BỘ Y TẾ
THANH TRA BỘ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 31/KL-TTrB
|
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2016
|
KẾT LUẬN THANH TRA
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN, XÃ HỘI HÓA Y TẾ, VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH LÀO CAI
Thực hiện Quyết định số 218/QĐ-TTrB
ngày 10/11/2015 của Chánh Thanh tra Bộ Y tế về việc thanh tra công tác quản lý
nhà nước về hành nghề y tư nhân, xã hội hóa y tế, việc thực hiện chính sách
pháp luật bảo hiểm y tế của Sở Y tế tỉnh Lào Cai.
Từ ngày 18/11/2015 đến ngày
03/12/2015 Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tại Sở Y tế tỉnh Lào Cai, địa
chỉ khối 5 đường Chiềng On, phường Bình Minh, thành phố
Lào Cai. Ngày 30/12/2015 Đoàn kết thúc thanh tra tại Sở Y tế
Lào Cai.
Xét Báo cáo kết quả thanh tra ngày
15/01/2016 của Trưởng đoàn thanh tra, ý kiến giải trình của cơ quan, tổ chức,
cá nhân là đối tượng thanh tra.
Chánh Thanh tra Bộ Y tế kết luận như
sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Lào Cai là tỉnh miền núi, phía Bắc
giáp nước CHND Trung Hoa, với đường biên giới dài 183,4 km, phía Đông giáp tỉnh
Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Địa hình đồi
núi phức tạp và bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, đường giao thông liên huyện,
liên xã đi lại còn khó khăn. Dân số toàn tỉnh khoảng trên 60 vạn người, với 25
dân tộc sinh sống, đời sống nhân dân, phát triển kinh tế trong tỉnh còn khó
khăn, hạn chế. Cấp hành chính được chia thành 8 huyện (có 03 huyện nghèo hưởng
chính sách theo Quyết định 30A của Chính phủ) và 01 thành phố nằm tiếp giáp
biên giới, với 164 xã, phường, thị trấn.
Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai
1. Các đơn vị y tế tuyến tỉnh
- Cơ quan quản lý nhà nước: Sở Y tế,
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, Chi cục An toàn vệ sinh Thực phẩm;
- Các đơn vị sự
nghiệp làm công tác điều trị (tổng số 2.275 giường bệnh/toàn
tỉnh) trong đó 1.000 giường bệnh tuyến tỉnh: 01 bệnh viện đa khoa tỉnh, 04 bệnh
viện chuyên khoa gồm: Sản-Nhi; Nội tiết; Y học cổ truyền; Phục hồi chức năng;
- Các đơn vị sự nghiệp làm công tác dự
phòng và chuyên môn kỹ thuật gồm 9 trung tâm: Y tế dự
phòng; Phòng chống sốt rét & Ký sinh trùng côn trùng; Sức khỏe sinh sản;
Giám định y khoa; Pháp y; Kiểm nghiệm; Truyền thông giáo dục sức khỏe; Phòng chống
HIV/AIDS; Kiểm dịch y tế Quốc tế.
2. Các đơn vị y tế tuyến huyện,
xã
- Cơ quan quản lý nhà nước: Phòng Y tế
9/9 huyện, thành phố.
- Các đơn vị sự nghiệp làm công tác
điều trị: 8 bệnh viện đa khoa huyện và 01 Trung tâm y tế thành phố có giường bệnh
và các phòng khám đa khoa khu vực tổng số 1.275 giường bệnh.
- Các đơn vị sự nghiệp làm công tác dự
phòng và chuyên môn kỹ thuật gồm: 09 Trung tâm Y tế huyện, thành phố; 09 Trung
tâm Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình huyện, thành phố là đơn vị trực thuộc Chi cục
Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình. Có 03 trung tâm VSATTP là đơn vị trực thuộc Chi
cục An toàn vệ sinh Thực phẩm huyện Bảo Thắng, Sa Pa, thành phố Lào Cai;
- Trạm Y tế xã/phường/thị trấn:
164/164 xã/phường/thị trấn do Phòng y tế huyện, thành phố quản
lý; từ tháng 7/2015 đến nay Trạm Y tế được bàn giao cho Trung tâm Y tế huyện trực
tiếp quản lý.
3. Hệ thống y tế tư nhân
Tổng số cơ sở hành nghề khám chữa bệnh
65, trong đó:
- Bệnh viện tư nhân 01 (bệnh viện đa
khoa Hưng Thịnh);
- Phòng khám đa khoa: 04 (đình chỉ hoạt
động 01);
- Phòng khám chuyên khoa: 47 cơ sở;
- Cơ sở dịch vụ y tế: 03 (Dịch vụ cấp
cứu vận chuyển người bệnh, kính thuốc, trồng răng gia truyền).
- Phòng chẩn trị YHCT: 10
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA, XÁC MINH
1. Công tác quản lý nhà nước của
Sở Y tế về hành nghề y tư nhân
1.1. Tổ chức bộ máy:
Sở Y tế tỉnh Lào Cai chưa thành lập
phòng Quản lý hành nghề, việc thực hiện quản lý nhà nước về hành nghề y tư
nhân, cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề y tư
nhân và cấp giấy phép hoạt động cho
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do phòng Nghiệp vụ y thực hiện.
1.1.2. Ban hành các văn bản chỉ đạo:
Các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh:
Trong những năm qua, Sở Y tế đã tham
mưu cho UBND tỉnh ban hành một số văn bản chỉ đạo, quản lý nhà nước, thủ tục
hành chính về y tế trong đó có hành nghề y tư nhân:
- Năm 2013 ban hành 03 văn bản:
+ Công văn số 3186/UBND-VX ngày
26/8/2013 về việc tăng cường công tác quản lý y tế trên địa bàn;
+ Công văn số 4239/UBND-VX ngày
31/10/2013 về việc tăng cường công tác kiểm tra hoạt động hành nghề y tư nhân
trên địa bàn;
+ Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày
18/4/2013 về việc công bố 33 thủ tục hành chính được sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Lào Cai;
- Năm 2014 ban hành 04 văn bản:
+ Công văn số 284/UBND-VX ngày
22/10/2014 của UBND tỉnh về việc công tác kiểm tra, cấp phép các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh;
+ Công văn số 520/UBND-VX ngày
20/02/2014 của UBND tỉnh về việc cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hành nghề
trên địa bàn tỉnh;
+ Công văn số 2553/UBND-VX ngày
7/7/2014 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép
hành nghề khám chữa bệnh đảm bảo tiến độ quy định;
+ Kế hoạch số
26/KH-HĐND ngày 28/8/2014 của ban văn hóa xã hội HĐND tỉnh về việc
quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tư nhân và quản lý thuốc, vật tư y tế
trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Các văn bản chỉ đạo của Sở Y tế:
Sở Y tế ban hành nhiều văn bản chỉ đạo,
quản lý về hành nghề y tư nhân, Quyết định thành lập Hội đồng, Tổ thư ký xét cấp
chứng chỉ hành nghề, Tổ thẩm định cấp phép cho các cơ sở hành nghề y tư nhân
(HNYTN) theo quy định của pháp luật:
a) Sở Y tế có Quyết định thành lập Hội
đồng tư vấn cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh (CCHN); Thành lập
Tổ thư ký thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Quyết định thành lập Đoàn thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
* Hội đồng tư vấn cấp, cấp lại chứng
chỉ hành nghề khám chữa bệnh: được thành lập theo Quyết định số 107/QĐ-SYT ngày
23/3/2012 của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lào Cai.
* Tổ thư ký thẩm định hồ sơ cấp, cấp
lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: được thành lập theo Quyết định số
106/QĐ-SYT ngày 23/3/2012, Quyết định kiện toàn số 152/QĐ-SYT
ngày 23/4/2015 của Sở Y tế tỉnh Lào Cai.
* Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở Y tế theo Quyết
định 601/QĐ-SYT ngày 26/6/2013.
* Đoàn thẩm định cấp giấy phép hoạt động
đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Sở Y tế tỉnh Lào Cai thành lập theo từng cơ sở cụ thể.
b) Thực hiện công tác tập huấn, tuyên
truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các đơn vị trong ngành, các cơ sở
hành nghề y tư nhân trên toàn tỉnh.
- Từ 01/01/2013, Sở Y tế đã tổ chức
02 lớp tập huấn hướng dẫn về thủ tục hồ sơ đề nghị cấp CCHN và GPHĐ cho cán bộ
đại diện các bệnh viện, trung tâm y tế thành phố và phòng y tế các huyện, thành
phố.
- Tổ chức 01 lớp hướng dẫn về thủ tục
đề nghị cấp CCHN và GPHĐ cũng như triển khai các văn bản về khám bệnh, chữa bệnh
cho các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn tỉnh;
- Năm 2014, Sở Y tế đã tổ chức 01 lớp
tập huấn cho 13 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và TTYT thành phố về sử dụng hệ thống
quản lý đăng ký cấp CCHN khám bệnh, chữa bệnh;
1.1.3. Công tác cấp chứng chỉ hành
nghề và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:
Đoàn đã kiểm tra 64 hồ sơ cấp giấy phép
hoạt động, 50 hồ sơ cấp CCHN (các hồ sơ được lấy ngẫu nhiên) tại phòng Nghiệp vụ
y, Đoàn có nhận xét như sau:
* Những mặt làm được:
Sở Y tế tỉnh Lào Cai đã thực hiện Quy
trình cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề khám, chữa bệnh và Quy trình
cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên tắc “một cửa”. Phòng Nghiệp vụ y thực hiện việc cấp
phép cho người hành nghề khám, bệnh chữa bệnh và cấp giấy phép hoạt động cho cơ
sở khám, bệnh chữa bệnh theo các quy trình được giám đốc Sở Y tế ký ban hành.
Việc quản lý đã từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện cho các cơ sở thực hiện
đúng quy định của pháp luật.
- Thời gian từ khi nhận hồ sơ xin cấp
Chứng chỉ hành nghề và Giấy phép hoạt động đến khi cấp là: 45 ngày đối với hồ
sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; 75 ngày đối với hồ sơ
đề nghị cấp Giấy phép hoạt động. Các trường hợp không cấp, cấp lại đều được
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì bộ phận một cửa sẽ hướng dẫn cho khách hàng để hoàn chỉnh hồ
sơ.
- Gửi thông báo cho UBND tỉnh, huyện
thuộc tỉnh danh sách các cơ sở KCB đã được cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy
phép hoạt động, đăng tải cổng thông tin điện tử Sở Y tế.
- Hồ sơ được giữ tại Phòng Nghiệp vụ
y và được lưu tại phòng lưu trữ hồ sơ của Sở Y tế. Các hồ sơ được bảo quản theo
quy định.
- Danh mục hồ sơ xin cấp CCHN khám,
chữa bệnh và GPHĐ được quản lý bằng phần mềm do Bộ Y tế triển khai.
- Biên bản thẩm định sử dụng theo mẫu
thống nhất của Sở Y tế, được ghi chép rất cụ thể và chi tiết. Biên bản thẩm định
được lưu kèm bản nhận xét của từng thành viên trong đoàn thẩm định. Trang thiết
bị của cơ sở hành nghề y tư nhân được viện Trang Thiết bị & Công trình y tế
- Bộ Y tế kiểm tra và có biên bản lưu hồ sơ. Hồ sơ máy có đủ giấy chứng nhận
nguồn gốc xuất xứ (CO), giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
(CQ), có bản sao tờ khai hải quan, hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao và nghiệm
thu.
Theo báo cáo của Sở Y tế đến nay Sở Y
tế đã cấp 160 chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề y tư nhân, cấp 64 giấy
phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
Cụ thể số lượng cấp phép từ 2012 đến
nay như sau:
|
Chứng
chỉ hành nghề
|
Giấy
phép hoạt động
|
+ Năm 2012
|
58
|
0
|
+ Năm 2013
|
43
|
4
|
+ Năm 2014
|
8
|
33
|
+ 09 tháng 2015
|
51
|
27
|
* Những tồn tại:
- Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động
cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
+ Hồ sơ lưu được sắp xếp riêng từng
cơ sở, nhưng các tài liệu trong hồ sơ sắp xếp không theo trình tự nhất định. Hồ
sơ chưa được đánh số lưu trữ nên khó tìm để tra cứu. 20/30 hồ sơ đã kiểm tra
không có phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời gian từ khi nhận hồ
sơ đến khi cấp phép một số hồ sơ chậm so với thời gian được ban hành trong quy
trình đã được Sở Y tế phê duyệt.
+ Có hồ sơ thiếu bản mô tả phòng khám
và danh mục kỹ thuật cơ sở đề nghị để thẩm định.
+ Một số hồ sơ không lưu bằng cấp
chuyên môn của người phụ trách chuyên môn kỹ thuật của từng khoa.
+ Một số hồ sơ không lưu Giấy phép hoạt
động (Hồ sơ: 8-13; 2-15; Phòng khám nội thông thường không có mã số).
+ Tất cả các hồ sơ đều không lưu giấy
xác nhận thời gian hành nghề đủ 54 tháng đối với bác sỹ phụ trách chuyên môn kỹ
thuật của phòng khám chuyên khoa hoặc của các phòng khám chuyên khoa thuộc
Phòng khám đa khoa theo quy định.
- Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
+ 20/20 hồ sơ đã kiểm tra không có
phiếu tiếp nhận hồ sơ vì vậy không kiểm soát được thời gian nhận hồ sơ và trả kết
quả chứng chỉ hành nghề.
+ Hồ sơ số 883: Phạm vi hoạt động
chuyên môn là chẩn đoán hình ảnh nhưng không lưu bằng cấp chuyên môn liên quan
đến chẩn đoán hình ảnh.
*Những khó khăn:
Một số quy định của Luật Khám bệnh,
chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật
còn chưa đồng nhất (Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định không có đối tượng Nha
công được cấp chứng chỉ hành nghề, Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của
Bộ Y tế lại có loại hình hoạt động với đối tượng Nha công).
Đối với các cơ sở hành nghề dịch vụ
xoa bóp theo Thông tư số 11/2001/TT-BYT ngày 06/6/2001 của Bộ Y tế về hướng dẫn
điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp, hiện nay Thông tư này đã hết hiệu lực
nhưng vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế đối với loại hình hành nghề dịch vụ xoa
bóp. Các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ chưa có hướng dẫn cấp phép.
Sở Y tế chưa có phòng quản lý hành
nghề, chỉ có 01 cán bộ kiêm nhiệm việc tiếp nhận, xem xét các thành phần hồ sơ
đề nghị cấp chứng chỉ để đưa ra Tổ thư ký thẩm định nên
nhiều khi việc cấp phép còn chậm tiến độ theo quy định.
1.1.4.
Các hoạt động về chức năng quản lý nhà nước về công
tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính,
xử lý sau thanh tra về hành nghề y tư nhân
- Sở Y tế đã ban hành 03 văn bản chỉ
đạo:
+ Công văn số 1357/SYT-NVY ngày
22/12/2014 về chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
+ Công văn số 1137/SYT-TTr ngày
30/10/2015 về tăng cường chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước đối với cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn.
+ Công văn số 1136/SYT-TTr ngày
30/10/2015 về kiểm tra, giám sát, xử lý người hành nghề y tư nhân trái quy định
của pháp luật.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra:
+ Năm 2014: Thực hiện 47 cuộc thanh tra, kiểm tra, tổng số: 660 cơ sở; trong đó thực
hiện 01 cuộc kiểm tra hành nghề y tư nhân: 24 cơ sở.
Nhận xét về kiểm tra hành nghề y tư nhân: Một số cơ sở được kiểm tra cơ bản đã
triển khai thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh; các quy định
về quy chế chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.
Đoàn kiểm tra đã yêu cầu 15 cơ sở tạm
dừng hoạt động (chủ yếu là cơ sở trồng răng, chăm sóc răng miệng) do chưa có
Bác sỹ phụ trách chuyên môn.
+ Năm 2015: Thực hiện 26 cuộc thanh tra, kiểm tra, tổng số: 406 cơ sở; Trong đó thực hiện 01 cuộc thanh tra hành nghề y tư nhân: 34 cơ sở
Nhận xét về thanh tra hành nghề y tư nhân: Các cơ sở được thanh tra đã triển
khai thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh; các quy định về quy chế chuyên môn
theo quy định của Bộ Y tế; đa số các cơ
sở không vi phạm quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Một số tồn tại: Biển hiệu nội dung ghi chưa đầy đủ so với giấy phép hoạt động; chưa
công khai tên người hành nghề theo quy định; hộp thuốc chống sốc thiếu danh mục,
thiếu thuốc theo quy định; xử lý rác thải y tế chưa đầy đủ theo quy định...
2. Việc thực hiện
những quy định của pháp luật tại một số cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn
tỉnh
Đoàn thanh tra tại 03 cơ sở y tế tư
nhân:
- Phòng khám đa khoa Hồng Hà, địa chỉ
thôn Vàng 1, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai;
- Phòng khám đa khoa Tâm Phúc, địa chỉ
số nhà 495A đường Hoàng Liên, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai;
- Phòng khám nha khoa Phương Anh, địa
chỉ số nhà 126 đường Hoàng Liên, phường Cốc lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào
Cai;
2.1. Phòng khám đa khoa Hồng Hà:
2.1.1. Khái quát chung:
Phòng khám đa khoa Hồng Hà thuộc Công
ty TNHH một thành viên Tiến và Tường, hoạt động từ 6/2015, có tổng số 10 nhân
viên trong đó có 5 bác sỹ, 01 cử nhân xét nghiệm, 01 kỹ thuật viên xét nghiệm,
01 dược sỹ, 01 Điều dưỡng, 1 nhân viên khác, (3 y sỹ đang học việc).
Phòng khám có cơ sở đảm bảo diện tích
theo quy định, phòng khám bao gồm 01 tòa nhà 02 tầng với tổng diện tích sử dụng 500 m2; Có 03 chuyên khoa (phòng khám
ngoại, phòng khám sản, phòng khám nội - nhi, 02 phòng chẩn đoán hình ảnh (phòng
siêu âm, phòng chụp Xquang). Phòng khám có một số máy móc trang thiết bị
Xquang, siêu âm, xét nghiệm,...phục vụ cho thăm khám lâm
sàng và cận lâm sàng.
2.1.2. Hồ sơ pháp lý:
Phòng khám có Giấy phép hoạt động số
52/LCA-GPHĐ ngày 08/5/2015 của Sở Y tế tỉnh Lào Cai cấp;
Phòng khám xuất trình Quyết định số
190/QĐ-SYT ngày 8/05/2015 của Sở Y tế tỉnh Lào Cai về việc cấp giấy phép hoạt động
đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đợt IV năm 2015, có phê duyệt phạm vi hoạt động
chuyên môn kèm theo.
Người phụ trách chuyên môn kỹ thuật của
phòng khám là bác sĩ Phạm Tiến Dũng, có chứng chỉ hành nghề số 000004/LCA-CCHN
do Sở Y tế tỉnh Lào Cai cấp ngày 10/8/2012 với phạm vi hoạt động chuyên môn:
Chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.
Phạm vi hoạt động chuyên môn:
- Theo Quyết định số 190/QĐ-SYT ngày 8/05/2015 của Sở Y tế tỉnh Lào Cai về việc cấp giấy
phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đợt IV năm 2015, phê duyệt
danh mục kỹ thuật chuyên môn gồm 22 kỹ thuật.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
công ty TNHH một thành viên số: 5300624689 đăng ký lần đầu ngày 30/8/2012;
2.1.3. Hồ sơ quản lý lao động:
- Tại thời điểm thanh tra, phòng khám
xuất trình được hồ sơ quản lý lao động của tất cả nhân
viên đang làm việc tại phòng khám và hồ sơ của các bác sỹ phụ trách từng chuyên
khoa.
2.1.4. Thực hiện quy chế chuyên
môn trong khám, chữa bệnh:
- Phòng khám có biển hiệu, bảng giá dịch
vụ khám, chữa bệnh được niêm yết công khai, có sổ sách ghi chép, theo dõi bệnh
nhân đến khám, chữa bệnh theo quy định.
- Có phòng cấp cứu và một số trang
thiết bị, thuốc để phục vụ cho việc cấp cứu theo quy định nhưng chưa đầy đủ
như: thiếu bình ô xy, dụng cụ bóp bóng, nẹp. Hộp chống shock phản vệ có đủ cơ số
thuốc theo quy định, thuốc còn hạn sử dụng. Tủ thuốc cấp cứu có danh mục thuốc
cấp cứu được Giám đốc phê duyệt nhưng một số thuốc theo danh mục thiếu về số lượng
(Solumedrol thiếu 3 ống, adrenalin thiếu 03 ống).
- Tại thời điểm thanh tra cử nhân phụ
trách chuyên môn Phòng xét nghiệm không có mặt, sắp xếp dụng cụ, thiết bị trong
phòng còn chưa hợp lý.
- Phòng khám đã tiến hành phân loại
rác thải y tế ngay tại các phòng, có trang bị túi nilon với màu sắc theo quy định.
- Phòng khám ký Hợp đồng vận chuyển
và xử lý chất thải rắn y tế số 02/2014/HĐTN-XLCT ngày 19/12/2014 với Bệnh viện
Đa khoa Bảo Thắng.
- Giấy phép số 02/GP-SKHCN ngày
06/1/2015 Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Sử dụng thiết bị XQ chẩn đoán y
tế) của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai.
- Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ
môi trường số: 2652/UBND-XN ngày 31/12/2014 của UBND huyện Bảo Thắng.
2.2. Phòng khám đa khoa Tâm Phúc:
2.2.1. Khái quát chung:
Phòng khám Đa khoa Tâm Phúc hoạt động
từ 12/2005, tổng số nhân viên ban đầu 7 trong đó có 3 bác
sỹ, 2 kỹ thuật viên, 2 điều dưỡng. Đến nay tổng số nhân
viên có 18 người, trong đó có 9 bác sỹ (3 BS làm việc thường xuyên, 6 BS làm việc
bán thời gian), 01 kỹ thuật viên, 2 nữ hộ sinh trung học, 3 Điều dưỡng, 3 nhân
viên khác.
Phòng khám có cơ sở đảm bảo diện tích
theo quy định, Phòng khám bao gồm 02 khối nhà 02 tầng với diện tích mặt bằng
300m2, diện tích sử dụng 600 m2; Phòng khám Đa khoa Tâm
phúc gồm có phòng khám Nội, phòng khám Nhi, phòng Siêu âm,
phòng Xquang, phòng xét nghiệm, phòng nội soi Tai-Mũi-Họng. Phòng khám có một số máy móc trang thiết bị Xquang, siêu âm, xét nghiệm,
máy nội soi... phục vụ cho thăm khám
lâm sàng và cận lâm sàng.
2.2.2. Hồ sơ pháp lý
- Phòng khám có giấy phép hoạt động số:
28/LCA-GPHĐ của Sở Y tế tỉnh Lào Cai cấp ngày 15/12/2014, hình thức tổ chức:
Phòng khám đa khoa. Phạm vi hoạt động chuyên môn: Khám, chữa bệnh nội khoa, nhi
khoa, Tai - Mũi - Họng, siêu âm, Xquang, Xét nghiệm.
Phòng khám có xuất trình Danh mục kỹ
thuật chuyên môn của phòng khám Đa khoa Tâm Phúc kèm theo giấy phép hoạt động số:
28/28/LCA-GPHĐ của Sở Y tế tỉnh Lào Cai gồm 22 danh mục kỹ thuật chuyên môn.
Người phụ trách chuyên môn kỹ thuật của
phòng khám là bác sỹ Đinh Thị Sửu, có chứng chỉ hành nghề số 000008/LCA-CCHN do Sở Y tế tỉnh Lào Cai cấp ngày 10/8/2012 với phạm vi
hoạt động chuyên môn: Khám chữa bệnh nội khoa thông thường.
- Phòng khám chưa xuất trình được
biên bản thẩm định để cấp phép hoạt động.
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh
doanh số: 12.A8.009.029/HKD đăng ký lần đầu ngày 30/8/2011; Đăng ký thay đổi lần
thứ nhất ngày 01/7/2015;
2.2.3. Hồ sơ quản lý lao động:
- Tại thời điểm thanh tra phòng khám
xuất trình đủ 18 hồ sơ quản ký lao động của tất cả nhân viên đang làm việc tại
phòng khám. Hồ sơ có đủ chứng chỉ hành nghề.
- Phòng khám đã thực hiện việc đóng bảo
hiểm cho nhân viên;
2.2.4. Thực hiện quy chế chuyên
môn trong khám chữa bệnh:
- Phòng khám có biển hiệu, bảng giá dịch
vụ khám, chữa bệnh được niêm yết công khai, có sổ sách ghi chép, theo dõi bệnh
nhân đến khám, chữa bệnh theo quy định.
- Có phòng cấp cứu và một số trang
thiết bị, thuốc để phục vụ cho việc cấp cứu theo quy định. Hộp chống shock phản
vệ có đủ cơ số thuốc theo quy định, thuốc còn hạn. Tủ thuốc cấp cứu có danh mục
thuốc cấp cứu được Giám đốc phê duyệt, có đủ thuốc theo danh mục.
- Tại thời điểm thanh tra, phòng X
quang, bác sỹ phụ trách không có mặt.
- Phòng khám đã tiến hành phân loại
rác thải y tế ngay tại các phòng, có trang bị túi nilon với màu sắc theo quy định.
- Phòng khám ký Biên bản thỏa thuận về
việc xử lý rác thải y tế cho Phòng khám tư nhân Đa khoa Tâm Phúc số 495A Hoàng
Liên, thành phố Lào Cai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.
- Giấy phép số 16/GP-SKHCN ngày
18/08/2013 Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Sử dụng thiết bị XQ chẩn đoán
y tế) của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai.
- Phòng khám xuất trình thông báo số
21/TB-UBND ngày 7/03/2012 của UBND thành phố Lào Cai về việc chấp nhận đăng ký
bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở phòng khám đa khoa tư nhân Tâm phúc.
2.3. Phòng khám nha khoa Phương
Anh:
2.3.1. Hồ sơ pháp lý
- Phòng khám Nha khoa Phương Anh có
Giấy phép hoạt động số 47/LCA-GPHĐ ngày 02/4/2015 do Sở Y tế tỉnh Lào Cai cấp;
Phạm vi hoạt động chuyên môn: Khám, chữa bệnh chuyên khoa Răng Hàm Mặt.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ
thuật là bà Nguyễn Thị Tâm; chứng chỉ hành nghề số
002021/NĐ-CCHN, do Sở Y tế tỉnh Nam Định cấp ngày 01/11/2013; kèm theo danh mục
kỹ thuật được Sở Y tế phê duyệt được triển khai thực hiện tại cơ sở gồm 7 kỹ
thuật.
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
số 12.A8.13556 do Phòng Tài chính- Kế hoạch TP Lào Cai cấp
ngày 12/12/2014.
Phòng khám ký hợp
đồng xử lý rác thải y tế số 39/HĐ ngày 18/12/2014 với Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Lào Cai.
2.3.2. Quản lý nhân sự:
Cơ sở xuất trình được hồ sơ nhân
viên, hợp đồng lao động của nhân viên làm việc tại cơ sở.
2.3.3. Thực hiện quy chế chuyên
môn
- Phòng khám có biển hiệu, bảng giá dịch
vụ khám, chữa bệnh được niêm yết công khai.
- Tại thời điểm thanh tra Phòng khám
có 5 ghế răng; 03 máy lấy cao răng;
Có 01 máy chụp X-quang răng, máy
không có tem nhãn hiệu, không có hồ sơ máy.
- Hộp chống shock phản vệ có đủ cơ số
thuốc theo quy định, thuốc còn hạn sử dụng.
- Có sổ sách theo dõi, ghi chép bệnh
nhân đến khám, chữa bệnh.
3. Việc thực hiện những chính
sách pháp luật về bảo hiểm y tế
3.1. Việc thực hiện các văn bản
liên quan đến chính sách bảo hiểm y tế
Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế và Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn có liên
quan, Sở Y tế đã tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành kịp thời các
văn bản chỉ đạo thực hiện các chính sách về BHYT trên địa bàn toàn tỉnh. Căn cứ
vào các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, UBND các
huyện, thành phố đã có công văn, kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án
BHYT toàn dân và Luật BHYT theo từng lĩnh vực ngành mình phụ trách.
UBND tỉnh Lào Cai đã bảo đảm nguồn
kinh phí đóng, hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng tham gia như người nghèo, dân
tộc thiểu số, cận nghèo, trẻ em... theo đúng các quy định của Luật BHYT. Ngoài
ra, năm 2015 đã hỗ trợ thêm 30% phí đóng BHYT cho đối tượng
hộ cận nghèo, đảm bảo 100% đối tượng hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh đều được hỗ
trợ 100% kinh phí mua thẻ BHYT. Tính đến 9 tháng đầu năm, tỉnh Lào Cai đã phát
hành được 642.009 thẻ, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 95,2% dân số toàn tỉnh; trong đó
số người được ngân sách hỗ trợ của Nhà nước mua thẻ BHYT
chiếm tỷ lệ lớn (81,1%) dân số toàn tỉnh.
3.2. Công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại cơ sở
- Việc ký hợp đồng khám chữa bệnh
BHYT: Năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 17 cơ sở khám, chữa bệnh trực tiếp ký hợp
đồng khám chữa bệnh BHYT với cơ quan Bảo hiểm Xã hội, 140
Trạm Y tế xã ký gián tiếp qua cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện.
- Công tác khám, chữa bệnh: Được tổ
chức tốt tại các cơ sở y tế; khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được quan tâm thường
xuyên, đặc biệt là bảo hiểm người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Trong
9 tháng đầu năm 2015, ngành Y tế Lào Cai đã khám được 1.314.850 lượt bệnh nhân,
công suất sử dụng giường bệnh bình quân 9 tháng đạt
129,9%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2014; tại bệnh viện đạt 133,7%; PKĐKKV đạt
102,6%.
- Công tác phân tuyến, chuyển tuyến
điều trị: Thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày
11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức
đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các tuyến theo Đề án 1816 và Bệnh viện vệ
tinh, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến tỉnh từ nguồn kinh phí của tỉnh.
- Tình hình cung ứng và sử dụng thuốc,
vật tư y tế, sử dụng dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh...: Sở Y
tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế cung cấp các dịch vụ y tế theo danh mục kỹ thuật
đã được phê duyệt, đảm bảo đủ thuốc, thuốc có chất lượng phục vụ cho công tác
khám, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa trên địa bàn tỉnh;
đồng thời tăng cường quản lý giá thuốc, quản lý chất lượng thuốc, thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc. Hằng năm, Sở Y tế thực hiện
đấu thầu thuốc tập trung, thực hiện đúng các quy định về việc xây dựng và phát
hành hồ sơ mời thầu các gói thầu mua thuốc chữa bệnh cho các cơ sở y tế công lập
tỉnh Lào Cai.
3.3. Thanh quyết toán giữa cơ
quan Bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh
- Cơ sở để xác định quỹ khám, chữa bệnh
BHYT và điều tiết quỹ khám chữa bệnh BHYT: Sở Y tế và BHXH tỉnh Lào Cai đã thống
nhất xây dựng chương trình phối hợp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật
về bảo hiểm y tế; cơ quan Bảo hiểm Xã hội thông báo cho Sở
Y tế về số thẻ đăng ký khám chữa bệnh và quỹ khám, chữa bệnh của toàn tỉnh để
cùng phối hợp quản lý, điều tiết.
- Danh mục, giá dịch vụ kỹ thuật, thuốc,
vật tư y tế: Danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện theo danh
mục của Sở Y tế đã phê duyệt cho các đơn vị. Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các
cơ sở khám chữa bệnh công lập thực hiện theo Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày
05/10/2012 của UBND tỉnh Lào Cai.
- Tạm ứng, thanh quyết toán chi phí
khám, chữa bệnh: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC, cơ
quan Bảo hiểm Xã hội đã ký trực tiếp với các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn
toàn tỉnh (riêng trạm Y tế xã ký hợp đồng qua cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện),
cơ quan Bảo hiểm Xã hội chủ trì trong việc ký hợp đồng,
thanh lý hợp đồng với cơ sở KCB và bảo đảm tạm ứng, thanh quyết toán chi phí
KCB theo đúng quy định. Thực hiện thông báo về số thẻ, quỹ BHYT cho các đơn vị
theo các điều khoản đã được ký kết.
- Phối hợp giải quyết những vấn đề
phát sinh liên quan: Khi có vấn đề phát sinh trong thanh quyết toán BHYT, Sở Y
tế phối hợp với cơ quan Bảo hiểm Xã hội cùng giải quyết.
3.4. Công tác giám định bảo hiểm y tế tại các cơ sở
- Phối hợp giải quyết kịp thời vướng
mắc liên quan đến quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT: Tại các cơ sở khám chữa
bệnh tuyến tỉnh, huyện đều có giám định viên BHYT thường trực trực tiếp phối hợp
với bệnh viện trong việc giải quyết các vướng mắc liên quan đến quyền lợi của
người bệnh có thẻ BHYT.
- Kịp thời phát hiện những biểu hiện
tiêu cực gây ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ BHYT: Sở Y tế giao trách nhiệm cho
Giám đốc các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng quỹ khám
chữa bệnh BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT trong việc thụ hưởng
các dịch vụ y tế, đồng thời phải kiểm soát tránh việc lạm dụng quỹ BHYT tại mỗi
đơn vị.
- Thủ tục liên quan đến việc tiếp đón
khám bệnh, chữa bệnh, giải quyết quyền lợi đối với người bệnh có BHYT: Các bệnh
viện căn cứ vào tình hình thực tế để thực hiện xây dựng quy trình khám chữa bệnh
tại các khoa khám bệnh của đơn vị theo đúng hướng dẫn tại Quyết định số
1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ Y tế.
3.5. Thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế tại một số cơ sở y tế.
Đoàn tiến hành
thanh tra tại Bệnh viện đa khoa Lào Cai và Bệnh viện đa khoa huyện Sa Pa, kết
quả như sau:
3.5.1.
Khái quát chung
- Bệnh viện đa khoa Lào Cai được
thành lập từ ngày 13/3/2013, là bệnh viện đa khoa hạng II, với quy mô ban đầu
là 500 giường, năm 2015 được nâng lên thành 600 giường. Cơ sở vật chất xây dựng
mới, khang trang từ nguồn trái phiếu Chính phủ đáp ứng được nhu cầu khám, chữa
bệnh cho nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận. Số người đăng ký khám, chữa bệnh
bảo hiểm y tế ban đầu của bệnh viện năm 2013 là 26.516 thẻ, năm 2014 là 33.736
thẻ.
- Bệnh viện Đa khoa Sa Pa được thành
lập theo Quyết định 3812/QĐ-UBND ngày 26/12/2006 của UBND
tỉnh Lào Cai trên cơ sở tách Trung tâm y tế các huyện thành bệnh viện đa khoa
và Trung tâm y tế dự phòng. Bệnh viện đa khoa hạng III, với quy mô 90 giường, số
người đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu của bệnh viện năm 2013 là 56.477
thẻ, năm 2014 là 58.598 thẻ.
Nhân lực, điều kiện, cơ sở vật chất,
trang thiết bị của hai cơ sở đều đảm bảo cho công tác khám, chữa bệnh BHYT.
3.5.2. Hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT và thanh lý hợp
đồng
Năm 2013 và 2014, hai cơ sở đều thực
hiện ký hợp đồng với Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai thực hiện tổ chức khám, chữa
bệnh BHYT nội trú, ngoại trú cho người có thẻ BHYT chuyển viện đúng tuyến, trái
tuyến nội tỉnh và ngoại tỉnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa
bệnh Bảo hiểm y tế.
Các bên thực hiện đúng các quy định
trong hợp đồng KCB - BHYT. Năm 2013 và năm 2014, hai cơ sở đều giải quyết tốt
các phát sinh, thắc mắc của người bệnh, đảm bảo tốt các quyền lợi của người có
thẻ BHYT, thực hiện thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT với Bảo hiểm
xã hội tỉnh Lào Cai theo từng quí, năm.
Tổng số tiền thanh toán BHYT theo năm tại Bệnh viện đa khoa Lào Cai:
STT
|
Diễn giải
|
Số tiền
|
1
|
BHYT quyết toán năm 2013
|
56.718.484.006đ
|
2
|
BHYT quyết toán năm 2014
|
109.310.343.449đ
|
|
Tổng cộng
|
166.028.827.455đ
|
Tổng
số tiền thanh toán BHYT theo năm tại Bệnh viện đa khoa Sa Pa:
STT
|
Diễn
giải
|
Số tiền
|
1
|
BHYT quyết toán năm 2013
|
14.284.517.560đ
|
2
|
BHYT quyết toán năm 2014
|
16.009.827.269đ
|
|
Tổng cộng
|
30.294.344.829đ
|
3.5.3. Quy trình đón tiếp, khám,
chữa bệnh, thanh toán viện phí, và cấp phát thuốc cho người bệnh bảo hiểm y tế
a) Công tác tiếp đón bệnh nhân bảo hiểm
y tế:
Hai cơ sở đều tổ chức tốt công tác tiếp
đón người bệnh có BHYT như:
- Khu vực đón tiếp, lấy số khám bệnh, đóng dấu BHYT, thanh toán BHYT gồm cả bệnh nhân điều trị nội
trú và ngoại trú tại Khoa khám bệnh. Sắp xếp trình tự,
khoa học.
- Quầy đón tiếp: Có điều dưỡng của
Khoa khám bệnh tiếp đón và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện theo trình tự khám, chữa
bệnh BHYT.
- Khu vực chờ của bệnh nhân có bố trí
ghế chờ, được trang bị đèn chiếu sáng, quạt, quạt sưởi, nước uống đầy đủ.
Đối tượng người già, trẻ em, dân tộc
thiểu số được tiếp đón tại cửa ưu tiên.
b) Công tác tiếp nhận hồ sơ, phát số
khám bệnh bảo hiểm y tế:
- Hai cơ sở thực hiện lấy số khám bệnh
điện tử, số khám bệnh cho bệnh nhân BHYT chung với bệnh nhân không có bảo hiểm
y tế, do hầu hết bệnh nhân đến khám, chữa bệnh đều có
BHYT, có camera giám sát, có bảng, sơ đồ hướng dẫn quy trình KCB BHYT niêm yết
tại quầy tiếp đón.
c) Công tác thanh toán tiền viện phí
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoại trú, nội trú:
- Thanh toán tiền viện phí khám chữa,
bệnh BHYT ngoại trú, nội trú với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế tại một quầy,
có máy tính, 01 nhân viên chuyên trách của Phòng Tài chính kế toán, có phần mềm
thanh toán viện phí BHYT chuyên biệt.
d) Công tác quản lý, cấp phát thuốc
cho bệnh nhân khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoại trú:
Tại hai cơ sở đều có quầy cấp phát
thuốc BHYT ngoại trú tại Khoa khám bệnh, do 01 Dược sỹ trung học phụ trách.
Việc quản lý xuất, nhập thuốc hàng
ngày bằng phần mềm máy tính đặt tại Khoa dược;
Thuốc BHYT được sắp xếp ngăn nắp, gọn
gàng từng ngăn theo từng nhóm thuốc trong tủ Inox, phòng có điều hòa, có nhiệt
kế, ẩm kế đầy đủ. Kiểm tra ngẫu nhiên 03 đơn thuốc đã cấp,
thấy đủ thuốc để cấp theo đơn.
e) Hoạt động khám, chữa bệnh bảo hiểm
y tế ngoại trú:
- Hai cơ sở có Khoa khám bệnh, có các
phòng khám chuyên khoa: mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, nhi, nội, nội soi tiêu
hóa, sản, ung bướu, đông y, da liễu, cấp cứu, truyền nhiễm; mỗi phòng khám
chuyên khoa có 01 bác sĩ và 01 điều dưỡng, các phòng khám chuyên khoa có ghế chờ
cho bệnh nhân đợi.
- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tại tỉnh
Lào Cai đến tháng 9 năm 2015 đạt 95,2% dân số, hầu hết các bệnh nhân đến khám,
chữa bệnh tại hai cơ sở là bệnh nhân có bảo hiểm y tế nên bệnh nhân BHYT được
khám chung với bệnh nhân không có BHYT, các phòng khám chuyên khoa thoáng mát,
sạch sẽ, có đủ điều kiện theo quy định.
f) Về phân tuyến, chuyển tuyến điều
trị:
- Tổ chức thực hiện các quy định phân
tuyến, chuyển tuyến điều trị hai cơ sở thực hiện theo Thông tư số
10/2009/TT-BYT và Quyết định 131/QĐ-SYT ngày 25/3/2013 về Hướng dẫn chuyển tuyến
bệnh nhân BHYT. Qua quá trình thực hiện, bệnh viện đã hướng dẫn cho các trạm y
tế và PKĐKKV thực hiện theo đúng hướng dẫn.
Hiện nay, hai cơ sở đang thực hiện hướng
dẫn chuyển tuyến theo Thông tư 14/2014/TT-BYT và Thông tư số 37/2014/TT-BYT.
- Tỷ lệ chuyển tuyến trong điều trị
đa phần là chuyển tuyến đối với bệnh nhân đúng tuyến đăng ký KCB trên địa bàn.
3.5.4. Tình hình cung ứng và sử dụng
thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh
Khoa Dược tại hai cơ sở đã cung ứng đầy
đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu khám, chữa bệnh của các bệnh nhân BHYT và bệnh
nhân dịch vụ, không để bệnh nhân tự đi mua thuốc. Năm 2013
và 2014, các cơ sở đã thực hiện mua thuốc, hóa chất và vật tư y tế theo kết quả
đấu thầu của Sở Y tế tỉnh Lào Cai. Khoa Dược đảm bảo quản lý chặt chẽ việc lĩnh
thuốc, vật tư tiêu hao, các thuốc tiêm, truyền, thuốc mê,
hóa chất...
Khoa Dược thường xuyên thông báo và
giới thiệu thuốc mới, thuốc tồn đọng trong kho, thuốc hết, thuốc đình chỉ lưu
hành và các thông tin chuyên môn khác về thuốc. Hội đồng thuốc và điều trị đã tổ
chức họp định kỳ, phát huy vai trò tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề
liên quan đến thuốc và sử dụng thuốc tại bệnh viện, công tác dược lâm sàng được
duy trì lịch làm việc hàng tuần tại từng khoa lâm sàng.
Nhà thuốc bệnh viện tại hai cơ sở đạt
tiêu chuẩn GPP thực hiện tốt quy chế chuyên môn và quy định của pháp luật, duy
trì các điều kiện GPP, giá bán lẻ đúng quy định, có niêm yết đầy đủ giá bán
trên từng bao bì của thuốc và bán theo đúng giá.
Mua sắm, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa,
vận hành các loại thiết bị y tế theo kế hoạch được phê duyệt, đảm bảo phục vụ tốt
công tác chuyên môn của hai cơ sở. Xây dựng danh mục vật tư tiêu hao của từng
cơ sở.
Hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thực hiện đúng danh mục kỹ thuật được phê duyệt, có xây
dựng quy trình kỹ thuật chuyên môn, bảng kiểm giám sát thực
hiện quy trình kỹ thuật.
Các cơ sở thường xuyên phối hợp với
cơ quan Bảo hiểm xã hội theo dõi, giám sát, quản lý các khoa về việc sử dụng
thuốc, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm. Tổng hợp, thống kê đầy đủ, chính xác
các loại vật tư y tế đã sử dụng cho người bệnh để thanh toán với Bảo hiểm xã hội.
3.5.5. Tạm ứng, điều tiết, thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT
Công tác tạm ứng, điều tiết, thanh
quyết toán chi phí khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế đã được hai cơ sở phối hợp với Bảo hiểm xã hội triển khai. Trong thời gian vừa qua, Bệnh viện
duy trì công tác tạm ứng 80% chi phí khám, chữa bệnh, thanh quyết toán kịp thời,
đầy đủ.
3.5.6. Thanh toán chi phí khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế ngoại trú, nội trú
Qua việc kiểm tra và xác minh một phần
viện phí khám, chữa bệnh tại hai cơ sở trong phạm vi quyền lợi người có thẻ
BHYT đúng tuyến tại Bệnh viện, trái tuyến nội tỉnh và ngoại tỉnh được hưởng bao
gồm tiền thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thông thường, kỹ thuật cao được
áp dụng căn cứ danh mục, giá theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC,
ngày 29/02/2012 và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB& XH được phê duyệt. Phần chênh lệch chi
phí KCB do người bệnh cùng chi trả. Ngoài ra Bệnh viện còn thực hiện theo hướng
dẫn thanh toán vật tư tiêu hao của BHXH Việt Nam theo hướng dẫn thanh toán chi
phí vật tư y tế theo Thông tư số 27/2013/TT-BYT ngày 18/9/2013 của Bộ Y tế.
Tại từng cơ sở, Đoàn kiểm tra 20 hồ
sơ bệnh án ngoại trú, 20 hồ sơ bệnh án nội trú được lấy ngẫu nhiên từ
01/01/2013 đến 31/12/2014, cho thấy:
- Các hồ sơ bệnh án trùng khớp với
các tờ phơi thanh toán về tiền khám, cận lâm sàng, thuốc, vật tư y tế, giường.
- Một số tờ phơi thanh toán bảo hiểm
y tế và phiếu công khai thuốc trong bệnh án: người nhà bệnh nhân ký thay nhưng
không ghi rõ mối quan hệ với bệnh nhân.
Hai cơ sở thực hiện giá dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh theo Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày
05/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về giá các dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Lào
Cai.
3.5.7. Hồ sơ khám, chữa bệnh bảo
hiểm y tế ngoại trú, nội trú
Tại một số bệnh án của hai cơ sở
* Tại Bệnh viện đa khoa Lào Cai:
Việc ghi chép sơ sài, thiếu các cột,
mục, chữ viết tắt, viết ngoáy nhiều, khó đọc, có sử dụng
bút xóa để tẩy xóa nội dung trong bệnh án.
Chẩn đoán bệnh ghi chưa thống nhất
trong các giấy chỉ định cận lâm sàng tại cùng một thời điểm.
Y lệnh điều trị hàng ngày không có chữ
ký của bác sỹ điều trị, tổng kết bệnh án do y sỹ thực hiện và ký vào phần của
bác sỹ điều trị.
Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án và các giấy
tờ có liên quan chưa tốt, không thuận lợi cho việc kiểm
tra.
*Tại Bệnh viện đa khoa huyện Sa
Pa:
Hầu hết tại các khoa thiếu bác sỹ nên
chủ yếu là y sỹ khám và điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt khám bệnh nhân ngoại
trú vì vậy tên thuốc ghi chưa đúng, một số thuốc không ghi hàm lượng, không ghi
cách dùng.
Việc ghi chép bệnh án tương đối cẩn
thận, đầy đủ các cột, mục, một số bệnh án viết khó đọc, có sử dụng bút xóa để tẩy
xóa nội dung trong bệnh án.
Bệnh án đúng mẫu theo quy định, bệnh
án có bìa, có gáy dán đúng quy định. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án và các giấy tờ
có liên quan khoa học, ngăn nắp thuận lợi cho việc kiểm tra.
3.5.8. Tình hình quản lý, sử dụng
thuốc và vật tư y tế bảo hiểm y tế nội trú
a) Quản lý sử dụng thuốc
Khoa Dược đã xây dựng danh mục thuốc
cho bệnh nhân BHYT theo thông báo trúng thầu của Sở Y tế tỉnh Lào Cai. Khoa dược
nhập thuốc theo đúng danh mục thuốc cho bệnh nhân BHYT, có kho bảo quản đúng
quy định, có điều hòa, ẩm kế, nhiệt kế và có sổ theo dõi hằng ngày, tại thời điểm
kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phòng đảm bảo theo quy định.
Đoàn đã kiểm tra kho thuốc, hóa chất, vật tư y tế: thuốc, hóa chất, vật tư y tế
được bảo quản đúng với quy định theo Thông tư số 22/2011/TT-BYT
ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế.
Đoàn kiểm tra sác xuất 04 loại thuốc
trong số 40 hồ sơ thanh toán của người bệnh nội trú, ngoại
trú có BHYT năm 2013 và năm 2014, căn cứ hóa đơn nhập và thanh toán cho bệnh
nhân nội trú có BHYT, kết quả như sau:
*Tại Bệnh viện đa khoa Lào Cai:
STT
|
Năm
cấp
|
Tên
thuốc
|
Đơn
vị tính
|
Giá
mua có VAT
|
Giá
thanh toán cho bệnh nhân
|
Giá
trúng thầu của SYT
|
1
|
2014
|
Piracetam
4g/20ml (Pilixitam - Ukraine)
|
ống
|
34,600
đ
|
34,600đ
|
34,600đ
|
2
|
2014
|
Ceftriaxon 1g (Tercef- Bulgaria)
|
Lọ
|
30,870
đ
|
30,870đ
|
30,870đ
|
3
|
2014
|
Docetaxel
80mg-8ml (Ebewe- Áo)
|
Lọ
|
2,646,000
đ
|
2,646,000
đ
|
2,646,000
đ
|
4
|
2014
|
Digoxin
0,25mg
|
viên
|
987 đ
|
987đ
|
987đ
|
*Tại Bệnh viện đa khoa Sa Pa:
STT
|
Năm
cấp
|
Tên
thuốc
|
Đơn
vị tính
|
Giá
mua có VAT
|
Giá
thanh toán cho bệnh nhân
|
Giá
trúng thầu của SYT
|
1
|
2013
|
Akedim
(Ceftazidime) 1,25g
|
Lọ
|
64,000
đ
|
64,000đ
|
64,000đ
|
2
|
2014
|
Oraptic
(omeprazol) 40mg
|
Lọ
|
51,975
đ
|
49,350đ
|
51,975
đ
|
3
|
2014
|
Claminat
625mg
|
Viên
|
7,900đ
|
7,900đ
|
7,900đ
|
4
|
2014
|
Cefuroxime 1500mg
|
Lọ
|
52,500đ
|
52,500đ
|
52,500đ
|
Nhận
xét:
Thuốc thanh toán cho bệnh nhân BHYT tại
hai cơ sở đúng với giá theo danh mục trúng thầu của Sở Y tế tỉnh Lào Cai, đúng
với các hóa đơn nhập vào có VAT của khoa Dược xuất cho bệnh nhân BHYT.
b) Hóa chất, vật tư y tế
Kiểm tra việc quản lý, xuất, nhập tồn
vật tư y tế của bệnh nhân BHYT ngoại trú, nội trú năm 2013
- 2014, Đoàn thanh tra đã kiểm tra 20 hồ sơ thanh toán và hồ sơ bệnh án của bệnh
nhân BHYT điều trị ngoại trú, nội trú tại hai cơ sở: trong năm 2013 và 2014,
giá vật tư y tế thanh toán cho người bệnh BHYT trùng khớp với giá của cơ sở mua
vào có VAT.
3.5.9. Phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh
liên quan
- Công tác phối hợp giữa cơ quan Bảo
hiểm xã hội và hai cơ sở được duy trì thường xuyên.
- Hằng ngày, cơ quan Bảo hiểm xã hội
tỉnh Lào Cai cử người phụ trách có mặt thường xuyên tại các cơ sở để phối hợp với
Bệnh viện giải quyết kịp thời các thắc mắc của người bệnh liên quan đến chế độ,
chính sách, quyền lợi của người tham gia BHYT.
- Hằng tháng, Cơ quan Bảo hiểm xã hội
tham gia cùng với hai cơ sở kiểm tra hồ sơ bệnh án, giám sát công tác thanh quyết
toán Bảo hiểm y tế.
3.5.10. Khó khăn, vướng mắc
a) Khó khăn, vướng mắc chung:
Khi các cơ sở ký kết hợp đồng cũng
như thanh lý hợp đồng cũng đều thực hiện theo đúng các quy định của luật nhưng
Bảo hiểm xã hội khi trả hồ sơ cho Bệnh viện còn chậm ảnh hưởng đến công tác lưu
trữ hồ sơ.
Những vướng mắc trong đề nghị thanh
quyết toán BHYT: Hiện tại ở hai cơ sở, trong mỗi tháng,
quý quyết toán bệnh viện vẫn lập đầy đủ các mẫu quyết toán như 79a-HD, 80a-HD,
về thuốc có mẫu 20a/BHYT, vật tư có mẫu 20b/BHYT; dịch vụ
kỹ thuật có mẫu 21/BHYT để xác định chi phí KCB và phạm vi thanh toán BHYT.
Trong quá trình triển khai các mẫu biểu trên có sự thay đổi thì bệnh viện kiến
nghị BHXH có công văn hướng dẫn thực hiện và gửi trước mỗi kỳ quyết toán để Bệnh
viện có đủ thời gian triển khai cho đầy đủ mẫu quyết toán để không ảnh hưởng đến
số liệu cũng như thời gian quyết toán với cơ quan BHXH.
Qua đấu thầu vẫn
còn nhiều mặt hàng đã được bệnh viện xây dựng danh mục đấu thầu nhưng kết quả
nhiều mặt hàng không trúng thầu.
Việc khám chữa bệnh BHYT ngoài giờ
hành chính: Nhiều bệnh nhân nhập viện ngoài giờ hành chính, nhưng không trong
tình trạng cấp cứu nên không được thanh toán BHYT chi phí cả đợt điều trị. Như
vậy rất thiệt thòi cho người bệnh.
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý còn gặp nhiều khó khăn, do chưa có phần mềm chuẩn của Bộ Y tế.
Việc thực hiện các kỹ thuật về thủ thuật rất nhiều và thường xuyên, tuy nhiên, mỗi lần chỉ định thủ thuật lại phải viết Phiếu thủ thuật rất rườm rà, mất
thời gian.
b) Tại Bệnh viện đa khoa Lào Cai:
Một số bệnh nhân đến KCB gặp khó khăn
do: Thẻ BHYT bị sai thông tin hành chính; một số không có
giấy tờ tùy thân có ảnh/ hoặc thông tin trên giấy tờ tùy thân không khớp với
thông tin trên thẻ BHYT; mã Bascot trên thẻ chưa thể hiện
đầy đủ và độ chính xác thông tin hành chính của bệnh nhân; một số bệnh nhân vẫn
có 2 thẻ thuộc 2 đối tượng. Nhiều bệnh nhân phản ánh gặp phức tạp trong việc
đóng dấu giáp lai của UBND xã, phường, thị trấn.
Hiện nay, Thông tư số 43/2013/TT-BYT
quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ
thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đã thay thế Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT theo
đó đã bổ sung rất nhiều kỹ thuật, các kỹ thuật đã được chi tiết hóa, tuy nhiên,
chưa có hướng dẫn xây dựng giá các danh mục kỹ thuật đó nên chưa có cơ sở xây dựng
giá để trình Hội đồng nhân dân tỉnh; các danh mục phẫu thuật, thủ thuật mà xây
dựng vào mục C4 cũng chưa được thực hiện do những thủ thuật này trước đây không
quy định là thủ thuật do đó bị khống chế trần bởi Thông tư liên tịch số
03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/01/2006; mặt khác một
số tên kỹ thuật trong Thông tư 43/2013/TT-BYT không trùng
với Thông tư 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 trong phân loại phẫu thuật thủ thuật,
nên khi thực hiện thanh toán BHYT tại cơ sở nhiều tên kỹ thuật chỉ phiên giải
cho gần đúng để có giá thanh toán.
Cơ sở hạ tầng xây dựng ban đầu đáp ứng
cho khoảng 500 lượt người bệnh khám mỗi ngày nhưng hiện nay bệnh viện thường
xuyên khám cho từ 600 đến 800 lượt mỗi ngày.
Một số thuốc sử dụng trong ca thủ thuật
có trong Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT ban hành
theo Thông tư 40/2014/TT-BYT của Bộ Y tế nhưng chưa được BHXH tỉnh Lào Cai
thanh toán mà bệnh nhân phải tự chi trả như: thuốc khí dung Pulmicort
500mcg/2ml (hoạt chất là Budesonide), Ventolin Neb Sol 2.5mg và 5mg/2.5ml (hoạt
chất là Salbutamol); thuốc, tẩy nhuận tràng Microlismi 3g và 9g (hoạt chất là
Glycerol + chamomile fluid extract + mallow fluid
extract), Fleet Enema (hoạt chất là Monobasic natriphosphat + Dibasic natri
phosphat); Fortrans (hoạt chất là Macrogol),...
c) Tại Bệnh viện đa khoa huyện Sa
Pa:
Bệnh viện đa khoa Sa Pa là bệnh viện
vùng núi và bệnh nhân đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc hướng
dẫn cũng như điều trị cũng còn gặp nhiều khó khăn người dân chưa thực sự quan
tâm đến sức khỏe, một số vẫn còn theo phong tục tập quán nên khi đến bệnh viện
thì diễn biến bệnh đã nặng nên ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh cho bệnh
nhân.
+ Bệnh viện đa khoa Sa Pa hiện tại
chưa có đủ Bác sỹ để đáp ứng đủ nhu cầu khám chuyên khoa cho từng bệnh, về
trang thiết bị máy móc phục vụ cho chuyên môn cũng như trong chẩn đoán vẫn còn
thiếu.
+ Đối với việc tổ chức khám, chữa bệnh
tại trạm y tế xã: Bệnh viện là đơn vị trung gian để thực hiện ký hợp đồng khám,
chữa bệnh BHYT giữa cơ quan BHXH và trạm y tế. Tuy nhiên, trong năm 2013 và
2014 thì do các trạm y tế trên địa bàn thuộc sự quản lý toàn diện của Phòng Y tế,
bệnh viện chỉ là đơn vị chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ trong khám, chữa bệnh nên
cũng gặp một số khó khăn như: về trình độ chuyên môn còn hạn chế, chẩn đoán bệnh
còn chưa sát với thực tế, vì các trạm y tế không thuộc Bệnh viện quản lý nên việc
chỉ đạo chuyên môn cũng như công tác khám chữa bệnh còn chưa thật sự hiệu quả.
+ Những vướng mắc trong chuyển tuyến:
Trong quá trình bệnh nhân đi KCB ở nơi khác không qua bệnh viện khám và chuyển
tuyến nhưng khi đi khám tại nơi khác lại quay lại bệnh viện để xin giấy chuyển
tuyến điều này gây khó khăn cho bệnh viện cũng như công
tác khám và chẩn đoán cận lâm sàng. Thủ tục chuyển viện phải có chữ ký của thủ
trưởng đơn vị trong khi tại trạm Y tế và thậm chí tại
phòng khám đa khoa khu vực sẽ khó đảm bảo được yêu cầu này.
Ngoài ra, những vướng mắc thường gặp
trong điều trị là do Bệnh nhân đến khám và điều trị đa phần là người đồng bào
dân tộc thiểu số nên cũng chưa nắm hết được quyền lợi cũng như trách nhiệm của
mình khi đến khám, chữa bệnh nên còn gây khó khăn trong điều trị bệnh.
Bệnh viện quy mô 90 giường nhưng thực
tế bệnh viện thường xuyên tiếp đón khoảng 160 bệnh nhân, nhân lực chưa đáp ứng
cho nhu cầu điều trị.
4. Việc quản lý
nhà nước về xã hội hóa y tế
4.1. Quản lý nhà nước của Sở Y
tế tỉnh Lào Cai
Căn cứ Nghị quyết, các văn bản của
Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương, ngay sau khi có Thông tư 15/2007/TT-BYT của
Bộ Y tế, Sở đã triển khai xuống các đơn vị để thực hiện, căn cứ vào nhu cầu, điều
kiện của từng đơn vị để thực hiện. Đến nay Sở Y tế Lào Cai
đã phê duyệt Đề án liên doanh, liên kết cho 02 đơn vị:
- Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Phía đối tác đầu tư lắp đặt trang thiết bị (máy siêu âm mầu 4D), cơ sở y tế tổ
chức hoạt động cung cấp dịch vụ trả phía đối tác theo số
lượng dịch vụ đã thực hiện.
- Trung tâm y tế dự phòng tỉnh: Phòng
tiêm chủng dịch vụ SAFPO thực hiện theo hình thức góp vốn với Công ty cổ phần y
tế Đức Minh, Trung tâm góp vốn bằng cơ sở hạ tầng tại địa
chỉ số 163 đường Tuệ Tĩnh, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai,
thương hiệu, công tác điều hành và quản lý chuyên môn.
4.2. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện liên doanh liên kết
Nhìn chung, khi triển khai chính sách
xã hội hóa tại các cơ sở y tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho y tế phát triển,
cung ứng các dịch vụ y tế về dự phòng và khám chữa bệnh chất lượng cao cho nhân
dân, hạn chế việc người bệnh phải đi lại nhiều lên tuyến trên hoặc ra nước
ngoài khám, chữa bệnh, khuyến khích các đơn vị mở rộng hoạt động và từng bước
nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thu, tạo thêm thu nhập cho cán bộ, viên chức,
người lao động ngành y tế.
4.3. Thực hiện xã hội hóa tại
cơ sở
Đoàn tiến hành làm việc với Trung tâm
chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm y tế dự phòng tỉnh là 02 cơ sở trực thuộc
Sở Y tế tỉnh Lào Cai:
Mặc dù được Lãnh đạo Sở, Tỉnh quan
tâm mua sắm một số trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh và tiêm
phòng bệnh. Các thiết bị, cơ sở hạ tầng được đầu tư đã phát huy tác dụng, góp
phần nâng cao chất lượng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, hạn chế chuyển bệnh
nhân lên tuyến trên hoặc ra nước ngoài. Tuy nhiên, mức đầu tư hằng năm còn rất
hạn hẹp. Các trang thiết bị kỹ thuật cao phục vụ cho chẩn đoán và điều trị như
Máy siêu âm mầu Dopler 4D, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nhiều, trong khi nhu
cầu sử dụng các kỹ thuật cao của người bệnh ngày càng nhiều.
Ban Lãnh đạo các cơ sở đã mạnh dạn chỉ
đạo các phòng chức năng xây dựng Đề án liên doanh, liên kết để đầu tư cơ sở vật
chất, mua trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động dịch vụ y tế.
Tại Trung tâm sức khỏe sinh sản hiện
có 01 Đề án liên doanh, liên kết: Lắp đặt và khai thác máy siêu âm màu 4D.
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh có 01 Đề
án liên doanh liên kết: Góp vốn thành lập Phòng tiêm chủng dịch vụ SAFPO thực
hiện theo hình thức góp vốn với Công ty cổ phần y tế Đức Minh, Trung tâm góp vốn
bằng cơ sở hạ tầng tại địa chỉ số 163 đường Tuệ Tĩnh, phường
Kim Tân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, thương hiệu, công tác điều hành và quản
lý chuyên môn.
a) Những mặt làm được
Về kinh tế và xã hội: Người bệnh được
tiếp cận, hưởng thụ các kỹ thuật cao ngay tại địa phương, giúp hạn chế bệnh
nhân chuyển viện lên tuyến trên hoặc ra nước ngoài điều trị, giúp giảm chi phí
xã hội, giảm chi phí cho người bệnh; giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Về mặt chuyên môn: nâng cao chất lượng
khám, chữa bệnh, phòng bệnh đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, phát triển được
các kỹ thuật cao, nâng cao được tay nghề cho đội ngũ nhân viên y tế của các cơ
sở y tế.
Về cơ bản, công tác lập Đề án liên
doanh, liên kết của 02 cơ sở được thực hiện theo Thông tư số 15/2007/TT-BYT
ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế: Đề án liên doanh, liên kết đã căn cứ vào tình hình
hiện tại, nhu cầu sử dụng của cơ sở, được Công đoàn, Chi bộ, lãnh đạo và viên
chức, người lao động của cơ sở thông qua.
Hồ sơ máy có đủ các giấy tờ cần thiết;
máy có model, sê ri đúng với Hợp đồng liên doanh, liên kết.
b) Một số tồn tại:
*Tại trung tâm chăm sóc sức khỏe
sinh sản:
- Đề án sơ sài, chưa nêu phương án về
chi phí của dịch vụ, chưa trích lập Quỹ dự phòng rủi ro cho một số trường hợp đặc
biệt, chưa có phương án về khấu hao máy, phương án sau khi kết thúc hợp đồng
liên doanh, liên kết. Chưa nêu rõ về cấu hình, thông số kỹ
thuật máy.
- Chưa thành lập Hội đồng chuyên môn
kỹ thuật cấp cơ sở, chưa có chuyên gia kỹ thuật về trang thiết bị, chuyên gia về
lĩnh vực chuyên môn có liên quan để thẩm định cấu hình, tính năng kỹ thuật của
thiết bị sử dụng trong Đề án liên doanh, liên kết.
- Chưa xác định được giá máy đưa vào
liên doanh, liên kết: Không có thẩm định giá của cơ quan thẩm định giá; Tờ khai
hải quan (phô tô) không thể hiện rõ số sê ri máy, không thể hiện giá nhập khẩu;
không căn cứ vào kết quả đấu thầu của loại thiết bị cùng loại của một đơn vị
công lập trong thời gian 06 tháng.
- Chi phí về vật tư, hóa chất tiêu
hao do đối tác cung cấp và chi trả.
- Giấy phép nhập khẩu, Tờ khai hải
quan, Giấy chứng nhận nguồn gốc và chất lượng máy đều là giấy phô tô.
- Trung tâm chưa niêm yết công khai bảng
giá thu từ hoạt động liên doanh, liên kết để người bệnh biết và lựa chọn, chưa
có sổ sách ghi chép hoạt động.
- Trung tâm chưa thực hiện chế độ báo
cáo với Sở Y tế theo quy định.
- Bác sĩ thực hiện chuyên môn không
ký tên vào kết quả siêu âm.
*Tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh:
- Trung tâm có chủ trương xây dựng Đề
án, có tổ chức họp thông qua Đảng ủy, Công đoàn, lãnh đạo các khoa, phòng, tuy
nhiên việc thông qua cán bộ, viên chức, người lao động được thực hiện sau khi
trình Sở Y tế phê duyệt Đề án.
- Nội dung Hợp đồng liên doanh, liên
kết không có thời hạn; không đưa các thiết bị, máy phục vụ hoạt động vào Hợp đồng.
- Chưa thành lập Hội đồng thẩm định về
giá trị tài sản, cơ sở vật chất, cấu hình, tính năng kỹ thuật của thiết bị tham
gia liên doanh, liên kết.
- Việc mua và thanh toán máy, vật tư,
hóa chất tiêu hao do đối tác cung cấp và chi trả.
- Trung tâm chưa thực hiện chế độ báo
cáo với Sở Y tế theo quy định.
III. KẾT LUẬN
1. Những mặt làm được
1.1. Công tác quản lý Nhà nước
của Sở Y tế về hành nghề y tư nhân
- Sở Y tế Lào
Cai đã thực hiện theo nguyên tắc “một cửa” trong công tác tiếp nhận, cấp, cấp lại
Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cho người hành nghề và cấp, cấp lại, điều chỉnh
Giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,
việc quản lý đã từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện cho các cơ sở thực hiện
đúng quy định của pháp luật, thuận tiện và nhanh chóng.
- Danh mục hồ sơ xin cấp Chứng chỉ
hành nghề Khám bệnh, chữa bệnh và Giấy phép hoạt động được quản lý trên máy vi
tính bằng phần mềm do BYT triển khai; danh mục được sắp xếp
theo nội dung hành nghề thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát.
- Hồ sơ được lưu giữ tại Phòng Nghiệp
vụ y và được lưu tại phòng lưu trữ hồ sơ của Sở Y tế, nhìn chung hồ sơ được bảo
quản theo quy định.
- Biên bản thẩm định sử dụng theo mẫu
thống nhất của Sở Y tế, được ghi chép rất cụ thể và chi tiết. Biên bản thẩm định
được lưu kèm bản nhận xét của từng thành viên trong đoàn thẩm định. Trang thiết
bị của cơ sở hành nghề y tư nhân được Viện trang thiết bị & công trình y tế
- Bộ Y tế kiểm tra và có biên bản lưu hồ sơ. Hồ sơ máy có đủ giấy chứng nhận
nguồn gốc xuất xứ (CO), giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ), có bản sao tờ
khai hải quan, hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao và nghiệm thu.
- Đến nay Sở Y tế
đã cấp 160 chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề y tư nhân, cấp 64 giấy phép
hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
- Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm hành chính của Thanh tra Sở Y tế đối với các cơ sở vi phạm đúng quy trình
và đúng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
* Tại cơ sở hành nghề tư nhân được kiểm tra
- 03/03 cơ sở có hồ sơ pháp lý hoạt động,
có hồ sơ quản lý nhân sự đúng quy định.
- 03/03 cơ sở thực hiện khám, chữa bệnh
theo phạm vi chuyên môn được phê duyệt.
- Có hợp đồng xử lý rác thải, thực hiện
phân loại rác thải ngay tại khoa phòng, trang bị túi nilon với màu sắc đúng quy
định.
- Đủ thuốc và vật tư y tế phục vụ
khám chữa bệnh, Hộp chống shock phản vệ có đủ cơ số thuốc theo quy định, thuốc
còn hạn sử dụng.
- Có bảng giá dịch vụ khám, chữa bệnh
được niêm yết công khai, có sổ sách ghi chép, theo dõi bệnh nhân đến khám, chữa
bệnh theo quy định.
1.2. Việc thực hiện chính sách
pháp luật BHYT
- Sở Y tế đã tích cực tham mưu với Tỉnh
ủy, UBND tỉnh ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo thực hiện các chính sách về
BHYT trên địa bàn. UBND tỉnh Lào Cai đã bảo đảm nguồn kinh phí đóng, hỗ trợ
đóng BHYT cho các đối tượng tham gia như người nghèo, dân tộc thiểu số, cận
nghèo, trẻ em... theo đúng các quy định của Luật BHYT. Năm 2015, đã hỗ trợ thêm
30% phí đóng BHYT cho đối tượng hộ cận nghèo, đảm bảo 100% đối tượng hộ cận
nghèo trên địa bàn tỉnh đều được hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ BHYT. Tính đến 9
tháng đầu năm, tỉnh Lào Cai đã đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 95,2% dân số toàn tỉnh.
- Công tác khám, chữa bệnh: Được tổ
chức tốt tại các cơ sở y tế; khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được quan tâm thường
xuyên, đặc biệt là bảo hiểm người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Trong
9 tháng đầu năm 2015, ngành Y tế Lào Cai đã khám được 1.314.850 lượt bệnh nhân,
công suất sử dụng giường bệnh bình quân 9 tháng đạt 129,9%, cao hơn so với cùng
kỳ năm 2014; tại bệnh viện đạt 133,7%; PKĐKKV đạt 102,6%.
- Công tác phân tuyến, chuyển tuyến
điều trị thực hiện đúng quy định.
- Tình hình cung ứng và sử dụng thuốc,
vật tư y tế, sử dụng dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh..: Sở Y tế
đã thực hiện đấu thầu thuốc tập trung, thực hiện đúng các quy định về việc xây
dựng và phát hành hồ sơ mời thầu các gói thầu mua thuốc chữa bệnh cho các cơ sở
y tế công lập tỉnh Lào Cai.
* Thực hiện chính sách pháp luật về
bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa Lào Cai và Bệnh
viện đa khoa huyện Sa Pa:
Năm 2013 và 2014, hai cơ sở đều thực
hiện ký hợp đồng với Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai thực hiện
tổ chức khám, chữa bệnh BHYT nội trú, ngoại trú cho người có thẻ BHYT chuyển viện
đúng tuyển, trái tuyến nội tỉnh và ngoại tỉnh theo hợp đồng
khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Các bên thực hiện đúng các quy định trong hợp
đồng KCB - BHYT, hai cơ sở đều giải quyết tốt các phát sinh, thắc mắc của người
bệnh, đảm bảo tốt các quyền lợi của người có thẻ BHYT, thực hiện thanh, quyết
toán chi phí khám chữa bệnh BHYT với Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai theo từng quí, năm
- Kiểm tra quy trình, thủ tục KCB
BHYT: Chế độ tiếp đón người bệnh có thẻ BHYT tận tình, chu đáo, có phân luồng
KCB, có ghế, phòng chờ cho người bệnh. Có áp dụng công nghệ thông tin (camera
giám sát người bệnh đối chiếu với CMND, thẻ BHYT). Thủ tục KCB nhanh chóng, thuận
tiện, chính xác, khoa học hơn so với các bệnh viện chưa áp dụng kỹ thuật này.
- Có Hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT.
- Hồ sơ, tài liệu, văn bản thực hiện
chính sách BHYT theo quy định của pháp luật đầy đủ (văn bản quy phạm pháp luật
của liên bộ và văn bản hướng dẫn của ngành).
- Năm 2013 và 2014, các cơ sở đã
thực hiện mua thuốc, hóa chất và vật tư y tế theo kết quả đấu thầu
của Sở Y tế tỉnh Lào Cai. Khoa Dược đảm bảo quản lý chặt chẽ việc lĩnh thuốc, vật
tư tiêu hao, các thuốc tiêm, truyền, thuốc mê, hóa chất...Thuốc thanh toán cho
bệnh nhân BHYT tại hai cơ sở đúng với giá theo danh mục trúng thầu của Sở Y tế
tỉnh Lào Cai, đúng với các hóa đơn nhập vào có VAT của khoa Dược xuất cho bệnh
nhân BHYT.
- Thủ tục thanh, quyết toán đầy đủ,
chưa phát hiện sai phạm.
1.3. Công tác xã hội hóa y tế
Về cơ bản, công tác lập Đề án liên
doanh, liên kết của 02 cơ sở được thực hiện theo Thông tư số 15/2007/TT-BYT
ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế: Đề án liên doanh, liên kết đã căn cứ vào tình hình
hiện tại, nhu cầu sử dụng của cơ sở, được Công đoàn, Chi bộ, lãnh đạo và viên
chức, người lao động của cơ sở thông qua.
2. Những tồn tại, khó khăn vướng
mắc
2.1. Công tác quản lý Nhà nước của Sở Y tế về hành nghề y tư nhân
- Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động cho
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
+ Hồ sơ lưu được sắp xếp riêng từng
cơ sở, nhưng các tài liệu trong hồ sơ sắp xếp không theo trình tự nhất định. Hồ
sơ chưa được đánh số lưu trữ nên khó tìm để tra cứu. 20/30 hồ sơ đã kiểm tra
không có phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời gian từ khi nhận hồ sơ đến khi cấp phép một
số hồ sơ chậm so với thời gian được ban hành trong quy trình đã được Sở Y tế
phê duyệt.
+ Biên bản thẩm định theo mẫu thống
nhất của Sở Y tế, nhưng chưa thể hiện hết các chi tiết về phạm vi chuyên môn, dụng
cụ y tế, danh mục thuốc, xử lý rác thải, nước thải y tế..
+ Một số hồ sơ cấp
Giấy phép hoạt động (GPHĐ) lưu chưa đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Việc tiếp nhận
Hồ sơ, quá trình thẩm định hồ sơ và việc tổ chức thẩm định tại cơ sở để cấp GPHĐ cho một số cơ sở chưa đảm bảo về thời gian theo quy định (kéo
dài quá 03 tháng kể từ khi nhận đủ hồ sơ).
+ Một số hồ sơ xin cấp GPHĐ không có
giấy xác nhận thời gian hành nghề của bác sỹ phụ trách chuyên môn, kỹ thuật tại
phòng khám.
* Tại các cơ sở hành nghề y tư
nhân được kiểm tra
- 01/03 cơ sở: Phòng cấp cứu thiếu một
số dụng cụ cấp cứu như bình ôxy, dụng cụ bóp bóng, nẹp, tủ thuốc cấp cứu có một
số thuốc thiếu về số lượng như: solumedrol thiếu 3 ống, adrenalin thiếu 3 ống
(Phòng khám y khoa Hồng Hà).
- 2/3 cơ sở chưa xuất trình được biên
bản thẩm định để cấp phép hoạt động.
* Khó khăn, vướng mắc
Một số quy định của Luật Khám bệnh,
chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật còn chưa đồng nhất
(Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định không có đối tượng Nha
công được cấp chứng chỉ hành nghề, Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của
Bộ Y tế lại có loại hình hoạt động của đối tượng Nha công).
Đối với các cơ sở hành nghề dịch vụ
xoa bóp theo Thông tư số 11/2001/TT-BYT ngày 06/6/2001 của Bộ Y tế về hướng dẫn
điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp, hiện nay Thông tư này đã hết hiệu lực
nhưng vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế đối với loại hình hành nghề dịch vụ xoa
bóp. Các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ chưa có hướng dẫn cấp phép.
Sở Y tế chưa có phòng quản lý hành
nghề, chỉ có 01 cán bộ kiêm nhiệm việc tiếp nhận, xem xét các thành phần hồ sơ
đề nghị cấp chứng chỉ để đưa ra Tổ thư ký thẩm định nên nhiều khi việc cấp phép
còn chậm tiến độ theo quy định.
2.2. Việc thực hiện chính sách pháp luật BHYT
a) Tại Bệnh viện đa khoa Lào
Cai:
- Việc ghi chép sơ sài, thiếu các cột,
mục, chữ viết tắt, viết ngoáy nhiều, khó đọc, có sử dụng bút xóa để tẩy xóa nội
dung trong bệnh án.
- Chẩn đoán bệnh ghi chưa thống nhất
trong các giấy chỉ định cận lâm sàng tại cùng một thời điểm.
- Y lệnh điều trị hằng ngày không có
chữ ký của bác sỹ điều trị, tổng kết bệnh án do y sỹ thực hiện và ký vào phần của
bác sỹ điều trị.
- Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án và các
giấy tờ có liên quan chưa tốt, không thuận lợi cho việc kiểm tra.
b) Tại Bệnh viện đa khoa huyện
Sa Pa:
- Thiếu bác sỹ nên chủ yếu là y sỹ
khám và điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt khám bệnh nhân ngoại trú, vì vậy tên
thuốc ghi chưa đúng, một số thuốc không ghi hàm lượng, không ghi cách dùng.
- Việc ghi chép bệnh án tương đối cẩn
thận, đầy đủ các cột, mục, một số bệnh án viết khó đọc, có sử dụng bút xóa để tẩy
xóa nội dung trong bệnh án.
- Một số tờ phơi thanh toán bảo hiểm
y tế và phiếu công khai thuốc trong bệnh án: người nhà bệnh nhân ký thay, nhưng không ghi rõ mối quan hệ với bệnh nhân.
2.3. Xã hội hóa y tế
Tại trung tâm chăm sóc sức khỏe
sinh sản
- Đề án sơ sài, chưa nêu phương án về
chi phí của dịch vụ, chưa trích lập Quỹ dự phòng rủi ro
cho một số trường hợp đặc biệt, chưa có phương án về khấu hao máy, phương án
sau khi kết thúc hợp đồng liên doanh, liên kết. Chưa nêu rõ về cấu hình, thông
số kỹ thuật máy.
- Chưa thành lập Hội đồng chuyên môn
kỹ thuật cấp cơ sở, chưa có chuyên gia kỹ thuật về trang thiết bị, chuyên gia về
lĩnh vực chuyên môn có liên quan để thẩm định cấu hình,
tính năng kỹ thuật của thiết bị sử dụng trong Đề án liên doanh, liên kết.
- Chưa xác định được giá máy đưa vào
liên doanh, liên kết: không có thẩm định giá của cơ quan thẩm định giá; Tờ khai
hải quan (phô tô) không thể hiện rõ số sê ri máy, không thể
hiện giá nhập khẩu; không căn cứ vào kết quả đấu thầu của loại thiết bị cùng loại
của một đơn vị công lập trong thời gian 06 tháng.
- Chi phí về vật tư, hóa chất tiêu
hao do đối tác cung cấp và chi trả.
- Giấy phép nhập khẩu, tờ khai hải
quan, giấy chứng nhận nguồn gốc và chất lượng máy đều là giấy phô tô.
- Trung tâm chưa niêm yết công khai bảng
giá thu từ hoạt động liên doanh, liên kết để người bệnh biết và lựa chọn, chưa
có sổ sách ghi chép hoạt động.
- Trung tâm chưa thực hiện chế độ báo cáo với Sở Y tế theo quy định.
- Bác sĩ thực hiện chuyên môn không
ký tên vào kết quả siêu âm.
* Tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh
- Trung tâm có chủ trương xây dựng Đề
án, có tổ chức họp thông qua Đảng ủy, Công đoàn, lãnh đạo các khoa, phòng, tuy
nhiên việc thông qua cán bộ, viên chức, người lao động được thực hiện sau khi
trình Sở Y tế phê duyệt Đề án.
- Nội dung Hợp đồng
liên doanh, liên kết không có thời hạn; không đưa các thiết bị, máy phục vụ hoạt
động vào Hợp đồng.
- Chưa thành lập Hội đồng thẩm định về
giá trị tài sản, cơ sở vật chất, cấu hình, tính năng kỹ thuật của thiết bị tham
gia liên doanh, liên kết.
- Việc mua và thanh toán máy, vật tư,
hóa chất tiêu hao do đối tác cung cấp và chi trả.
IV. CÁC BIỆN PHÁP
XỬ LÝ THEO THẨM QUYỀN ĐÃ ÁP DỤNG
Không có các biện pháp xử lý theo thẩm
quyền.
V. KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1. Đối với Bộ Y tế:
1.1. Cục Quản lý khám, chữa bệnh:
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập
huấn, đào tạo nghiệp vụ, phổ biến các quy định mới của
Pháp luật về hành nghề y tư nhân đến các Sở Y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ ban hành
Thông tư để thay thế cho Thông tư số 11/2001/TT-BYT ngày 06/6/2001 của Bộ Y tế
về hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp vì hiện nay Thông tư này đã hết
hiệu lực. Ban hành văn bản hướng dẫn các Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động cho loại
hình “Tắm thuốc lá dân tộc”.
1.2. Vụ Trang thiết bị và công
trình y tế:
- Tăng cường thanh tra, giám sát, rà
soát, chấn chỉnh việc hiện công tác xã hội hóa về y tế tại các cơ sở y tế công
lập trên toàn quốc. Yêu cầu các cơ sở thực hiện theo đúng trình tự quy định tại
Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007, nhất là bước công khai cho toàn thể
cán bộ, viên chức trước khi lập đề án, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, viên chức
của cơ sở.
1.3. Vụ Bảo hiểm y tế:
- Công tác BHYT là công việc có tính
chất chuyên ngành sâu, có liên quan tới rất nhiều hoạt động của các cơ sở y tế
và cơ quan BHXH thuộc BHXH Việt Nam, vì vậy để công tác thanh tra, kiểm tra có
chất lượng chuyên ngành với quy mô và tính chất công việc chuyên ngành sâu về
BHYT, đề nghị điều động, bổ sung thêm nhân lực chuyên ngành thanh tra về thực
hiện chính sách BHYT, để phối hợp với Thanh tra Bộ, các Vụ, Cục trong công tác
thanh tra việc thực hiện chính sách Pháp luật về BHYT tại các cơ sở khám, chữa
bệnh.
2. Đối với Sở Y tế tỉnh Lào
Cai:
2.1. Công tác quản lý nhà nước
về hành nghề y, y dược cổ truyền tư nhân:
- Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ cần lưu
đầy đủ theo quy định;
- Thành lập Phòng quản lý hành nghề,
tăng thêm biên chế nhân lực làm công tác quản lý hành nghề y tư nhân để đảm bảo
thời gian cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động theo đúng quy định;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định của pháp luật về hành nghề y ngoài công lập trên địa bàn và xử lý
nghiêm những sai phạm (nếu có).
2.2. Công tác xã hội hóa y tế tại
các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo hướng dẫn của Thông tư số
15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế:
- Sở Y tế tỉnh Lào Cai chỉ đạo và hướng
dẫn các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh triển khai, thực hiện công tác xã
hội hóa theo quy định của Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày
12/12/2007 của Bộ Y tế.
- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra để
hướng dẫn, chấn chỉnh các cơ sở y tế công lập thực hiện xã hội hóa y tế để công
tác này được thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật.
2.3. Việc thực hiện chính sách BHYT trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Sở Y tế chỉ đạo
các Phòng, Ban và các cơ sở y tế trên địa bàn cần nhanh
chóng chủ động hoàn thiện các mặt còn tồn tại của các cơ sở y tế có thực hiện
khám chữa bệnh BHYT có ghi trong kết quả thanh tra.
- Cần chủ động đề xuất UBND tỉnh, Bộ
Y tế và BHXH Việt Nam hoàn thiện thống nhất phương thức thanh toán BHYT, tránh
tình trạng vượt quỹ BHYT. Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, chỉ đạo các cơ sở y
tế trên địa bàn hiểu về chính sách BHYT và thực hiện KCB BHYT đúng pháp luật.
- Tuân thủ nghiêm chỉnh các chế độ,
quy chế mà bệnh viện và ngành đã ban hành. Tuyên truyền, giáo dục, chỉ đạo các
cơ sở y tế trên địa bàn hiểu về chính sách BHYT và thực hiện KCB BHYT đúng pháp
luật.
Sở Y tế tỉnh Lào Cai và các cơ quan,
đơn vị căn cứ Kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Y tế để thực hiện. Sở Y tế tỉnh
Lào Cai cần phát huy những ưu điểm, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm và báo cáo
Thanh tra Bộ Y tế trước 30 ngày kể từ ngày công bố Kết luận thanh tra./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến
(để báo cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên (để
báo cáo);
- Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn (để báo
cáo);
- Thanh tra Chính phủ (để
báo cáo);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (để đăng tin);
- Cuc Quản lý khám,
chữa bệnh (để thực hiện);
- Vụ Trang Thiết bị và Công
trình y tế (để thực hiện);
- Vụ BHYT (để thực hiện);
- Sở Y tế
Lào Cai (để thực hiện);
- P8 (để kiểm tra, giám sát, xử
lý sau thanh tra);
- Lưu: TTrB, Đoàn thanh tra.
|
CHÁNH THANH TRA
BỘ
Đặng Văn Chính
|