QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng
5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005
của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh
vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 73/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng
4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm
nhìn đến 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2005/NQ-HĐND7 ngày 29
tháng 7 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII về việc thông qua Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 2006-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐND7 ngày 14
tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII về Quy hoạch phát triển công
nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2020;
Xét đề nghị Sở Công nghiệp tại Tờ trình số 510/TTr-SCN
ngày 28 tháng 8 năm 2006 về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp
tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn
2006-2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
Trong giai đoạn 2006-2020 công nghiệp vẫn là ngành
kinh tế chủ yếu làm động lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô
thị hoá tỉnh nhà.
Công nghiệp phát triển theo hướng vừa tăng trưởng
về lượng vừa tăng trưởng về chất; đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững.
Phát triển ngành công nghiệp đa dạng, năng động và
có cơ cấu ngành hợp lý; đảm bảo sự ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm phù
hợp với nguồn lực và lợi thế của tỉnh trong từng giai đoạn và phù hợp với tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp
nguồn lực của các thành phần kinh tế: các doanh nghiệp nhà nước phát triển theo
hướng hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác
và khu vực tư nhân, lấy đầu tư nước ngoài làm động lực cho tiến trình chuyển
dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại và hiệu quả.
Phát triển công nghiệp gắn chặt với phát triển dịch
vụ, phát triển công nghiệp nông thôn, tạo động lực cho quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá.
Phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ một cách
hợp lý. Hướng các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy
hoạch và hạn chế đến mức thấp nhất đầu tư ngoài khu, cụm công nghiệp.
Phát triển công nghiệp Bình Dương phải gắn với sự
phát triển công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và công nghiệp của
cả nước.
Phát triển công nghiệp gắn với các yêu cầu của phát
triển bền vững, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Gắn phát triển công nghiệp với giữ vững an ninh,
quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung
Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng công
nghiệp trong giai đoạn 2006-2020 là 14-15%/năm, trong đó:
- Giai đoạn 2006-2010 tăng 16,3%/năm;
- Giai đoạn 2011-2015 tăng 14,6%/năm;
- Giai đoạn 2016-2020 tăng 12,2%/năm.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công
nghiệp trong giai đoạn 2006-2020 là 14-15%/năm, trong đó:
- Giai đoạn 2006-2010 tăng 28%/năm;
- Giai đoạn 2011-2015 tăng 10%-11%/năm;
- Giai đoạn 2016-2020 tăng 6-7%/năm.
Tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng trong GDP đến
năm 2010 chiếm 65,5% (riêng công nghiệp chiếm 61-62%) và đến năm 2020 chiếm 55,5%
(riêng công nghiệp chiếm 51-52%).
Tốc độ đổi mới công nghệ ngành công nghiệp đạt
trung bình 20-25%/năm.
Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng bình
quân 30%/năm.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50% vào năm
2010 và trên 70% vào năm 2020.
b) Mục tiêu tăng trưởng và cơ cấu các nhóm ngành
công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2006-2020
Nhóm ngành công
nghiệp
|
Tốc độ tăng trưởng
(%)
|
Cơ cấu nội bộ
ngành (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2015
|
2016-2020
|
2005
|
2010
|
2015
|
2020
|
Công nghiệp khai thác
|
17,9
|
11-12
|
4-5
|
2-3
|
0,6
|
0,4
|
0,3
|
0,3
|
Chế biến nông, lâm sản thực phẩm
|
33,2
|
25-26
|
8-9
|
4-5
|
36,7
|
33,9
|
31,1
|
29
|
Dệt may-da giày
|
44,0
|
21-22
|
5-6
|
3-4
|
16,3
|
12,1
|
9,7
|
8,4
|
Cơ khí
|
55,3
|
38-40
|
16-17
|
8-9
|
13,9
|
20,1
|
26,4
|
29
|
Hoá chất
|
28,3
|
26-27
|
5-6
|
3-4
|
14,1
|
14,1
|
11,3
|
9,7
|
Điện tử
|
32,1
|
42-43
|
17-18
|
11-12
|
6,8
|
10,3
|
14,2
|
17,7
|
Sản xuất kim loại
|
104,6
|
20-21
|
3-4
|
2-3
|
6,5
|
4,2
|
3,1
|
2,6
|
Sản xuất VLXD-gốm sứ
|
20,6
|
17-18
|
4-5
|
3-4
|
4,6
|
4,3
|
3,3
|
2,7
|
Công nghiệp khác
|
69,3
|
40-41
|
13-14
|
5-6
|
0,3
|
0,5
|
0,6
|
0,6
|
Sản xuất p/phối điện, nước.
|
5,4
|
5,5-6
|
4-5
|
3-4
|
0,2
|
0,1
|
0,1
|
0,1
|
Chung cả ngành
|
35,6
|
28
|
10-11
|
6-7
|
100
|
100
|
100
|
100
|
c) Mục tiêu tăng trưởng và cơ cấu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh theo vùng giai đoạn 2006-2020
STT
|
Huyện/thị
|
Tăng trưởng
(%/năm)
|
Cơ cấu CN theo
lãnh thổ (%)
|
2001-2005
|
2006-2010
|
2011-2020
|
2005
|
2010
|
2015
|
2020
|
A
|
Vùng KT phía Nam
|
36,4
|
27-28
|
6 - 7
|
97,6
|
98,8
|
97,4
|
94,4
|
1
|
Thủ Dầu Một
|
7,9
|
8-9
|
3-4
|
3,7
|
1,8
|
1,4
|
1,3
|
2
|
Thuận An
|
40,0
|
27-28
|
5-6
|
43,2
|
44,5
|
39,5
|
35,6
|
3
|
Dĩ An
|
36,9
|
27-28
|
5-6
|
38,8
|
34,9
|
31,0
|
28,0
|
4
|
Bến Cát
|
39,8
|
38-40
|
13-14
|
6,0
|
9,1
|
13,2
|
15,2
|
5
|
Tân Uyên
|
47,5
|
36-38
|
13-14
|
5,9
|
8,5
|
12,3
|
14,3
|
B
|
Vùng KT phía Bắc
|
11,7
|
18-20
|
24-25
|
1,4
|
1,2
|
2,6
|
5,6
|
6
|
Dầu Tiếng
|
8,0
|
18-20
|
24-25
|
1,4
|
0,7
|
1,6
|
3,4
|
7
|
Phú Giáo
|
17,3
|
18-20
|
24-25
|
1,0
|
0,5
|
1,0
|
2,2
|
|
Chung cả tỉnh
|
35,6
|
28
|
7-8
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
d) Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp
Đến năm 2020 Bình Dương sẽ có 31 khu công nghiệp
với diện tích 9.220,5 ha (trong đó có 6 khu công nghiệp nằm trong Khu Liên hợp công
nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương) và 23 cụm công nghiệp với diện tích 2.704
ha. Tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp đến năm 2020 khoảng 12.000 ha.
Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp theo
hướng tập trung, hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, củng cố các phân
khu chức năng trong từng khu công nghiệp. Đầu tư đồng bộ cho sản xuất, dịch vụ,
nhà ở trong và ngoài khu công nghiệp. Trong giai đoạn 2006-2010, khẩn trương
nghiên cứu và xây dựng bổ sung hoàn chỉnh một khu công nghệ cao với vị trí và
quy mô thích hợp.
Huyện/thị
|
Khu công nghiệp
|
Cụm công nghiệp
|
Số lượng
|
Diện tích (ha)
|
Số lượng
|
Diện tích (ha)
|
Thị xã Thủ Dầu Một
|
-
|
-
|
1
|
100,0
|
Huyện Dĩ An
|
6
|
758,6
|
2
|
115,0
|
Huyện Thuận An
|
3
|
668,3
|
3
|
396,0
|
Huyện Tân Uyên
|
5
|
1.972,5
|
10
|
1.518,0
|
Huyện Bến Cát
|
9
|
3.686,1
|
4
|
425,0
|
Huyện Dầu Tiếng
|
1
|
270,0
|
2
|
100,0
|
Huyện Phú Giáo
|
1
|
220,0
|
1
|
50,0
|
Khu Liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị
|
6
|
1.645,0
|
-
|
-
|
Tổng cộng
|
31
|
9.220,5
|
23
|
2.704
|
3. Định hướng phát triển
a) Định hướng chung
Trong giai đoạn 2006-2010 phát triển công nghiệp
với tốc độ cao kết hợp với đầu tư chiều sâu. Khu vực phía Nam sẽ tập trung phát
triển về chiều sâu, khu vực phía Bắc vừa phát triển chiều rộng vừa phát triển chiều
sâu. Giai đoạn sau 2010, sẽ tập trung đầu tư chiều sâu, tăng cường nội địa hoá
nhằm cải thiện giá trị tăng thêm trong sản phẩm công nghiệp.
Các ngành ưu tiên phát triển: công nghiệp cơ khí,
điện tử, hoá chất, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm hướng xuất khẩu, các ngành
công nghiệp sử dụng công nghệ cao.
Các ngành công nghiệp chủ lực: công nghiệp
chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; hoá chất, cao su, plastic; dệt may-da giày;
sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ.
Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp.
b) Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ
yếu
- Ngành công nghiệp cơ khí
Tập trung vào các lĩnh vực chính như cơ khí chuyên
dụng phục vụ cho các ngành công nghiệp khác; cơ khí gia công và sản xuất phụ
tùng, linh kiện, cụm chi tiết; Cơ khí tiêu dùng, cơ khí chính xác, cơ khí lắp
ráp, cơ khí sửa chữa. Trong giai đoạn đầu sẽ phát triển trên cơ sở tổ chức lắp
ráp và khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ đi kèm để gia tăng tỷ lệ nội
địa hoá và tiếp cận dần với các công nghệ chế tạo cơ khí tiên tiến của thế giới.
Ngành cơ khí tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng
hoá ngành nghề nhưng có sự chuyên môn hoá sâu, hợp tác hoá rộng. Tập trung phát
triển ngành cơ khí ở các khu, cụm công nghiệp của tỉnh.
- Ngành công nghiệp điện - điện tử
Định hướng phát triển các sản phẩm điện tử hướng
mạnh về xuất khẩu và tập trung vào các lĩnh vực sản xuất và lắp ráp chi tiết, linh
kiện điện tử chuyên dụng; sản xuất các phần cứng cho ngành công nghệ thông tin;
sản xuất thiết bị văn phòng, thông tin - viễn thông; dây dẫn, linh kiện, phụ
tùng điện, điện tử. Phát triển ban đầu theo hình thức lắp ráp là chính, nội địa
hoá từng phần trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; tiếp thu công
nghệ nguồn và từng bước nâng cao tiềm lực công nghệ để chuyển từ gia công lắp
ráp sang thiết kế, tự sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Khu vực đầu tư nước ngoài
sẽ đóng vai trò tiên phong và liên kết, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước
cùng phát triển. Tập trung thu hút vốn đầu tư từ các tập đoàn điện tử lớn trên
thế giới, các tập đoàn đa quốc gia hoạt động ở các lĩnh vực tin học, viễn thông,
công nghệ cao. Ngành điện tử được tập trung sản xuất ở các khu công nghiệp của
tỉnh.
- Công nghiệp hoá chất
Tiếp tục phát triển các ngành hoá chất tiêu dùng,
hoá chất phục vụ cho ngành công nghiệp, xây dựng và hoá chất phục vụ cho nông
nghiệp. Tập trung thu hút đầu tư phát triển ngành hoá dược, các sản phẩm từ cao
su thiên nhiên, nhựa y tế, nhựa kỹ thuật cao phục vụ cho các ngành lắp ráp ô
tô, xe máy, điện tử gia dụng... Do đây là ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao nên
cần tập trung phát triển ở các khu công nghiệp.
- Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và chế
biến gỗ
Tập trung thu hút các dự án sản xuất các sản phẩm
chế biến tinh hướng xuất khẩu, sử dụng công nghệ phù hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn
quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với ngành chế biến gỗ, cần đẩy mạnh
chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm chế biến tinh xảo và đa dạng hoá sản
phẩm nhằm nâng cao giá trị tăng thêm trong sản phẩm.
- Công nghiệp dệt may - da giày
Chú trọng hiện đại hoá, nâng cấp công nghệ, cải tiến
tổ chức sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm theo hướng sản xuất các sản phẩm cao cấp
đòi hỏi lao động tinh xảo; tăng cường tham gia vào các công đoạn thiết kế mẫu
mã, tiếp thị, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị tăng thêm trong sản phẩm và giảm
dần tỷ lệ gia công. Chú trọng thu hút có chọn lọc các dự án sản xuất nguyên,
phụ liệu cho ngành dệt may - da giày nhằm từng bước khắc phục tình trạng phụ
thuộc nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Giai đoạn sau 2010, ngành dệt may - da giày
sẽ tập trung phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may - da giày,
công nghiệp tạo mẫu, thời trang. Các dự án dệt may - da giày thu hút nhiều lao
động khuyến khích phát triển ở địa bàn các vùng nông thôn, trong các cụm công
nghiệp ở các huyện phía Bắc.
- Công nghiệp sản xuất kim loại
Do không có thế mạnh về nguyên, nhiên liệu nên định
hướng ngành công nghiệp sản xuất kim loại không phát triển theo bề rộng. Chủ
yếu trong giai đoạn đến 2010 ngành sản xuất kim loại sẽ phát triển theo hướng
phát huy tối đa công suất, đa dạng hoá mặt hàng thép cán, kéo theo hướng gia
tăng giá trị và giá trị tăng thêm bằng cách phát triển các mặt hàng thép chất
lượng cao, thép dây, thép băng, thép đúc phục vụ cho gia công cơ khí.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng - gốm sứ
Tổ chức sản xuất theo hướng đáp ứng nhu cầu vật liệu
xây dựng của tỉnh, vùng và một phần tham gia xuất khẩu. Định hướng phát triển
theo hướng đa dạng hoá và nâng cao giá trị các mặt hàng vật liệu xây dựng, trên
cơ sở tiết kiệm tài nguyên, tạo ra giá trị gia tăng cao.
Khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất gần vùng nguyên
liệu, ở các huyện phía Bắc của tỉnh, trong các cụm công nghiệp và làng nghề.
- Các ngành công nghiệp chế biến khác
Nhóm ngành công nghiệp khác bao gồm các ngành xuất
bản, in, sao bản ghi các loại và tái chế.
Công nghiệp tái chế cần tập trung, khuyến khích thực
hiện các dự án chế biến chất thải sinh hoạt và công nghiệp với sự ưu tiên đầu
tư hoặc hỗ trợ đầu tư bằng ngân sách; không khuyến khích phát triển các dự án
tái chế phế liệu, phế thải kim loại, giấy, nhựa, dầu nhớt và các loại phi kim
loại khác.
c) Định hướng phát triển theo lãnh thổ
- Vùng kinh tế phía Nam gồm Nam Bến Cát, Nam Tân
Uyên, thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và huyện Dĩ An.
Phía Nam của hai huyện Bến Cát và Tân Uyên cùng với
Khu Liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ tỉnh Bình Dương sẽ phát triển công
nghiệp với tốc độ cao. Tập trung thu hút các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử,
hoá chất, dệt may - da giày, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến gỗ ít gây ô
nhiễm môi trường. Định hướng ở khu vực này sẽ tập trung phát triển vừa về
lượng, vừa về chất, nhưng khuyến khích phát triển về chất.
Thị xã Thủ Dầu Một cần tập trung phát triển đô thị,
dịch vụ; hạn chế đầu tư mới và đầu tư mở rộng các dự án công nghiệp; các doanh
nghiệp công nghiệp hoạt động trên địa bàn thị xã cần tập trung đầu tư đổi mới
công nghệ và xử lý ô nhiễm môi trường.
Huyện Thuận An và huyện Dĩ An giữ vai trò quan trọng
trong suốt quá trình phát triển công nghiệp của Bình Dương, tiếp tục duy trì
tốc độ tăng trưởng cao nhưng theo xu hướng giảm dần về lượng, tăng về chất.
Tập trung lấp đầy diện tích các khu, cụm công nghiệp
hiện có; một số khu, cụm công nghiệp cần thiết thì điều chỉnh giảm bớt diện
tích để chuyển sang phát triển khu dân cư, đô thị. Từ nay đến năm 2010 tập trung
cải tạo hiện trạng các cụm công nghiệp hình thành tự phát. Sau năm 2010, sẽ xem
xét di dời những khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp
lên các huyện phía Bắc để tạo thêm quỹ đất cho mục đích phát triển dịch vụ, đô
thị và dân cư.
- Vùng kinh tế phía Bắc: gồm Bắc Bến Cát, Bắc Tân
Uyên, huyện Phú giáo và huyện Dầu Tiếng.
Vùng kinh tế phía Bắc cơ bản vẫn là vùng nông nghiệp,
nông thôn. Phát triển công nghiệp ở vùng này gắn với công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp và nông thôn; gắn công nghiệp với vùng nguyên liệu. Vùng kinh
tế này xu thế phát triển theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020 sẽ là các huyện
ngoại thành của thành phố Bình Dương.
Ngành nghề ưu tiên đầu tư là chế biến nông lâm sản,
thực phẩm, chế biến cao su, hoá chất, dệt may - da giày, sản xuất vật liệu xây
dựng, gốm sứ, khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ
nghệ quy mô nhỏ theo loại hình kinh tế tập thể và hộ kinh doanh cá thể.
4. Nhu cầu vốn đầu tư
Giai đoạn 2006-2010: 23.398 tỷ đồng.
Giai đoạn 2011-2015: 45.219 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016-2020: 71.214 tỷ đồng.
5. Các giải pháp chủ yếu
a) Đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.
- Hệ thống cung cấp điện
Phát triển điện phải đi trước một bước; phát triển
nhanh, đồng bộ theo hướng hiện đại lưới truyền tải và phân phối nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo và nâng
cao độ tin cậy, an toàn cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng.
- Hệ thống giao thông đường bộ
Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hợp lý và
hiện đại để duy trì và nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo thuận
lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hệ thống cấp nước
Thực hiện tốt quy hoạch tổng thể thủy lợi cấp thoát
nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2020 đã được phê
duyệt.
- Hệ thống thoát nước
Tập trung thoát nước cho các khu đô thị và các khu,
cụm công nghiệp, đặc biệt vùng phía Nam của tỉnh. Nạo vét mở rộng và gia cố các
nhánh suối, các kênh rạch trong vùng bảo đảm thoát nước cho các lưu vực.
Đối với vùng Nam Bình Dương, xây dựng đồng bộ hệ
thống thoát nước từng tiểu khu đến tuyến thoát nước chính để đổ vào nguồn nhận nước.
- Công nghệ thông tin và truyền thông
Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông
phải đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông. Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phủ trên cả tỉnh,
với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ.
b) Đào
tạo nguồn nhân lực
Tăng mức đầu tư ngân sách hàng năm cho giáo dục và
dạy nghề; đầu tư nâng cấp, mở rộng các điều kiện về văn hóa, y tế, giáo dục phổ
thông, vui chơi, giải trí, phát triển quỹ nhà cho công nhân, đối tượng có thu
nhập thấp và đội ngũ lao động lành nghề nhằm tạo khả năng thu hút và giữ chân
lao động.
Mở rộng mạng lưới và cơ cấu đào tạo nghề theo nhu
cầu của thị trường lao động. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hướng xã hội
hoá, đa dạng hoá hình thức đào tạo, linh hoạt và thiết thực. Tăng cường việc
liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo của địa phương bạn.
c) Đẩy
mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ
Ban hành một số quy định có tính chất ưu tiên, đặc
thù nhằm thu hút lực lượng nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, viện nghiên
cứu tham gia vào hoạt động khoa học công nghệ của tỉnh.
Có chính sách khuyến khích phát triển tổ chức tư
vấn công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường cung cấp công
nghệ, chọn lựa công nghệ phù hợp, hỗ trợ đàm phán các hợp đồng chuyển giao công
nghệ.
Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ,
nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Khuyến khích thu hút các
dự án đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, hạn chế các dự án đầu
tư có công nghệ lạc hậu.
d) Phát triển dịch vụ
Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển
dịch vụ trong thời kỳ 2006-2020.
Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ quan trọng
để hỗ trợ phát triển công nghiệp như: tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận
tải, nhà ở, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
e) Bảo vệ môi trường
Phát triển công nghiệp theo quy hoạch; khuyến khích
đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm môi
trường; ban hành quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý môi trường của tỉnh;
cải tiến, đơn giản hoá thủ tục; nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường;
tăng cường công tác giám sát sau đánh giá tác động môi trường.
Quản lý chất thải, hạn chế tiến tới ngăn chặn hoàn
toàn mức độ gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường;
Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp
trước khi đưa vào khai thác. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước thải ngoài
hàng rào đồng bộ với việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp.
f) Hoàn thiện thủ tục hành chính
Hoàn thiện thủ tục hành chính theo hướng rõ ràng,
đơn giản, công khai và tiện lợi. Các sở, ban, ngành phối hợp toàn diện và tích
cực hơn trong việc hỗ trợ, tháo gở vướng mắc trong triển khai dự án và hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đảm bảo thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo
quy định.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Giao cho Sở Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các
sở, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một triển
khai thực hiện quy hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên -
Môi trường, Thương mại - Du lịch, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bưu chính - Viễn thông, Ban quản
lý các khu công nghiệp Bình Dương, Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam -
Singapore, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
huyện, thị xã Thủ Dầu Một và Giám đốc Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ
ngày ký./.