ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
21/2002/QĐ-CTUBBT
|
Phan
thiết, ngày 08 tháng 3 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU HOẶC CHÀO GIÁ
CẠNH TRANH MUA SẮM TÀI SẢN KHI SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội
đồng Nhân dân và ủy ban Nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ
5 thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính V/v hướng
dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm
việc đối với cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp Nhà
nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước;
- Căn cứ Thông tư số 17/2001/TT-BTC ngày 21/3/2001 của Bộ Tài chính V/v hướng
dẫn chế độ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu;
- Xét đề nghị của Sở Tài chính- Vật giá tại văn bản số 451/TC-QLCS, ngày
04/02/2002;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định về phân cấp thẩm định kết quả đấu
thầu hoặc chào giá cạnh tranh mua sắm tài sản khi sử dụng nguồn vốn ngân sách
Nhà nước”.
Điều 2: Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3:
Các Ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính- Vật giá, Giám
đốc Kho bạc Nhà nước Tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, các Hội, Đoàn thể và
Chủ tịch UBND các Huyện, Thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3
- TT Chính phủ, Bộ Tài chính (bc)
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND (bc)
- Chủ tịch, PCT/UBND Tỉnh
- Chánh,PVP HĐND & UBND Tỉnh
- CV/VPHĐND&UBND
- Lưu: VP, TH, VPPLT
|
CHỦ
TỊCH UBND TỈNH BÌNH THUẬN
Huỳnh Tấn Thành
|
QUY ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÂN CẤP THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU HOẶC CHÀO GIÁ CẠNH TRANH MUA SẮM TÀI
SẢN KHI SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo quyết định số 21/2002/QĐ-CTUBBT ngày 08/3/2002 Của Chủ
tịch UBND Tỉnh Bình Thuận )
Điều 1: Quy
định chung
Tất cả các cơ
quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (gọi
chung là đơn vị Hành chính sự nghiệp) do tỉnh, huyện, thành phố và xã phường,
thị trấn quản lý có sử dụng kinh phí nhà nước cấp phát hoặc bằng các nguồn kinh
phí khác như: viện trợ, biếu tặng, thu sự nghiệp... và các Doanh nghiệp nhà
nước trực thuộc Tỉnh quản lý đều phải thực hiện quy định này.
Trường hợp
đối với các dự án, công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa cải tạo, nâng cấp... có
tính chất xây dựng cơ bản được áp dụng theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản hiện hành.
Điều 2:
Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính- Vật giá thẩm định kết quả đấu thầu đối với
những gói thầu mua sắm đồ dùng, vật tư trang thiết bị, máy móc, phương tiện làm
việc, phương tiện đi lại gồm: xe Ô tô, mô tô các loại, các phương tiện giao
thông đường thủy của các cơ quan Hành chính sự nghiệp, Đoàn thể, Lực lượng vũ
trang và Doanh nghiệp Nhà nước sử dụng nguồn vốn ngân sách.
Hội đồng thẩm
định kết quả đấu thầu do Sở Tài chính- Vật giá mời tùy theo nội dung mua sắm.
Điều 3: Tất
cả những gói thầu theo quy định phải đấu thầu và gói thầu mua sắm tài sản, hàng
hóa, vật tư thiết bị của các cơ quan đơn vị trong tỉnh được tổ chức thực hiện
theo phương thức đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh.
Những gói
thầu có giá trị mua sắm từ 100 triệu đồng.
Những gói
thầu có giá trị mua sắm dưới 100 triệu đồng, nhưng việc mua sắm thực hiện theo
phương thức đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh thì vẫn thực hiện thẩm định kết
quả đấu thầu.
Điều 4: Cơ quan phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chào giá
cạnh tranh:
UBND Tỉnh phê
duyệt kết quả đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh do Sở Tài chính- vật giá đề
nghị đối với việc mua sắm nhà, đất, xe Ô tô, phương tiện giao thông đường thủy
và các loại tài sản khác có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Sở Tài chính-
Vật giá phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh đối với việc mua,
sắm các loại tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng (trừ các tài sản như trên
thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh quyết định).
Chủ tịch UBND
Huyện, thành phố phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh do Phòng
Tài chính- kế hoạch huyện, Thành phố đề nghị đối với việc mua sắm tài sản có
giá trị dưới 100 triệu đồng (trừ các tài sản thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh và
Sở Tài chính- Vật giá xem xét, quyết định) do Huyện, Thành phố quản lý.
Điều 5:
Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh để trình duyệt kết
quả, chủ đầu tư hoặc chủ dự án phải gửi toàn bộ hồ sơ đến Sở Tài chính- Vật giá
hoặc phòng Tài chính- kế hoạch Huyện, Thành phố để thực hiện việc thẩm định kết
quả đấu thầu trước khi trình UBND Tỉnh, UBND Huyện, Thành phố hoặc Sở Tài
chính- vật giá để xem xét, phê duyệt theo phân cấp.
Điều 6:
Tất cả những gói thầu thuộc diện phải thẩm định kết quả đấu thầu đều phải nộp
lệ phí. Chủ đầu tư hoặc dự án (bên mời thầu) có trách nhiệm nộp lệ phí cho cơ
quan thẩm định kết quả đấu thầu.
Điều 7:
Mức thu lệ phí thực hiện theo Thông tư 17/2001/TT-BTC ngày 21/3/2001 của Bộ Tài
chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định kết quả đấu
thầu.
Việc nộp lệ
phí thẩm định kết quả đấu thầu được thực hiện đồng thời với việc nộp hồ sơ
trình duyệt kết quả đấu thầu.
Mức thu lệ
phí bằng 0,01 % giá trị gói thầu, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng.
Lệ phí thẩm
định kết quả đấu thầu được tính vào giá trị mua sắm hàng hóa, tài sản, vật tư,
trang thiết bị.
Chứng từ hóa
đơn thu tiền lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu do cơ quan thuế phát hành và
hướng dẫn sử dụng, kiểm tra, thanh toán.
Điều 8:
Nội dung chi lệ phí thẩm định theo Thông tư số 17/2001/TT-BTC ngày 21/3/2001
của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định
kết quả đấu thầu.
Sở Tài chính-
Vật giá hoặc Phòng Tài chính- Kế hoạch Huyện, Thành phố được trích 25% trên số
tiền thu lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu để chi phí cho công tác thẩm định;
việc tổ chức thu lệ phí theo các nội dung:
- Chi tiền
công và các khoản phụ cấp cho người thực hiện thu lệ phí thẩm định (kể cả lao
động thuê ngoài, thuê chuyên gia, tư vấn).
- Chi trả thù
lao cho cán bộ nhân viên đảm nhiệm việc thẩm định trong và ngoài chức năng được
giao (kể cả thù lao làm việc ngoài giờ hành chính) theo chế độ quy định hiện
hành.
- Chi vật tư
văn phòng.
- Chi phí Hội
nghị, hội thảo, họp với các cơ quan trong quá trình thẩm định.
- Khen thưởng
cán bộ công nhân viên trực tiếp, gián tiếp thực hiện công tác thẩm định và thu
nộp lệ phí. Mức trích bình quân một năm / người tối đa không quá 3 tháng lương
thực hiện.
- Các chi phí
liên quan đến công tác thẩm định.
- Tất cả các
nội dung chi phí nêu trên đều thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện
hành.
Điều 9: Hàng
tháng Sở Tài chính- Vật giá và Phòng Tài chính- kế hoạch huyện, thành phố thực
hiện việc kê khai, nộp 75% số tiền thu lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu theo
chương, loại, khoản tương ứng, mục 045 mục lục Ngân sách.
Cuối năm lập
báo cáo quyết toán toàn bộ số tiền thu chi lệ phí thẩm định đúng theo chế độ kế
toán tài chính hiện hành. Trường hợp số tiền thu lệ phí được trích 25% cuối năm
chi không hết thì nộp vào ngân sách Nhà nước.
Điều 10:
Các cơ quan Hành chính sự nghiệp và các Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tỉnh,
sử dụng kinh phí Nhà nước cấp phát hoặc các nguồn kinh phí khác để thực hiện
mua sắm tài sản nếu thực hiện không đúng theo quy định này hoặc để lợi dụng
tham ô, gây thất thoát tài sản công quỹ đều phải bồi thường về vật chất và tùy
theo mức độ vi phạm sẽ xử lý theo đúng pháp luật hiện hành.
Giao trách
nhiệm cho Giám đốc Sở Tài chính- Vật giá hướng dẫn kiểm tra thực hiện theo đúng
quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc cần sửa đổi
bổ sung, các cơ quan đơn vị phản ánh về Sở Tài chính- Vật giá, Sở Tài chính-
Vật giá chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo để UBND Tỉnh xem xét, quyết định.