UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 606/QĐ-UBND.CN
|
Nghệ An, ngày 07 tháng 3 năm 2012
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỈNH NGHỆ AN GIAI
ĐOẠN 2012 - 2015.
UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ
Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày
13/11/2008;
Căn cứ
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ
Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 30/06/2009 về việc phê duyệt quy hoạch tổng
thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm
2020;
Xét đề
nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 176/TTr.SGTVT- KHTH ngày
14/02/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: "Đề án phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao
thông vận tải, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên & Môi
trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các ban,
ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thanh Điền
|
ĐỀ ÁN
PHÁT
TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2012 - 2015.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 606/QĐ-UBND.CN
ngày 7 tháng 3 năm 2012)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghệ An là tỉnh
nằm ở Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 16.490,7 km2, dân số hơn 3 triệu người,
có 20 huyện, thành, thị (trong đó có các huyện miền núi đặc biệt khó khăn như
Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong…). Địa bàn Nghệ An hội tụ đủ các vùng: miền núi,
trung du, đồng bằng, ven biển; có hệ thống giao thông đầy đủ: Quốc lộ 1, Quốc
lộ 7, Quốc lộ 46, Quốc lộ 48, Quốc lộ 48B, Quốc lộ 48C, Quốc lộ 15, đường Hồ
Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, cảng Cửa Lò, cảng hàng không Vinh... tạo thành
mạng lưới giao thông rất thuận tiện; là vị trí trung tâm và đầu mối giao thông
khu vực của Bắc Trung bộ, có cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, Thông Thụ, Cao Vều
nối liền Việt Nam với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Trong những năm
qua được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, hệ thống hạ tầng
giao thông Nghệ An đã có bước phát triển tích cực, góp phần vào sự tăng trưởng
về KT - XH, đảm bảo QP - AN, khai thác thế mạnh và tiềm năng sẵn có. Tuy vậy,
so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thì cơ sở hạ tầng giao thông vẫn còn
hạn chế, ảnh hưởng đến việc phát triển KT - XH, QP - AN.
Để tạo động
lực phát triển KT - XH, giao lưu kinh tế, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn
và thành thị, miền núi và đồng bằng thì việc xây dựng nâng cấp các tuyến đường
quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường quan trọng để phát triển các vùng kinh tế
trọng điểm, các đô thị và các tuyến đường vào trung tâm xã ô tô đi lại cả bốn
mùa là cần thiết.
Thực hiện
Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII với mục tiêu đến năm 2015 đưa Nghệ
An trở thành một tỉnh khá của miền Bắc, từng bước nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc các xã biên
giới, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Từ tình hình
đó, việc xây dựng "Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015 " là cần thiết.
Các căn cứ xây dựng Đề án:
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
- Nghị định
số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
- Quyết định
số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Nghị định
số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định về quản lý
và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ
Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung
kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
- Căn cứ Chỉ
thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn
TPCP;
- Căn cứ
Công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ KHĐT về việc hướng dẫn thực
hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN
và TPCP;
- Căn cứ
Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/05/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng
dẫn một số điều Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
- Quyết định
số 60/2009/QĐ-UBND ngày 30/6/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy
hoạch GTVT tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định
số 95/2010/QĐ-UBND ngày 23/11/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy
hoạch đường gom đấu nối đường nhánh vào 6 tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Nghệ
An;
- Quyết định
số 957/QĐ-UBND ngày 29/03/2011của UBND tỉnh Nghệ An về việc Ban hành kế hoạch
triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XVII;
- Căn cứ
Công văn số 06-CTr ngày 15/09/2011 của Tỉnh uỷ Nghệ An về Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng;
- Căn cứ
Quyết định số 3188/QĐ.UBND-CN ngày 15/08/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt
Đề cương và dự toán lập Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2011 - 2015;
- Căn cứ các
quy hoạch KT - XH, quy hoạch ngành, địa phương, khu công nghiệp, khu đô thị...
đang có hiệu lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Căn cứ các
tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành đang còn hiệu lực;
- Căn cứ vào
thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông và khả năng huy động các nguồn vốn trên
địa bàn tỉnh.
Phần I
THỰC
TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010
I. Những thuận lợi, khó
khăn và kết quả đạt được trong 5 năm 2005 - 2010
1. Thuận lợi
Trong thời gian qua được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung
ương và địa phương, nhiều chủ trương chính sách mới được ban hành để phát triển giao thông vận tải, nhất là hạ tầng giao thông. Các quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, đề án về phát triển GTVT, các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển giao thông được phê duyệt, ban hành nên trong công tác chỉ đạo, thực hiện gặp nhiều thuận lợi.
Cơ sở hạ tầng giao thông thời gian qua đã có bước chuyển biến mạnh mẽ góp phần
vào sự phát triển KT -
XH
của tỉnh nhà.
2. Khó khăn
So với yêu
cầu của sự phát triển trong thời gian tới thì cơ sở hạ tầng giao thông còn có
nhiều khó khăn, đặc biệt là hạ tầng giao thông quan trọng để tạo nên những bước
đột phá về kinh tế; hệ thống giao thông các huyện miền núi vẫn còn yếu kém, khó
khăn; nhiều xã, đường vào trung tâm xã chưa đi lại được bốn mùa, chưa có đường
cầu qua sông. Nhiều vùng bị ngập lụt, đường giao thông cứu hộ cứu nạn chưa được
đầu tư nên gặp nhiều khó khăn trong việc ứng cứu bão lụt. Đường giao thông vào
vùng có tiềm năng phát triển kinh tế chưa có hoặc ở mức thấp, chưa tạo được
động lực phát triển kinh tế, đảm bảo QP - AN và phục vụ đi lại sản xuất của
người dân.
- Mạng lưới
giao thông của Nghệ An tuy thời gian qua đã được đầu tư khá nhiều nhưng so với
nhu cầu thì còn rất lớn, đặc biệt là khu vực miền núi, mật độ giao thông còn
quá thấp so với bình quân cả nước.
- Chất lượng
đường sá chưa tốt, quy mô nhỏ so với lưu lượng phương tiện trên tuyến quốc lộ,
tỉnh lộ, đặc biệt là đường huyện, giao thông nông thôn. Đường huyện, xã phần
lớn là đường đất, đá, mặt đường hẹp, chưa vào cấp, độ dốc lớn, quanh co nhiều,
hệ thống ATGT còn thiếu, công trình trên tuyến không đảm bảo.
- Vốn duy tu bảo trì hàng năm bố trí chưa đủ, gây khó khăn cho công tác duy tu sửa chữa, nhất là đường tỉnh (Ngân sách tỉnh chỉ bố trí 20 - 25 triệu đồng/km, trong khi
định mức của
Trung
ương
35 triệu
đồng/km),
vì vậy tình trạng
đường
xuống cấp
nhanh.
Trong
khi
phương tiện
cơ giới đường bộ
tăng nhanh cả về số
lượng và tải trọng. Một số tuyến đường mới chưa có nhà hạt quản lý, thiếu máy móc thiết bị tối thiểu để
phục
vụ
cho công tác quản
lý
duy tu.
- Các tuyến đường GTNT do huyện, xã quản lý tuổi thọ ngắn do việc bảo dưỡng, bảo trì được thực hiện nhưng còn hạn chế và chưa được coi trọng, nhiều tuyến đường mới đưa vào sử dụng 2 - 3 năm đã
xuống
cấp
trầm trọng.
- Khó khăn lớn nhất là thiếu vốn đầu tư; công tác thu hút đầu tư theo các hình
thức BOT, BT… còn hạn chế. Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc tạo nguồn,
được các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ nhưng so với nhu cầu xây dựng thì còn bất
cập.
- Công tác GPMB khó khăn, đa số các tuyến đường,
tình trạng vi phạm các công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao
thông chưa được giải quyết dứt điểm.
3. Những kết quả chủ yếu đạt được: Tuy
gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành GTVT đã cố gắng khắc phục, tích cực tham mưu
cho tỉnh các cơ chế chính sách, tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ,
ngành Trung ương, sự phối hợp các cấp các ngành đã thu hút được nhiều dự án,
triển khai đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông mang tính chiến lược
quan trọng. Đã hoàn thành xây dựng mới và nâng cấp tổng cộng 458 km đường quốc
lộ và 315 km đường tỉnh. Các công trình
đã nghiệm thu đưa vào sử dụng nhìn chung đảm bảo
chất lượng và phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh, cụ thể:
- Quốc
lộ:
Hoàn thành xây dựng QL48 kéo dài, đoạn từ
Kim Sơn – Phú Phương đến cửa khẩu Thông Thụ dài 56 km; Nâng cấp QL48 (WB4):
Đoạn từ Km0 - Km20 và Km38 - Km64; Nâng cấp mở rộng QL7, đoạn từ cầu Đô Lương
đến cửa khẩu Nậm Cắn cơ bản hoàn thành (trừ một số đoạn ở thị trấn Con Cuông,
Anh Sơn vướng giải phóng mặt bằng); Dự án Quốc lộ 46 đoạn từ đường Hồ Chí Minh
lên cửa khẩu Thanh Thuỷ dài 25 km; Dự án Quốc lộ 15 (Đoạn Km270 - Km284 (Đô
Lương - Tân Kỳ) chiều dài 14 km; Đoạn Km350 - Km355 chiều dài 4,4 km; Quốc lộ
48C (Đường nối QL7 - QL48) chiều dài: 123 km; …
Đang tiếp tục triển khai các công trình: Nâng cấp
mở rộng QL1 đoạn qua tỉnh Nghệ An; nâng cấp mở rộng QL7, đoạn Diễn Châu - Đô
Lương; xây dựng đường Quốc lộ 46 đoạn tránh thành phố Vinh; xây dựng 5 cầu trên
QL48 thuộc Dự án QL48 kéo dài; xây dựng cầu Bến Thủy II bắc qua sông Lam,…
- Các
tuyến đường tỉnh
và đường
quan
trọng
của tỉnh: Nâng
cấp các tuyến Tỉnh lộ như: TL532 đoạn Km0 - Km15+500, TL536, TL537 đoạn thị trấn Cầu Giát, TL538, TL558
đoạn Ven sông Lam - TT Hưng Nguyên, TL598A từ Km34 - Km58+218, TL533 từ Km24 - Km57+196,
đường ven Sông Lam, đường Tây Nghệ An giai đoạn I từ Km0 - Km94 (gồm đoạn Km0 -
Km39 và đoạn Km65 - Km94), đường Châu Thôn - Tân Xuân giai đoạn I, đường nối từ
QL1 đến Đông Hồi, đường vào nhà máy xi măng Đô Lương …
Đang tiếp tục triển khai các công trình: Đường
Tây Nghệ An: Giai đoạn 2 từ Km94 - Km216, tổng chiều dài 106 km; đường Châu
Thôn - Tân Xuân: Giai đoạn 2 (Km53 - Km112+500); đường tỉnh 534 đoạn qua huyện
Yên Thành km33+800- km43+00; đường từ Quốc lộ 1 - Thái Hòa; Cầu Phương Tích,
cầu Châu Hồng 4 ...
- Xây dựng cầu thay thế các bến đò và cầu qua sông suối vào các bản
vùng sâu, vùng xa: Hoàn thành
xây dựng các cầu: Đò Sen, An Ngãi, Lam Khê, Bản Chắn, Bản Lả, Đò Rộ, Làng Bộng,
Khe Rạn, Bản Lau, Cây Chanh, …
Đang xây dựng mới các cầu: Đò Rồng, Bãi Ổi, Tân
Thanh Hồng, Đò Mượu, Bản Côi, Đò Rạng, Cây Mít, Bến Mươi …
- Đường nguyên liệu và đường
chuyên dụng:
Hoàn
thành nhiều tuyến
đường vào các vùng nguyên liệu mía, sắn, chè, dứa, giấy…, đường vào khu công
nghiệp, đường ở các thành phố, thị xã, các đô thị, đường phục vụ phát triển du lịch như đường vào khu du lịch Bãi Lữ ...
- Đường tuần tra biên giới và đường ra mốc: Đầu tư xây dựng các tuyến đường tuần tra biên
giới, đường ra biên giới, đảm bảo an ninh quốc phòng như: đường TTBG từ Đồn 559
Thanh Hương - Thanh Thuỷ, đường từ Đồn 557 - Mốc M8, đường từ đồn Biên Phòng
535 đi đồn biên phòng 539, đường Phù Khả đi mốc L10, triển khai đường tuần tra
biên giới đến các mốc…
- Giao thông nông thôn đặc biệt là miền núi được tăng cường đầu tư, phong trào xây dựng giao thông
nông thôn
theo
phương
châm
"Nhà nước và
nhân
dân
cùng làm" tiếp tục phát triển, nhiều tuyến đường được đầu tư như: 25 tuyến đường vào các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, đường từ trung tâm xã đến thôn
bản, đường từ thôn bản đến thôn bản... Đầu tư xây dựng được nhiều công trình hạ
tầng giao thông nông thôn bằng các nguồn vốn như WB, ADB, JBIC, Luxembourg, vốn
các chương trình, vốn TPCP… Đã xây dựng và đưa vào hoạt động 10 cầu treo và
đang triển khai thi công 8 cầu để thay thế bến đò, nâng cấp các bến khách ngang
sông… Từ năm 2006 đến 2010 các huyện đã huy động sức dân cùng nhiều nguồn vốn
xây dựng được 1.245 km đường nhựa và 1.580 km đường bê tông.
- Hệ thống cảng biển, cảng sông được quan tâm đầu tư, xây dựng như cảng Cửa Lò hoàn thành đê chắn sóng
chắn cát phía Bắc giai đoạn 1. Cảng nước sâu Cửa Lò và cảng Đông Hồi đã được
đưa vào Quy hoạch cảng biển Việt Nam chức năng chính là cảng đầu mối tổng hợp;
cảng Đông Hồi chức năng chính là cảng chuyên dùng cho nhà máy nhiệt điện 2.400
MW, công nghiệp xi măng và các khu công nghiệp khu vực Tây Bắc Nghệ An. Xây
dựng một số cảng sông và cửa biển, khu neo đậu cho tàu thuyền như: Khu neo đậu
Lạch Quèn, Lạch Vạn, Cửa Hội, Cửa Thơi... Nạo vét kênh Âu Vòm Cóc cho tàu
thuyền qua lại, bổ sung biển báo, phao tiêu tại các luồng lạch để đảm bảo an
toàn giao thông đường thuỷ…
- Sân bay Vinh đã được nâng cấp: Mở rộng đường vào sân bay, phù điêu về Bác Hồ, mở rộng sân đỗ ô tô, sân đỗ máy bay, lắp đặt thiết bị tín hiệu bay đêm,
lắp
thiết bị ILS,... để các loại máy bay vận tải, hành khách lên xuống an toàn. Mở mới các tuyến bay đi TP
HCM, Hà Nội, Buôn Mê Thuột.
- Công tác duy tu, bảo dưỡng: Trong những năm qua công tác duy tu sửa chữa thường xuyên đã có nhiều cố gắng, bảo đảm giao thông được thông suốt trên tất
cả các tuyến Quốc lộ và đường tỉnh, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh. Các tuyến Quốc lộ và đường tỉnh đang khai thác cơ
bản được nhựa hoá, mặt đường êm thuận, hệ thống thoát nước ngang dọc đều được
đầu tư xây dựng. Hệ
thống cọc
tiêu, biển báo, hệ thống cảnh báo ATGT cơ bản được lắp đặt phát huy tác dụng tốt, góp phần tăng cường đảm bảo ATGT.
II. Hệ thống mạng lưới giao thông Nghệ An
hiện nay
1. Đường bộ
1.1. Hệ
thống Quốc
lộ:
Gồm 8 tuyến, dài 1.042 km, được thảm và láng nhựa,
cụ thể:
- Quốc lộ 1: Tuyến chính (Khe Nước Lạnh - Bến
Thuỷ): Dài 84 km, đường cấp III đã được thảm nhựa 100%. Mặt đường bê tông nhựa,
chiều rộng mặt đường 7 - 14 m. Tuyến tránh QL1 đoạn qua TP Vinh dài 25 km,
đường cấp III, mặt đường bê tông nhựa chất lượng tốt.
- Đường Hồ Chí Minh (Làng Tra, Thanh Hoá - Phố
Châu, Hà Tĩnh): dài 132 km, cấp III-MN mặt đường BT nhựa, chiều rộng nền đường
9 - 36 m, mặt đường 7- 14 m, chất lượng tốt.
- Quốc lộ 7 (Diễn Thành, Diễn Châu - Nậm Cắn, Kỳ
Sơn): dài 225 km đường cấp IV, thảm nhựa 100%. Hiện đã thi công đoạn Tây Đô
Lương - Nậm Cắn đạt tiêu chuẩn cấp IV và đang thi công dự án nâng cấp đoạn từ
Km0 - Km36 đạt tiêu chuẩn đường cấp III.
- Quốc lộ 15 (Làng Tra, Thanh Hoá - Nam Kim, Nam Đàn):
dài 135 km, bị chia cắt làm nhiều đoạn, một số đoạn trùng với đường Hồ Chí
Minh. Tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, V miền núi và III, IV đồng bằng, nền
5,5 - 12 m, mặt 5,0 - 11,0 m, trong đó có 49 km BTN chiếm 33%, 67,1 km nhựa chiếm
45% còn lại 32,9 km đường cấp phối chiếm 12,1%, chất lượng tuyến trung bình.
- Quốc lộ 46 gồm: Tuyến chính (QL46A) điểm đầu cảng Cửa Lò, điểm cuối
cửa
khẩu Thanh Thủy dài 82 km. Tuyến
nằm trên địa phận tỉnh Nghệ An, chiều rộng mặt đường 7,5 - 14 m, toàn bộ mặt
đường rải bê tông nhựa, chất lượng tốt. Tuyến nhánh (QL46B) điểm đầu cầu Rộ,
điểm cuối thị trấn Đô Lương dài 25 km, đường cấp IV và V mặt đường láng nhựa,
nhiều đoạn hư hỏng xuống cấp, tuyến quanh co.
Tuyến tránh TP Vinh QL46 dài 8 km: Đường cấp III,
đang thi công.
- Quốc lộ 48 gồm: Tuyến chính điểm đầu Yên Lý,
điểm cuối cửa khẩu Thông Thụ dài 168 km. Đoạn tuyến từ Km0 - Km20, Km38 - Km64
đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng và Km112 - Km168 đã thực hiện dự án nâng
cấp cải tạo, còn lại
đạt tiêu chuẩn cấp IV, V miền núi thuộc các huyện
Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong. Tuyến nhánh điểm đầu ngã 3 Phú
Phương, điểm cuối thị trấn Kim Sơn dài 10 km. Mặt đường láng nhựa, chất lượng
tốt.
- Quốc lộ 48B: Điểm đầu xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu)
điểm cuối xã Quỳnh Châu (Quỳnh Lưu), dài
25 km, trong
đó có 2 km đạt chất
lượng
tốt,
9 km chất lượng trung bình
còn
lại
14 km
chất lượng xấu - rất
xấu.
Tuyến đạt tiêu
chuẩn đường cấp V, bề rộng nền đường 6,5 m, bề rộng mặt đường 3,5 m, đoạn qua thị
trấn Giát có nền đường rộng 12 m, mặt đường rải BTN rộng 11 m, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng
bằng.
- Quốc lộ 48C: Điểm đầu từ Ngã Ba Săng lẻ (Quỳ
Hợp) nối Quốc lộ 48, điểm cuối nối Quốc lộ 7 (Tương Dương), dài 123 km. Tuyến
có quy mô đường cấp V, nền rộng 6,5 m, mặt 3,5 m (đoạn đi qua thị trấn Quỳ Hợp,
thị tứ có nền rộng 22 m, mặt 15 m).
1.2. Hệ
thống đường tỉnh:
Hiện có 22 tuyến với tổng chiều dài quản lý là 632,45 km (18% đường bê
tông nhựa; 70% đường đá dăm láng nhựa; 12% là đường bê tông xi măng, đường
cấp phối và đường đất). Bao gồm các tuyến đường tỉnh: 532, 533, 534, 535, 536, 537B, 538, 539, 540,
545, 558, 598A,
598B, 598C, 542 (đường
ven
sông Lam), 543, 541, 544, 544B, đường vào
nhà máy xi măng Đô Lương, đường nhánh Ven Sông Lam, đường Quốc lộ 1 đi Đông Hồi.
Chất lượng mặt đường và hệ thống công trình thoát
nước trên các tuyến đường tỉnh nói chung vẫn đang ở mức thấp, chưa đáp ứng được
nhu cầu rất lớn về vận tải.
1.3. Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài 14.375 km (Trong đó: Bê
tông nhựa 5,8 km chiếm 0,05%; BTXM 1.940,7 km chiếm 13,55%; đá dăm nhựa
2.402 km chiếm 16,7%; đường cấp phối và đất 10.026,9 km chiếm 69,7%).
Thực
trạng mạng lưới đường giao thông đến trung tâm các xã, đường ô tô chưa đi được
bốn mùa trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay:
Tổng số xã trên địa bàn tỉnh đến nay có 435 xã. Hiện nay còn 3 xã Nhôn
Mai,
Mai Sơn, Hữu Khuông ở huyện Tương Dương chưa có đường ô tô từ trung tâm huyện đến trung tâm xã. Tổng chiều dài các tuyến
đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã là 3.012 km (trong đó láng nhựa 1.267
km chiếm 42%, bê tông 130,4 km chiếm 4,3%, đá dăm 63,4 km chiếm 2,1%, cấp phối 465
km chiếm 15,4%, đường đất 1.086 km chiếm 36,1%). Còn 11 xã có tuyến chính đến
trung tâm xã chủ yếu là đường đất vào mùa mưa đi lại rất khó khăn. Đường đến
thôn, xóm, bản còn
hết sức khó
khăn, đặc biệt là khu vực miền núi, chủ yếu là đường đất, nhỏ hẹp. Hiện vẫn còn
73 bản chỉ đi bộ vào được, với tổng chiều dài là 400 km.
1.4. Đường đô thị: Tổng số
dài 1.132 km (Trong đó: Bê tông nhựa 127,1 km, BTXM 657,8 km, đường đá dăm nhựa
214,5 km, đường cấp phối và đường đất 133,6 km).
1.5. Các tuyến đường chuyên dụng đơn vị trực tiếp sử dụng, quản lý: (nông trường, tổng đội TNXP, các khu
kinh tế…): 423 km (trong đó: Bê tông nhựa 5,3 km, Đá dăm nhựa 93,9 km; đường
cấp phối và đất: 330,1 km).
2. Đường sắt
Toàn tỉnh có
hai tuyến: tuyến đường sắt Bắc Nam và tuyến nhánh ĐS Cầu Giát - Nghĩa Đàn để
vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm từ các huyện miền núi về xuôi.
3. Đường hàng không
Sân bay Vinh có một đường cất hạ cánh dài 2.400 m, rộng 45 m. Sân đỗ máy bay có diện tích 30.000 m². Nhà ga
hành khách rộng 2.400 m².
4. Cảng biển, đường sông
4.1. Cảng biển:
Với hơn 82 km bờ biển cùng hệ thống cảng biển gồm:
* Cảng Cửa Lò: Hiện tại có 4 bến, có 3 kho hàng và bãi chứa hàng diện tích
9 ha. Tàu 7 - 8 nghìn tấn ra vào thuận lợi và 10.000 tấn ra vào hạn chế.
* Cảng nước sâu Cửa Lò: Ngày 7/12/2010 đã diễn ra lễ khởi công xây dựng cảng biển nước sâu tại Nghi Thiết, Nghi Lộc. Hiện đã lập xong bước lập dự án và
đang trình UBND tỉnh phê duyệt; đang triển khai khảo sát, lập hồ sơ thiết kế kỹ
thuật (Công ty Tư vấn thiết kế cảng biển JPC
- Nhật
Bản).
* Cảng Đông
Hồi: Quy hoạch chi tiết xây dựng cảng đã được Bộ GTVT phê duyệt. Hiện nay UBND
tỉnh đã có quyết định cho phép lựa chọn địa điểm lập báo cáo đầu tư cảng Vicem
Đông Hồi và trạm nghiền xi măng tại Khu công nghiệp Đông Hồi. Ban QLKKT Đông
Nam đang trình xin chủ trương đầu tư xây dựng đê chắn sóng và nạo vét luồng tàu.
* Cảng dầu
Nghi Hương: Nằm phía Tây đảo Hòn Ngư tỉnh Nghệ An, là cảng chuyên dụng nhập
xăng dầu tàu 1 vạn tấn ra vào cảng thuận lợi.
* Cảng Hưng
Hoà: Tiếp nhận các tầu xăng dầu, công bố cho phép cập tàu
1200 DWT, số
cầu tầu, bến là 1, tổng chiều dài cầu tầu là 30 m.
* Cảng Cửa Hội: Có 1 cầu tầu với chiều dài 100 m, mục đích chính là phục
vụ
cho tàu đánh cá.
* Bốn Cửa
Lạch (cửa Cờn, cửa
Quèn, cửa Thơi, cửa
Vạn).
4.2. Đường sông:
Đường sông dài 907,6 km được phân bổ đều trên các vùng.
* Đường sông
TW trực tiếp điều hành 120,2 km (tuyến Bến Thủy - Đô Lương dài 96,5 km; tuyến
sông Hoàng Mai dài 18 km; tuyến Lan Châu - Đảo Ngư dài 5,7 km);
* Đường sông
Sở GTVT quản lý 127,1 km và 2,1 km kênh Âu vòm cóc).
Đánh giá chung: Trong thời gian qua hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên
địa
bàn tỉnh Nghệ An
được
sự quan tâm
giúp đỡ
của
các
cấp, các ngành
Trung
ương và địa phương trong việc đầu tư, nâng cấp nhiều công trình hạng mục quan trọng, nhiều đoạn tuyến trên hệ thống Quốc lộ: QL I, 7, 15, 48, 46, QL46 đoạn từ đường Hồ Chí Minh - Cửa khẩu Thanh Thuỷ, QL48 đoạn từ ngã ba Phú Phương đến cửa khẩu Thông Thụ, các tuyến đường tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới,
các
trục đường quan trọng phía Tây Nghệ An, đường đến trung tâm các xã, đường
nguyên liệu… Phong trào xây dựng GTNT tiếp tục được duy trì và có hiệu quả,
góp phần tích cực cho phát triển KT - XH và đảm bảo QP - AN.
III. Những tồn tại và nguyên nhân
1. Những tồn tại
- Nhiều tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường nối các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến đường vào vùng nguyên liệu, đường đô thị, đường khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu du lịch… xuống cấp, quy mô nhỏ chưa được đầu tư xây dựng để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới.
- Đường đến trung tâm xã:
+ Đến nay còn 03 xã chưa có đường ô tô vào trung
tâm Nhôn Mai, Mai Sơn và Hữu Khuông (Nhôn Mai, Mai Sơn khi thi công xong đường Tây Nghệ An và
các đường nhánh sẽ có đường
vào
trung tâm xã và đường
vào xã Hữu Khuông đang triển khai thi công bằng vốn TPCP).
+ Hiện có 17 dự án xây dựng đường đến 21 xã thuộc 13 huyện và thị xã, đang xây dựng bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ. Các dự án đường đến trung tâm xã đang triển khai thi công bằng nguồn vốn TPCP tiến độ xây dựng chậm, chất lượng một số dự án chưa tốt.
+ Có 11 xã đường vào trung tâm là đường đất chỉ đi lại được 1 mùa, chưa
được đầu tư xây dựng.
- Đường từ trung tâm xã đến trung tâm thôn, bản:
còn 73 thôn, bản (400 km) ở miền núi chủ yếu là đường mòn, chỉ đi bộ vào được,
do nhân dân tự mở nên đi lại rất khó khăn và còn 175 thôn, bản (730 km) đường
đến trung tâm thôn bản chỉ mới xe máy đi lại được. Các huyện đồng bằng do huy
động được nhiều nguồn lực trong nhân dân nên có mạng lưới đường nhựa và bê tông
tương đối khá, tuy nhiên quy mô còn nhỏ hẹp, công trình có tải trọng thấp,
xuống cấp nhanh.
- Trên địa bàn tỉnh đến nay còn 55 bến đò ngang
sông, việc đi lại của nhân dân, học sinh qua sông, suối rất khó khăn, không bảo
đảm an toàn, nhất là vào mùa mưa lũ.
- Năng lực một số đơn vị tư vấn vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu, công tác khảo sát ban đầu thiếu chính xác, sau khi thi công phải điều
chỉnh, bổ sung nhiều lần; năng lực tài chính, kinh nghiệm thi công của một số nhà thầu còn hạn chế sau khi trúng thầu
không thể thi công hoàn thành công trình đúng tiến độ, gây ảnh hưởng và
kéo dài thời gian thực hiện của dự án.
- Công tác quản lý, duy tu sửa chữa giao thông nông thôn: chưa có bộ máy chuyên nghiệp thực hiện công tác duy tu; kinh phí quản lý, duy tu sửa chữa chưa được cân đối bố trí trong kế hoạch hàng năm nên một phần của mạng lưới giao thông đã được đầu tư xây dựng trước đây, nay đã xuống cấp, khi nào hư hỏng nặng mới sửa
chữa hoặc xây dựng lại, gây lãng phí lớn. Nhiều điểm đen ATGT chưa được khắc phục do tầm
nhìn
hạn chế, bán kính nhỏ. Hệ thống cọc tiêu biển báo, biển hướng dẫn
ATGT còn thiếu nhiều.
- Về cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa khuyến khích đầu tư phát triển phù
hợp với tình hình thực tế (mới chỉ có ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển GTNT).
- Hệ thống bến xe bãi đậu còn thiếu, bố trí còn chưa hợp lý, một số bến xe nằm
trong thành
phố, thị xã
chưa
được di
dời, đầu
tư xây dựng theo đúng
quy
hoạch đã phê duyệt.
2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Do địa
hình rộng và phức tạp, thời tiết không thuận lợi, đặc biệt là khu vực miền núi,
do cách trở về địa hình, mật độ dân cư thưa, thu nhập thấp, suất đầu tư lớn,
đường giao thông nhiều nhưng việc đầu tư xây dựng thời gian qua còn hạn chế, tỷ
lệ cứng hóa mặt đường thấp.
- Cơ chế
chính sách xây dựng cơ bản, GPMB còn bất cập, thay đổi, nhiều vướng mắc, vốn
thiếu,… dẫn đến tiến độ xây dựng ở một số công trình còn chậm.
- Đường từ
trung tâm xã đến trung tâm thôn bản: Các thôn bản nằm ở xa trung tâm nên khối
lượng và tổng mức đầu tư xây dựng lớn trong khi các nguồn vốn bố trí còn ít,
chưa huy động được sức dân và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Công tác chỉ đạo điều hành thiếu quyết liệt, sự phối hợp giữa các cấp các ngành còn chậm, chưa có các giải pháp tháo gỡ kịp thời, hiệu quả dẫn đến các công trình chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện dự án, làm tăng tổng mức
đầu
tư.
- Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch còn bộc lộ những hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư thiếu tập trung trong khi nguồn lực huy động còn hạn chế.
- Công tác quản lý nhà nước về chất lượng thiếu kiên quyết, việc phối hợp
trong công tác kiểm tra giám sát về chất lượng công trình của các cấp, các ngành còn nhiều hạn chế, thời gian, số lượng các công trình được kiểm tra chưa nhiều. Ý thức trách nhiệm của các chủ đầu tư và nhà thầu sau kết luận kiểm tra chuyển biến chậm, chưa
quyết liệt để
giải quyết dứt điểm.
- Năng lực Ban QLDA thiếu chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế nên dẫn đến công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình còn yếu.
Phần 2
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN
2012 - 2015
I. Mục tiêu
- Phát triển hạ tầng giao thông vận tải từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển
KT-XH, củng cố quốc
phòng an ninh; cải thiện điều kiện đi lại cho nhân dân nhất là miền núi và vùng sâu vùng xa trong điều kiện nguồn vốn hạn
hẹp. Xác định được nội dung ưu tiên, phân kỳ nguồn vốn đầu tư để phát triển
giao thông vận tải làm cơ sở cho việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông
của tỉnh đến năm 2015.
- Đẩy mạnh phát triển GTNT đảm bảo 100% số xã có
đường ô tô vào trung tâm xã đi lại bốn mùa, tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp VI,
xây dựng đường đến trung tâm 48 bản trong tổng số 73 bản (chiếm 65%) vùng núi
cao tối thiểu xe máy đi lại được và cứng hóa mặt đường. Xây dựng 24 cầu (16 cầu
treo, 08 BTCT) thay thế các bến đò và cầu vào các bản vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng các tuyến đường khu kinh tế, khu công
nghiệp, đường tuần tra biên giới, đường giao thông tránh ngập lụt, ứng cứu bão
lụt và biến đổi khí hậu… nhằm đáp ứng tối thiểu nhu cầu phát triển KT - XH
trong thời gian tới;
- Tích cực thu hút đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 1
số tuyến đường tỉnh, đường quan trọng của tỉnh, các tuyến đường trong các đô
thị. Phối hợp tích cực để Trung ương sớm đầu tư đường cao tốc; Nâng cấp mở rộng
các tuyến Quốc lộ.
- Xây dựng các bến xe, điểm đỗ xe, trạm dừng nghỉ;
hệ thống đường ngang, hệ thống rào chắn, thông tin tín hiệu của đường sắt đảm
bảo an toàn giao thông trên đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh.
- Nạo vét luồng, mở rộng cảng Cửa Lò; Xây dựng mới
các cảng nước sâu Cửa Lò, cảng Đông Hồi.
- Nâng cấp, mở rộng cảng hàng không Vinh, mở mới
các tuyến bay trong nước và quốc tế.
II. Nhiệm vụ
A. Đường bộ
1. Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, mở
rộng
các tuyến Quốc lộ
1.1. Các tuyến Quốc lộ hiện tại: Xây dựng mới, cải
tạo nâng cấp, mở rộng 290 km đường Quốc lộ hiện tại, với tổng số vốn giai đoạn
này là 6.959 tỷ đồng, cụ thể:
- Đường bộ cao tốc đoạn qua Nghệ An dài 86 km
Điểm đầu huyện Quỳnh Lưu giáp Thanh Hoá, điểm cuối
huyện Hưng Nguyên giáp Hà Tĩnh. Giai đoạn này hoàn thành công tác chuẩn bị đầu
tư với quy mô 4 làn xe.
- Quốc
lộ
1 đoạn qua tỉnh Nghệ
An dài 84 km
Nâng cấp, mở rộng toàn tuyến, với quy mô 4 làn xe. Mở rộng đoạn qua thị
trấn Hoàng Mai, Cầu Giát theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư 3.995 tỷ đồng.
- Quốc lộ 7
Nâng cấp mở rộng đoạn km0 - km36 quy mô đường cấp III với tổng mức đầu tư 1.114 tỷ đồng.
- Quốc
lộ
15
Nâng cấp đoạn Đô Lương -
Nam
Đàn dài 30 km với quy mô đường cấp IV.
- Quốc
Lộ 46 đoạn tránh thành phố Vinh dài 8,4 km
Xây dựng đường QL46 đoạn tránh TP Vinh với quy mô đường cấp III với
tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng.
- Quốc
lộ
48
+ Nâng cấp, mở rộng Km20 -
Km38 với quy mô đường cấp
III.
+ Đoạn Km64
- Km112 nâng cấp mở rộng với quy mô đường cấp IV-MN.
- Quốc
lộ
48B: Nâng cấp mở rộng với quy mô đường cấp IV.
1.2. Các tuyến tránh Quốc lộ: Xây dựng mới 18 km
đường, với tổng số vốn trong giai đoạn này là 135 tỷ đồng, cụ thể:
- Quốc lộ 46 đoạn tránh thị trấn Nam Đàn dài 6 km
Điểm đầu
thuộc xã Xuân Hoà (giao với QL46 tại Km31+900), điểm cuối thuộc xã Vân Diên
(giao với QL46 tại Km37+00). Đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp III. Đang
triển khai các bước chuẩn bị đầu tư.
- Quốc
lộ
48 đoạn tránh thị xã Thái Hòa dài 12 km
Giai đoạn này hoàn thành bước chuẩn bị đầu tư với quy mô đường cấp III.
2. Các cầu xây dựng mới giai đoạn 2012 - 2015 với tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn này là 1.040 tỷ đồng, cụ thể:
- Xây dựng cầu Bến
Thuỷ 2
Khởi
công năm
2009, hoàn thành năm
2012
(Tổng
mức
đầu tư
được
phê
duyệt 1.260 tỷ đồng).
- Xây dựng cầu
vượt đường sắt trên địa bàn tỉnh
Đầu tư xây dựng cầu vượt đường sắt trên địa bàn
tỉnh với tổng mức đầu tư dự kiến là 300 tỷ đồng. Giai đoạn này đầu tư xây dựng
cầu vượt đường sắt tại nút giao đường Nguyễn Sinh Sắc với QL46; Nút giao giữa
đường Đặng Thai Mai với QL46 (theo quy hoạch được duyệt tại Quyết định số
1419/QĐ.UBND-CN ngày 27/04/2006).
- Xây dựng cầu Yên Xuân
Đầu tư xây
dựng cầu mới cầu Yên Xuân nối huyện Hưng Nguyên với huyện Nam Đàn, dự kiến TMĐT
700 tỷ đồng.
3. Đầu tư xây dựng, nâng cấp 258 km đường tỉnh với
tổng số vốn giai đoạn này là 1.315 tỷ đồng, cụ thể:
-
Đường tỉnh 532:
Sửa chữa mặt đường đoạn Km16 -
Km39.
-
Đường tỉnh 534:
+ Nâng cấp, mở rộng đoạn Chợ Sơn - Quán Hành (Km0 - Km6) với quy mô nền đường rộng 16 m, mặt đường
rộng 15 m.
+ Đoạn từ
QL1 đến QL7 giai đoạn này chuẩn bị đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp IV.
+ Đoạn
Km33+800 - Km43+00 xây dựng với quy mô đường cấp V, đoạn qua đô thị theo quy
hoạch đô thị.
- Đường tỉnh 535 (Vinh - Cửa
Hội):
Giai đoạn này hoàn thành nâng cấp, mở rộng với quy mô đường đô thị, lộ giới rộng 45 m.
- Đường tỉnh 537B:
Nâng cấp, mở rộng với quy mô đường cấp V.
- Đường tỉnh 558:
Nâng cấp đoạn Cửa Tiền - QL1 tránh thành phố Vinh với quy mô đường cấp III, đoạn
từ đường tránh QL1
tránh thành phố Vinh đến
đường
tỉnh
542 (Hưng Châu)
với
quy mô đường cấp IV.
- Đường tỉnh 598A:
Đầu tư xây
dựng mới 2 cầu Dinh và cầu Hiếu và một số cầu nhỏ trên tuyến.
- Đường tỉnh 544, 544B (Châu Thôn - Tân Xuân):
Hoàn thành xây dựng toàn tuyến với quy mô đường cấp VI và cấp V đoạn qua khu vực
dân
cư.
- Đường tỉnh 541, 543 (Tây Nghệ An):
Hoàn thành
xây dựng toàn tuyến với quy mô cấp VI và cấp V đoạn qua khu dân cư;
4. Xây dựng, nâng cấp và mở rộng các đường quan trọng khác
của
tỉnh, với
tổng số vốn giai đoạn
này
là 4.424 tỷ đồng:
- Đại lộ Vinh - Cửa Lò dài 18 km:
Đây là tuyến
đường rất quan trọng, kết nối từ đường QL1 đoạn tránh thành phố Vinh đến đường
Bình Minh (thị xã Cửa Lò). Đầu tư xây dựng toàn tuyến với quy mô các đoạn cụ
thể như sau:
+ Đoạn từ
đường QL1 tránh thành phố Vinh đến đường Trương Văn Lĩnh dài 7 km, lộ giới rộng
72 m, quy mô mặt cắt ngang rộng 72 m, mặt đường rộng 2x16 m, giải phân cách
giữa rộng 16 m, vỉa hè hai bên rộng 2x12 m; Xây dựng cầu vượt đường sắt Bắc -
Nam.
+ Đoạn từ
đường Trương Văn Lĩnh - Cửa Lò dài 10,8 km, lộ giới rộng 160 m, quy mô mặt cắt
ngang Bnền: 160 - 290 m, bao gồm đường chính rộng 2x4 làn xe cơ giới và hai
đường bên, mỗi đường 02 làn xe cơ giới, ở giữa có giải phân cách, vỉa hè hai
bên.
- Đường nối Quốc lộ 1 -
thị
xã
Thái Hoà dài 27 km:
Điểm đầu thị
xã Hoàng Mai (Quỳnh Lưu), điểm cuối thị xã Thái Hoà. Đầu tư xây dựng với quy mô
đường cấp III.
- Đường giao thông từ khu công nghiệp Hoàng Mai 2
đến NMXM Tân Thắng (Quỳnh Lưu) dài 7,3 km.
Đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp III với TMĐT
là 353 tỷ đồng.
- Đường ven biển Nghi Sơn
- Cửa Lò dài 85 km:
Điểm đầu Đông Hồi, Quỳnh Lưu (giáp Nghi Sơn -
Thanh Hóa), điểm cuối Cửa Hội. Giai đoạn này ưu tiên xây dựng các đoạn:
+ Đoạn đi qua khu công nghiệp Đông Hồi dài 18 km
với quy mô đường cấp III.
+ Đoạn Nghi Quang - Cửa Lò dài 8 km, với quy mô
đường cấp III.
- Đường nối QL45 (Thanh Hóa)
với QL48 (Nghệ An)
dài 12 km.
Điểm đầu nối với đường QL48 (Nghệ An), điểm cuối
nối với QL45 (Thanh Hóa). Đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp V-MN.
- Đường 8B
dài 9 km:
Điểm đầu nối với TL 558 tại Km0+800 (thành phố
Vinh), điểm cuối nối với TL 542 tại Km36+200 xã Hưng Xuân (Hưng Nguyên). Đầu tư
xây dựng toàn tuyến với quy mô đường cấp V.
- Đường giao thông nối Đường N5 khu kinh tế Đông Nam đến Hoà Sơn
(Đô Lương) - Tân Long (Tân Kỳ) dài 57 km:
Điểm đầu nối
với đường N5 khu công nghiệp Nam Cấm, điểm cuối xã Tân Long, huyện Tân Kỳ. Giai đoạn này hoàn thành các bước chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng một số đoạn ưu tiên với quy mô đường cấp III.
- Đường Mường Xén
- Ta Đo - Khe Kiền dài 110 km.
Giai đoạn này đầu tư, nâng cấp mặt nhựa
đạt
tiêu chuẩn đường cấp VI
- MN.
- Đường Dinh - Lạt dài 27 km:
Điểm đầu nối
ĐT538 (Yên Thành), điểm cuối nối QL15 (Đô Lương). Giai đoạn này hoàn thành các
bước chuẩn bị đầu tư với quy mô đường cấp V.
- Đường Sen - Sở
dài 24 km:
Điểm đầu nối
ngã 3 đường Hồ Chí Minh (xã Nghĩa Bình - Tân Kỳ) giao đường châu thôn Tân Xuân,
điểm cuối nối đường tỉnh 538 tại xã Hợp Thành. Giai đoạn này hoàn thành các
bước chuẩn bị đầu tư với quy mô đường cấp V.
- Đường Trại Lạt -
Cây
Chanh
dài
23 km:
Điểm đầu
Trại Lạt (Tân Kỳ) điểm cuối cầu Cây Chanh (Anh Sơn). Giai đoạn này hoàn thành
các bước chuẩn bị đầu tư và hoàn thành xây dựng 10 km đường đến trung tâm xã
Tiên Kỳ với quy mô đường cấp VI.
- Đường dọc kênh chính Yên Lý
- Tràng Sơn
dài 35 km:
Điểm đầu nối
QL48 xã Diễn Yên (Diễn Châu), điểm cuối nối QL15 xã Tràng Sơn (Đô Lương).
+ Đoạn qua
huyện Yên Thành dài 22 km đã phê duyệt dự án với quy mô cấp VI và tổng mức đầu
tư 167 tỷ đồng.
+ Đoạn qua
huyện Đô Lương dài 13 km, giai đoạn này hoàn thành các bước chuẩn bị đầu tư xây
dựng tuyến đường với quy mô cấp VI.
- Đường
tả ngạn sông
Lam
(huyện Đô Lương - Anh Sơn - huyện Con Cuông) dài 80 km:
Điểm đầu nối QL15 xã Tràng Sơn (Đô Lương), điểm cuối
tại xã Lạng Khê (Con Cuông).
+ Đoạn từ QL15 đến đường HCM dài 11 km: Giai đoạn
này hoàn thành các bước chuẩn bị đầu tư với quy mô cấp V.
+ Đoạn từ đường HCM đến giáp với huyện Con Cuông
dài 39 km: Đầu tư xây dựng với quy mô cấp VI (Đang triển khai thi công).
+ Đoạn từ Con Cuông đến giáp huyện Tương Dương:
đầu tư xây dựng 8 km đoạn đông dân cư với quy mô cấp VI (Đã có quyết định phê
duyệt dự án).
- Đường Tam Hợp -
Hạnh
Lâm dài 141 km:
Điểm đầu xã Tam Hợp (Tương Dương), điểm cuối nối
đường Hồ Chí Minh tại Hạnh Lâm (Thanh Chương). Giai đoạn này hoàn thành các
bước chuẩn bị đầu tư theo quy mô đường cấp V.
- Đường ra cửa khẩu Cao Vều
dài 17 km:
Điểm đầu đồn biên phòng Phúc Sơn, điểm cuối cửa
khẩu Cao Vều. Giai đoạn này đầu tư với quy mô đường cấp VI-MN.
5. Xây
dựng
các
tuyến
đường
đô thị, khu kinh tế, khu
công
nghiệp,
đường tuần tra biên giới và các đường khác (thực hiện theo các quy hoạch đã được phê duyệt), với tổng số vốn
giai đoạn
này
là 5.826 tỷ đồng.
5.1
Xây dựng các tuyến đường đô thị của thành phố Vinh:
Đầu tư xây dựng 22 dự án (đang xây dựng 04 dự án)
với tổng mức đầu tư khoảng 3.252 tỷ đồng và kinh phí giai đoạn này là
1.357 tỷ đồng.
5.2
Xây dựng các tuyến đường đô thị của thị
xã
Cửa Lò:
Đầu tư xây dựng 19 dự án (đang xây dựng 16 dự án)
với tổng mức đầu tư khoảng 1.416 tỷ đồng và kinh phí giai đoạn này là
489 tỷ đồng.
5.3
Xây dựng các tuyến đường của thị
xã
Thái Hòa:
Đầu tư xây dựng 29 dự án (có chủ trương đầu tư và
đang xây dựng 18 dự án) với tổng mức đầu tư khoảng 5.480 tỷ đồng và kinh phí giai đoạn này là 682 tỷ đồng.
5.4 Xây dựng các tuyến đường của Khu kinh tế Đông
Nam và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh:
Đầu tư xây dựng 18 dự án (có chủ trương đầu tư và
đang xây dựng 12 dự án) với tổng mức đầu tư khoảng 10.501 tỷ đồng và kinh phí
giai đoạn này là 2.099 tỷ đồng.
5.5
Xây dựng hạ tầng
giao thông các Khu kinh
tế cửa khẩu: Thanh
Thủy,
Thông Thụ, Cao Vều với tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng và kinh phí giai đoạn này
là
1.000 tỷ đồng.
5.6
Xây dựng các tuyến đường TTBG:
Xây dựng
tuyến đường tuần tra biên giới và các đường xương cá từ đồn ra dọc biên trên
địa bàn tỉnh với chiều dài 162 km (theo Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày
14/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án quy hoạch xây dựng đường
tuần tra biên giới).
6. Xây dựng hệ thống các bến xe khách, bãi đỗ xe,
các trạm dừng chân, trạm dừng nghỉ trên địa bàn tỉnh (theo QH được duyệt) với
tổng số vốn 157 tỷ đồng.
Đầu tư xây
dựng 33 bến xe khách (theo QĐ số 25/2011/QĐ-UBND ngày 30/05/2011 của UBND tỉnh
về Quy hoạch hệ thống bến xe trên địa bàn tỉnh) dự kiến TMĐT 287 tỷ đồng, kinh
phí giai đoạn này là 57 tỷ đồng.
Giai đoạn
này đầu tư xây dựng, điều chỉnh và nâng cấp 10 bãi đậu xe trên địa bàn tỉnh
trong đó 04 bãi đậu xe cấp thành phố và 06 bãi đậu xe cấp phường xã (theo QĐ số
265/QĐ.UBND-CN ngày 19/02/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch xây dựng hệ
thống nút giao thông cầu vượt, bãi đậu xe và công trình vệ sinh công cộng), dự
kiến kinh phí giai đoạn này là 100 tỷ đồng.
7. Xây dựng các tuyến đường
giao
thông
đến trung tâm các xã
tổng chiều dài 442 km, đảm bảo đến năm 2015 có 100% xã có đường ô tô vào trung
tâm
xã bốn mùa, với tổng số vốn giai đoạn này là 1.619 tỷ đồng.
7.1. Đẩy
nhanh tiến độ các dự án xây dựng đường vào trung tâm xã đầu tư bằng nguồn vốn
Trái phiếu Chính phủ:
Hiện có 17 dự án xây dựng đường đến 21 xã thuộc 13 huyện và thị xã, đang
xây dựng bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, tổng chiều dài 304 km. Từ nay đến năm 2015, tập trung đủ vốn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm hoàn thành công trình.
Cụ thể như sau: Xã Bắc Lý, Mỹ Lý, Bảo Thắng
(huyện Kỳ Sơn); Quang Phong (Quế Phong), Phú Sơn, Tân Hợp (Tân Kỳ), Châu Hoàn
(Quỳ Châu), Yên Tĩnh, Xiềng My (Tương Dương), Nghĩa Trung - Nghĩa Lâm - Nghĩa
Bình (Nghĩa Đàn), Bình Chuẩn (Con Cuông), Kim Thành (Yên Thành), Thanh Đức
(Thanh Chương), Châu Lộc - Liên Hợp - Châu Tiến (Quỳ Hợp), Nghĩa Hòa (thị xã
Thái Hòa), Tân Thắng (Quỳnh Lưu), Hữu Khuông (Tương Dương). Tổng mức đầu tư
được phê duyệt là 1.980 tỷ đồng. Nhu cầu vốn cần bổ sung giai đoạn này là 1.072
tỷ đồng.
7.2. Đầu
tư xây dựng mới, nâng cấp đường vào trung tâm xã để ô tô đi được 4 mùa:
Đến nay,
trên địa bàn tỉnh còn 11 xã ở 5 huyện có đường ô tô vào trung tâm xã nhưng là
đường đất hoặc cấp phối, đã hư hỏng nặng, vào mùa mưa bị ngập hoặc
lầy
lội, đi lại rất khó khăn, tổng chiều dài 138 km (Trong đó có 1 tuyến đường vào
trung tâm xã đã phê duyệt dự án đầu tư). Giai đoạn này, xây dựng nâng cấp đường đến trung tâm các xã này, để đảm bảo mục tiêu đến năm 2015, 100% các xã có
đường ô tô đến trung tâm xã đi được 4 mùa, với quy mô tối thiểu là đường cấp VI,
có mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng. Dự kiến tổng mức đầu tư 556 tỷ đồng,
nhu cầu vốn giai đoạn này 547 tỷ đồng. Cụ thể
như sau:
a) Huyện Tương Dương:
- Hiện nay còn 3 xã Nhôn Mai, Mai Sơn và Hữu Khuông chưa có đường đến
trung tâm (đường vào trung tâm xã Nhôn Mai và Mai Sơn khi thi công xong đường Tây Nghệ An và các đoạn đường nối sẽ có đường đi vào trung tâm xã được 4 mùa, đường vào
xã Hữu Khuông đang triển khai thi công).
- Đường vào
trung tâm xã Tam Hợp là đường đất thuộc tuyến Tam Thái - Tam Hợp, dài 17 km,
điểm đầu tại bản Can, xã Tam Thái (giao với QL7), điểm cuối bản Phồng, xã Tam
Hợp. Nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi .
b) Huyện Kỳ
Sơn (5 xã): Na Loi, Đoọc Mạy, Keng Đu, Mường Ải, Mường Típ.
- Đường vào
trung tâm 3 xã Na Loi, Đoọc Mạy, Keng Đu: Tuyến Huổi Tụ - Keng Đu, dài 45 km.
Điểm đầu tại trung tâm xã Huổi Tụ, điểm cuối tại trung tâm xã Keng Đu. Nâng
cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi.
- Đường vào
trung tâm xã Mường Típ, Mường Ải (thuộc tuyến Mường Xén - Ta Đo - Khe Kiền, dài
38 km).
c) Huyện Con
Cuông (1 xã): Thạch Ngàn.
- Đường vào
trung tâm xã Thạch Ngàn: Tuyến Mậu Đức - Thạch Ngàn, dài 10,6 km, cấp VI miền
núi. Đã phê duyệt dự án đầu tư, tổng mức đầu tư 52,6 tỷ đồng.
d) Huyện Tân
Kỳ (1 xã): Tiên Kỳ.
- Đường vào
trung tâm xã Tiên Kỳ (thuộc tuyến Trại Lạt - Cây Chanh, đoạn từ ngã ba
Đồng Lau - Tiên Kỳ, dài 10 km).
e) Huyện
Nghĩa Đàn (3 xã): Nghĩa Phú, Nghĩa Thọ, Nghĩa Mai.
- Đường vào
trung tâm xã Nghĩa Phú: Điểm đầu tại ĐT598, điểm cuối tại trung tâm xã, dài 8
km. Nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.
- Đường vào
trung tâm xã Nghĩa Thọ: Điểm đầu giao ĐT598 thuộc xã Nghĩa Hội, điểm cuối tại
trung tâm xã, dài 3 km. Nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.
- Đường vào
trung tâm xã Nghĩa Mai: Điểm đầu tại ĐT598, điểm cuối tại trung tâm xã, dài 6
km. Nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.
8. Xây
dựng và nâng cấp đường
đến trung tâm thôn bản vùng xa
tối
thiểu xe máy đi lại được
(nền đường >=2m).
Giai đoạn này xây dựng đường đến trung tâm 48 thôn bản với tổng chiều dài là 253 km. Tổng mức đầu tư 637 tỷ đồng, bằng các nguồn vốn như TTCP, chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ, lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp và
người dân đóng góp...
9. Xây dựng cầu thay thế các bến đò và cầu qua sông suối vào các bản vùng sâu, vùng xa, với tổng số vốn
giai đoạn
này là 614 tỷ đồng.
Giai đoạn từ nay đến năm 2015 xây dựng, nâng cấp các bến đò, xây dựng cầu
thay thế các bến khách ngang sông và cầu vào các bản vùng sâu vùng xa (Thực hiện theo Quyết định số 5536/QĐ.UBND-CN ngày 15 tháng 11 năm
2010), trong đó:
9.1 Đang xây dựng và đã có chủ trương đầu tư 15
cầu (10 cầu treo, 05 BTCT) với TMĐT 670 tỷ đồng với tổng số vốn giai đoạn này
là 455 tỷ đồng, gồm:
+ Bến Yên Hòa (Kỳ Sơn): xây dựng cầu treo, đã có chủ trương đầu tư dự kiến tổng mức 15 tỷ đồng.
+ Bến Yên Hòa (Con Cuông): xây dựng cầu treo, đã có chủ trương đầu tư dự
kiến tổng mức
25
tỷ đồng.
+ Bến Hoa
Hải: Xây dựng cầu BTCT Hoa Hải với TMĐT 60 tỷ đồng.
+ Bến Kẻ Nính: Xây dựng cầu treo qua sông Hiếu
tại xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, TMĐT 24,6 tỷ đồng.
+ Bến Cây Mít: Xây dựng cầu treo qua sông Con tại
xã Bình Sơn, huyện Anh Sơn, L=202m, B=2,4m, TMĐT 20,5 tỷ đồng.
+ Bến Tào - Lĩnh (Anh Sơn): xây dựng cầu treo, đã
có chủ trương đầu tư, dự kiến tổng mức 30 tỷ đồng.
+ Bến Cồn Phối: xây dựng cầu treo, đã có chủ
trương đầu tư dự kiến tổng mức 25 tỷ đồng.
+ Bến Mươi: Xây dựng cầu treo qua sông Hiếu tại
xã Nghĩa Khánh, Nghĩa Đàn, L=260m, B=2,6m, dự kiến TMĐT 28 tỷ đồng.
+ Bến Rạng: Xây dựng cầu treo qua sông Lam tại xã
Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, L=308m, B=2,4m, TMĐT 31 tỷ đồng.
+ Bến Nam Thượng:
xây
dựng cầu treo, đã có
chủ trương
đầu
tư dự kiến
tổng mức 35 tỷ đồng.
+ Cầu Xốp Nhị: Xây dựng cầu BTCT qua sông Nậm Mộ
từ xã Hữu Kiệm sang xã Hữu Lập, Kỳ Sơn, L=100m, B=8m, dự kiến TMĐT 16 tỷ đồng.
+ Cầu treo bản Lườm: Xây dựng cầu treo qua khe
Chon tại xã Yên Thắng, Tương Dương, L=240m, B=2,4m, TMĐT 14,6 tỷ đồng.
+ Cầu thị trấn - Thanh Nam: Xây dựng cầu BTCT qua
sông Lam tại thị trấn Con Cuông, L=200m, B=8m, dự kiến TMĐT 100 tỷ đồng.
+ Cầu thị trấn Đức Sơn: xây dựng BTCT, đã có chủ
trương đầu tư dự kiến tổng mức 175 tỷ đồng.
+ Cầu bến Mong (Cầu qua sông Hiếu vào xã Châu
Hội): Xây dựng cầu BTCT qua sông Hiếu tại xã Châu Hội, L=160m, B=8m, đã có chủ
trương đầu tư, dự kiến TMĐT 70 tỷ đồng.
9.2 Trong
giai đoạn này tiếp tục xây dựng 09 cầu (trong đó có 03 cầu BTCT, 06 cầu treo)
với TMĐT là 158 tỷ đồng, cụ thể:
+ Bến Bãi Đá: xây dựng cầu treo với tổng mức dự
kiến là 28 tỷ đồng.
+ Bến Thái Sơn xây dựng cầu treo với tổng mức
dự
kiến là 25 tỷ đồng.
+ Cầu Piêng Hòm xây dựng cầu BTCT dự kiến tổng mức 6 tỷ đồng.
+ Cầu Tây thị trấn Hòa Bình xây dựng cầu BTCT dự
kiến tổng mức 35 tỷ đồng.
+ Cầu Pa Tý xây dựng cầu treo với tổng mức dự kiến là 9 tỷ đồng.
+ Cầu Văng Cuộm xây dựng cầu treo với tổng mức dự kiến là
9 tỷ đồng.
+ Cầu Ná Ngá
- Đòn Chám xây dựng cầu treo với tổng mức dự kiến là 9 tỷ đồng.
+ Cầu Bản Chiềng - Bản Tỉn Pú xây dựng cầu treo với tổng mức dự kiến là 12 tỷ đồng.
+ Bến Cóc Nẳm, xã Thọ Hợp xây dựng cầu BTCT dự
kiến tổng mức 25 tỷ đồng.
10. Xây dựng các tuyến đường giao thông tránh ngập
lụt,
ứng cứu bảo lũ
và
biến đổi khí hậu, trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, với tổng số vốn giai đoạn
này
là 964 tỷ đồng.
Tiếp tục đầu tư xây dựng 14 tuyến đường với tổng
chiều dài 240 km đã được Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn theo Quyết định số
1962/QĐ-TTg ngày 25/10/2010.
Đầu tư xây dựng mới 26 tuyến với tổng chiều dài
khoảng 413 km đường giao thông tránh ngập lụt, ứng cứu bão lũ và biến đổi khí
hậu với tổng mức đầu tư dự kiến 3.300 tỷ đồng. Giai đoạn này hoàn thành các
bước chuẩn bị đầu tư.
B. Đường sắt
- Giai đoạn này tiến hành duy tu bảo dưỡng đảm bảo an toàn tàu chạy và phục vụ vận chuyển khách và hàng
hóa.
- Xây dựng
hệ thống rào chắn, đường ngang các đoạn mất an toàn trên toàn tuyến.
- Xây dựng
hệ thống thông tin tín hiệu, thiết bị cảnh báo tự động khi có tàu qua tại những
nơi không có rào chắn.
C. Đường hàng không
Nâng cấp mở rộng nhà ga hành khách cảng hàng không Vinh và xây dựng
bờ rào ga hàng không.
D. Cảng biển, đường sông
- Cảng Cửa
Lò: Đầu xây dựng mở rộng cảng Cửa Lò (bến số 5 và 6). Triển khai thi công Dự án
nạo vét luồng vào cảng đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 1 vạn tấn ra, vào cảng
thường xuyên (2 vạn tấn hạn chế).
- Cảng nước
sâu Cửa Lò: Giai đoạn này đầu tư xây dựng cảng nước sâu có quy mô xây dựng 01
bến tàu cho tàu 30.000 DWT và 01 bến cho tàu 50.000 DWT và các công trình đê
chắn sóng, bến cầu tàu, cầu dẫn, hệ thống báo hiệu hàng hải, thông tin liên lạc
đồng bộ, cơ sở hạ tầng văn phòng cảng và thiết bị chính.
- Xây dựng
mới cảng chuyên dùng Đông Hồi tại Quỳnh Lưu phục vụ khu công nghiệp Đông Hồi.
Giai đoạn này đầu tư xây dựng cảng đảm bảo tiếp nhận tàu 30.000 - 50.000 DWT.
- Nâng cấp
đầu tư xây dựng các cảng Cửa Hội, Bến Thuỷ, Nghi Xuân, Hưng Hòa, Lạch Quèn,
Lạch Thơi, Cửa Vạn v.v... phục vụ khai thác hải sản, vận tải hàng hóa.
- Đường
sông: Cải tạo, nạo vét các tuyến quan trọng như: Sông Lam, Kênh nhà Lê, các
sông nối với các cửa biển...
- Tăng cường
đầu tư quản lý các tuyến đường thuỷ nội địa, các cửa biển như: Lắp đặt hệ thống
biển báo, đèn tín hiệu, đèn Hải Đăng...
TỔNG HỢP KINH PHÍ:
STT
|
Danh mục
|
Tổng mức
đầu tư
|
Kinh phí giai
đoạn 2012-2015
(tỷ đồng)
|
|
TỔNG CỘNG
|
120.501
|
31.205
|
1
|
Đường bộ
|
103.377
|
23.605
|
2
|
Đường sắt
|
424
|
424
|
3
|
Đường hàng
không
|
800
|
800
|
4
|
Cảng biển, đường sông
|
15.899
|
6.376
|
Nhu cầu
vốn giai đoạn
2012 - 2015:
31.205 tỷ đồng
Trong đó:
- Nguồn vốn trung ương đầu tư:
18.752 tỷ đồng
- Nguồn vốn địa phương đầu tư:
4.411 tỷ đồng
- Nguồn vốn nước
ngoài đầu tư (WB, ODA, ADB):
1.153
tỷ
đồng
- Nguồn vốn khác
đầu tư (DN +
người dân):
6.889
tỷ
đồng
III. Các giải pháp chủ
yếu
Để thực hiện
được mục tiêu Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, cần có những giải
pháp cụ thể và đồng bộ như sau:
1. Về quy
hoạch
- Điều
chỉnh, bổ sung Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vào quy hoạch của
tỉnh và các huyện;
- Thực hiện
tốt việc quản lý quy hoạch, sử dụng đất, giải tỏa lấn chiếm đất dành cho đường
bộ và các tuyến đường theo phân cấp quản lý.
- Căn cứ vào
quy định phân cấp quản lý các tuyến đường, các ngành, huyện tổ chức cắm mốc lộ
giới các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường GTNT đã có quy hoạch, đề án;
- Các cấp,
các ngành liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật (như cấp thoát nước, thông
tin liên lạc, điện lực...) cần phải có quy hoạch cụ thể trên cơ sở Đề án Phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông để phối hợp thực hiện, tránh tình trạng đầu tư
không đồng bộ, kém hiệu quả và gây lãng phí.
2. Về nguồn
vốn
đầu tư
- Ưu tiên tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án giao thông quan trọng, cấp thiết;
- Tăng cường
thu hút đầu tư từ nhiều nguồn, kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bỏ vốn
xây dựng hạ tầng giao thông, thực hiện đầu tư bằng các hình thức BT, BOT, PPP
(nhà nước doanh nghiệp cùng thực hiện) và các nguồn hợp pháp khác... huy động
đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; lồng ghép các
chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển hạ tầng giao thông;
- Đề nghị
Trung ương ưu tiên bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vượt thu hàng
năm, nguồn vốn ODA, ADB, WB... kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu để đầu
tư cho các dự án giao thông trọng điểm, kinh phí đầu tư lớn;
- Ưu tiên bố
trí nguồn vốn cho các dự án đường vào trung tâm xã đang triển khai, đã có chủ
trương đầu tư. Tiếp tục đầu tư đối với những xã chưa có dự án, đảm bảo đến năm
2015 tất cả các xã trên địa bàn tỉnh đều có đường ô tô vào trung tâm xã bốn mùa.
- Lồng ghép
các chương trình mục tiêu quốc gia, nông thôn mới… tập trung nguồn vốn xây dựng
các tuyến đường đến trung tâm các bản vùng sâu, vùng xa tối thiểu xe máy đi lại
được (nền đường >=2m).
- Hàng năm
xây dựng kế hoạch, bố trí vốn để thực hiện công tác cắm mốc quy hoạch.
3. Về cơ chế chính sách
- Ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nhằm thu hút tối đa nguồn vốn để thực hiện đề án.
- Ban hành
các quy chế, cơ chế nhằm đảm bảo hiệu lực quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực,
quản lý quy hoạch, kế hoạch, quản lý vốn đầu tư và quản lý chất lượng công
trình xây dựng.
- Khuyến
khích các thành phần kinh tế có đủ điều kiện đầu tư xây dựng các dự án.
4. Giải pháp
kỹ
thuật
- Chú trọng đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong toàn bộ
các lĩnh vực khảo sát, tư vấn thiết kế để nâng cao chất lượng của sản phẩm tư vấn và
kéo
dài tuổi thọ công trình.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong thi công công trình nhằm nâng cao
chất lượng, rút ngắn tiến độ công
trình và đảm bảo cảnh quan môi trường.
- Phổ biến và ứng dụng các giải pháp KHKT và công
nghệ để áp dụng các tiến bộ KHKT vào xây dựng để giảm vốn đầu tư, tận dụng tối
đa nguyên vật liệu và nhân lực tại chỗ của địa phương. Tuỳ thuộc đặc điểm từng
vùng để lựa chọn kết cấu phù hợp.
- Đường xã ưu tiên mặt đường BTXM cho đoạn tuyến
có độ dốc lớn hoặc bị ngập lụt thường xuyên. Khuyến khích xây dựng mặt đường
BTXM để tận dụng nguồn vật liệu và nhân lực địa phương. Sử dụng đường cấp phối
trong vùng có điều kiện kém hơn về vật liệu và kinh phí, đáp ứng lưu lượng vừa
phải, tuyến không đi qua khu vực đông dân cư.
5. Giải pháp về
quản
lý
- Quản lý duy tu: Xây dựng hệ thống giao thông đường bộ phải gắn với việc quản lý duy tu, bảo trì đường bộ để nâng cao tuổi thọ các tuyến đường sau khi đưa vào sử dụng.
Xây dựng cơ chế, quy định phân công, phân cấp quản lý đường QL, đường
tỉnh, đường huyện, đường xã, các cầu treo, đường thôn, xóm, bản (trên cơ sở
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ).
- Quản lý dự án: Lựa chọn chủ đầu tư có đủ năng lực để quản lý dự án, đảm
bảo chất lượng công trình; có các biện pháp hữu hiệu để chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản; Tập trung chỉ đạo, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp,
các ngành, chính quyền các
cấp
trong công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ dự án;
- Quản lý chất lượng: Tăng cường
và nâng cao một bước về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Kiện
toàn bộ máy và phương pháp quản lý để các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý
chuyên ngành, các chủ đầu tư xây dựng công trình quản lý và kiểm soát được chất
lượng công trình trong suốt quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu
tư, thực hiện đầu tư, đến khai thác sử dụng công trình.
6. Giải pháp
phát
triển
nguồn nhân lực
- Đào tạo
cán bộ làm công tác giao thông đáp ứng được các yêu cầu về quản lý nhà nước về
GTVT, quản lý duy tu, quản lý xây dựng.
- Đào tạo,
tuyển dụng, bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn vào các lĩnh vực chuyên ngành.
- Có các
chính sách thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ chuyên ngành giao
thông vận tải về công tác tại địa phương.
7. Giải pháp về
tuyên truyền và đảm bảo an toàn
giao thông
- Tăng
cường công tác
tuyên
truyền
phổ
biến
giáo
dục
về luật
giao
thông
đường bộ, trật tự
ATGT, bảo vệ KCHTGT…
qua các phương tiện thông
tin
đại chúng; xây dựng các nội dung, chương trình, phóng sự… phổ biến các quy định pháp luật về giao thông. Mở các đợt tuyên truyền sâu rộng phù hợp với từng đối
tượng vùng miền như: tập huấn, hội thảo, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về luật GTĐB, trật tự ATGT, bảo vệ KCHTGT. Huy động sự vào cuộc của các tổ chức
chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các hoạt động tuyên truyền để nâng cao ý thức khi tham gia
giao thông.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản, kiện toàn tổ chức quản lý an toàn giao thông.
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với bảo vệ công trình giao thông, hành lang an toàn đường bộ và đảm bảo an toàn giao thông trong quá
trình thi công công trình và phải được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt.
- Tăng cường công tác
cứu
hộ, cứu nạn để giảm thiểu
thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.
Phần III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Để triển khai thực hiện Đề án Phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông có hiệu quả đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra thì các cơ quan
quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan cần thực hiện các nội
dung cụ thể sau:
1. Sở Giao thông vận
tải
- Là đơn vị đầu mối quản lý nhà nước về lĩnh vực Giao thông vận tải trên địa
bàn tỉnh.
- Căn cứ vào Đề án phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông được phê duyệt, hướng dẫn các ngành, các huyện, các cơ quan liên
quan theo phân cấp quản lý các tuyến đường, tiến hành việc cắm mốc lộ giới và
biển mặt cắt ngang quy hoạch. Tổ chức tốt việc quản lý hành lang giao thông,
không để lấn chiếm vi phạm, việc đấu nối vào các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ phải
theo quy hoạch được duyệt và theo các quy định của Nghị định và Thông tư hướng
dẫn về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và
UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng các công
trình, tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư (thông qua Sở Kế
hoạch & Đầu tư tham mưu).
- Quản lý chất lượng công trình, dự án đầu tư xây
dựng giao thông ngoài đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các ngành đẩy mạnh công tác kêu
gọi, xúc tiến đầu tư.
2. Sở Kế hoạch
và
Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với Sở GTVT và các Sở, ban, ngành xúc tiến kêu gọi đầu tư các công trình dự án trọng điểm.
- Phối hợp với Sở Tài chính và đơn vị chủ trì thực hiện dự án, tham mưu bố
trí
vốn thực hiện đề án.
- Tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư phù hợp với tình hình thực tế.
- Tham mưu chủ trương đầu tư các
công trình.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu bố trí các nguồn vốn chuẩn bị đầu tư, ưu tiên
bố
trí nguồn vốn khuyến khích, hỗ trợ GTNT.
- Hằng năm cân đối nguồn vốn ngân sách bố trí cho
các huyện, ngành làm tốt công tác duy tu bảo dưỡng công trình sau khi đưa vào
sử dụng.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan
có liên quan để tham mưu với UBND tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng
vốn đầu tư.
4. Sở Xây dựng
- Chỉ đạo thực hiện các quy hoạch của thành phố, thị xã, khu đô thị, khu kinh tế, chương trình mục
tiêu nông thôn mới… vào các
quy
hoạch, đề án
phát triển giao thông tránh chồng chéo.
- Thực hiện quản lý nhà nước
các tuyến đường đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp Sở Giao thông vận tải quản lý nhà nước về chất lượng công trình,
dự
án đầu tư xây dựng giao thông trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Bổ sung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, hướng dẫn các chủ đầu tư các
thủ tục cấp đất, thuê đất theo quy định.
- Phối hợp với địa phương có dự án để thực hiện tốt công tác GPMB và di
dân tái định cư.
- Chủ trì thẩm định, đánh giá tác động môi trường của các dự án theo đúng
quy
định.
6. Các
chủ đầu tư và các
đơn
vị liên quan
- Thực hiện các thủ tục và đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định.
Sau khi đề án được phê duyệt chủ đầu tư phối hợp với các ngành, địa phương và
các đơn vị liên quan tổ chức
công bố, cắm mốc
theo
đúng quy định hiện hành.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tốt
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
di dân tái định cư.
- Theo chức năng và nhiệm vụ của mình có trách
nhiệm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của Đề án đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ,
tránh chồng chéo.
- Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong
quá trình thực hiện dự án.
7. Các
Sở,
ban, ngành và chính quyền địa phương nơi có dự án
- Thực hiện
lồng ghép
các quy hoạch ngành, quy hoạch KT - XH của địa phương gắn với đề án tránh chồng chéo.
- Phối hợp
thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB, di dân tái định cư, làm tốt công tác
giáo dục tuyên truyền cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân thuộc diện di dời tái
định cư.
- Tạo điều
kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
- Các Sở,
ban, ngành và chính quyền địa phương nơi có dự án căn cứ vào Đề án này, trong
phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ
thể và tổ chức triển khai tại đơn vị mình; cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ
trong Đề án và hàng năm định kỳ báo cáo tình hình thực hiện gửi về Sở Giao
thông vận tải Nghệ An để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.