tranh mạnh
mẽ từ nhiều phía, công nghệ thiết bị lạc hậu nên sản lượng không ổn định. Một số
sản phẩm có lợi thế tiêu thụ khá trước đây nay không tiêu thụ được buộc các cơ
sở phải giảm, hoặc chuyển hướng sản xuất như Công ty CP Điện tử Tin học sau khi
gia nhập vào VEIC đã triển khai Trung tâm công nghệ phần mềm và sản xuất thiết
bị viễn thông.
2.5. Công nghiệp hóa chất,
phân bón
- Tổng công suất sản xuất phân bón
trên địa bàn đạt gần 150 ngàn tấn/năm. Các cơ sở sản xuất phân bón gồm: Công ty
Cổ phần hóa chất Vinh có 3 dây chuyền sản xuất với tổng công suất 70.000 tấn;
Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp 55.000 tấn/năm.
- Săm lốp cao su mới đạt 600
ngàn sản phẩm, Tổng công ty Hóa chất đã có chương trình đầu tư mở rộng để sản
xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật công suất 2-3 triệu SP/năm.
- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất
Sôđa công suất 150 -200 ngàn tấn/năm do Tổng công ty Hóa chất Việt Nam làm chủ
đầu tư bước đầu đã có thoả thuận với tỉnh về chủ trương đầu tư, tuy nhiên do
tính khả thi của dự án nên vẫn chưa xác định thời gian đầu tư.
3. Công nghiệp điện, nước
Có 8 dự án đã khởi công xây dựng
với tổng công suất lắp máy đạt 691 MW, bao gồm: Bản Vẽ 320MW, Bản Cốc 18 MW,
Nhãn Hạc 45 MW, Khe Bố 100 MW, Sao Va 3 MW, Châu Thôn 18 MW, Hủa Na 180 MW,
Sông Quang 10 MW và Nậm Pông 30 MW.
Các dự án đã được UBND tỉnh cho
phép khảo sát để đầu tư với tổng công suất khoảng 155-160 MW gồm: Khe Thơi 5
MW; Ca nan 1, Ca nan 2 công suất mỗi công trình 5 MW; Xoóng Con 12 MW; Xốp Cốc
6 MW; Tùng Hương; Khe Choang; Sông Quang 3 công suất 10,8 MW; Nậm Hạc 7 MW; Nậm
Típ 5,0 MW; Thủy điện -thủy lợi Bản Mồng 54 MW và Thủy điện -thủy lợi Thác Muối.
Tổng công suất đầu tư các dự án
thủy điện sẽ được khởi công xây dựng đến năm 2010 đạt gần 900 MW. Trong đó, khả
năng phát điện được 14 dự án (Bản Vẽ, Bản Cốc, Sao Va, Canan 1, Canan 2, Sông
Quang, Châu Thôn, Sông Quang 3, Khe Thơi, Nậm Pông, Xoóng Con, Yên Thắng, Xốp Cốc)
với tổng công suất 450-500 MW. Đang đề nghị bổ sung vào quy hoạch điện VI Nhà
máy nhiệt điện công suất 1.800-2.400 MW tại xã Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu.
Ngoài ra, một số vị trí đang được
các nhà đầu tư tiến hành khảo sát, gồm có:
- Thủy điện cột nước thấp tại
Con Cuông công suất khoảng 60 MW (Tổng Công ty cơ điện đã báo cáo trước UBND tỉnh).
- Thủy điện Nậm Mô I công suất
58 MW, Thủy điện Mỹ Lý công suất 250 MW (Công ty Cổ phần thủy điện Bản Vẽ đã
báo cáo trước UBND tỉnh).
Như vậy, rất có thể tiềm năng về
thủy điện của tỉnh Nghệ An có thể lên đến 1.300 MW.
Phần thứ
hai.
CƠ SỞ XÁC ĐỊNH DANH MỤC
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN TỈNH NGHỆ AN
I. Tiềm
năng, nguồn lực phát triển công nghiệp Nghệ An
1. Nguồn lực tự nhiên
a) Vị trí địa lý kinh tế:
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên
16.488km2. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh,
phía Tây giáp nước bạn Lào với 419 km đường biên giới và phía Đông giáp biển
Đông với chiều dài bờ biển 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng
trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển,
kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế.
b) Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất, rừng: Tổng
diện tích tự nhiên: 1.648.845 ha. Trong đó đất chưa sử dụng 372.104 ha. Đất lâm
nghiệp có rừng 799.342 ha, quy hoạch đến năm 2010 là 1.190.996, 8 ha. Tài
nguyên rừng phong phú về chủng loại cây thân gỗ với trữ lượng khá lớn cho khai
thác lâm nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng và dược phẩm.
Tài nguyên biển: Bờ biển
dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch
(lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội). Biển Nghệ An có tiềm
năng lớn để phát triển nuôi trồng, khai thác phục vụ chế biến thủy sản và phát
triển vận tải biển, trong đó cảng Cửa Lò - cảng hàng hóa lớn nhất của vùng, tàu
10.000 tấn có thể ra vào thuận lợi đang được nâng cấp mở rộng và Cảng cá Cửa Hội
- trung tâm dịch vụ nghề cá của vùng.
Tài nguyên nước: Nguồn
nước mặt dồi dào chủ yếu là nước mưa và nước của hệ thống các sông suối, hồ đầm.
Bình quân trên 1 ha đất tự nhiên có 13.064 m3 nước mặt. Do địa hình
dốc nên các sông suối có khả năng xây dựng các công trình thủy điện lớn nhỏ. Tổng
trữ năng thủy điện qua tính toán lên tới 950-1.000 MW.
Nguồn nước ngầm khá phong phú.
Trừ vùng đất bazan Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, khả năng nước ngầm ở các nơi còn lại đều
đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.
Tài nguyên khoáng sản: Đa
dạng và phong phú về chủng loại, qua khảo sát sơ bộ trữ lượng một số khoáng sản
chính như sau:
Thiếc tập trung ở Quỳ Hợp, tổng
trữ lượng khoảng 100.000 tấn (lớn nhất cả nước) có hàm lượng cao, hiện đang được
khai thác ở quy mô công nghiệp (sản lượng khai thác hàng năm đạt 1.500 - 2.000
tấn). Đá vôi tổng trữ lượng trên 1 tỷ m3, phân bố ở nhiều nơi trong
tỉnh như: Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ. Đá xây dựng có trữ lượng hàng tỷ
m3. Đặc biệt đá trắng vùng Quỳ Hợp có giá trị xuất khẩu cao, qua
đánh giá sơ bộ trữ lượng trên 7.000 triệu m3. Mangan phân bố ở Hưng
Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, tổng trữ lượng trên 2 triệu tấn. Đá Bazan? Nghĩa
Đàn, Qùy Hợp, tổng trữ lượng trên 260 triệu tấn, dễ khai thác. Đất sét phân bố
đều ở các huyện, thành, thị, trữ lượng lớn, có điều kiện sản xuất gạch ngói,
đáp ứng nhu cầu xây dựng trong thời gian tới. Nước khoáng có nhiều mỏ chất lượng
cao và dễ khai thác như Bản Khạng, Bản Hợp, Bản Bo, Bản Lang (Quỳ Hợp), Cồn Soi
(Nghĩa Đàn), Vinh Giang (Đô Lương) đều có thể đầu tư khai thác sử dụng được.
Ngoài một số khoáng sản trên, Nghệ An còn có nhiều khoáng sản quý hiếm như:
vàng, đá quý có giá trị kinh tế cao, song chưa được thăm dò đánh giá cụ thể về
trữ lượng và chất lượng để đầu tư khai thác sử dụng.
2. Các nguồn lực xã hội
a) Nguồn lao động: Dân số
Nghệ An gần 3, 2 triệu người, trong độ tuổi lao động gần 1.800.000 người, chiếm
58,8% dân số toàn tỉnh. Lao động được đào tạo chiếm 35% tổng số lao động làm việc
trong các ngành kinh tế quốc dân, dự kiến tỷ lệ lao động qua đào tạo sẽ đạt
trên 40% vào năm 2010 và khoảng 65-70% vào năm 2020. Nguồn lao động này đủ đáp ứng
yêu cầu phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.
b) Kết cấu hạ tầng
* Hệ thống giao thông
- Đường bộ: Tuyến quốc lộ
I dài 91 km, đường Hồ Chí Minh dài 132 km, Quốc lộ 15 ở phía Tây dài 149 km chạy
xuyên suốt tỉnh; Quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 90 km, Quốc lộ 48 dài 122
km là những tuyến đường nối liền phía Đông và Tây của tỉnh, với các cửa khẩu của
nước bạn Lào. Cùng với 421 km đường cấp tỉnh và 3.670 km đường cấp huyện đã tạo
nên mạng lưới giao thông thuận tiện, đóng vai trò quan trọng trong giao lưu
hàng hóa Bắc - Nam, vận tải quá cảnh và luân chuyển hàng hóa nội tỉnh.
- Đường sông, cảng biển, cảng
cá: Cảng Cửa Lò công suất hiện tại 1, 3 triệu tấn, có khả năng nâng cấp đạt
công suất 3, 5 triệu tấn vào năm 2010 và 6-8 triệu tấn vào năm 2020, hệ thống
đường sông và một số kênh thường xuyên được nạo vét thuận lợi cho thuyền bè qua
lại, là tiềm năng cho ngành vận tải biển và xuất nhập hàng hóa của Nghệ An. Đã
xây dựng xong 3 cảng cá bằng nguồn vốn ODA phục vụ cho cộng đồng ngư dân vùng
biển.
- Đường sắt: Tuyến đường
sắt Bắc - Nam dài 94 km với 7 ga, trong đó ga Vinh là trung tâm có khối lượng
hành khách và hàng hóa thông qua lớn.
- Đường hàng không: Sân
bay Vinh được nâng cấp kéo dài thêm đường băng đảm bảo máy bay A320 -321 có thể
hạ cánh. Đang tiếp tục mở rộng đường ra vào sân bay, mở rộng sân chờ, khuôn
viên đạt tiêu chuẩn quốc gia.
* Hệ thống điện
Hệ thống phân phối điện được
quan tâm đầu tư. Đã xây dựng thêm 118 công trình điện với tổng vốn đầu tư 373 tỷ
đồng, nâng công suất chống quá tải và đưa điện về nông thôn, nâng công suất các
trạm biến áp đạt 450.000 KVA. Một số công trình lớn như: Đường dây 110 KV Vinh
- Cửa Lò, Vinh - Diễn Châu - Hoàng Mai, đường dây 35 KV Cửa Rào - Kỳ Sơn. 20/20
huyện thành, thị xã có lưới điện quốc gia và 92,53% số xã được sử dụng điện quốc
gia và 94,47% số hộ gia đình được dùng điện. Mục tiêu đến 2010 là nâng công suất
các trạm điện, đường dây cao áp, kết hợp với xây dựng mới trạm 110 KV ở các địa
phương, phát triển lưới điện trung áp theo qui hoạch đảm bảo đến các xã.
Về nguồn điện: đến năm 2010 đưa
vào vận hành các nhà máy thủy điện, dự kiến sản lượng điện đạt trên 1 tỷ KWh.
* Cấp, thóat nước
Cung cấp nước đạt 14 triệu m3.
Đến nay đã xây dựng được 14 nhà máy nước, tổng công suất trên 75 ngàn m3/ngày,
cơ bản đáp ứng nhu cầu về nước ở thành phố Vinh và một số huyện: Hưng Nguyên,
Nam Đàn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ,... Đang triển khai xây dựng các nhà máy
cấp nước ở thị trấn các huyện còn lại để đưa vào sử dụng.
* Hệ thống
thông tin liên lạc
Hệ thống bưu
chính viễn thông phát triển nhanh đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc, phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Mạng điện thoại di động
phủ sóng đến trung tâm huyện và các xã vùng đồng bằng. Số máy điện thoại /100
dân đạt 5, 5 máy, 82,7% số xã có điện thoại.
II. Các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp Nghệ An
1. Các
nhân tố ngoài nước
1.1. Xu hướng
phát triển quan hệ kinh tế thế giới
Hội nhập kinh
tế thế giới để phát triển là một xu thế tất yếu. Giao lưu kinh tế đã liên kết
các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trường thống nhất.
Trên thế giới đã hình thành 25 tam giác kinh tế và khu vực kinh tế, 130 tổ chức
hợp tác thương mại quốc tế. Trong đó phải kể đến Liên minh châu Âu (EU), Khu vực
mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Khối
Đông Nam Á (ASEAN). Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới,
vừa hợp tác vừa cạnh tranh đem lại thuận lợi cũng như nhiều thách thức mới.
1.2. Chuyển
dịch kinh tế dẫn đến khả năng chuyển dịch các nguồn vốn
Khu vực châu Á
- Thái Bình Dương bắt đầu từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước phát triển tương đối ổn
định và mạnh hơn so với các khu vực khác. Dự báo trung tâm kinh tế thế giới
trong những thập kỷ tới sẽ chuyển dịch từ Tây sang Đông, mà vòng cung châu Á -
Thái Bình Dương là nơi tiếp nhận sự chuyển dịch này. Việt Nam nằm trong khu vực
này đã giải quyết tốt hơn quan hệ với các nước công nghiệp phát triển như Nhật
Bản, Pháp, Đức, Anh và EU, với các nước và lãnh thổ trong khu vực như Trung Quốc,
Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN. Đối với Mỹ, hai bên đã ký kết Hiệp định Thương mại.
Từ các quan hệ đó, có thể dự đoán các dòng nguồn vốn và các nguồn tài chính đến
Việt Nam trong tương lai cần quan tâm là: nguồn vốn FDI, nguồn vốn viện trợ
phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ (NGO).
1.3. Xu hướng
phát triển KHCN thế giới và tác động của chúng
Tác động sâu rộng
của sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ với nội dung chủ yếu là
những tiến bộ về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới...
Cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra với quy mô và tốc độ nhanh tác động sâu
sắc đến nền kinh tế và xã hội và các quan hệ quốc tế. Với chính sách đối ngoại
rộng mở và tiềm lực nội sinh về kinh tế và khoa học công nghệ của đất nước sẽ
là tiền đề cơ bản để tiếp nhận và tham gia vào cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ thế giới.
1.4. Hội nhập
quốc tế đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho sản xuất công nghiệp phát triển
- Tạo điều kiện
mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát
triển, có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới nhờ được hưởng
những thành quả của việc giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăng cường tiếp cận thị
trường của WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng dệt may và nông sản. Cơ hội xuất
khẩu bình đẳng sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp
trong nước, sản xuất sẽ được mở rộng,
- Bên cạnh việc
mở rộng xuất khẩu hàng hóa trong nước, Việt Nam còn tận dụng được cơ hội từ nhập
khẩu như lựa chọn nhập các loại hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến để
nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn.
- Có điều kiện
thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới của nước ngoài. Trong những
năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đã trở thành một
trong những động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp. Đầu tư nước ngoài đã tác
động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chủ yếu vào việc chuyển giao công nghệ, đầu
tư nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam trong những năm qua. Sự xuất hiện của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tác động tích cực tăng mức độ cạnh
tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý trong nước học
hỏi thêm về cách thức quản lý sản xuất, tiếp thị, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng
sản phẩm, phục vụ khách hàng.
- Nâng cao khả
năng cạnh tranh và tính hiệu quả, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng
cho các doanh nghiệp, gây sức ép buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận mức độ cạnh
tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo ra sản phẩm mới,
cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh những
cơ hội trên, chúng ta cũng phải đương đầu với các thách thức sau khi gia nhập
WTO. So với thế giới, hệ thống chính sách kinh tế - xã hội Việt Nam đang trong
quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý có sự
chênh lệch lớn so với các nước phát triển. Việt Nam phải thực thi đầy đủ các
cam kết, đặc biệt là các cam kết trong một số lĩnh vực như dịch vụ, sở hữu trí
tuệ, các biện pháp đảm bảo thương mại công bằng, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ
sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật và hàng rào kỹ thuật thương mại, nên việc
thực thi sẽ rất khó khăn.
2. Những
nhân tố trong nước
- Vùng Bắc
Trung bộ với quy mô dân số dự báo đến năm 2010 khoảng 10-11 triệu người, mức
tăng trưởng kinh tế theo GDP thời kỳ 2006-2010 khoảng 9-10%, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ với tỷ trọng công nghiệp trong
GDP khoảng 21-22%, dịch vụ 47-48%. Để đạt mục tiêu đó, các ngành công nghiệp được
chú trọng phát triển là: chế biến nông -lâm -thủy sản, công nghiệp khai khoáng,
vật liệu xây dựng, hóa chất, cơ khí, điện tử,...
- Loại hình
lãnh thổ đặc biệt sẽ được phát triển ở vùng Bắc Trung bộ là kinh tế vùng biên,
khai thác lợi thế giao lưu giữa nước ta với các nước láng giềng phía Tây, thông
qua hoạt động kinh tế cửa khẩu có khả năng phát triển trong tương lai. Nghệ An
với cửa khẩu Nậm Cắn qua trục đường 7, cửa khẩu Thanh Thủy qua trục đường 46;
cùng với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) và việc hình thành khu thương mại
đặc biệt Lao Bảo (Quảng Trị). Ba hành lang trên với các hoạt động kinh tế cửa
khẩu sôi động thời gian qua, đã đóng góp nhất định trong thu thuế xuất, nhập khẩu
và giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng.
- Sự ổn định về
chính trị và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước là môi trường thuận lợi
thu hút nhiều nhà đầu tư lớn nước ngoài vào nước ta, trong khi các vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc và phía Nam ngày càng khan hiếm về đất đai thì sự dịch chuyển
làn sóng đầu tư vào các tỉnh miền Trung ngày càng lớn. Đây là cơ hội tốt để tỉnh
thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển công nghiệp.
3. Dự
báo thị trường các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
Trong những
năm qua, các sản phẩm công nghiệp Việt Nam đã cố gắng duy trì được sự có mặt ở
các thị trường truyền thống, đồng thời đã phát triển thêm một số thị trường mới.
Dự báo thị trường các sản phẩm công nghiệp cả nước có tác động đến thị trường
các sản phẩm công nghiệp Nghệ An như sau:
3.1. Vật liệu
xây dựng
Theo Quy hoạch
phát triển ngành công nghiệp xi măng đến 2010, định hướng đến 2020 được Chính
phủ phê duyệt (Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của TTCP về phê
duyệt QHPTCN Xi măng VN đến 2010 và định hướng đến 2020), nhu cầu xi măng đến
2010 khoảng 45-50 triệu tấn, đến 2015: 60-65 triệu tấn và năm 2020 khoảng 70
triệu tấn. Có 8 khu vực sản xuất xi măng trọng điểm, trong đó Nghệ An thuộc
vùng V, có triển vọng để phát triển công nghiệp sản xuất xi măng.
3.2. Nông,
lâm, thủy sản và thực phẩm
- Thị trường
tiêu thụ cao su: Theo dự báo của Hiệp hội cao su tự nhiên thế giới (INRO) nhu cầu
về cao su thiên nhiên của thế giới trong những năm tới sẽ gia tăng bình quân ở
mức 2,2%/năm. Như vậy năm 2010 nhu cầu này ở vào khoảng 8, 0 triệu tấn. Căn cứ
vào phân tích thị trường, năng lực sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn dự báo lượng cao su mủ khô sẽ xuất khẩu năm 2010 là 400.000 tấn (sản xuất
là 520.000 tấn).
- Thị trường gỗ
và sản phẩm gỗ: Theo số liệu của Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản - Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, mức tiêu thụ sản phẩm gỗ đầu người của thị trường
trong nước gia tăng bình quân là 12,4%/năm. Theo mức gia tăng này, nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm gỗ trong nước vào năm 2010 sẽ là 3,5 triệu m3 SP/năm. Về
xuất khẩu, Việt Nam có khả năng trở thành nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ
xuất khẩu có sức cạnh tranh trong khu vực với giá lao động rẻ và có tay nghề
khéo léo trong chế biến gỗ.
- Thị trường
tiêu thụ các sản phẩm thủy sản: Xây dựng chương trình phát triển nguồn nguyên
liệu ổn định bằng cách tăng nhanh tỷ trọng của nguồn nguyên liệu nuôi trồng.
Theo dự báo, nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản đến năm 2010 đạt 3,61 triệu
tấn (khai thác 1,5 triệu tấn và nuôi trồng 2,11 triệu tấn). Song song với phát
triển nguồn nguyên liệu, các sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng, nhất là các sản
phẩm xuất khẩu.
3.3. Sản xuất
hóa chất
Thị trường có
nhu cầu cao như phân bón, thuốc trừ sâu, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu (cao
su, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa...). Thị trường nước ngoài đối với những sản phẩm
hiện nay đã xuất khẩu như chất giặt rửa, các mặt hàng cao su (bánh xe đẩy, săm
lốp xe đạp, xe máy, găng tay cao su), thuốc bảo vệ thực vật, v.v... phải phấn đấu
mở rộng thị phần hơn nữa.
3.4. Hàng dệt
may
Thị trường nội
địa: Đến năm 2010 dân số Việt Nam khoảng 90 triệu người, đời sống dần được nâng
cao, sức mua hàng dệt may sẽ rất lớn. Hiện nay mức tiêu dùng hàng dệt may bình
quân của Việt Nam mới đạt 1kg/người /năm. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 6 kg/người/năm
thì hàng dệt cho nội địa năm 2010 cần 528.000 tấn. Thị trường nước ngoài: ngành
dệt may đã có 4 thị trường nước ngoài lớn là EU, Nhật Bản, Mỹ và Bắc Mỹ, SNG và
một số nước Đông Âu và đang tích cực tìm kiếm thị trường mới.
3.5. Sản phẩm
cơ khí
Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là cơ sở để phát triển ngành cơ khí.
Nâng cao năng lực để làm chủ thị trường trong nước, thay thế dần nhập khẩu, xuất
khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài để mở rộng hơn nữa thị trường của ngành
như các nước trong khu vực, Châu Phi, I rắc.
III. Lựa chọn phát triển ngành công nghiệp ưu tiên tỉnh Nghệ An đến
năm 2020
1. Quan
điểm xác định ngành công nghiệp ưu tiên
Từ quan điểm
khoa học và trên cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, có thể đưa ra
khái niệm như sau:
* Ngành công
nghiệp ưu tiên là ngành công nghiệp được tập trung đầu tư phát triển trong từng
thời kỳ nhất định nhằm giải quyết một hoặc một số yêu cầu cấp thiết của những
thời kỳ này.
Xác định ngành
công nghiệp ưu tiên để tập trung các nguồn lực, đề ra các giải pháp phù hợp tạo
điều kiện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khai thác được tiềm năng lợi thế của địa
phương làm tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác và phát triển kinh tế
nói chung đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất là trong nông nghiệp,
nông thôn.
Việc đánh giá
lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên được dựa vào các lợi thế so sánh của tỉnh, của
quốc gia bao gồm các lợi thế so sánh “tĩnh” và các lợi thế so sánh “động”. Lợi
thế so sánh "tĩnh" là những lợi thế so sánh hiện tại. Lợi thế so sánh
"động" là những yếu tố sẽ xuất hiện trong tương lai và tồn tại trong
thời gian dài cho nên cần phải có tầm nhìn xa để đưa ra các chính sách phát triển
phù hợp. Tài nguyên thiên nhiên, lợi thế nhân công rẻ không thể là nền tảng cho
sự tăng trưởng liên tục dài hạn mà chỉ là những nhân tố mang tính lợi thế nhất
thời. Tài nguyên khoáng sản, quỹ đất, lao động, … không phải là vô hạn và khó
có khả năng tái tạo. Lợi thế so sánh của tỉnh được xác định từ các nguồn lực để
phát triển công nghiệp mà các địa phương khác không bằng, đó là tiềm năng về
nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai, nguồn lao động dồi dào về số lượng,... Để
tiềm năng lao động trở thành lợi thế hiện thực, phải được xác định theo hướng
nâng cao kỹ năng và khả năng làm chủ công nghệ, tức là nâng cao chất lượng lao
động.
Các ngành công
nghiệp ưu tiên được xác định từ góc độ có lợi thế về lao động, giải quyết được
việc làm, phù hợp khả năng nguồn lực và sản phẩm của ngành có tiềm năng về thị
trường. Là những ngành có khả năng cạnh tranh, chiếm tỷ trọng đáng kể về giá trị
sản xuất công nghiệp và đang có vị thế trên thị trường trong tỉnh, trong nước
và có khả năng xuất khẩu, có sức lan toả kéo theo các ngành công nghiệp phụ trợ,
thúc đẩy hỗ trợ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cùng phát triển.
Từ các phân
tích trên có thể đưa ra các tiêu chí để xây dựng danh mục ngành công nghiệp ưu
tiên tỉnh Nghệ An đến năm 2020 như sau:
- Có thị trường
(hiện tại và tiềm năng) chiếm tỷ trọng đáng kể trong tỉnh, trong nước và ưu
tiên các ngành công nghiệp có sản phẩm xuất khẩu.
- Giải quyết
nhiều việc làm, khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh.
- Các ngành
công nghiệp nền tảng (sản xuất tư liệu sản xuất) là động lực để phát triển các
ngành TTCN, dịch vụ và góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp
nông thôn.
- Có giá trị
xuất khẩu lớn và đóng góp đáng kể cho ngân sách tỉnh.
- Có lợi thế cạnh
tranh "động": Khai thác những ưu thế về chất lượng nguồn nhân lực, kỹ
năng quản lý, có khả năng tạo hiệu ứng lan toả, dẫn dắt và kéo theo sự phát triển
của các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần đẩy nhanh
công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Có tiềm năng
phát triển trong tương lai: Là nhóm ngành ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện
đại, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng nguồn lao động có
trình độ cao, phát triển theo hướng hội nhập. Sản xuất sản phẩm xuất khẩu và
thay thế nhập khẩu, khai thác, mở rộng thị trường nước ngoài.
2. Lựa
chọn phát triển
Từ các quan điểm
về tiêu chí lựa chọn nói trên, căn cứ vào các nguồn lực, định hướng phát triển
công nghiệp và các dự báo về thị trường sản phẩm công nghiệp Việt Nam đã trình
bày trên thì xác định ngành công nghiệp ưu tiên của tỉnh Nghệ An đến năm 2020
theo thứ tự như sau:
2.1. Chế biến
nông, lâm, thủy sản, thực phẩm bao gồm:
- Chế biến
nông sản: Sản xuất đường và sản phẩm sau đường (bánh kẹo, rượu cồn); chế biến
cao su, cà phê cao cấp; chế biến hoa quả (cam, dứa), chế biến chè. Sản xuất bia
rượu, nước giải khát.
- Chế biến lâm
sản: Gỗ ván nhân tạo, sản phẩm mây tre đan.
- Chế biến thủy
sản: Sản phẩm tiêu dùng nội địa (nước mắm, sản phẩm tẩm gia vị), chế biến hàng
đông lạnh xuất khẩu.
- Chế biến súc
sản: Sản phẩm đồ hộp từ bò, lợn, gia cầm.
2.2. Sản xuất
vật liệu xây dựng: Xi măng, sản phẩm gốm sứ, gạch ốp lát, vật liệu không nung.
2.3. Chế biến
khoáng sản gồm các sản phẩm: Khai thác và chế biến đá trắng siêu mịn, sản phẩm
chế biến từ đá ba zan, đá ốp lát, đá trang trí, thiếc và một số khoáng sản
khác.
2.4. Công nghiệp
sợi may gồm: Sản xuất sợi, quần áo xuất khẩu, tơ tằm.
2.5. Công nghiệp
điện: phát triển thủy điện, nhiệt điện và các dạng năng lượng khác.
2.6. Công nghiệp
cơ khí và hóa dầu: cơ khí chế tạo máy, lọc hóa dầu
2.7. Công nghiệp
công nghệ cao: Lắp ráp điện tử -viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, phần mềm,...
2.8. Hóa chất:
Sản xuất phân bón (phân vi sinh, phân lân nung chảy) sô đa, hóa dược, hóa mỹ phẩm.
Phần thứ ba.
ĐỊNH HƯỚNG, MỤC
TIÊU VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
I. Định hướng,
mục tiêu và phân kỳ thực hiện ngành công nghiệp ưu tiên
1. Chế
biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm đồ uống
a) Định hướng
phát triển: Phát triển ngành theo hướng chế biến
sâu, thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong nước, đồng thời hướng
đến xuất khẩu trên cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng và hình thành một số
thương hiệu mạnh của tỉnh trên thị trường quốc tế. Từ nay đến năm 2010 sẽ phát
triển vùng nguyên liệu trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi, trồng,
tự động trong khâu thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm. Sau năm 2010, sẽ cơ
giới hóa trong toàn bộ khâu đánh bắt, nuôi trồng,... phát triển mạng lưới phân
phối chuyên nghiệp, tạo giá trị thương hiệu cao cho sản phẩm của ngành. Hình
thành các khu chế biến thủy sản tập trung để thực hiện tốt khâu xử lý nguồn chất
thải để đảm bảo phát triển bền vững.
b) Mục tiêu
và phân kỳ thực hiện:
- Giai đoạn từ
nay đến năm 2010: Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy
sản phục vụ nhu cầu nội địa tại chỗ; nhu cầu nội địa cao cấp và xuất khẩu. Đầu
tư công nghệ hiện đại, chú trọng các mặt hàng như chế biến thủy sản, chế biến
lương thực, chế biến súc sản, đồ uống, nước giải khát, sản xuất gỗ ván nhân tạo.
Tận dụng các phụ phẩm, phế liệu làm thêm sản phẩm mới tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh như: chế biến thức ăn gia súc, bột cá.…
Cân đối vùng
nguyên liệu để xây dựng các cơ sở chế biến tại các vùng trồng chè tập trung với
công nghệ hiện đại, sản xuất các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước và xuất khẩu (chủ yếu là chè xanh và chè đen), đảm bảo chế biến 12.000 tấn
chè vào năm 2010. Ổn định và phát huy hết năng lực sản xuất của Nhà máy nước dứa
cô đặc tại Quỳnh Lưu, tiến tới đầu tư nâng công suất lên 10.000 tấn/năm. Hoàn
thành và đưa vào sản xuất các dự án sản xuất bia, rượu đã được cấp phép đầu tư
để đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
- Giai đoạn từ
2010 - 2015: Đầu tư nâng công suất chế biến các nhà máy chè đạt 24.000 - 25.000
tấn/năm; hạn chế các cơ sở chế biến nhỏ, thủ công, không đáp ứng chất lượng sản
phẩm xuất khẩu. Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
tham gia phát triển ngành chè khép kín từ xây dựng vùng nguyên liệu đến chế biến
xuất khẩu. Đi đôi với việc mở rộng và ổn định diện tích cà phê, chè ở vùng Phủ
Quỳ, sau năm 2010 xây dựng 01 nhà máy chế biến cà phê hoà tan với công suất
5.000-6.000 tấn ở KCN Phủ Quỳ. Xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng thêm 01 nhà máy
chế biến nước dứa tại Tân Kỳ với công suất 5.000 tấn/năm. Kêu gọi đầu tư các
nhà máy chế biến nước hoa quả (nước cam và một số quả khác) tại Quỳnh Lưu hoặc
Nghĩa Đàn với công suất 10.000 tấn/năm để tạo điều kiện phát triển nguồn nguyên
liệu, nâng cao giá trị sản phẩm. Mở rộng, nâng cấp và xây dựng các nhà máy chế
biến thủy sản xuất khẩu để nâng cao giá trị sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu.
- Giai đoạn
2015-2020: Không khuyến khích kêu gọi các dự án đầu tư mới mà ổn định sản xuất
và khai thác có hiệu quả các dự án đầu tư đã xây dựng của các giai đoạn trước.
Dự báo năm
2010 GTSXCN đạt 4.229 tỷ đồng, năm 2015 đạt 11.205 tỷ đồng, năm 2020 đạt 28.855
tỷ đồng chiếm tỷ trọng tương ứng là 34,79%, 35,7% và 36,8%. Tốc độ tăng trưởng
giai đoạn 2006 - 2010 là 27,64%; giai đoạn 2010 - 2015 là 22,37% và giai đoạn
2015-2020 là 21,60%.
2. Sản xuất
vật liệu xây dựng
a) Định hướng
phát triển: Nhanh chóng phát triển ngành công nghiệp
sản xuất VLXD thành ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh trên cơ sở sử dụng hiệu
quả tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng, cơ sở vật chất kỹ thuật
sẵn có và nguồn lao động dồi dào của địa phương. Sản xuất đảm bảo đáp ứng nhu cầu
về các chủng loại VLXD chủ yếu, VLXD truyền thống như vật liệu xây và lợp phục
vụ nhu cầu xây dựng cơ bản trên địa bàn, khuyến khích phát triển các sản phẩm sử
dụng công nghệ hiện đại: xi măng, gạch ốp lát, gốm sứ xây dựng,...
b) Mục tiêu
và phân kỳ thực hiện: Sản xuất VLXD phải luôn đi
trước, tạo nguồn hàng vững chắc, ổn định, cung ứng cho thị trường trong tỉnh,
ngoài tỉnh và tham gia xuất khẩu. Các sản phẩm chất lượng cao có tiềm năng xuất
khẩu của Nghệ An là: xi măng, đá ốp lát, phụ gia bazan, bột đá trắng.....
- Giai đoạn từ
nay đến năm 2010: Tập trung khai thác tối đa công suất các nhà máy xi măng hiện
có; hoàn thành Nhà máy xi măng Đô Lương giai đoạn I công suất 900.000 tấn /năm.
Khảo sát và kêu gọi đầu tư thêm 01 nhà máy tại Anh Sơn, công suất 1, 0 triệu tấn/năm;
01 nhà máy tại Tân Kỳ, công suất 1, 4 triệu tấn/năm. Kêu gọi đầu tư xây dựng
nhà máy xi măng trắng, các cơ sở sản xuất gạch, ngói và khai thác đá phục vụ
nhu cầu xây dựng. Dự báo đến năm 2010 GTSXCN đạt 4.374 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
35,9% giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,3%.
- Giai đoạn
2011-2020: Đầu tư nâng công suất các nhà máy xi măng của giai đoạn trước. Kêu gọi
đầu tư các nhà máy tôn lợp màu, gạch ốp lát, sản xuất hàng gốm sứ cao cấp. Phấn
đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành vật liệu xây dựng đạt 13.200 tỷ đồng,
năm 2020 đạt 35.564 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng tương ứng là 42,1% và 45,35%. Tốc độ
tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2015 là 23,12% và giai đoạn 2015-2020 là 19,19%, sử
dụng khoảng 10.000 lao động.
3. Chế
biến khoáng sản
a) Định hướng
phát triển: Phát triển ngành dựa trên lợi thế về
tài nguyên khoáng sản (đá trắng, đá bazan, thiếc) trên cơ sở điều tra khảo sát
thăm dò và phân tích khoáng sản để làm rõ quy mô, hàm lượng, chất lượng cụ thể
của từng loại theo hướng sử dụng công nghệ khai thác, chế biến hiện đại để tăng
cường chế biến sâu, giảm tổn thất tài nguyên và nâng cao giá trị, sau năm 2010
chỉ xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến.
b) Mục tiêu
và phân kỳ thực hiện: Tăng cường đầu tư các dây
chuyền chế biến tinh để nâng cao hệ số thu hồi trong ngành khai thác và chế biến
khoáng sản. Sản xuất công nghiệp khai thác bảo đảm gắn liền với các yếu tố về
môi trường bền vững và các yếu tố kinh tế - xã hội. Dự báo năm 2010 GTSXCN đạt
1.088 tỷ đồng, năm 2015 đạt 1.863 tỷ đồng, năm 2020 đạt 3.764 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng tương ứng là 8,95%, 5,94% và 4,93%. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 -
2010 là 17,02%; giai đoạn 2010 - 2015 là 11,35% và giai đoạn 2015-2020 là
15,10%.
4. Công
nghiệp sợi may
a) Định hướng
phát triển: Từ nay đến năm 2015, đẩy nhanh phát triển
hàng sợi may với tốc độ cao để tăng kim ngạch xuất khẩu và giải quyết nhiều việc
làm, tăng sản phẩm sợi. Sau năm 2015 sẽ phát triển các sản phẩm may mặc cao cấp
và một số sản phẩm mang đặc trưng của văn hóa vùng miền, tham gia vào hệ thống
phân phối toàn quốc và của các tập đoàn trong và ngoài nước. Đưa Nghệ An trở
thành trung tâm công nghiệp dệt may của vùng Bắc Trung bộ.
Bố trí lại lực
lượng sản xuất theo hướng cụm công nghiệp sợi may, phát triển các cơ sở sản xuất
quy mô vừa và nhỏ ở các khu dân cư tập trung thị trấn, thị tứ để sử dụng lao động
tại chỗ, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nội tỉnh làm vệ tinh cho các nhà máy lớn.
Tập trung đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu sợi may, hình thành các cụm chợ đầu
mối cung cấp nguyên, phụ liệu cho ngành, giảm tỷ trọng sản phẩm gia công và
tăng dần sản phẩm tự sản xuất, tự thiết kế mẫu mốt để nâng cao giá trị sản phẩm.
b) Mục tiêu
và phân kỳ thực hiện:
- Giai đoạn đến
năm 2010: Hoàn thành đầu tư dự án may giai đoạn I 1.000 công nhân của Tập đoàn
Dệt may Việt Nam. Dự báo sản phẩm sợi đạt từ 10.000 - 12.000 tấn, 5 triệu sản
phẩm may, 5 triệu sản phẩm dệt kim tương ứng với giá trị sản xuất 480 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 3,95% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2007 - 2010 là 20,24%.
- Giai đoạn
2010 - 2015: Tập trung hoàn thành đầu tư dự án cụm công nghiệp sợi may Nam
Giang của Công ty CP dệt may Hoàng Thị Loan, nâng công suất dự án may của Tập
đoàn dệt may Việt Nam tại Khu Kinh tế Đông Nam giai đoạn II 5.000 công nhân. Dự
báo giá trị sản xuất ngành sợi may năm 2015 đạt 872 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
2,78%, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,68%.
- Giai đoạn
2015 - 2020: Đầu tư các nhà máy may quy mô vừa ở thị trấn Diễn Châu; Hoàng Mai;
Đô Lương; thị xã Thái Hoà, tổng công suất 1, 5 triệu sản phẩm/năm. Vốn đầu tư mỗi
dự án khoảng 20 tỷ đồng. Dự báo giá trị sản xuất đạt 1.647 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
2,16%. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn đạt 13,57%, tạo việc làm cho
khoảng 65-68 ngàn lao động.
5. Công
nghiệp điện
a) Định hướng
phát triển: Tập trung phát triển thủy điện, tận dụng
nguồn thủy điện nhỏ, các dạng năng lượng khác như gió, mặt trời để cung cấp điện
tại chỗ và khu vực chưa có điện lưới, hoặc điện lưới không thể vươn tới, xây dựng
nhà máy nhiệt điện tại Quỳnh Lưu trở thành trung tâm nguồn điện của cả nước.
b) Mục tiêu
và phân kỳ thực hiện:
- Giai đoạn
2007-2010: Khai thác có hiệu quả tiềm năng thủy điện đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện
năng cho phát triển công nghiệp, góp phần phát triển KT - XH và nâng cao đời sống,
dân trí ở địa phương. Đến năm 2010 đạt công suất 900 - 950 MW, trong đó đưa vào
vận hành đạt công suất 450-500MW, đồng thời tận dụng nguồn thủy điện nhỏ, các dạng
năng lượng khác để cung cấp điện tại chỗ cho dân cư và khu vực chưa có điện lưới.
Dự báo đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 175 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
1,44%.
- Giai đoạn
2010-2015: Tập trung nguồn lực và vận động đầu tư nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lưu
công suất 1.800-2.400 MW. Huy động nguồn vốn ODA, NGO và kêu gọi xây dựng phát
triển các dạng năng lượng khác để phục vụ điện cho các xã vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới, hải đảo. Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp của ngành vào năm
2015 đạt 564 tỷ đồng, năm 2020 đạt trên 3.500 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng tương ứng
là 1,80% và 4,46%.
6. Công
nghiệp cơ khí và hóa dầu
a) Định hướng
phát triển: Công nghiệp cơ khí trên địa bàn cần
phát triển trên cơ sở lợi thế so sánh của một tỉnh có thành phố Vinh là trung
tâm của vùng Bắc Trung bộ đang phát triển mạnh, với các ưu thế về giao thông thủy,
bộ, giáp với nước bạn Lào (tuyến QL1, các QL 48,7, 46, 15, các cảng biển Cửa
Lò, sân bay Vinh,...), phục vụ nhu cầu cho các ngành có ưu thế như công nghiệp
khai thác mỏ, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông
lâm sản và kinh tế biển. Khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất nhỏ ở các địa
phương trong tỉnh nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo dưỡng, thay thế phụ tùng đối
với trang thiết bị phục vụ sản xuất trên địa bàn. Thành lập các cơ sở nằm ở các
thị trấn, thị tứ để sản xuất các công cụ, phụ tùng phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, TTCN. Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất máy cày, máy kéo đa chức năng và
các nhà máy sản xuất linh kiện phụ trợ.
Phát triển
lĩnh vực công nghiệp hóa dầu tại KCN Hoàng Mai và KCN Đông Hồi (Quỳnh Lập) vì
đây là khu vực tiếp giáp với Cảng nước sâu Nghi Sơn (Thanh Hóa) nên rất thuận lợi
về hạ tầng và nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp hóa dầu khi Dự án nhà
máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động.
b) Mục tiêu
và phân kỳ thực hiện: Phát triển ngành dựa trên lợi
thế so sánh tương đối và đặc biệt là nhu cầu thị trường, dự kiến cơ khí trên địa
bàn sẽ tập trung sản xuất máy kéo, máy cày nhỏ phục vụ nông, lâm nghiệp, lắp
ráp ôtô, cán kéo thép, đóng và sửa chữa tàu thủy cỡ vừa và các sản phẩm kim
khí. Phát triển các sản phẩm hóa dầu thị trường đang có nhu cầu lớn để thay thế
nguyên liệu nhập khẩu như: nguyên liệu nhựa, sợi dệt, phân bón và các loại hóa
chất cơ bản khác. Sản xuất các loại hóa chất từ nguồn khí đốt như: etylen,
propylen, metanol... là những sản phẩm cơ bản của ngành công nghiệp hóa dầu. Từ
các sản phẩm hóa dầu, tỉnh sẽ kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng một số nhà máy sản
xuất sản phẩm ở giai đoạn sau công nghiệp hóa dầu như: Bột nhựa PVC, PE, dầu
hóa dẻo, nguyên liệu cho ngành dệt, da dày,...
Dự báo năm
2010 GTSXCN đạt 320 tỷ đồng, năm 2015 đạt 680 tỷ đồng, năm 2020 đạt 1.190 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng tương ứng là 5,35%, 3,80% và 3,11%. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn
2006 - 2010 là 17,86%; giai đoạn 2010 - 2015 là 20,10% và giai đoạn 2015-2020
là 18,84%.
7. Công
nghiệp công nghệ cao
a) Định hướng
phát triển: Phát triển ngành trên cơ sở kêu gọi các
nhà đầu
tư ứng dụng
công nghệ tiên tiến, hiện đại tầm khu vực và thế giới, chú trọng sản xuất linh
kiện, phụ tùng. Khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về nguồn nhân lực, đội ngũ
nghiên cứu khoa học - công nghệ để phát triển ngành từ đa dạng sản phẩm tiến tới
xác định sản phẩm mũi nhọn. Từng bước tin học hóa mọi hoạt động xã hội, đưa Nghệ
An trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, tin học của vùng Bắc Trung bộ.
b) Mục tiêu
và phân kỳ thực hiện:
- Giai đoạn từ
nay đến năm 2015: Kêu gọi đầu tư để sản xuất các loại thiết bị điện, điện tử,
tin học, viễn thông và lắp ráp máy tính cá nhân, sản xuất vật liệu mới, thiết bị
tự động hóa, công nghệ sinh học... ở khu công nghiệp Nam Cấm, khu công nghiệp
nhỏ Hưng Tây. Dự báo năm 2010 GTSXCN đạt 150 tỷ đồng, năm 2015 đạt 850 tỷ đồng;
chiếm tỷ trọng tương ứng là 1,23%, 1,27%.
- Giai đoạn
2015-2020: Từng bước chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho phát triển ngành công nghiệp
công nghệ thông tin, điện tử viễn thông. Để đến năm 2020, công nghiệp công nghệ
cao trở thành ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, có hạ tầng hiện đại
và thu hút lao động có trình độ cao. Xây dựng và phát triển khu công nghiệp công
nghệ thông tin ở thành phố Vinh, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp phần cứng,
công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của
tỉnh, vùng, và hướng tới xuất khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 đạt
trên 1.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,9%.
8. Sản
xuất hóa chất
a) Định hướng
phát triển: Phát triển ngành công nghiệp hóa chất để
thoả mãn nhu cầu các loại phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng
công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, sau năm 2010 phát triển một số
hóa chất cơ bản khác như sôđa, chất tẩy rửa, các sản phẩm nhựa cao cấp, dược liệu
mới, các loại hóa mỹ phẩm, sản phẩm cao su kỹ thuật để phục vụ nhu cầu tiêu
dùng và các ngành công nghiệp khác.
b) Mục tiêu
và phân kỳ thực hiện: Phát huy các nguồn lực, các
nguồn nguyên liệu sẵn có trong tỉnh, mở rộng sản xuất các sản phẩm mới phục vụ
các ngành công nghiệp, nông nghiệp, chế biến thủy sản và nhu cầu dân dụng. Dự
báo năm 2010 GTSXCN đạt 174 tỷ đồng, năm 2015 đạt 330 tỷ đồng, năm 2020 đạt 642
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tương ứng là 1,44%, 1,05% và 0,84%. Tốc độ tăng trưởng
giai đoạn 2006 - 2010 là 29,45%; giai đoạn 2010 - 2015 là 13,59% và giai đoạn
2015-2020 là 14,25%.
II. Dự báo
hiệu quả từ việc phát triển ngành công nghiệp ưu tiên
Xác định đúng
danh mục ngành công nghiệp ưu tiên để tập trung phát triển sẽ tránh được sự dàn
trải trong đầu tư, khai thác những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, nếu thực hiện tốt
các định hướng nêu trên cùng với một chính sách khuyến khích hợp lý, sẽ đưa
ngành công nghiệp ưu tiên phát triển bền vững với tốc độ cao, tạo động lực thúc
đẩy các ngành khác phát triển. Có thể đánh giá sơ bộ hiệu quả tác động của từng
ngành như sau:
- Ngành công
nghiệp sợi may giải quyết có hiệu quả việc làm cho người lao động, góp phần tăng
giá trị kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh và trở thành trung tâm công nghiệp dệt may
của vùng Bắc Trung Bộ, đủ sức hoà nhập với công nghiệp dệt may cả nước và khu vực.
- Công nghiệp
chế biến nông -lâm -thủy sản khai thác tiềm năng về đất đai, lao động và tạo động
lực để phát triển ngành chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hàng hóa, tăng dần tỷ
trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh.
- Công nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng sẽ trở thành ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, sử
dụng hiệu quả tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng, cơ sở vật
chất kỹ thuật sẵn có và nguồn lao động dồi dào của địa phương và đáp ứng nhu cầu
xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh, tạo nguồn hàng vững chắc, ổn định, cung ứng
cho thị trường ngoài tỉnh và tham gia xuất khẩu nhất là xi măng, gạch ngói và
các chất phụ gia.
- Công nghiệp
khai thác và chế biến khoáng sản trở thành thế mạnh dựa trên lợi thế về tài
nguyên khoáng sản mà các địa phương khác không có. Tuy nhiên, hiện tại ngành
khai thác và chế biến khoáng sản nhìn chung còn yếu và mới chỉ dừng lại ở khâu
chế biến thô là chính, do vậy doanh thu xuất khẩu so với các ngành công nghiệp
khác của tỉnh thì lớn nhưng giá trị gia tăng thấp trong khi nguồn tài nguyên
khoáng sản ngày càng cạn kiệt. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến sâu
khoáng sản sẽ đem lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế của tỉnh.
- Đối với các
ngành công nghiệp: thủy điện, nhiệt điện, công nghiệp công nghệ cao phát triển
sẽ trở thành nòng cốt cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng
vững chắc để phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội và các ngành công nghiệp khác.
Đóng góp cụ thể
của ngành công nghiệp ưu tiên đến năm 2020 dự kiến qua một số chỉ tiêu trong bảng
tổng hợp sau (xem phụ lục I).
Phần thứ tư.
NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN TỈNH NGHỆ AN
I. Huy động
các nguồn lực phục vụ ngành công nghiệp ưu tiên
1. Phát
triển nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn
nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp,
trong những năm tới hướng đào tạo nhân lực của tỉnh sẽ phải tăng nhanh về cả
quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý. Ưu tiên đào tạo
trước mắt cho các ngành công nghiệp ưu tiên để có đội ngũ công nhân kỹ thuật,
nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các
phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đồng thời chú trọng đa dạng hóa các
loại hình đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Để đạt được mục tiêu, cần
làm tốt một số giải pháp cụ thể sau:
- Tiến hành khảo
sát nhu cầu lao động hàng năm đối với các ngành nghề nói chung và ngành công
nghiệp ưu tiên nói riêng để có kế hoạch tổ chức đào tạo phù hợp với yêu cầu thực
tế.
- Ngân sách hỗ
trợ các doanh nghiệp gửi cán bộ kỹ thuật và quản lý và công nhân đi đào tạo dài
hạn ở các cơ sở trong nước và nước ngoài theo các chính sách liên quan đến đào
tạo nghề của tỉnh đã ban hành.
- Tiếp tục thực
hiện và tăng mức hỗ trợ, đãi ngộ để thu hút nhân tài từ các trường đại học và
con em đang làm việc ở các địa phương khác về quê hương tạo nguồn nhân lực có
chất lượng cho các doanh nghiệp.
- Thường xuyên
nâng cao chất lượng đội ngũ những người lao động và quản lý, có chính sách phân
phối lợi ích hợp lý, tạo động lực và trách nhiệm trong lao động.
- Tổ chức hội
chợ việc làm hàng năm, thúc đẩy việc chuẩn hóa các cơ sở đào vtạo nghề, các trường
đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở
đào tạo trong tuyển dụng nhân lực, trích lập quỹ đào tạo tại các doanh nghiệp,...
2. Huy động
vốn đầu tư
Nhu cầu nguồn vốn
đầu tư phát triển ngành công nghiệp ưu tiên đến năm 2010 khoảng 24.600 tỷ đồng,
giai đoạn 2010-2015 khoảng 51.300 tỷ đồng, giai đoạn 2015-2020 khoảng trên
10.000 tỷ đồng (xem phụ lục II). Xác định rõ nguồn vốn đầu tư phát triển
ngành công nghiệp ưu tiên để kêu gọi thu hút đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp
lý và hiệu quả và có cơ chế chính sách phù hợp. Theo đó:
- Vốn ngân
sách tập trung đầu tư chủ yếu cho giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng,
phát triển nguồn nhân lực và đầu tư nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ. Tập
trung cao nguồn vốn NSNN đầu tư để đến năm 2010 hoàn thành các công trình hạ tầng
chủ yếu, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh nhằm thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư cho phát triển ngành công nghiệp ưu
tiên.
- Khuyến khích
các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tích lũy, vốn tín dụng để tập trung cho đầu
tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ.
- Tranh thủ hỗ
trợ từ Trung ương và các Bộ, ngành liên quan để giới thiệu cho tỉnh các dự án đầu
tư trên cơ sở xây dựng chi tiết các thông tin về dự án kêu gọi đầu tư nằm trong
danh mục công nghiệp ưu tiên từ nguồn vốn đầu tư của các Tổng Công ty, các Tập
đoàn kinh tế trong nước, nguồn vốn FDI. Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư
trong và ngoài nước để cung cấp đầy đủ thông tin về dự án và môi trường đầu tư
của tỉnh.
- Khuyến khích
các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn đang hoạt động trong các lĩnh vực ưu
tiên phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn phát triển và mở rộng sản
xuất theo Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ. Đây được xem
là kênh huy động vốn quan trọng trong đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh
nói chung và ngành ưu tiên nói riêng, đồng thời thúc đẩy thị trường vốn địa
phương trở nên sôi động, tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân.
Hỗ trợ miễn
phí để tổ chức phát hành công bố thông tin liên quan đến phát hành trái phiếu
trên các phương tiện thông tin, hình thành và phát triển các tổ chức tư vấn.
- Đẩy mạnh hoạt
động thuê, mua tài chính để huy động vốn, khuyến khích các tổ chức tài chính và
khách hàng tiềm năng tham gia hoạt động thuê mua tài chính và hình thành các
công ty. Tham gia thị trường chứng khóan đối với các doanh nghiệp trong tỉnh để
có điều kiện huy động thêm nguồn vốn dài hạn.
3. Giải
pháp về phát triển vùng nguyên liệu
Phát triển và ổn
định vùng nguyên liệu là nhân tố mang tính bền vững nhất là đối với ngành công
nghiệp ưu tiên thuộc lĩnh vực chế biến nông -lâm -thủy sản. Vì vậy, cần tạo mối
liên kết giữa nhà nước -doanh nghiệp -nông dân và nhà khoa học nhằm phát triển
mạnh mẽ lĩnh vực công nghiệp chế biến này để tận dụng những lợi thế đặc biệt của
tỉnh và điều hòa lợi ích hợp lý giữa các phía. Theo đó:
- Tiến hành rà
soát quy hoạch, vận dụng các chủ trương của Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp tổ
chức sản xuất. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình khai thác,
phát triển vùng sản xuất nguyên liệu tập trung. Xây dựng vùng nguyên liệu (giấy,
dứa, mía, chè, súc sản, thủy sản...) phục vụ ngành công nghiệp chế biến nông
-lâm -thủy sản, thực phẩm để cung cấp nguyên liệu có chất lượng tốt, số lượng lớn.
- Các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông -lâm -thủy sản cung cấp đầy đủ
thông tin đầu tư, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, nghiên cứu nhu cầu và mở rộng
thị trường. Doanh nghiệp nên ứng trước vốn theo tỷ lệ hợp lý cho người nông dân
mua cây, con giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp,...
- Nhà khoa học
cung cấp kỹ năng, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ
thuật cho người nông dân.
- Nông dân đầu
tư một phần vốn để sản xuất, tiếp nhận các thiết bị kỹ thuật vào sản xuất, gắn
sản xuất với thị trường, mua cổ phần của các doanh nghiệp kinh doanh và tiêu thụ
sản phẩm của mình để tham gia quản lý công ty, trình bày những nguyện vọng, khó
khăn trong sản xuất nông nghiệp để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh phương án
kinh doanh thích hợp.
4. Huy động
các nguồn vốn ODA, phát hành trái phiếu,... để tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống
hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế Đông Nam, các KCN tập trung, KCN nhỏ tạo điều kiện thuận lợi về nhu cầu mặt bằng sản xuất kinh doanh cho
các doanh nghiệp trên cơ sở tập trung khai thác có hiệu quả các nguồn vốn bằng
việc đa dạng hóa hình thức đầu tư xây dựng, trong đó ưu tiên kêu gọi các nhà đầu
tư trong và ngoài nước, trong tỉnh đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng và được
hưởng các ưu đãi đầu tư theo quyết định của UBND tỉnh ban hành. Ngân sách tỉnh
và Trung ương tập trung hỗ trợ cho công tác bồi thường GPMB và xây dựng một số
công trình hạ tầng cơ bản như: điện, nước, đường giao thông trục chính. Sau
giai đoạn hoàn chỉnh hạ tầng, cần thực hiện các điều kiện về dịch vụ thông tin
liên lạc, hải quan, an ninh, nhà ở,...
II. Giải
pháp về cơ chế chính sách
1. Các
chính sách chung
- Về đất đai:
Các dự án được ưu tiên lựa chọn vị trí, bố trí đủ diện tích sử dụng đất để làm
mặt bằng sản xuất kinh doanh trong các KCN, KCN nhỏ, khu kinh tế của tỉnh với
giá thấp nhất và thời gian thuê đất dài nhất theo quy định của Luật Đất đai.
- Về xúc tiến
thương mại: ưu tiên đưa vào chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu
hàng năm đối với các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp ưu tiên.
Hỗ trợ kinh
phí từ nguồn Quỹ khuyến công của tỉnh để các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn
về chất lượng sản phẩm khi tham gia các hiệp hội ngành hàng, tham gia hội chợ
triển lãm trong nước và quốc tế. Giới thiệu miễn phí về doanh nghiệp và sản phẩm
trên một số phương tiện truyền thông, cổng thông tin điện tử của tỉnh.
Hỗ trợ chi phí
để khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, dành mức ưu đãi cao nhất
cho các sản phẩm xuất khẩu chế biến sâu, các sản phẩm chất lượng cao từ những
ngành ưu tiên và mũi nhọn của tỉnh.
- Về hoạt động
nghiên cứu, triển khai: Ngoài những hỗ trợ tối đa từ ngân sách Trung ương theo
quy định hiện hành để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên cứu, triển
khai như: hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ, nghiên cứu ứng dụng công nghệ,
thiết bị hiện đại thì ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 50% chi phí đối với dự án sản xuất
thử nghiệm (chi phí về nguyên vật liệu chạy thử, phụ liệu,...) nhằm hoàn thiện
công nghệ thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất quy mô công
nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn
về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ
cho các doanh nghiệp tham khảo và quyết định, tạo lập và phát triển thị trường
công nghệ thông qua việc tổ chức các hội chợ công nghệ, thiết bị trên địa bàn tỉnh
để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và lựa chọn.
2. Những
chính sách cụ thể
Các dự án đầu
tư thuộc ngành công nghiệp ưu tiên được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Quyết
định số 101/2007/QĐ-UBND ngày 06/9/2007 của UBND tỉnh, Các dự án đầu tư thuộc
ngành công nghiệp ưu tiên được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo Quyết định
số 101/2007/QĐ-UBND ngày 06/9/2007 của UBND tỉnh và các quy định tại Thông tư số
03/2008/TT-BCT ngày 14/3/2008 của Bộ Công Thương.
3. Chỉ đạo,
điều hành thực hiện cơ chế chính sách
Nếu trong cùng
thời điểm có nhiều dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh trong lúc nguồn vốn ưu đãi đầu
tư từ ngân sách tỉnh không có khả năng để đáp ứng đầy đủ thì những dự án thuộc
danh mục ngành công nghiệp ưu tiên được ưu tiên bố trí nguồn vốn hỗ trợ trước.
III. Đẩy mạnh
công tác cải cách hành chính
1. Tiếp tục thực
hiện và vận hành cơ chế "một cửa" tại các cơ quan quản lý nhà nước.
Rà soát, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
vào hoạt động quản lý nhà nước tại các bộ phận này. Nghiên cứu và xây dựng cơ
chế tự chủ tài chính và biên chế trong hoạt động theo quy định để gắn trách nhiệm
cụ thể cho từng cá nhân. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, công tác cán bộ
cho bộ phận "một cửa" ở Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện,
thành, thị.
2. Cải cách
hành chính trong lĩnh vực thu nộp thuế của các doanh nghiệp, đây là một trong
những biện pháp mang tính chiến lược, có thể đáp ứng yêu cầu của hệ thống quản
lý thuế hiện đại theo hướng doanh nghiệp tự kê khai -tự nộp thuế. Tăng cường
công tác tuyên truyền hỗ trợ công tác nộp thuế cho doanh nghiệp thông qua các
hình thức hướng dẫn (trực tiếp, bằng văn bản, điện thoại, Internet, đối thoại
trực tiếp với doanh nghiệp,..). Nghiên cứu và bổ sung phương pháp thu nộp thuế
để giảm thiểu các thủ tục và thời gian đi lại cho các doanh nghiệp.
3. Đơn giản và
công khai hóa các quy định của Nhà nước trong các lĩnh vực: thẩm định, cấp phép
đầu tư, cấp phép kinh doanh, thủ tục thuê đất, các thủ tục liên quan đến xuất
nhập khẩu hàng hóa,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và
tăng cường sự giám sát của doanh nghiệp, công dân trong quá trình thực thi công
vụ đối với công chức và các cơ quan liên quan.
IV. Giải
pháp về thị trường
1. Phát triển
thị trường trong tỉnh gắn với thị trường ngoài tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh việc
xúc tiến thị trường xuất khẩu: Đối với các sản phẩm đã có thị trường thì cần giữ
vững và mở rộng thêm thị trường mới, đối với sản phẩm chưa có thị trường cần
tích cực tìm kiếm và phối hợp nhiều hình thức như quảng cáo, tham gia hội chợ,
xây dựng trang thông tin doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật thông tin tại cổng
giao dịch thông tin của tỉnh để các doanh nghiệp tiếp cận được những cơ chế
chính sách ưu đãi của tỉnh. Coi trọng và đáp ứng tốt thị trường nội tỉnh.
2. Tổ chức các
đoàn khảo sát nghiên cứu thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp. Tư vấn và phối
hợp với các doanh nghiệp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm
tháo gỡ những rào cản và góp phần giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.
V. Giải
pháp về công nghệ và chất lượng
1. Ngành công
nghiệp ưu tiên là đầu tàu phát triển kinh tế của tỉnh do đó việc lựa chọn công
nghệ thiết bị hiện đại là ưu tiên hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt
động, tiến hành hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng
hóa trên thị trường trong và ngoài nước. Đối với các dự án đầu tư mới khi nhập
công nghệ thiết bị từ nước ngoài cần cân nhắc áp dụng công nghệ phù hợp với từng
giai đoạn phát triển, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu.
2. Đẩy mạnh ứng
dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
không ngừng tích lũy để tiếp tục tái sản xuất mở rộng. Tập trung đổi mới công
nghệ và đưa nghiên cứu khoa học vào phục vụ sản xuất trước hết là các ngành
công nghiệp có thế mạnh của địa phương như khai thác và chế biến khoáng sản, chế
biến nông lâm thủy hải sản, thực phẩm, sản xuất VLXD,... Ưu tiên cho các doanh
nghiệp có nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ.
3. Tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để đầu tư đổi mới công nghệ, khấu hao nhanh
tài sản. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển khoa
học -công nghệ, đồng thời khuyến khích việc thành lập quỹ này tại các doanh
nghiệp, hình thành các đơn vị tư vấn chuyển giao công nghệ.
4. Chú trọng
các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm như tăng cường liên kết với các
ngành liên quan đến cung cấp yếu tố đầu vào (nông nghiệp, khai thác khoáng sản,
VLXD,...) để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm chế biến. Tăng cường công tác kiểm
tra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn
thực phẩm,... Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế và làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
Phần thứ năm.
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Công bố rộng
rãi danh mục ngành công nghiệp ưu tiên thông qua tổ chức hội nghị tư vấn xúc tiến
đầu tư phát triển công nghiệp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các phương tiện
thông tin đại chúng.
2. Sở Công
thương chủ trì phối hợp với các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Xây dựng và ngành liên quan lập báo cáo đầu tư các dự án trọng điểm
làm cơ sở vận động kêu gọi đầu tư. Trước mắt tập trung các dự án nằm trong kế
hoạch 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Lập danh sách
các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp ưu tiên trình UBND tỉnh phê
duyệt làm cơ sở cho các hoạt động hỗ trợ.
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch xúc tiến
đầu tư hàng năm, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư và làm việc với các nhà đầu
tư trong nước và nước ngoài.
4. Sở Tài
chính căn cứ danh mục ngành công nghiệp ưu tiên được phê duyệt bố trí đủ vốn
theo tiến độ từng thời kỳ để hỗ trợ cho các dự án.
5. Các Sở,
ngành là thành viên Ban Chỉ đạo 06 căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công
theo quy chế hoạt động để triển khai thực hiện đề án.
6. Các Sở,
ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành, thị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ
thực hiện tốt công tác cải cách hành chính giải quyết kịp thời các vướng mắc và
kiến nghị của doanh nghiệp nhà đầu tư theo thẩm quyền./.