TCVN
3825:1983
TÀI
LIỆU THIẾT KẾ - ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT QUY TẮC LẬP VÀ TRÌNH BÀY
System
for design documentation - Technical requirements for layout and designing
Lời nói đầu
TCVN 3825:1983 thay
thế phần III.9 của TCVN 224:1966
Tiêu chuẩn này được
chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc
gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật.
TÀI
LIỆU THIẾT KẾ - ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT QUY TẮC LẬP VÀ TRÌNH BÀY
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tiêu chuẩn này quy định
quy tắc lập và trình bày bản điều kiện kỹ thuật (ĐK) của sản phẩm, trong giai đoạn
lập tài liệu chế tạo trong tất cả các ngành công nghiệp.
1. Quy tắc cơ bản
1.1. Điều kiện kỹ thuật (ĐK)
là tài liệu không thể thiếu trong bộ tài liệu thiết kế sản phẩm.
ĐK phải bao gồm các
yêu cầu về phương pháp chế tạo, kiểm tra nghiệm thu và giao nhận sản phẩm mà
những yêu cầu này không thể ghi trong tài liệu thiết kế khác.
Trong trường hợp
không có tài liệu thiết kế khác thì ĐK phải bao gồm cả bộ các yêu cầu về phương
pháp chế tạo, kiểm tra, nghiệm thu và giao nhận đối với sản phẩm.
CHÚ THÍCH:
Từ “yêu cầu” ở đây và
những phần tiếp theo phải hiểu là tập hợp các chỉ tiêu, mức, quy tắc và quy định
nêu ra trong yêu cầu kỹ thuật.
1.2. ĐK phải lập ra đối
với:
a) Một sản phẩm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.3. Yêu cầu nêu ra trong ĐK
không được thấp hơn các yêu cầu của tiêu chuẩn đang có hiệu lực đối với sản
phẩm và không được ngược với tiêu chuẩn hay ĐK đối với sản phẩm ban đầu.
1.4. Nếu các yêu cầu riêng
biệt được đưa ra trong các tiêu chuẩn đang còn hiệu lực đối với sản phẩm thì
trong ĐK phải nhắc lại và trong những phần tương ứng của ĐK cho chỉ dẫn tham
khảo các tiêu chuẩn này hoặc từng phần của sản tiêu chuẩn. Không cho chỉ dẫn
tham khảo các điều của tiêu chuẩn.
Những chỉ dẫn tham
khảo tiêu chuẩn xí nghiệp hoặc ngành chỉ được phép khi bộ tài liệu đó chỉ lưu
hành trong nội bộ xí nghiệp hoặc ngành.
1.5. Trong ĐK cho phép ghi
những chỉ dẫn tham khảo đối với tài liệu thiết kế hoặc tài liệu kỹ thuật khác
có liên quan của sản phẩm được lập ĐK, nếu các tài liệu thiết kế hoặc tài liệu
kỹ thuật có liên quan đang lưu hành ở xí nghiệp chế tạo sản phẩm. Ngoài quy định
này đều phải nhắc lại những điều đã nêu trong các tài liệu có liên quan.
2. Trình tự lập và
trình bày điều kiện kỹ thuật
2.1. ĐK phải có các phần
và sắp xếp theo thứ tự sau đây:
a) Mở đầu;
b) Yêu cầu kỹ thuật;
c) Quy tắc nghiệm
thu;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Vận chuyển và bảo
quản;
g) Chỉ dẫn sử dụng;
h) Bảo đảm của người
giao hàng;
2.2. Tùy theo đặc điểm của
sản phẩm mà đưa vào các phần theo điều 2.1 và trình bày nội dung trong các phần
cho thích hợp.
Trong trường hợp cần
thiết, cho phép bổ sung vào ĐK các phần hoặc cho phép không cần đưa vào các
phần cá biệt vào, ví dụ: khi không cần giao hàng cho nơi tiêu thụ thì ĐK không
cần có phần yêu cầu đối với việc vận chuyển, bảo quản và bảo đảm cho người giao
hàng.v.v…
2.3. Phụ thuộc vào nội
dung từng phần của ĐK mà các phần được chia ra các phần nhỏ mỗi phần nhỏ trình
bày một vấn đề nào đó.
2.4. Phần mở đầu nhất
thiết phải có tên gọi sản phẩm, công dụng, phạm vi và điều kiện sử dụng của nó.
Khi sản phẩm có tài
liệu thiết kế thì tên gọi của nó trong ĐK phải trùng với tên gọi trong tài liệu
thiết kế chính của sản phẩm này.
Trình bày phần mở đầu
phải bắt đầu bằng các từ sau: “Điều kiện kỹ thuật này áp dụng đối với……………………..
(tên gọi và ký hiệu tương ứng của sản phẩm) …………dùng để ………..”
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Điều kiện kỹ thuật
này áp dụng đối với đầu máy chính N-62 dùng để vận chuyển hàng hóa và hành khách
trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm.
Ở cuối mỗi phần mở đầu
cho ví dụ về cách ghi ký hiệu sản phẩm dùng để đặt hàng và trong tài liệu của
sản phẩm khác mà sản phẩm đó có thể sử dụng nó.
2.5. Phần “Yêu cầu kỹ
thuật”
2.5.1. Trong phần này
phải nêu ra các yêu cầu xác định những chỉ số chất lượng và đặc tính sử dụng
của sản phẩm.
2.5.2. Nếu các yêu
cầu riêng biệt không thể diễn tả trực tiếp bằng những chỉ tiêu xác định mà chỉ
có thể diễn tả trong điều kiện thống nhất tuân theo các yêu cầu khác nào đó
(các yêu cầu đối với cơ quan sản xuất, những yêu cầu vệ sinh công nghiệp, sử
dụng các quy định của quy trình công nghệ vật liệu, lớp mạ, thiết bị công nghệ đặc
biệt chạy rà trơn, chạy thử, bảo dưỡng thành phần hoặc vật liệu, công thức pha
chế.v.v….) thì các yêu cầu đó đều phải cho trong phần “Yêu cầu kỹ thuật”
2.5.3. Các chỉ tiêu
và tính chất sản phẩm nêu ra phải phù hợp với điều kiện và chế độ vận hành (sử
dụng), điều kiện và chế độ thử nghiệm.
Các yêu cầu nêu ra đối
với chế độ thử nghiệm phải đảm bảo những chỉ tiêu sử dụng cho trước của chất
lượng sản phẩm có tính đến sai số của phương pháp đo đưa ra trong phần “Các
phương pháp kiểm tra (thử nghiệm phân tích đo đạc)”.
2.5.4. Phụ thuộc vào đặc
điểm và công dụng của sản phẩm trong phần này phải cho trước các yêu cầu đối
với chất lượng phù hợp với sản phẩm, ví dụ:
a) Tính chất hóa - lý,
cơ học và các tính chất khác (sức bền, độ cứng, cấu trúc, nhám bề mặt thành
phần hóa học, hàm lượng giới hạn các tạp chất, sức bền nhiệt, tính chịu nóng,
tính chống mòn độ nhạy độ chính xác.v.v….);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Độ tin cậy (tuổi
thọ, độ không hỏng hóc, dễ bảo quản, dễ sửa chữa .v.v…);
d) Yêu cầu đối với
chế tạo, mỹ thuật công nghiệp, dễ phân biệt bằng cảm quan, sinh học, vệ sinh và
các yêu cầu khác (độ an toàn trong vận hành, độ ồn, sự tiện lợi trong bảo dưỡng
và sửa chữa, điều kiện cất giữ, tính chống nhiễu, lực cần thiết để điều khiển
và phục vụ, lương dự trữ điều chỉnh các cơ quan điều khiển, thời gian chuẩn bị
sau khi mở máy, mùi vị, độ độc hại, lớp phủ nguỵ trang, bảo vệ và các dạng phủ
khác.v.v…);
đ) Các yêu cầu đối
với khởi phẩm dùng để chế tạo sản phẩm và các phần cấu thành (mức độ chi phí
của thời hạn bảo hành và bảo quản) và các yêu cầu đối với tính đổi lẫn của các
phần dự phòng và thay thế;
e) Tính ổn định của
các thông số khi bị những yếu tố của môi trường bên ngoài tác động vào (khí
hậu, cơ học, sự thay đổi nhiệt độ theo chu kỳ môi trường ăn mòn.v.v…; độ biến đổi
với chất dùng để rửa, chất sát trùng nhiên liệu, dầu, độ biến đổi đối với bức
xạ.v.v….); mức độ thuận tiện trong vận chuyển sản phẩm bằng các phương tiện
giao thông sẵn có, độ bền vững đối với sự tác động của môi trường bên ngoài vào
trạng thái bao gói đóng hòm.
2.5.5. Phần này nói
chung có thể chia ra các phần nhỏ:
Các thông số và kích
thước cơ bản;
Các đặc tính (tính
chất);
Tính chọn b, δ;
Ghi nhãn;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thứ tự sắp xếp các
phần nhỏ và các yêu cầu trong từng phần nhỏ được nêu ra phụ thuộc vào mức độ quan
trọng của chúng hoặc thứ tự kiểm tra.
2.5.6. Trình bày phần
này phải bắt đầu bằng các từ:
“…………(Tên gọi sản
phẩm)……………..………………cần phải phù hợp với các yêu cầu của điều kiện kỹ thuật này
và của bộ tài liệu kèm theo ………………(ký hiệu của tài liệu thiết kế chính)………………”
Nếu không có tài liệu
thiết kế thì phần này phải bắt đầu bằng các từ:
“………….(Tên gọi của
sản phẩm)……………………….cần phải phù hợp với các yêu cầu của điều kiện kỹ thuật này”
2.5.7. Trong phần nhỏ
“các thông số và kích thước cơ bản” cho những thông số và kích thước cơ bản của
sản phẩm và khi cần thiết vẽ cả hình biểu diễn kích thước choán chỗ, lắp đặt và
lắp nối (với cả sai lệch của chúng) hoặc ghi chỉ dẫn tham khảo các tài liệu
thiết kế hoặc các tài liệu kỹ thuật khác và chỉ rõ ký hiệu của chúng.
2.5.8. Trong phần nhỏ
“các đặc tính” (tính chất) ghi các yêu cầu đối với các tính chất và các thông
số của sản phẩm để phục vụ cho các chế độ và điều kiện sử dụng, thử nghiệm sản
phẩm.
2.5.9. Trong phần nhỏ
“Tính trọn bộ” đưa ra tất cả các phần cấu thành riêng biệt của sản phẩm phải có
khi giao hàng (những phần không có liên quan về mặt cơ khí khi giao hàng) ví
dụ: ôtô và các bộ phận dự phòng của nó, dụng cụ và phụ tùng, vật liệu.v.v…đồng
thời cả tài liệu sử dụng được cung cấp cùng với sản phẩm (hướng dẫn sử dụng,
bản vẽ,sơ đồ, lý lịch, thuyết minh.v.v…)
Khi danh mục các phần
dự phòng, dụng cụ, phụ tùng và các tài liệu nhiều khi không nên ghi tất cả mà
chỉ ghi chỉ dẫn tham khảo các tài liệu thiết kế tương ứng, ví dụ: ở bản kê dụng
cụ và phụ tùng dự phòng (dụng cụ dự phòng), bản kê tài liệu dự phòng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Vị trí ghi nhãn (trực
tiếp lên sản phẩm, lên nhãn máy, trên hòm hộp);
nội dung ghi nhãn;
Phương pháp ghi nhãn
(đóng chìm, ăn mòn, sơn.v.v….);
chất lượng nhãn.
Khi cần thiết trong
phần nhỏ này ghi cả yêu cầu đối với đặc tính của sản phẩm trên nhãn như:
Yêu cầu đối với điều
kiện sử dụng và mức độ thận trọng trong vận chuyển, bảo quản và sử dụng;
Yêu cầu đối với thời
hạn xem xét, kiểm tra, thay bao gói định kỳ.v.v…
2.5.11. Trong phần
nhỏ “Bao gói “ ghi:
Phương pháp bao gói
phụ thuộc vào số lượng sản phẩm trong một đơn vị bao gói, điều kiện vận chuyển,
bảo quản;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thứ tự ghép thành sản
phẩm trước khi bao gói;
Yêu cầu đối với hòm
hộp bảo quản, hòm hộp vận chuyển và vật liệu sử dụng để bao gói;
Số lượng và khối
lượng (kể cả bì và không kể bì) trong một đơn vị bao gói đầu tiên và trong hòm
hộp vận chuyển;
Yêu cầu đối với việc
bảo quản sản phẩm trước khi bao gói;
Thứ tự phân bổ và
phương pháp xếp đặt sản phẩm và hòm hộp;
Thống kê các tài liệu
đặt vào hòm hộp khi đóng gói;
2.6. Phần “Quy tắc nghiệm
thu”.
2.6.1. Trong phần này
đưa ra thứ tự kiểm tra sản phẩm, thứ tự điều kiện nghiệm thu sản phẩm cho bộ
phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) của xí nghiệp chế tạo và người sử dụng
(người đặt hàng), số lượng sản phẩm lấy kiểm tra thời hạn cần thiết giữ gìn sản
phẩm trước khi đem ra thử nghiệm, tài liệu kèm theo.
2.6.2. Trong phần
này, phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm, cần phải quy định các dạng kiểm tra
(ví dụ: kiểm tra điển hình, kiểm tra giao nhận, kiểm tra định kỳ và thử nghiệm,
kiểm tra bất thường trong sản xuất, cũng như kiểm tra riêng về độ tin cậy thiết
lập), chỉ ra thứ tự sử dụng sản phẩm để kiểm tra, chỉ ra sự cần thiết chọn và
bảo quản mẫu để kiểm tra lại (kiểm tra bổ sung) kiểm tra trọng tải….
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu có thể thay đổi
thứ tự tiến hành kiểm tra trong trường hợp cần thiết phải chú ý nói rõ thêm.
2.6.3. Khi kiểm tra xác
suất hoặc thống kê chất lượng phải có kế hoạch kiểm tra (số lượng mẫu chọn ra,
các tiêu chuẩn kiểm tra và nhũng quy tắc quyết định).
2.6.4. Trong phần này
cần phải nói rõ các quy tắc và điều kiện nghiệm thu, thứ tự và điều kiện loại
bỏ; kiểm tra thêm để nghiệm thu lại sản phẩm, sau khi đã phân tích những hỏng
hóc tồn tại và cách khắc phục những hỏng hóc đó.
Nếu không cho phép
kiểm tra lại sản phẩm thì phải nói rõ trong ĐK.
Trong phần này phải
nói rõ điều kiện và thứ tự loại bỏ sản phẩm.
2.6.5. Trong phần này
khi cần thiết kế phải đưa ra thứ tự và vị trí đóng dấu ký hiệu khẳng định sản
phẩm đã được bộ phận KCS nghiệm thu.
2.7. Phần “các phương pháp
kiểm tra” (thử nghiệm, phân tích, đo đạc).
2.7.1. Trong phần này
đưa ra các phương pháp kiểm tra toàn bộ các thông số, mức, yêu cầu và đặc tính
của sản phẩm đã được nêu ra trong phần “Yêu cầu kỹ thuật”.
Thông thường trình tự
trình bày các phần “Các phương pháp kiểm tra” cũng giống như thứ tự trình bày
các yêu cầu đối với sản phẩm trong phần “yêu cầu kỹ thuật”.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phương pháp và điều
kiện kiểm tra cần phải giống như điều kiện sử dụng sản phẩm, ví dụ: các yếu tố
sử dụng dạng tác động. cùng với thiết bị và dụng cụ sử dụng, sơ đồ mở máy,
nguồn cung cấp, các phương pháp sử dụng…
Cho phép lập một số
phương pháp và quy tắc tương đương để kiểm tra các thông số và tính chất của
sản phẩm.
2.7.2. Đối với từng
phương pháp kiểm tra (thử nghiệm, phân tích, đo đạc) phụ thuộc vào đặc điểm
tiến hành, cần phải quy định:
Các phương pháp chọn
mẫu;
Thiết bị, vật liệu và
thước thử;
Chuẩn bị để thử
nghiệm, phân tích, đo đạc;
Tiến hành thử nghiệm,
phân tích, đo đạc;
Xử lý các kết quả;
2.7.3. Nếu có nhiều
phương pháp kiểm tra có nội dung các công việc riêng biệt giống nhau, thì chỉ
cần nêu ra kết quả tương ứng đối với phương pháp đầu và đối với các phương pháp
còn lại ghi chỉ dẫn tham khảo kết quả của phương pháp đầu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.7.5. Trong bảng kê
thiết bị, vật liệu và thuốc thử phải chỉ rõ thiết bị được sử dụng (giá thử, đồng
hồ đo, đồ gá, thiết bị, dụng cụ…) và mức độ sai số của chúng, đồng thời cũng
chỉ rõ các vật liệu và chất thử dùng cho việc thử nghiệm.
Thiết bị phải được
chọn từ số thiết bị đã cho phép sử dụng và công nghiệp chế tạo được.
Trong trường hợp cần
thiết xác định một dạng cụ thể hoặc mác của thiết bị, vật liệu hoặc chất cụ
thể, cần thiết phải cho chúng ký hiệu tượng trưng và cho chỉ dẫn các tài liệu
mà dựa vào đó để tiến hành giao hàng. Khi sử dụng thiết bị vạn năng phải chỉ rõ
tên, cấp chính xác hoặc độ chính xác.v.v… của nó.
Khi sử dụng các thiết
bị, vật liệu, hoặc chất thử chế tạo riêng để kiểm tra sản phẩm thì trong ĐK
hoặc trong phụ lục của nó phải có thuyết minh, sơ đồ, công thức pha chế hoặc
cho chỉ dẫn tham khảo tài liệu trong ứng dụng để chế tạo và kiểm tra chất lượng
của chúng.
Nếu cho phép thay thế
phương tiện kiểm tra đã chỉ vsf bằng phương tiện kiểm tra tương đương phải chỉ
rõ chỉ dẫn các đặc điểm sử dụng của phương tiện thay thế này, lúc đó, trong ĐK
phải chỉ rõ phương tiện kiểm tra nào là trọng tài.
2.7.6. Khi trình bày
những yêu cầu đối với việc chuẩn bị sản phẩm để kiểm tra (thử nghiệm, phân tích,
đo đạc) phải nêu ra các các điều có liên quan đến sự chuẩn bị kiểm tra sản
phẩm, và đồng thời có liên quan đến thiết bị, vật liệu và chất thử cần thiết để
kiểm tra.
Trong ĐK hoặc trong
phụ lục của ĐK, khi cần thiết đưa ra sơ đồ lắp ráp thiết bị với sản phẩm phải
kiểm tra.
2.7.7. Trình bày các
yêu cầu đối với việc tiến hành kiểm tra, đưa ra thứ tự các nguyên công kiểm
tra, ghi chép và thuyết minh kết quả thử.
Nếu trong quá trình
kiểm tra phải tiến hành kiểm tra khả năng điều chỉnh các thông số hoặc tiến hành
các nguyên công tương tự như trong điều kiện vận hành thì những phương pháp
thực hiện chúng phải trùng với những điều đã chỉ rõ trong tài liệu sử dụng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.7.8. Khi trình bày
những yêu cầu đối với việc xử lý kết quả đo đạc phải đưa ra các công thức tính
toán, chỉ ra độ chính xác của phép tính và mức độ làm tròn kết quả nhận được và
đồng thời cả sai lệch cho phép của phép tính được thực hiện song song.
2.8. Phần “vận chuyển và bảo
quản “
2.8.1. Khi trình bày
các yêu cầu đối với việc vận chuyển phải nêu ra điều kiện vận chuyển, trong đó
gồm cả yêu cầu đối với việc chọn dạng của phương tiện vận chuyển (toa che hoặc
toa trần, hầm hoặc boong tầu, ôtô có mui che, vận tải đường không.v.v…), phương
pháp giữ và che đậy sản phẩm trên các phương tiện đó.v.v…
Để đảm bảo về chất
lượng sản phẩm phải đưa ra các yêu cầu có liên quan tới đặc điểm xếp đặt và bốc
dỡ của nó và các yêu cầu sử dụng sản phẩm sau khi vận chuyển (ví dụ cần thiết
giữ trong điều kiện bình thường sau khi vận chuyển ở nhiệt độ ẩm, thứ tự mở bao
gói hòm hộp.v.v….)
Thứ tự sắp xếp và
trình bày các yêu cầu này được xác định phụ thuộc vào đặc tính của sản phẩm cụ
thể.
2.8.2. Khi trình bày
các yêu cầu bảo quản phải nêu ra các điều kiện sản phẩm trong kho, đảm bảo giữ được
chất lượng và dạng hàng hóa của nó, các yêu cầu đối với chỗ bảo quản (dưới mái
che, trong kho có mái, những chỗ có sự tăng nhiệt), bảo vệ sản phẩm khỏi ảnh hưởng
của môi trường ngoài (độ ẩm, bức xạ mặt trời, hơi độc nấm mốc các loài gặm
nhấm.v.v….), chế độ nhiệt độ bảo quản, khi cần thiết phải có yêu cầu đối với
thời hạn kiểm tra định kỳ sản phẩm bảo quản, các công việc đã quy định và đồng
thời những phương pháp bao gói tốt nhất, vật liệu bao gói, mác và tài liệu dùng
để giao nhận hoặc cho chỉ dẫn tài liệu tham khảo tương ứng.
Ngoài ra, còn có yêu
cầu xếp đặt sản phẩm (thành đống, trên giá đỡ, trên đệm.v.v….) và cả những yêu
cầu đặc biệt đối với việc bảo quản phần độc hại, dễ gây cháy, gây nổ và các sản
phẩm có thời gian bảo quản nhất định.
Yêu cầu đối với việc
bảo quản xếp đặt theo thứ tự sau đây:
Vị trí bảo quản;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Điều kiện xếp đặt;
Các yêu cầu đặc biệt
về thời hạn bảo quản, bao gói và mở bao gói (khi cần thiết).
2.9. Phần “chỉ dẫn vận
hành (sử dụng)”
2.9.1. Trong phần này
đưa ra các chỉ dẫn về lắp đặt và sử dụng sản phẩm ở vị trí vận hành (sử dụng) ví
dụ phương pháp lắp với sản phẩm khác, các yêu cầu đối với điều kiện làm lạnh có
dụng cụ báo nhiệt độ, trong trường hợp cần thiết, cho các tiêu chuẩn và phương
pháp kiểm tra; Các môi trường khác mà sản phẩm có thể làm việc, các yêu cầu đối
với mức độ thận trọng khi lắp đặt ở chỗ người tiêu dùng (điều kiện sản phẩm có
thể rửa sạch bằng các dung môi, siêu âm.v.v…); các điều kiện đặc biệt khi vận
hành (cần bảo vệ khỏi bị tác dụng của điện trường phóng xạ, yêu cầu cho tập
dượt định kỳ và các dạng khác của bảo dưỡng vận hành.v.v…), hoặc cho chỉ dẫn
tham khảo các tài liệu tương ứng.
2.10. Phần “Bảo hành của
người giao hàng ”
2.10.1. Trong phần
này phải nêu ra trách nhiệm của người giao hàng (người chế tạo) đối với sản
phẩm cung cấp theo ĐK này, cũng như thời hạn bảo hành mà trong tới hạn đó nếu
người tiêu thụ phát hiện ra hỏng hóc mặc dù đã tuân thủ đúng các quy tắc sử
dụng, vận chuyển và bảo quản thì người giao hàng phải có trách nhiệm về việc
này.
Cách diễn đạt theo
mẫu sau đây:
“…………(tên gọi của sản
phẩm)………………………… phải được người kiểm tra kỹ thuật của xí nghiệp chế tạo nhận.”
Người giao hàng
(người chế tạo) bảo hành.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tương ứng với các yêu
cầu của ĐK này khi người tiêu thụ tuân thủ đầy đủ các điều kiện vận hành (sử
dụng), vận chuyển và bảo quản như đã nêu trong điều kiện kỹ thuật.
Thời hạn bảo hành
…………………………………(cho thời hạn)……………………….
Tính từ …………(chỉ rõ
thời điểm bắt đầu tính thời hạn bảo hành)……………………
Thay thế thời gian
bảo hành hoặc thời hạn bảo hành trong ĐK có thể cho bảo hành theo các đơn vị: giờ,
kilomet, chu kỳ mét khối hoặc các đơn vị khác.
2.11. Trong phụ lục của ĐK
phải nêu ra:
a) Bản kê các tài
liệu (tiêu chuẩn, chỉ dẫn, điều kiện kỹ thuật về các tài liệu khác) cần sử dụng
để tham khảo theo cách chỉ dẫn đã cho trong ĐK.
b) Bản kê các thiết
bị (giá thử, đồng hồ đo, đồ gá lắp, trang bị, dụng cụ .v.v….); vật liệu và chất
thử cần thiết để kiểm tra sản phẩm;
c) Thuyết minh ngắn
về các đặc tính của thiết bị, vật liệu và chất thử, chỉ dẫn về cách sử dụng và
kiểm tra định kỳ nếu những điều này không trình bày thành những tài liệu riêng.
d) Bảng kê các mẫu
cần thiết để so sánh với các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong khoảng 2- phía
dưới ký hiệu đặc biệt (hoặc thay thế vào chỗ đó) ghi ký hiệu theo dạng và cả
nhóm sản phẩm theo phân loại của tiêu chuẩn nhà nước.
Ký hiệu theo dạng ghi
dưới số đăng ký nhà nước.
Trong phần 5- phía
dưới ký hiệu của của ĐK ghi:
Ký hiệu tài liệu được
thay thế bằng ĐK này, ghi theo dạng (thay thế ………);
Thời hạn thi hành
hoặc thời hạn còn tác dụng của ĐK (khi cần thiết).
Sơ đồ bản vẽ và bảng
trong ĐK cho phép lập trên các tờ có khổ A 3 và A 2 theo TCVN2:1974; khung tên được lập theo mẫu
2a TCVN 3821:1983
Các yêu cầu còn lại
về cách lập ĐK - theo TCVN 3822:1983
2.13. Thống kê, bảo quản và
sử dụng ĐK nằm trong bộ tài liệu thiết kế nếu muốn thay đổi thì phải làm theo
thứ tự đã nêu ra trong TCVN 3827:1983.