Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 18/2021/TT-NHNN tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng

Số hiệu: 18/2021/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Phạm Thanh Hà
Ngày ban hành: 18/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các TCTD

Ngày 18/11/2021, Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành Thông tư 18/2021/TT-NHNN quy định về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng được tái chiết khấu khi:

- Đã được bên được tái chiết khấu thực hiện chiết khấu đối với khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;

- Thuộc sở hữu hợp pháp của bên được tái chiết khấu, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không có tranh chấp, không trong tình trạng đang được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ khác;

- Chưa đến hạn thanh toán;

- Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005, công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.

Thông tư 18/2021/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/1/2022.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2021/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TÁI CHIẾT KHẤU CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG GIỮA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Các công cụ chuyển nhượng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng (sau đây gọi là bên tái chiết khấu) và bên được tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng (sau đây gọi là bên được tái chiết khấu) bao gồm: Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính.

Điều 3. Nguyên tắc tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng khi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) cấp có nội dung hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo quy định tại Thông tư này, phù hợp quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, các bên thực hiện theo quy định tại Thông tư này, Luật Các tổ chức tín dụng, quy định về áp dụng điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài tại Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định của pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối được phép của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 4. Công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu

1. Công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu khi:

a) Đã được bên được tái chiết khấu thực hiện chiết khấu đối với khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;

b) Thuộc sở hữu hợp pháp của bên được tái chiết khấu, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không có tranh chấp, không trong tình trạng đang được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ khác;

c) Chưa đến hạn thanh toán;

d) Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.

2. Bên tái chiết khấu có quyền yêu cầu bên được tái chiết khấu cung cấp các thông tin, tài liệu để chứng minh công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu theo quy định tại khoản 1 Điều này. Bên được tái chiết khấu có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu về công cụ chuyển nhượng theo yêu cầu của bên tái chiết khấu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin, tài liệu.

Điều 5. Phương thức tái chiết khấu

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận, lựa chọn một trong các phương thức tái chiết khấu sau đây:

1. Mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng là việc bên tái chiết khấu mua và nhận chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng chưa đến hạn thanh toán từ bên được tái chiết khấu, đồng thời bên được tái chiết khấu cam kết sẽ mua lại công cụ chuyển nhượng đó sau một khoảng thời gian được xác định theo thỏa thuận tái chiết khấu.

2. Mua có bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng là việc bên tái chiết khấu mua và nhận chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng chưa đến hạn thanh toán từ bên được tái chiết khấu; bên được tái chiết khấu phải có trách nhiệm thanh toán cho bên tái chiết khấu số tiền còn thiếu theo thỏa thuận trong trường hợp bên tái chiết khấu không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng đó.

Điều 6. Đồng tiền tái chiết khấu

1. Đối với công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng đồng Việt Nam, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu bằng đồng Việt Nam.

2. Đối với công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ:

a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu bằng loại ngoại tệ ghi trên công cụ chuyển nhượng đó hoặc bằng đồng Việt Nam theo thỏa thuận. Trường hợp tái chiết khấu bằng đồng Việt Nam, các bên thỏa thuận tỷ giá áp dụng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá;

b) Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo phương thức mua có kỳ hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua lại công cụ chuyển nhượng bằng đồng tiền bán công cụ chuyển nhượng đó.

Điều 7. Thời hạn tái chiết khấu

1. Thời hạn tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng là khoảng thời gian được xác định từ ngày bên tái chiết khấu nhận tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng đến ngày bên được tái chiết khấu phải thực hiện nghĩa vụ cam kết mua lại hoặc đến ngày đến hạn thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên công cụ chuyển nhượng đó, bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ.

2. Bên tái chiết khấu và bên được tái chiết khấu thỏa thuận thời hạn tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng đảm bảo dưới 12 tháng và không vượt quá ngày bên được tái chiết khấu phải thực hiện nghĩa vụ bán lại công cụ chuyển nhượng đó cho khách hàng (đối với trường hợp bên được tái chiết khấu thực hiện chiết khấu công cụ chuyển nhượng từ khách hàng theo phương thức mua có kỳ hạn) hoặc ngày đến hạn thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên công cụ chuyển nhượng đó (đối với trường hợp bên được tái chiết khấu thực hiện chiết khấu công cụ chuyển nhượng từ khách hàng theo phương thức mua có bảo lưu quyền truy đòi).

Điều 8. Giá tái chiết khấu, giá mua lại công cụ chuyển nhượng, lãi suất tái chiết khấu

1. Giá tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng là số tiền mà bên tái chiết khấu phải trả cho bên được tái chiết khấu khi thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng.

2. Giá mua lại công cụ chuyển nhượng là số tiền mà bên được tái chiết khấu phải trả cho bên tái chiết khấu khi mua lại công cụ chuyển nhượng trong trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo phương thức mua có kỳ hạn.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận giá tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giá mua lại công cụ chuyển nhượng, lãi suất tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, lãi suất áp dụng đối với khoản tiền tái chiết khấu quá hạn và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 9. Thỏa thuận tái chiết khấu

1. Thỏa thuận tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được thể hiện bằng hình thức phù hợp với quy định của pháp luật và bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

a) Thông tin về bên tái chiết khấu, bên được tái chiết khấu;

b) Thông tin về công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu;

c) Phương thức tái chiết khấu;

d) Đồng tiền tái chiết khấu;

đ) Giá tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, ngày thanh toán, phương thức thanh toán;

e) Thời hạn tái chiết khấu;

g) Lãi suất tái chiết khấu;

h) Quyền, nghĩa vụ các bên;

i) Xử lý vi phạm.

2. Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo phương thức mua có kỳ hạn, ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, thỏa thuận tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng phải có nội dung về cam kết mua lại công cụ chuyển nhượng, giá mua lại công cụ chuyển nhượng.

3. Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo phương thức mua có bảo lưu quyền truy đòi, ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, thỏa thuận tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng phải có nội dung về trách nhiệm của bên được tái chiết khấu trong việc thanh toán cho bên tái chiết khấu số tiền còn thiếu theo thỏa thuận trong trường hợp bên tái chiết khấu không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng.

4. Ngoài các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật.

Điều 10. Chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng

1. Khi bên tái chiết khấu chấp thuận tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, bên được tái chiết khấu thực hiện thủ tục về chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng cho bên tái chiết khấu theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp tái chiết khấu theo phương thức mua có kỳ hạn, khi bên được tái chiết khấu hoàn thành nghĩa vụ cam kết mua lại công cụ chuyển nhượng, bên tái chiết khấu thực hiện thủ tục về chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng cho bên được tái chiết khấu theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Quy định nội bộ hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng

1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành Quy định nội bộ về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng phù hợp với mô hình quản lý, đặc điểm, điều kiện kinh doanh, đảm bảo an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Quy định nội bộ phải quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng.

3. Quy định nội bộ tối thiểu phải có nội dung về quy trình nghiệp vụ tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, quản lý rủi ro đối với hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và thẩm định bên được tái chiết khấu, công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu.

Điều 12. Hạch toán kế toán, báo cáo thống kê

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc hạch toán kế toán, báo cáo thống kê đối với hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ hạch toán kế toán và chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị

1. Vụ Chính sách tiền tệ

Đầu mối phối hợp với các đơn vị xử lý các vướng mắc phát sinh liên quan đến quy định tại Thông tư này.

2. Vụ Tài chính - Kế toán

Đầu mối phối hợp với các đơn vị xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán khi thực hiện Thông tư này.

3. Sở Giao dịch

Theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình thực hiện hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.

4. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7 tháng 1 năm 2022.

2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như khoản 2 Điều 14;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử NHNN;
- Lưu: VT, Vụ CSTT (02), PC (01).

KT.THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Phạm Thanh Hà

STATE BANK OF VIETNAM
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 18/2021/TT-NHNN

Hanoi, November 18, 2021

 

CIRCULAR

ON REDISCOUNT OF NEGOTIABLE INSTRUMENTS AMONG CREDIT INSTITUTIONS AND FOREIGN BANK BRANCHES

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and Law on amendments to a number of Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Law on Negotiable Instruments dated November 29, 2005;

Pursuant to Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the request of Director of the Monetary Policy Department;

The Governor of State Bank of Vietnam promulgates Circular on rediscount of negotiable instruments among credit institutions and foreign bank branches.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Circular prescribes rediscount of negotiable instruments among credit institutions and foreign bank branches.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to credit institutions, foreign bank branches that rediscount negotiable instruments (hereinafter referred to as “rediscounting party”) and the party owning the rediscount of negotiable instruments (hereinafter referred to as “beneficiary”) including: Commercial banks, cooperative banks, foreign bank branches (FBB), and financial companies.

Article 3. Rules of rediscounting negotiable instruments

1. Credit institutions and FBBs are allowed to rediscount negotiable instruments when the License issued by State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”) includes rediscounting of negotiable instruments.

2. Credit institutions and FBB shall rediscount negotiable instruments in accordance with this Circular, the Law on Credit Institutions, the Law on Negotiable Instruments, and relevant law provisions. In case the rediscounting of negotiable instruments involves foreign factors, the parties shall conform to this Circular, the Law on Credit Institutions, regulations on adoption of international treaties, international trade practices in relation of negotiable instruments that involve foreign factors under the Law on Negotiable Instruments and regulations on civil relations that involve foreign factors.

3. Credit institutions and FBBs shall rediscount negotiable instruments in foreign currency within their permissible foreign exchange operations.

Article 4. Negotiable instruments eligible for rediscount

1. Negotiable instruments shall be eligible for rediscount when:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The instruments are legally owned by the beneficiaries, allowed to be traded in accordance with the law, free of disputes, and not being used as security for other obligations;

c) The instrument payment is not mature;

d) The instruments are intact, not modified or fabricated.

2. The rediscounting party has the right to request the beneficiary to provide information and documents to prove rediscounted negotiable instruments in accordance with Clause 1 of this Article. The beneficiary is responsible for providing information and documents on negotiable instruments at request of the rediscounting party and assuming accountability for accuracy and adequacy of the information and documents.

Article 5. Rediscount method

Credit institutions and FBBs shall discuss and choose any of the following rediscounting methods:

1. Temporary purchase of negotiable instruments refers to an instance where the rediscounting party purchases and receives negotiable instruments that are not mature from the beneficiary while being guaranteed by the beneficiary to repurchase the same negotiable instruments after a definite amount of time set forth under the rediscounting agreement.

2. Purchase with rights of recourse of negotiable instruments refers to an instance where the rediscounting party purchase and receives negotiable instruments that are not mature from the beneficiary; if the person or persons liable for paying for the negotiable instruments fail to make adequate payment, the beneficiary is then responsible for incurring the remaining payment for the rediscounting party on behalf of said person or persons.

Article 6. Currency in rediscounting

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. In case of negotiable instruments paid for in foreign currency:

a) Credit institutions and FBBs shall rediscount using the foreign currency specified on the negotiable instruments or using VND as agreed upon. In case of rediscounting in VND, the parties shall agree upon the exchange rate that conforms to regulations of SBV on exchange rate;

b) In case of rediscounting negotiable instruments in form of temporary purchase, credit institutions and FBBs shall repurchase the negotiable instruments using whatever currency used to sell the negotiable instruments in the first place.

Article 7. Duration of rediscount

1. Duration of rediscount of negotiable instruments refers to the period starting from the date on which the rediscounting party rediscounts negotiable instruments to the date on which the beneficiaries must fulfill the repurchase guarantee or the date on which the payment specified on the negotiable instrument is matured and includes both holiday and non-working day.

2. Discounting party and beneficiary shall agree on the duration of rediscount of negotiable instruments which must not exceed 12 months and not extend past the date on which the beneficiary must fulfill the obligation to sell the negotiable instruments to their customers (for cases where the beneficiary discount negotiable instruments from customers using temporary purchase) or the date on which the payment specified on the negotiable instruments is matured (for cases where the beneficiary discount negotiable instruments from customers using purchase with rights of recourse).

Article 8. Rediscount price, repurchase price of negotiable instruments, and rediscount interest rate

1. Rediscount price of negotiable instruments means the amount of money paid for the beneficiary by the rediscounting party when rediscounting negotiable instruments.

2. Repurchase price of negotiable instruments means the amount of money paid for the rediscounting party by the beneficiary when repurchasing the negotiable instruments following temporary purchase method.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9. Rediscount agreement

1. Negotiable instrument rediscount agreement between credit institutions and FBBs must be presented in format deemed suitable with regulations of the law and must contain the following details:

a) Information on the rediscounting party and the beneficiary;

b) Information on discounted negotiable instrument;

c) Method of rediscount;

d) Rediscount currency;

dd) Negotiable instrument rediscount price, payment date, payment method;

e) Duration of rediscount;

g) Rediscount interest rate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Penalties.

2. When rediscounting negotiable instruments in form of temporary purchase, in addition to details under Clause 1 of this Article, negotiable instrument rediscount agreement must include guarantee to repurchase negotiable instruments and repurchase price of negotiable instruments.

3. When rediscounting negotiable instruments in form of purchase with rights of recourse, in addition to details under Clause 1 of this Article, negotiable instrument rediscount agreement must include responsibility of the beneficiary to incur the remaining amount for the rediscounting party if the person or persons liable to pay for the negotiable instruments fail to do so adequately.

4. In addition to details under Clause 1, Clause 2, and Clause 3 of this Article, credit institutions and FBBs may agree to include other details in a manner conforming to this Circular and other law provisions.

Article 10. Transfer of negotiable instruments

1. When the rediscounting party rediscounts negotiable instruments, the beneficiary shall adopt procedures to transfer negotiable instrument to the rediscounting party as per the law.

2. In case of rediscounting in form of temporary purchase, when the beneficiary fulfills their obligation to repurchase negotiable instruments, the rediscounting party shall adopt procedures to transfer negotiable instruments to the beneficiaries as per the law.

Article 11. Internal regulations on negotiable instrument rediscount

1. Based on this Circular, the Law on Credit Institutions, the Law on Negotiable Instruments and relevant law provisions, credit institutions and FBBs shall promulgate Internal regulations on negotiable instrument rediscount depending on their management model, characteristics and business conditions in order to ensure operational safety for credit institutions and FBBs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Internal regulations must contain professional procedures for rediscounting negotiable instruments, risk management in negotiable instrument rediscount, and appraisal of the beneficiary and negotiable instrument to be rediscounted.

Article 12. Recording, accounting, and statistical report

Credit institutions and FBBs shall record, keep an account, and produce statistical reports on negotiable instrument rediscount in accordance with applicable laws on accounting, statement, and statistical report of SBV.

Article 13. Responsibilities of entities

1. Monetary Policy Department shall:

Cooperate with other entities in resolving difficulties relating to this Circular.

2. Department of Finance and Accounting shall

Cooperate with other entities in resolving difficulties relating to statement, recording, and accounting during implementation of this Circular.

3. Exchange authority shall

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Bank Supervision and Inspection Agency, branches of SBV of provinces and cities shall

Supervise and inspect implementation of this Circular and take actions against violations within their competence.

Article 14. Organizing implementation

1. This Circular comes into force from January 7, 2022.

2. Chief of Office, Director of Monetary Policy Department, and heads of entities affiliated to SBV; credit institutions and FBBs are responsible for implementing this Circular./.

 

 

PP.GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Pham Thanh Ha

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 18/2021/TT-NHNN ngày 18/11/2021 quy định về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.402

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.168.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!