THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
839/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2011
|
CHỈ THỊ
TỔNG KẾT THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ XÂY DỰNG QUÂN
ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Trong những năm qua, các văn bản pháp luật liên quan đến xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam đã được ban hành và sửa đổi, bổ sung, tạo cơ sở pháp lý để cấp
ủy Đảng, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt được nhiều
kết quả quan trọng, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh
chiến đấu của Quân đội, xây dựng lực lượng dự bị hùng hậu, xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam thực sự là lực lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối
trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng là lực lượng nòng cốt
cùng toàn Đảng, toàn dân và các lực lượng khác bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân.
Tuy nhiên, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay được điều chỉnh ở nhiều văn bản khác nhau, quá trình
thực hiện đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, thiếu tính đồng bộ, nhiều lĩnh vực
chưa có văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, làm hạn chế đến chất lượng
xây dựng Quân đội.
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2008 của
Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng Quân đội đến năm 2015; Nghị quyết số 48-NQ/TW
ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị (khoá X) về Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Luật Quốc phòng và những vấn đề rút ra sau tổng kết của Bộ Quốc phòng trong 20
năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội năm 1991. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cần
thiết phải tổng kết việc thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam, nhằm phát hiện những bất cập, vướng mắc của hệ thống pháp luật
hiện hành; hiệu quả mối quan hệ giữa Quân đội nhân dân với Dân quân tự vệ và
Công an nhân dân. Trên cơ sở kết quả tổng kết, xác định tư tưởng, quan điểm, mục
tiêu, nội dung chính của dự án Luật Quân đội nhân dân Việt Nam, báo cáo xin ý
kiến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị và tiến hành xây dựng dự án Luật này
theo đúng Chương trình mà Chính phủ, Quốc hội giao, góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, xây dựng nhà nước Việt Nam
pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Các cơ quan, đơn vị trong Quân đội tổ chức hội nghị tổng kết các văn bản
pháp luật về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương các cấp tổng kết
các nội dung liên quan đến xây dựng Bộ đội địa phương thuộc quyền;
2. Nội dung tổng kết:
a) Các nội dung liên quan đến tổ chức và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt
Nam trong Luật Quốc phòng;
b) Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản pháp luật khác
quy định, hướng dẫn thực hiện Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
c) Việc thực hiện các quy định về chế độ phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan,
binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp trong Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản pháp
luật khác quy định, hướng dẫn thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự từ khi tổng kết
việc thực hiện Luật này (năm 2008) đến nay và Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày
01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về Quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội
nhân dân Việt Nam;
d) Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm 1997;
đ) Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008;
e) Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008;
g) Nghị định số 65/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về
công tác phòng không nhân dân;
h) Bổ sung đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên
sau tổng kết 12 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (từ năm
2008 đến nay);
i) Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002; Pháp lệnh tổ chức
Tòa án quân sự năm 2002; các nội dung có liên quan đến Quân đội trong Pháp lệnh
Điều tra hình sự năm 2004.
Riêng Pháp lệnh tình báo (phần liên quan đến Quân đội nhân dân Việt Nam)
không tổng kết nhưng có báo cáo riêng gửi về Bộ Quốc phòng và Chính phủ.
3. Tổ chức, phương pháp tổng kết
a) Bộ Quốc phòng thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết để phối hợp với các cơ
quan có liên quan chuẩn bị kế hoạch tổng kết, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ và chỉ đạo, hướng dẫn việc tổng kết ở các cơ quan, đơn vị trong Quân
đội;
b) Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng sau khi tổng kết xong gửi
báo cáo kết quả tổng kết về Bộ Quốc phòng qua cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tổng
kết của Bộ Quốc phòng;
c) Phương pháp tổng kết: Căn cứ tình hình cụ thể từng cơ quan, đơn vị tổ
chức hội nghị tập trung hoặc tổng kết theo phương pháp hội nghị trực tuyến.
4. Thời gian tiến hành tổng kết ở các cấp
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức tổng kết từ tháng 7
năm 2011 đến hết quý I năm 2012; Bộ Quốc phòng tổ chức tổng kết trong quý II
năm 2012;
b) Báo cáo kết quả tổng kết và xin ý kiến Thường trực Chính phủ, Bộ Chính
trị về tư tưởng, quan điểm, mục tiêu và những nội dung chính của Luật Quân đội
nhân dân Việt Nam vào đầu quý II năm 2012.
5. Kinh phí bảo đảm:
Các cơ quan, đơn vị Quân đội sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm cho Bộ Quốc
phòng.
6. Tổ chức thực hiện:
a) Bộ Quốc phòng hướng dẫn nội dung tổng kết phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ của từng loại hình cơ quan, đơn vị; chỉ đạo việc tổng kết bảo đảm chất lượng,
thiết thực, tiết kiệm; tổng hợp các kiến nghị, đề nghị và các giải pháp, đồng
thời đề xuất tư tưởng, quan điểm, mục tiêu, nội dung chính của dự án Luật Quân
đội nhân dân Việt Nam với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Chính trị;
b) Các Bộ, Ban, ngành Trung ương:
- Cung cấp cho Bộ Quốc phòng các thông tin có liên quan
đến việc thực hiện các chế độ chính sách, trang bị và các mặt bảo đảm khác cho
xây dựng, huấn luyện và hoạt động của Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hiện
việc tổng kết trong Quân đội;
- Đánh giá kết quả thực hiện của Bộ, ngành mình được quy
định trong các văn bản pháp luật về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam và gửi
văn bản báo cáo về Bộ Quốc phòng;
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng chuẩn bị nội dung tổng kết
toàn quốc; đề xuất tư tưởng, quan điểm, mục tiêu, nội dung chính của dự án Luật
Quân đội nhân dân Việt Nam.
c) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương:
Chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương tiến hành tổng kết việc
thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng
dẫn của Bộ Quốc phòng bảo đảm chất lượng, thiết thực, tiết kiệm;
- Đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng
những chủ trương chính sách phù hợp làm cơ sở để xây dưng dự án Luật Quân đội
nhân dân Việt Nam.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.
|
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|