ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------
|
Số: 1206/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 29
tháng 05 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01
năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 459/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến
năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 9858/QĐ-BCT
ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển hệ
thống sản xuất và phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng Việt Nam giai đoạn đến năm
2020, có xét đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 264/QĐ-UBND
ngày 10 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đề cương
và kinh phí lập quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại
Tờ trình số 577/SCT-TTr ngày 23 tháng 4 năm 2015 và của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại
Tờ trình số 112/TTr-SKHĐT-TH ngày 21 tháng 5 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. Quan điểm phát triển
1. Định hướng phát triển công nghiệp
khí của tỉnh Lâm Đồng phải gắn kết với vùng Tây Nguyên và các địa phương lân cận;
thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; phù hợp với
quy hoạch phát triển công nghiệp và các quy hoạch ngành và lĩnh vực khác của tỉnh
đến năm 2020.
2. Phát triển hệ thống kinh doanh LPG
phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tính hợp lý giữa phát triển số lượng
và quy mô các cơ sở kinh doanh LPG, nâng cao hiệu quả kinh doanh của những người
tham gia kinh doanh LPG trên thị trường.
3. Phát triển hệ thống kinh doanh LPG
trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo các cơ sở kinh doanh tuân thủ các quy định của
Nhà nước về điều kiện kinh doanh, đặc biệt chú trọng về an toàn, phòng chống
cháy nổ, bảo vệ môi trường, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng
cao chất lượng phục vụ và văn minh thương mại.
4. Phát triển hệ thống kinh doanh LPG
mang tính bền vững, phân bổ hợp lý các cơ sở kinh doanh, nâng cao vai trò quản
lý nhà nước, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý ngành và quản lý địa
bàn.
II. Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu chung: Phát triển hệ thống
kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với số lượng, loại hình, quy mô và
phân bố hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng LPG của sản xuất, kinh doanh,
của các phương tiện giao thông và nhu cầu của mọi người dân nhưng phải tuân thủ
quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước.
2. Các chỉ tiêu phát triển:
- Hết năm 2015: Tất cả các cửa hàng
kinh doanh LPG chai trên địa bàn tỉnh có giấy chứng nhận đủ điều kiện.
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu
thụ LPG qua hệ thống kinh doanh LPG của tỉnh đạt bình quân 17,3%/năm;
+ Tiếp tục phát triển các cơ sở kinh
doanh LPG, đồng thời duy trì việc các cơ sở kinh doanh LPG tuân thủ quy định,
quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước trong suốt thời gian kinh doanh.
III. Định hướng phát triển
1. Định hướng phát triển hệ thống, loại
hình cửa hàng bán LPG chai:
- Khuyến khích các chủ thể kinh doanh
LPG có thương hiệu mạnh, uy tín cao mở rộng quy mô, phát triển chuỗi cửa hàng
bán LPG chai, nâng cao tính chuyên nghiệp, năng lực cạnh tranh và văn minh
trong phục vụ; khuyến khích phát triển các cửa hàng bán LPG chai kết hợp với
các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại khu vực đô thị và trạm nạp LPG vào ô tô;
- Không cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh LPG cho các cửa hàng không đủ điều kiện theo quy định của Nhà
nước và các cửa hàng bán LPG chai nằm trong chợ, gần các khu đông người, trong
hẻm cụt để hạn chế rủi ro khi xảy ra cháy nổ; hạn chế cấp giấy chứng nhận cho
các cửa hàng có mật độ phân bố quá dày để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các cửa
hàng, tránh lãng phí đầu tư.
2. Định hướng phát triển trạm nạp LPG
vào chai, trạm nạp LPG vào ô tô, kho chứa, các phương tiện vận tải LPG:
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư phát triển trạm nạp LPG vào chai cung ứng cho thị trường tại các vị trí phù
hợp, đáp ứng đầy đủ các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn,
đảm bảo hiệu quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu các đại lý, cửa hàng trong tỉnh và
xuất tỉnh; khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng mới các kho dự trữ LPG để
tăng quy mô kinh doanh, giảm chi phí vận chuyển; khuyến khích các trạm nạp LPG vào
chai, các doanh nghiệp đầu tư phương tiện vận chuyển LPG hóa lỏng bằng xe bồn,
LPG chai bằng xe tải để trực tiếp nhận LPG hóa lỏng hay LPG chai từ các nhà
cung ứng và giao trực tiếp cho khách hàng để giảm chi phí, tăng tính kịp thời
cho việc phục vụ khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
- Từng bước phát triển trạm nạp LPG
vào ô tô, trước hết, khuyến khích các cửa hàng xăng dầu trên quốc lộ của tỉnh,
gần bến xe ô tô, khu vực taxi đỗ trong thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, huyện
Đức Trọng,... kết hợp kinh doanh LPG nạp vào ô tô; sau năm 2020, phát triển
thêm các trạm nạp thuộc loại hình này hoặc chuyên doanh LPG nạp vào ô tô tại
các thành phố, thị xã trong tương lai và thị trấn trung tâm các huyện với số lượng
và quy mô phù hợp với việc phát triển phương tiện vận tải tiêu thụ nhiên liệu
LPG trên địa bàn tỉnh.
IV. Nội dung quy hoạch
1. Quy hoạch các cửa hàng bán LPG
chai:
- Phân loại cửa hàng bán LPG chai:
- Loại thứ nhất: Các cửa hàng chuyên doanh
LPG là các cửa hàng bán LPG chai kết hợp với bếp, các phụ kiện kèm theo.
- Loại thứ hai: Cửa
hàng bán LPG chai kết hợp với mặt hàng khác là các cửa hàng bán LPG chai kết hợp
với mặt hàng xăng dầu, nước, tạp hóa. Khuyến khích các cửa hàng xăng dầu trên địa
bàn tỉnh đã được quy hoạch kinh doanh LPG chai.
- Loại thứ ba: Cửa hàng bán LPG chai
thuộc trạm chiết nạp LPG vào chai có kho dự trữ, vừa bán các loại LPG chai vừa
bán LPG bằng xe bồn, đường ống.
b) Địa điểm xây dựng
cửa hàng kinh doanh LPG chai:
- Địa điểm xây dựng không vi phạm các
quy hoạch khác của địa phương.
- Địa điểm xây dựng
không nằm trong hẻm cụt, chợ dân sinh, những nơi khó có khả năng chữa cháy nếu
có sự cố xảy ra; không nằm gần các công trình công cộng như: bệnh viện, trường
học, trung tâm thương mại,...(hướng dẫn khoảng cách tối thiểu 100 mét).
- Ưu tiên phát triển cửa hàng bán LPG
chai xây mới tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, mức thu
nhập của dân cư cao, nhu cầu LPG lớn, tập trung, những xã chưa có cửa hàng bán LPG
chai.
c) Quy hoạch các cửa hàng bán LPG
chai theo địa bàn hành chính:
- Đến hết năm 2015, phát triển mới
105 cửa hàng bán LPG chai (bao gồm những cửa hàng đã được cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh trong những tháng đầu năm 2015).
- Giai đoạn 2016 đến năm 2020, phát
triển mới 185 cửa hàng bán LPG chai.
2. Quy hoạch các trạm nạp LPG vào ô
tô trên địa bàn tỉnh:
- Đến năm 2020 phát triển 04 trạm nạp
LPG vào ô tô tại thành phố Đà Lạt (02 trạm), thành phố Bảo Lộc (01 trạm), huyện
Đức Trọng (01 trạm).
- Sau năm 2020, từng
bước phát triển thêm trạm nạp LPG vào ô tô tại các thị trấn có quốc lộ chạy qua
như: Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh; thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà; thị trấn
Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương;...
3. Quy hoạch các trạm chiết nạp LPG
vào chai có kho chứa chai:
- Hiện nay đang có 04 trạm chiết nạp
LPG vào chai có kho chứa chai (thành phố Bảo Lộc: 01 trạm; huyện Đức Trọng: 03
trạm).
- Đến năm 2020, quy hoạch phát triển
04 trạm chiết nạp LPG vào chai có kho chứa chai tại huyện Đạ Huoai, thành phố Bảo
Lộc, huyện Đức Trọng và thành phố Đà Lạt.
Tổng
hợp quy hoạch hệ thống kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng đến năm 2020 theo địa bàn:
Số TT
|
TP/huyện
|
Số lượng cửa
hàng
|
Trạm chiết nạp
vào
|
Số cửa hàng hiện
có ĐĐK
|
Tăng thêm
|
Đến 2020
|
Ô tô (xây mới)
|
Chai có kho chứa
chai
|
Đến 2015
|
2016 đến 2020
|
Hiện có
|
Tăng thêm
|
Đến 2020
|
1
|
Thành phố Đà Lạt
|
73
|
13
|
28
|
114
|
2
|
|
1
|
1
|
2
|
Thành phố Bảo Lộc
|
52
|
15
|
27
|
94
|
1
|
1
|
1
|
2
|
3
|
Huyện Đức Trọng
|
56
|
5
|
16
|
77
|
1
|
3
|
1
|
4
|
4
|
Huyện Lâm Hà
|
30
|
18
|
26
|
74
|
|
|
|
|
5
|
Huyện Di Linh
|
35
|
15
|
22
|
72
|
|
|
|
|
6
|
Huyện Bảo Lâm
|
15
|
10
|
18
|
43
|
|
|
|
|
7
|
Huyện Đơn Dương
|
27
|
13
|
12
|
52
|
|
|
|
|
8
|
Huyện Đạ Huoai
|
11
|
2
|
9
|
22
|
|
|
1
|
1
|
9
|
Huyện Đạ Tẻh
|
12
|
4
|
9
|
25
|
|
|
|
|
10
|
Huyện Cát Tiên
|
7
|
5
|
7
|
19
|
|
|
|
|
11
|
Huyện Lạc Dương
|
6
|
3
|
6
|
15
|
|
|
|
|
12
|
Huyện Đam Rông
|
7
|
2
|
5
|
14
|
|
|
|
|
|
Toàn tỉnh
|
331
|
105
|
185
|
621
|
4
|
4
|
4
|
8
|
V. Vốn đầu tư
1. Tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống kinh doanh LPG
trên địa bàn tỉnh đến 2020 khoảng 37,8 tỷ đồng, bao gồm: đầu tư cửa hàng 12 tỷ
đồng, trạm nạp LPG vào chai có kho chứa 22 tỷ đồng, trạm nạp LPG cho ô tô 3,8 tỷ
đồng.
2. Phân kỳ đầu tư: Giai đoạn đến năm 2015 khoảng
14,47 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 23,33 tỷ đồng.
3. Nguồn vốn: Huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, vốn trong dân và vốn tín dụng.
VI. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Về nâng cao vai trò quản lý nhà nước:
- Nghiên cứu, hệ thống cơ chế, luật pháp về kinh doanh
và chế tài xử lý vi phạm trên cơ sở thực tiễn; cần đề xuất, kiến nghị nhằm sửa
đổi, bổ sung các chính sách. Phổ biến kịp thời các văn bản pháp quy về sửa đổi,
bổ sung các điều kiện kinh doanh LPG cho các doanh nghiệp trong tỉnh và trên cơ
sở đó tăng cường chỉ đạo, giám sát việc chấp hành của các doanh nghiệp. Đồng thời
yêu cầu các doanh nghiệp có hình thức hợp lý để thông tin đến khách hàng về các
quy định có liên quan đến hình thức, chất lượng khí dầu mỏ hóa lỏng và các quy
định khác có liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng.
- Thường xuyên thực hiện công tác chống gian lận
trong kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như gian lận về sử dụng biển hiệu,
lôgô của doanh nghiệp có uy tín nhưng mua bán khí dầu mỏ hóa lỏng trôi nổi;
chào mức hoa hồng cao hơn, gây cạnh tranh không lành mạnh,... Để khắc phục tình
trạng này, cần áp dụng như quy định trách nhiệm liên đới của các chủ thể kinh
doanh; tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả việc
thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự.
- Thực hiện việc đơn giản hóa các thủ tục hành
chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo việc thực
hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Nhà nước về kinh doanh LPG.
- Thực hiện nghiêm các quan điểm, mục tiêu và định
hướng phát triển hệ thống kinh doanh LPG trên địa bàn theo đúng quy hoạch được
phê duyệt; đảm bảo các chủ thể kinh doanh tuân thủ pháp luật.
2. Về khoa học công nghệ: Doanh nghiệp kinh doanh
LPG thường xuyên cập nhật thông tin khoa học và công nghệ từ các nước tiên tiến
trên thế giới đang ứng dụng và phát triển để lựa chọn các công nghệ và thiết bị
phù hợp; chú ý ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, mang lại hiệu
quả cao cho người sử dụng.
3. Về phòng chống cháy nổ đảm bảo an toàn và bảo vệ
môi trường cho các cơ sở trong hệ thống kinh doanh LPG:
a) Về phòng chống cháy nổ:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về
đảm bảo an toàn, phòng, chống cháy nổ, điều kiện lao động, vệ sinh công nghiệp,
cung cấp trang thiết bị lao động, sử dụng công nghệ cao, thiết bị an toàn, định
kỳ kiểm tra hệ thống điều khiển, báo động tự động.
- Xây dựng, cập nhật, hoàn thiện và duy trì thường
xuyên các kế hoạch ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp: kế hoạch phòng, chống
cháy nổ, ứng cứu sự cố, các trường hợp tai nạn, thiên tai, ...
- Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện
các biện pháp phòng cháy chữa cháy; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật
Phòng cháy chữa cháy tới cán bộ, nhân viên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của
đơn vị cơ sở; đồng thời phát động phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa
cháy; chủ động phát hiện và ngăn ngừa những sơ hở thiếu sót có nguy cơ gây
cháy, nổ.
- Các cơ sở kinh doanh LPG phải có lực lượng chữa
cháy tại chỗ, thường xuyên rà soát, củng cố phương án chữa cháy phù hợp với
tình hình thực tế trong từng giai đoạn cụ thể; kịp thời cứu nạn, cứu hộ, khi có
các sự cố cháy, nổ xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại.
b) Về bảo vệ môi trường:
- Thường xuyên tổ chức lớp tập huấn về nhận thức và
nghiệp vụ phòng, chống, ứng cứu sự cố môi trường cho các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh LPG trên địa bàn tỉnh.
- Các cơ sở kinh doanh LPG có trách nhiệm bảo vệ
môi trường, cần lập kế hoạch, tìm kiếm giải pháp ứng phó sự cố môi trường.
- Phối hợp các giải pháp bảo vệ môi trường trong
công nghiệp khí với các giải pháp bảo vệ môi trường trong các hoạt động khác
trên cùng địa bàn hoạt động. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và triển khai các biện
pháp cần thiết đảm bảo sức khỏe người lao động, chủ động phòng tránh và điều trị,
xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp.
- Nguồn nước phát sinh khi súc rửa, sơn sửa cửa
hàng, bồn chứa,...phải được xử lý thông qua hệ thống lắng cặn trước khi thải ra
ngoài.
- Nguồn nước phát sinh khi có mưa, có lẫn tạp chất
vô cơ thì thoát ra hệ thống mương hở thẳng ra hệ thống thoát nước chung.
4. Về vốn và đất đầu tư
- Các chủ đầu tư tự huy động và quản lý, sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng kinh doanh và
đầu tư cửa hàng bán LPG chai tại các xã vùng nông thôn, vùng sâu vừng xa.
- Tổng nhu cầu đất để phát triển hệ thống kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 khoảng 24.680
m2, trong đó đến năm 2015 cần 11.584 m2, giai đoạn 2016 -
2020 cần 13.096 m2. Đất để xây dựng cửa hàng trên từng địa bàn sẽ do
chủ đầu tư tự sang nhượng hoặc thuê.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Công Thương tổ chức công bố
quy hoạch và chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch đảm bảo mục
tiêu, nội dung đã đề ra và đúng quy định hiện hành của nhà nước về kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát tình hình thực
hiện, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết.
2. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực
hiện Quy hoạch và cụ thể hóa vào kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và hàng năm của
tỉnh, ngành và địa phương để thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch
và Đầu tư, Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ
ngày ký.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KT,
|
CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Việt
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM NẠP LPG VÀO
CHAI CÓ KHO CHỨA VÀ Ô TÔ ƯU TIÊN THU HÚT ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN
NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Số TT
|
Dự án
|
Địa chỉ
|
Thời gian
|
Vốn đầu tư (triệu
đồng)
|
I
|
Trạm nạp LPG
vào chai
|
01
|
Thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng
|
Đức Trọng
|
Đến 2015
|
5.000
|
02
|
Cụm công nghiệp Đạ Oai, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai
|
Đạ Huoai
|
2016-2020
|
6.000
|
03
|
Cụm công nghiệp Phát Chi, xã Xuân Trường, thành
phố Đà Lạt
|
Đà Lạt
|
Đến 2015
|
5.000
|
04
|
Cụm công nghiệp Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc
|
Bảo Lộc
|
2016-2020
|
6.000
|
II
|
Trạm nạp LPG
cho ô tô
|
01
|
Cửa hàng xăng dầu phường 8, thành phố Đà Lạt
|
Đà Lạt
|
Đến 2015
|
800
|
02
|
Cửa hàng xăng dầu phường 9, thành phố Đà Lạt
|
Đà Lạt
|
2016-2020
|
1.000
|
03
|
Cửa hàng xăng dầu phường B’Lao hoặc xã Lộc Châu,
thành phố Bảo Lộc
|
Bảo Lộc
|
2016-2020
|
1.000
|
04
|
Cửa hàng xăng dầu thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức
Trọng
|
Đức Trọng
|
2016-2020
|
1.000
|
Tổng cộng
|
25.800
|