ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1286/QĐ-UB
|
ngày 06 tháng 7 năm
1996
|
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH DAKLAK
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ban
hành ngày 19/8/1991;
- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 09/03/1995
của Chính phủ ban hành quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Căn cứ Chỉ thị số 177/TTg ngày 20 tháng 3
năm 1995 của Chính phủ về những biện pháp cấp bách phòn cháy, chữa cháy rừng và
Công văn số 695/LN-KT ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp (nay
là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) về khẩn trương triển khai Chỉ thị
của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Xét đề nghị của ông Chi cục trưởng Chi cục
kiểm lâm tại Công văn số 119/KL ngày 8/5/1996
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban
hành kèm theo quyết định này bản quy trình phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 2: Quyết
định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Các
ông Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chi
cục trưởng Chi cục kiểm lâm, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Giám đốc các
lâm trường, chủ rừng và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
|
T.M UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH DAKLAK
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Lạng
|
QUY TRÌNH
PHÒNG
CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 1286/QĐ-UB ngày 06 tháng 7 năm 1996)
Chương I
ĐIỀU
KHOẢN CHUNG
Điều 1: Quy trình này quy định những yêu cầu về nghiệp vụ kỹ
thuật, các tiêu chuẩn, biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng áp dụng cho các đối
tượng rừng trong toàn tỉnh.
Điều 2: Chi cục kiểm lâm, các Hạt kiểm lâm căn cứ vào tình hình xu
thế thời tiết hàng ngày hàng hàng tuần trong mùa khô hanh, quan hệ với vật liệu
cháy rừng để dự báo cháy rừng theo phương pháp tổng hợp và thông tin cấp dự báo
cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin vô tuyến từ tỉnh
đến huyện, xã, thôn, xóm, các đơn vị kinh doanh suốt mùa khô từ tháng 11 năm
trước đến tháng 4 năm sau.
Điều 3: Các chủ rừng ngành kiểm lâm, các cấp từ tỉnh, huyện, xã
đến thôn, xóm, các cơ quan đơn vị căn cứ quy trình này để chỉ đạo thực hiện
công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong phạm vi đơn vị, địa phương mình quản
lý.
Điều 4: Chi
cục Kiểm lâm và các chủ rừng căn cứ vào từng trường hợp cụ thể ở cơ sở mà áp
dụng kỹ thuật xây dựng băng trắng, băng xanh, quy vùng sản xuất nương rẫy, chòi
canh, xử lý thực bì làm giảm vật liệu cháy, xây dựng hệ thống thông tin trong
các cộng đồng dân cư về quy trình này.
Chương II
PHÒNG
CHÁY RỪNG
Mục I: Tổ chức lực
lượng phòng cháy, chữa cháy rừng
Điều 5: Chi
cục kiểm lâm và các hạt kiểm lâm tham mưu giúp UBND tỉnh, UBND cấp huyện và xã
xây dựng phương án và thành lập Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng do Chủ
tịch hc phó chủ tịch UBND làm trưởng ban, Kiểm lâm làm Phó ban thường trực, đại
diện các ngành hữu quan tham gia làm uỷ viên. Các ban này có chức năng giúp
chính quyền các cấp tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phòng cháy, chữa
cháy rừng ở các cơ sở trong suốt mùa khô hanh, đặc biệt vùng trọng điểm cháy ở các
huyện.
Điều 6: Lực
lượng kiểm lâm ở Hạt, Đội kiểm lâm cơ động ở vùng trọng điểm cháy vào thời kỳ
cao điểm dễ cháy phải được tổ chức thành các nhóm công tác từ 2-3 người, có
nhóm trưởng. Từ 3-5 nhóm hợp thành một tổ, có tổ trưởng phụ trách. Lực lượng
này được triển khai đến tận thôn, xóm, xã chỉ đạo thành các tổ, đội tình nguyện
bảo vệ rừng ở cơ sở từ 15-20 người để cùng nhóm kiểm lâm đặc trách phòng cháy,
chữa cháy rừng.
Điều 7: Mỗi
tổ, đội tình nguyện bảo vệ rừng ở thôn, xóm gồm 15-20 người, ở các nông trường,
lâm trường, đơn vị vũ trang ở trong rừng và ven rừng có 15-30 người. Lực lượng
phải được trang bị các dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng và được
huấn luyện nghịêp vụ kỹ thuật cùng lực lượng kiểm lâm thường xuyên kiểm tra,
kiểm soát, canh gác diện tích rừng được giao khoán để bảo vệ, khoanh nuôi.
Điều 8: Hàng
năm vào mùa khô, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Chi cục kiểm lâm phải
có kế hoạch cụ thể mở các đợt tuyên truyền giáo dục dưới nhiều hình thức phong
phú phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và hướng dẫn các chủ rừng chỉ đạo
sát sao việc phòng cháy, chữa cháy rừng trong phạm vi chủ rừng quản lý kinh
doanh.
Mục II: Dự báo cháy
rừng theo phương pháp tổng hợp và thông tin cấp dự báo cháy rừng.
Điều 9: Để
chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả, Chi cục kiểm lâm phối hợp với
Trạm dự báo phục vụ khí tượng thuỷ văn tỉnh tiến hành dự báo cháy rừng theo
phương pháp tổng hợp trong mùa khô hanh bao gồm 4 nội dung sau:
1. Xây dựng trạm dự báo cháy rừng để đo tính
các nhân tố môi trường liên quan đến vật liệu cháy hàng ngày và dài ngày (tuần
khí tượng do Trạm dự báo phục vụ khí tượng thuỷ văn tỉnh cung cấp).
2. Xác định thời kỳ dễ phát sinh cháy phục vụ
cho việc lập kế hoạch cho phòng chữa và cháy rừng trong mùa khô.
3. Đo tính chỉ tiêu cấp dự báo cháy hàng ngày
và dài ngày theo 5 cấp và UBND tỉnh đã ban hành.
4. Phải đảm bảo thông tin thông suốt cấp dự
báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong mùa khô trên quy
mô toàn tỉnh.
Điều 10: Phải xây dựng Trạm dự báo cháy rừng gồm trạm chính và các
trạm phụ, bố trí lực lượng dự báo và thông tin cấp cháy.
- Trạm chính hàng ngày đo 3 lần vào hồi 7h,
13h, 19h; đo và thống kê vào sổ sách các số liệu: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ
ẩm vật liệu cháy, độ ẩm đất, tốc độ gió, mua... Chú ý : Đo lúc 13h thu thập các
số liệu: T0 13, Dn 13, lượng mưa ngày... để tính toán cấp cháy theo công thức
(1) ở Điều 11 và thông tin cấp cháy hàng ngày để các cơ sở có biện pháp phòng
và sẵn sàng chữa cháy.
- Trạm phụ đặt tại các Hạt kiểm lâm, các lâm
trường có nhiệm vụ đo bổ sung các yếu tố: lượng mưa, nhiệt độ lúc 13h, vật liệu
cháy... để bổ sung số liệu cấp cháy cho trạm chính, góp phần nâng cao độ chính
xác của dự báo chung toàn vùng.
Điều 11: Dự báo cháy rừng hàng ngày theo công thức:
Trong đó:
K: Hệ số điều chỉnh theo lượng mưa ngày a.
K có 2 giá trị: K = 1 khi a < 5 mm
K = 0 khi a > 5 mm
T013: Nhiệt độ đo lúc
13h, giờ cao điểm dễ xảy ra cháy rừng trong ngày.
DN13: Độ chênh lệch bão hoà lúc
13h.
Điều 12: Dự báo dài ngày (Tuần khí tượng 5-10 ngày) và hàng ngày
theo công thức (2) tính chỉ số ngày khô hạn liên tục (H) và thông tin cấp cháy.
Hi = K(Hi - 1 + n)
Trong đó:
Hi = Số ngày khô hạn liên tục không mưa
K: Có cùng ý nghĩa ở công thức (1)
n: Số ngày không mưa hc mưa dưới 5 ly tiếp
theo.
Điều 13: Khi dự báo ở cấp 1 ít có khả năng cháy rừng. Hạt kiểm lâm
phải phối hợp giúp UBND các xã và các chủ rừng triển khai phương án phòng cháy,
chữa cháy rừng, phải tổ chức kiểm tra hướng dẫn quy vùng sản xuất nương rẫy,
tuyên truyền giáo dục trong các cộng đồng dân cư về phòng cháy chữa cháy rừng
và hướng dẫn phát, đốt nương rẫy đúng kỹ thuật.
Điều 14: Khi dự báo đến cấp 2, có khả năng cháy rừng, Hạt kiểm lâm
phải phối hợp với UBND các xã chỉ đạo ban phòng cháy, chữa cháy rừng và các chủ
rừng tăng cường kiểm tra đôn đốc, bố trí người canh phòng, lực lượng và phương
tiện thường xuyên sẵn sàng dập tắt lửa khi mới xảy ra cháy rừng, hướng dẫn bà
con nông dân về kỹ thuật làm nương rẫy. Dự báo viên tiếp tục đo tính cấp cháy
và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 15: Khi
dự báo đến cấp 3, thời tiết khô hanh dễ xảy ra cháy rừng, Hạt kiểm lâm tăng
cường đôn đốc các chủ rừng coi trọng biên pháp phòng cháy chữa cháy rừng, cấm
đốt nương làm rẫy. Các chủ rừng phải thường xuyên canh phòng , nhất là đối với
vùng rừng trọng điểm dễ cháy như rừng trồng, rừng tự nhiên bao gồm: Khộp, thông,
bạch đàn, keo lá tràm, tre, nứa v.v... tập trung ở các huyện EaH’Leo, Krông
Buk, EaKar, Ea Súp, Dak Nông, Krông Nô, M’ĐRăk, Lăk, ĐăkR’Lấp, Cư Jút, DakMil,
Krông Păk, Krông Ana...
- Dự báo viên tiếp tục tính toán và thông tin
cấp cháy.
- Lực lượng canh phòng phải trực 10/24 giờ
trong ngày (từ 10h đến 20h)
Khi xảy ra cháy rừng, Hạt kiểm lâm tham mưu
cho UBND xã huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia cứu chữa.
Điều 16: Khi dự báo cháy rừng đến cấp 4, cấp nguy hiểm, thời tiết
khô hanh kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, Hạt kiểm lâm tham mưu cho
UBND huyện chỉ đạo các xã về việc phòng cháy, chữa cháy rừng tới các chủ rừng.
- Lực lượng kiểm lâm và các chủ rừng phải
kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm ở các huyện.
- Lực lượng canh phòng phải thường xuyên trên
chòi canh, ngoài hiện trường rừng dễ cháy bảo đảm 12.24 giờ (từ 10h đến 22h)
trong ngày, nhất là các giờ cao điểm (từ 11h đến 17h), phát hiện kịp thời điểm
cháy, báo động và huy động lực lượng , phương tiện dập tắt ngay, không được để
lửa lan tràn rộng.
- Dự báo viên phải nắm chắc tình hình khí
tượng thuỷ văn để dự báo, thông tin cấp cháy và biện pháp phòng cháy, chữa cháy
kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 17: Khi dự báo đến cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm, thời tiết hạn
kéo dài có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND huyện
trực tiếp chỉ huy hạt kiểm lâm và các xã kiểm tra đôn đốc thường xuyên tới các
chủ rừng . Kiểm tra chặt chẽ không cho người và phương tiện ra vào rừng tuỳ
tiện. Nghiêm cấm tuyệt đối không được đốt lửa trong rừng và ven rừng.
- Lực lượng canh phòng trên các chòi canh và
các vùng trọng điểm cháy bảo đảm 24/24 giờ trong ngày.
- Nghiêm cấm việc dùng lửa trong rừng và ven
rừng đối với người ra vào rừng, người du lịch...
- Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng, chính quyền
địa phương phải huy động lực lượng và phương tiện dập tắt ngay. Tất cả các vụ
cháy rừng đều phải lập biên bản và có biện pháp xử lý nghiêm minh.
- Dự báo viên phải làm tốt công tác dự báo và
thông tin cấp cháy liên tục nhiều lần trong ngày trên các phương tiện thông tin
đại chúng trong suốt thời kỳ cao điểm dễ cháy rừng.
Điều 18: Trong suốt mùa khô hạn phải duy trì đều đặn, thông suốt hệ
thống thông tin từ Chi cục kiểm lâm đi các Hạt, Trạm kiểm lâm, Đội kiểm lâm cơ
động, các lâm trường v.v...
Điều 19: Đơn vị dự báo cháy rừng và các trạm kiểm lâm cơ sở có trách
nhiệm giữ gìn bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị vật tư đúng nội quy; bảo đảm
việc đo tính cấp cháy và thông tin cấp cháy thông suốt thường xuyên.
Mục III: Xây dựng hệ
thống đường băng cản lửa.
Điều 20: Băng tắng và băng xanh nhằm ngăn cách, hạn chế lửa giữa rừng
với nương rẫy, ruộng, vườn, điểm dân cư, đường giao thông, kho tàng... và phân
chia từng khu rừng dễ cháy thành những lô, khoảnh ở các huyện EaH’Leo, Krông Buk,
EaKar, Ea Súp, Dak Nông, Krông Nô, M’ĐRăk, Lăk, ĐăkR’Lấp, Cư Jút, DakMil, Krông
Păk, Krông Ana...
Điều 21: Các chủ rừng khi thiết kế trồng rừng nhất thiết phải thiết
kế thi công ngay hệ thống đường băng trắng hoặc băng xanh gắn với quy cách xây
dựng hệ thống đường giao thông trong các khu rừng. Nếu độ dốc trên 25 độ thì
không được làm băng trắng mà phải trồng ngay cây xanh trên băngcùng với việc
trồng rừng ngay năm đó.
Không được để đất trống gây xói mòn, rửa
trôi, bạc màu đất.
Điều 22: Nguyên tắc làm đường băng trắng: Chỉ áp dụng 1-2 năm đầu ở
rừng tự nhiên nơi có độ dốc dưới 25 độ. Vì chưa có đủ điều kiện lao động, kinh
phí, giống cây con để trồng băng xanh, năm sau phải tiến hành trồng ngay băng
xanh để tiết kiệm đất, bảo vệ đất. Băng trắng ở rừng tự nhiên có độ rộng từ
10-15m. Khi xây dựng băng trắng phải xử lý toàn bộ thực bì, phơi khô, vun thành
dải, dải cách bìa rừng từ 5-8m. Dải vật liệu này làm thành từng đoạn dài 8-10m,
đầu nọ cách cuối đoạn kia 3-5m, đốt vào đầu mùa khô, khi đốt phải có người canh
gác và kiểm soát lửa trên băng, đốt lúc gió nhẹ vào lúc buổi sáng và chiều tối,
không được đốt vào ban trưa. Tuyệt đối không được để lửa cháy lan vào rừng. Đất
xong phải kiểm tra toàn bộ đường băng cho tới khi lửa tắt hẳn.
Điều 23: Xây dựng hệ thống đường băng xanh: Phải xây dựng hệ thống
đường băng xanh hỗn giao bằng nhiều loại xây, tạo thành đai xanh có kết cấu
nhiều tầng để ngăn cháy lan mặt đất và cháy lướt tán rừng, bao gồm:
1. Đường băng chính: Phải kết hợp với việc
xây dựng đường giao thông nông thôn, đường dân sinh kinh tế.
a. Đối với rừng tự nhiên: Đường băng chia
rừng ra nhiều khoảnh, cự ly các đường băng chính cách nhau 2-3km
b. Đối với rừng trồng đường băng chính có cự
ly cách nhau 1-2km
2. Đường băng nhánh (phụ):
a. Đối với rừng tự nhiên: Căn cứ vào điều
kiện cụ thể từng nới mà cự ly cách nhau giữa các đường băng từ 1-2km.
b. Đối với rừng trồng: Căn cứ vào điều kiện
từng nơi mà cự lý xây dựng giữa các đường băng cách nhau 300-500m.
Điều 24: Độ rộng của đường băng:
Đối với rừng trồng đã khép tán và rừng tự
nhiên độ rộng của đường băng phải lớn hơn chiều cao của cây rừng.
a. Đường băng chính: Đối với cả 2 loại rừng
tự nhiên và rừng trồng có độ rộng từ 10-20m và phải trồng cây xanh.
b. Đường băng nhánh (phụ) kể cả hai loại
rừng: Rừng tự nhiên và rừng trồng phải có độ rộng tối thiểu từ 8-10m và phải
trồng cây xanh.
Điều 25: Hướng của đường băng.
a. Nơi có độ dốc dưới 15 độ: Hướng đường băng
phải vuông góc với hướng gió hại chính trong mùa cháy.
b. Nơi có độ dốc lớn trên 15 độ: Thì đường
băng bố trí trùng với đường đồng mức, trường hợp có thể lợi dụng đường mòn, khe
suối, dông suối, đường dân sinh kinh tế miền núi để làm đường băng thì dọc hai
bên đường băng đó phải xây dựng một hoặc hai vành đai cây xanh cản lửa, mỗi bề
rộng 5-8m hàng năm phải chăm sóc, tu bổ băng cây xanh theo kỹ thuật chăm sóc
rừng trồng.
Điều 26: Loài cây trồng trên băng cản lửa:
Lựa chọn tập đoàn cây ở địa phương có sức
chống chịu lửa giỏi, cây chứa nhiều nước, có khả năng chịu nhiệt độ cao, vỏ
dày, không rụng lá trong mùa khô, cây có sức tái sinh hạt và chồi mạnh, sinh
trưởng phát triển nhanh, không có cùng loài sâu bệnh hại với cây trồng rừng
hoặc là ký chủ của các loài sâu bệnh hại cây rừng, cây trồng tạo thành đai rừng
phòng cháy.
Mục IV: Xây dựng chòi
canh gác lửa rừng
Điều 27: Nguyên tắc bố trí chòi canh:
a. Chòi canh phải đặt ở vị trí có tầm nhìn xa
nhất (tối thiểu từ 5-15km) để dễ dàng phát hiện các đám khói hoặc lửa bốc lên,
dự báo được mức độ lửa cháy to hay nhỏ để huy động kịp thời lực lượng và phương
tiện đến dập tắt lửa rừng ngay tại chỗ không để lửa cháy lan.
b. Chòi canh phải có độ cao hơn chiều cao của
khu rừng , gồm hai loại chòi:
- Chòi chính: Đặt ở vị trí trung tâm của khu
rừng dễ cháy, tầng trên có tầm nhìn xa 10-15km, làm chòi bằng sắt hoặc nguyên
liệu bền chắc sẵn có ở địa phương đảm bảo sử dụng lâu bền.
- Chòi phụ: Được bố trí trong toàn bộ hệ
thống chòi canh, tầng trên có tầm nhìn xa 3-5km.
- Chòi chính và chòi phụ: Được bố trí theo
lưới tam giác.
c. Phải đảm bảo an toàn cho việc sử dụng, khi
xây dựng chòi chính và chòi phụ phải có thang lên xuống, xung quanh chân chòi
phải dọn sạch cây trong phạm vi bán kính 20-30m, có một gian nhà có 4 cửa để
quan sát bốn phía, có bản đồ khu vực rừng cần bảo vệ, ống nhòm, kẻng báo động,
cờ hiệu, bộ đàm để thông tin về cháy rừng, có thu lôi chống sét, có phòng ở
tầng dưới cho nhân viên (nghỉ ngơi), thay nhau canh gác.
Điều 28: Tổ chức hoạt động của chòi canh:
Mỗi chòi có từ 2-3 người thay nhau làm việc.
Vào thời kỳ cao điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hanh (tháng 12, 1, 2, 3,
4) dự báo cháy rừng ở cấp 4, 5 chòi phải có người làm việc thường xuyên đảm bảo
24/24 giờ /ngày. Khi nhân viên quan sát phát hiện thấy cháy rừng, phải phát
hiện rõ toạ độ của đám cháy, mức độ lửa rừng, báo cáo ngay vê trung tâm chỉ huy
và báo động để huy động kịp thời lực lượng và phương tiện để cứu chữa, không để
lửa lan tràn lớn.
Mục V: Biện pháp kỹ
thuật xử lý thực bì làm giảm vật liệu cháy rừng.
Điều 29: Dọn thực bì:
Hàng năm khi bước vào mùa khô (cuối tháng 11
đầu tháng 12) ở những khu rừng dễ cháy (rừng trồng và rừng tự nhiên) dưới sự
hướng dẫn, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệp vụ của kiểm lâm, chủ rừng phải thực hiện
dọn thực bì theo dải, theo băng, rộng từ 10-15m dọc các đường giao thông, đường
mòn, khu dân cư, kho tàng, vật liệu khô vun thành dải từ 6-8m ở ngoài bìa rừng.
Khi đốt phải có người canh gác, đốt vào sáng sớm hoặc buổi chiều vào lúc gió
nhẹ, đốt ngược chiều gió, không được đốt vào ban trưa hoặc lúc gió mạnh.
Điều 30: Nguyên
tắc xử lý thực bì:
a. Đối với rừng trồng: Chủ rừng sử dụng dụng
cụ thủ công hoặc cơ giới chăm sóc rừng, phải cày hoặc cuốc úp đất phủ lên lớp
thảm tươi, cây bụi và chăm sóc cúoc gốc lần thứ nhất 0,6-0,8m, chăm sóc lần hai
cuốc xung quanh rộng 1-1,2m. Sang năm thứ hai phát thực bì và cuốc lại đất đồng
thời tán cây rừng đần dần phát triển khép tán tiêu diệt lớp thảm tươi ở dưới.
Trên các đất trồng rừng tuỳ theo độ dốc và tính chất rừng phải thực hiện trồng
xen cây nông nghiệp ngắn ngày cho phù hợp.
b. Đối với rừng trồng đã khép tán và rừng tự
nhiên dễ cháy: Chủ rừng phải tiến hành chặt, phát thảm tươi cây bụi theo đám
hoặc theo dải thu dọn cành, nhánh, chặt cây chết, cây sâu bệnh, thu dọn cành
khô lá rụng , tận dụng nguồn vật liệu này để làm chất đốt, số vật liệu còn lại
kéo ra bìa rừng tạo nên các dải rồi đốt lúc gió nhẹ, có người canh gác.
Mục VI: Bảo vệ rừng
trong sản xuất nương rẫy
Điều 31: Quy vùng, thống kê, quản lý sử dụng đất đai làm nương rẫy:
a. Đối với đồng bào dân tộc ở các huyện còn
du canh, du cư hoặc định cư nhưng còn du canh nhất là các vùng giáp ranh, vùng
biên giới Việt Nam - Campuchia thì các Hạt kiểm lâm hàng năm phải thực hiện tốt
việc thống kê , quản lý, quy vùng sử dụng đất đai tạm thời cho dân; khi làm
nương rẫy phải hướng dẫn bà con thực hiện đúng kế hoạch, phân vùng vạch rõ ranh
giới, có mốc bảng niên yết ngoài thực địa, lập bản đồ quy hoạch phân loại đất
đai giành cho sản xuất nương rẫy
b. Trong những vùng được phép sản xuất nương
rẫy, Hạt kiểm lâm phải hướng dẫn đồng bào phát dọn toàn bộ thực bì, phơi khô,
vun thành dải rộng 2-3m, dải nọ cách dải kia 5-6m, dải cách bìa rừng phải cách
xa rừng 6-8m, đốt lúc gió nhẹ vào buổi chiều tối hoặc buổi sáng, đốt lần lượt
từng dải thứ tự từ trên sườn đồi xuống chân đồi, nơi đất bằng thì đốt lần lượt
từ dải vật liệu cuối chiều gió cho tới dải vật liệu cuối cùng.
b. Khi đốt phải có người canh gác, cứ 10-15m
phải có một người canh gác trên băng không để lửa cháy vào rừng. Khi đốt phải
báo cáo với Ban lâm nghiệp xã và tổ đội bảo vệ rừng của thôn, bản. Đốt xong
phải kiểm tra toàn bộ nương, khi lửa tắt hẳn mới ra về.
Điều 32: Phải kết hợp chặt chẽ giữa quy vùng sản xuất nương rẫy với
giao khoán rừng, định canh định cư, xây dựng kinh tế vườn đồi, trang trại đến
hộ gia đình, xây dựng nương rộng bậc thang chống xói mòn đất, bảo vệ rừng an
toàn ừê lửa trong suốt mùa cháy rừng. Hàng năm vào thời kỳ từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, các Hạt kiểm lâm phải tăng cường kiểm tra hướng dẫn đồng bào
làm nương rẫy đúng quy định trên những vùng đất đai đã được quy hoạch không để
đồng bào phát, đốt rừng tràn lan trái phép.
Chương III:
CHỮA
CHÁY RỪNG
Mục VII: Áp dụng
phương pháp giới hạn đám cháy để chữa cháy rừng
Điều 33: Phát hiện đám cháy và huy động lực lượng cứu chữa: Khi phát
hiện được đám cháy, Chủ tịch UBND xã và các chủ rừng phải huy động kịp thời lực
lượng, phương tiện tại chỗ, sử dụng nguồn nước, đất, cát cành cây tươi... dập
tắt ngay, không để lửa lan tràn. Nếu lực lượng và phương tiện tại chỗ không đủ
khả năng chữa cháy, Chủ tịch UBND xã báo cáo ngay về cấp trên để có biện pháp
hỗ trợ lực lượng, phương tiện để cứu chữa. Đội hình chữa cháy phải giới hạn đám
cháy bằng cách tạo ra các băng trắng ngăn cản lửa có độ rộng từ 15-20m, nếu tốc
độ gió lớn, lửa lan tràn quá mạnh phải làm băng trắng có độ rộng từ 20-30m.
Điều 34: Biện pháp giới hạn đám cháy:
a. Trong điều kiện thời tiết hạn kiệt, vật
liệu trong rừng khô nỏ, độ ẩm vật liệu từ 20% trở xuống khi cháy rừng phải:
- Tạo ngay băng trắng đón đầu ngọn lửa theo
một cư ly sao cho phù hợp, thi công xong trước khi ngọn lửa tràn đến. Trên băng
phải dọn và vun hết vật liệu cháy vào giữa băng và cho đốt hết vật đó trên
băng.
- Cự ly của hai tuyến dọn sạch vật liệu cháy
quy định như sau:
1. Nếu tốc độ gió 3-5 m/giây thì khoảng cách
giữa hai tuyến dọn sạch vật liệu cháy là 20-30 m.
2. Nếu tốc độ gió trên 6 m/giây thì khoảng
cách giữa hai tuyến dọn sạch vạt liệu cháy là 30-50m.
b. Trong trường hợp có nguồn vật liệu lớn,
chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao, năng nóng kéo dài, gió thổi mạnh... cả những
cây còn sống cũng bị khô héo, khi chữa cháy phải làm đai cản lửa dự phòng để
ngăn lửa làm giảm tốc độ lan tràn của ngọn lửa. Khoảng cách giữa các đai cách
nhau 50m, đai có hướng vuông góc với hướng gió chính trong thời kỳ cháy.
Mục VIII: An toàn
trong chữa cháy
Điều 35: An
toàn lao động khi chữa cháy:
a. Khi chữa cháy, lực lượng chữa cháy phải:
Chẩn bị đủ nước uống, bông, băng, thuốc bỏng, cán. Trường hợp bị thương phải sơ
cứu và đưa đi cấp cứu. Nếu bị thương nặng hoặc tử vong phải lập biên bản để sau
này tiện việc giải quyết chính sách, chế độ.
b. Lực lượng chữa cháy phải được tập huấn
nghiệp vụ, khi chữa cháy phải được bố trí theo tổ, nhóm có người điều hành
thống nhất, có bộ dàm chỉ huy. Lực lượng chữa cháy phải tập kết phía sau ngọn
lửa, cách xa đám cháy trên 100m. Xung quanh nơi tập kết phải làm băng trắng
ngăn cách có độ rộng trên 50m. nếu dùng cành tươi chữa cháy phải phát hết cành
cây non và có đoạn cán tay cầm 40-50cm. Nếu chữa cháy bằng hoá chất, bằng cơ
giới phải thực hiện các thao tác đúng kỹ thuật, an toàn lao động. Phải có chế
độ bồi dưỡng vật chất và khen thưởng cho người tham gia chữa cháy.
c. Nguyên tắc bố trí lực lượng, phương tiện
khi chưa cháy:
- Nếu ngọc lửa có xu hướng phát triển và lan
tràn chậm, cháy về cả hai phía trái và phải thì đội hình phải bố trí thành từng
tiểu đội 8-10 người, lực lượng chữa cháy tiến từ phía sau đám cháy về cả hai
phía trái và phải dùng nước hoặc đất, cát, hoá chất hay bàn dập, cành cây tươi
dập lửa bao vay không cho lửa lan tràn. Đội hình cứ thế bao vay khép kín về
phía đầu ngọn lửa và dập cho đến khi ngọn lửa tắt hẳn.
- Nếu tốc độ gió mạnh trên 6m/giây, ngọn lửa
lan tràn nhanh về phía trước thì đội hình bố trí để phát băng, cuốc đất hoặc
dội nước từ phía trước ngọn lửa và tiến về phía sau theo hai cánh cung cho đén
khi khép kín và dập cho lửa tắt hẳn không còn than lửa cháy lại.
- Sử dụng các dụng cụ chữa cháy như: Cào,
cuốc, xẻng, cưa, dao, bình đeo vai, xe ôtô, lựu đạn chữa cháy, máy bay, xe ủi
để lợi dụng nguồn nước, đất cát hoặc hoá chất như P2O5, K3PO4,
CO2... để làm suy yếu ngay một trong ba yếu tố tham gia quá trình
cháy: Vật liệu, ô xy và nhiệt.
Điều 36: Những vụ cháy rừng xảy ra ở địa phương, kiểm lâm sở tại
phải chủ động phối hợp với các ngành chức năng điều tra, xác minh, tìm nguyên
nhân thủ phạm gây cháy và lập biên bản có biện pháp xử lý nghiêm minh và báo
cáo về cấp trên theo mẫu thống nhất.
Chương IV:
KINH PHÍ
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
Điều 37: Kinh phí cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng được quy
định như sau:
- Căn cứ vào Điều 37 Luật bảo vệ và phát
triển rừng, Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 22/CP ngày 09/3/1995 của Chính phủ
về phòng cháy chữa cháy rừng, hàng năm các chủ rừng phải lập kế hoạch phòng cháy
chữa cháy rừng để cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí.
- Những diện tích rừng do kiểm lâm quản lý
thì hàng năm Chi cục kiểm lâm lạp kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng và kế
hoạch tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt trích từ nguồn kinh phí sự nghịêp lâm
nghiệp của Nhà nước.
- Đối với những diện tích đất lâm nghiệp Nhà
nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thì hàng năm chủ rừng phải
lập kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng và kế hoạch tài chính để cấp có thẩm
quyền phê duyệt chi cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng thuộc phạm vi chủ
rừng quản lý kinh doanh.
- Đối với rừng trồng bao gồm rừng phòng hộ,
rừng trồng tập trung bằng vốn của Nhà nước, kinh phí về phòng cháy chữa cháy
rừng được quy định như sau:
+ Rừng trồng mới trong năm thì hạch toán vào
giá thành trồng rừng hàng năm.
+ Đối với rừng trồng các năm trước (kể từ năm
thứ hai trở đi) chủ rừng lập kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừngvà kế hoạch tài
chính để cấp có thẩm quyền phê duyệt theo kế hoạch hàng năm.
Chương V:
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 38: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, Chi cục kiểm lâm có trách
nhiệm phối hợp với các ngành hữu quan và chính quyền địa phương nơi có rừng để
hướng dẫn triển khai và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình
này.
Điều 39: Các chủ rừng nếu để rừng bị cháy do không thực hiện đầy đủ
các điều quy định trong quy trình này thì tuỳ theo mức độ thiệt hại sẽ bị xử lý
theo pháp luật.
Điều 40: Bản quy trình phòng cháy chữa cháy rừngnày được phổ biến
đến tất cả các tổ chức, nhân dân trong tỉnh để triển khai thực hiện. Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc gì, các cấp, các ngành cần phản ánh kịp thời
với UBND tỉnh để xem xét bổ sung điều chỉnh.