UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 20/2001/CT-UB
|
Bến Tre, ngày 20 tháng 12 năm 2001
|
CHỈ THỊ
“VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN BẾN TRE”
Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị 718/TTg ngày 01/9/1997
của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các nghị định của
Chính phủ nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tình hình trật tự an toàn
giao thông trong tỉnh đã ổn định và chuyển biến tích cực, hạn chế được tai nạn
giao thông nghiêm trọng; hoạt động vận tải hành khách từng bước đi vào nề nếp,
các đoạn đường giao thông nguy hiểm thường xảy ra tai nạn từng bước được cải
tạo sửa chữa. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các phương
tiện tham gia giao thông ngày càng tăng nên trật tự an toàn giao thông đường bộ
và trật tự an toàn giao thông đô thị cũng còn nhiều diễn biến phức tạp hơn đặc
biệt là tình trạng xây cất, đào đắp, mua bán lấn chiếm lòng lề đường, vi phạm và
tái vi phạm hành lang an toàn giao thông còn phổ biến, ý thức chấp hành luật lệ
ATGT của cán bộ, nhân dân còn hạn chế; công tác quản lý Nhà nước về trật tự
ATGT của một số ngành, địa phương chưa làm tốt.
Để khắc phục tình trạng trên, nhằm lập lại trật tự an toàn
giao thông trên toàn địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ
thị:
1) Sở Tư pháp cùng phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tổ
chức đợt tuyên truyền, phổ biến và giáo dục đến tận cán bộ công nhân viên chức
trong các cơ quan đơn vị và nhân dân trên địa bàn về nội dung Luật Giao thông
đường bộ, Nghị định 40/CP ngày 05/7/1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông đường thuỷ nội địa, Nghị định 77/1998/NĐ-CP ngày 26/9/1998 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 40/CP, Nghị định 36/2001/NĐ-CP ngày 10/7/2001
của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn
giao thông đô thị, Nghị định 39/2001/NĐ-CP ngày 13/7/2001 của Chính phủ quy
định xử phạt hành chánh về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
và trật tự an toàn giao thông đô thị.
2) Sở Văn hoá thông tin có trách nhiệm tổ chức trưng bày
triển lãm các hình ảnh liên quan đến trật tự an toàn giao thông nhằm tuyên
truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông; cùng Sở Tư
pháp, Sở Giao thông vận tải tổ chức và phát động phong trào tham gia tìm hiểu
về Luật Giao thông đường bộ, đường thuỷ.
3) Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Đồng Khởi: thường xuyên
phổ biến những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông đồng thời thông tin phản
ảnh trên đài, báo tình hình trật tự an toàn giao thông cùng những điển hình tốt
cần phát huy; những tệ nạn, hiện tượng xấu cần khắc phục, sửa chữa.
4) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh cần có kế hoạch phối hợp tuyên truyền phổ biến các quy định về trật
tự an toàn giao thông, vận động quần chúng và đoàn viên thanh niên tự giác
nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, tuyên truyền mọi người chấp hành
việc đội nón bảo hiểm khi đi xe máy theo tinh thần Nghị quyết liên tịch số
02/NQLT/MTTQ-UBANGTQG ngày 19/5/2000 giữa Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia và Nghị quyết số
124/NQLT/UBATGTQG-TƯĐ ngày 06/7/2001 giữa Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia và
Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
5) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Tăng cường công tác kiểm tra, sửa chữa và bố trí các cọc
tiêu biển báo nhất là các giao lộ nông thôn với tỉnh lộ, quốc lộ, phát quang lề
đường, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; chú trọng công tác
duy tu, dặm vá những tuyến đường quá xấu có khả năng gây ra tai nạn giao thông;
thường xuyên kiểm tra, lắp đặt các cọc tiêu, biển báo trên các tuyến đường giao
thông công cộng, cụ thể cần chú trọng các tuyến đường có lưu lượng giao thông
nhiều như: đại lộ Đồng Khởi, quốc lộ 60…
b) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với Cảnh
sát giao thông, Cảnh sát trật tự đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát trên các
tuyến giao thông chính và kiểm tra chặt chẽ các bến xe, bến đò, các bến bốc dỡ
hàng hoá, ngăn chặn kịp thời các phương tiện vận tải không đảm bảo an toàn
trước khi rời bến; xử lý nghiêm các phương tiện giao thông không đăng ký, người
điều khiến các phương tiện giao thông không có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn theo
quy định.
c) Kiểm tra và xử lý nghiêm các loại xe chạy dịch vụ hợp
đồng vi phạm thể lệ vận tải.
6- Công an tỉnh có trách nhiệm:
a) Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát trên các tuyến
đường giao thông có lưu lượng hành khách lớn như đại lộ Đồng Khởi, quốc lộ 60…
nơi đầu mối và các tụ điểm giao thông phức tạp…
b) Kết hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tăng cường
kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các địa phương thường xuyên tuần tra, kiểm soát
dọc trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị…để ngăn chặn và xử lý các
trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, vận động nhắc nhở bà con nông dân không phơi rơm rạ và nông sản trên
các tuyến đường giao thông cũng như việc các hộ dân xây dựng và lấn chiếm hành
lang bảo vệ cầu, đường bộ, đường thuỷ…cam kết không vi phạm, đảm bảo giao thông
được thông suốt trên các tuyến đường giao thông công cộng.
c) Kiểm tra các loại xe máy – mô tô chở khách, xe lôi gắn
máy, xe chạy theo dạng phương thức hợp đồng về chấp hành các thủ tục mà pháp
luật quy định.
d) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải quản lý chặt chẽ các
phương tiện tham gia giao thông như: đăng ký, đăng kiểm, kiểm định kỹ thuật,
kiểm tra bằng lái, giấy phép vận tải và các giấy tờ liên quan khác…sắp xếp lực
lượng ô tô, mô tô chở khách.
Song song với công tác trên, cần kết hợp với các biện pháp
xử phạt nghiêm các hành vi cố tình vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông
trên các tuyến đường giao thông nhằm tránh được những tai nạn giao thông đáng
tiếc xảy ra.
7) Điện lực Bến Tre có trách nhiệm: tăng cường công tác kiểm
tra các đường dây điện giăng qua các tuyến đường giao thông công cộng của đường
bộ và đường thuỷ đảm bảo yêu cầu về tĩnh không, hệ thống báo hiệu…theo quy định
để đảm bảo an toàn giao thông.
8) Sở Giáo dục – Đào tạo có trách nhiệm:
a) Đưa chương trình giáo dục an toàn giao thông vào chương
trình giảng dạy chính khoá cho học sinh các trường phổ thông. Hiệu trưởng các
trường học phải chịu trách nhiệm về việc học sinh thuộc trường mình khi đi học
sử dụng mô tô phân khối lớn không có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe sử
dụng hoặc chưa đủ tuổi sử dụng xe gắn máy, xe mô tô.
b) Kết hợp với Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát trật tự giải
toả ách tắc giao thông vào những giờ cao điểm tại các trường như: Cao đẳng Sư
phạm Bến Tre, Trường Sư phạm thực hành Bến Tre, Trường Phổ thông cơ sở Vĩnh
Phú, Trường Trung học chuyên ban Nguyễn Đình Chiểu…
9) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm: củng cố
Ban An toàn giao thông huyện, thị xã để làm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện,
thị thực hiện các công việc sau:
a) Quản lý chặt các tuyến đường bộ trên địa bàn, phát quang
cây che khuất tầm quan sát người điều khiển phương tiện giao thông, không để
lấn chiếm lòng lề đường và xây cất, đào lấy đất vi phạm hành lang bảo vệ đường
bộ - đường thuỷ.
b) Tiến hành sắp xếp chợ thị xã đồng thời chỉ đạo cho Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn sắp xếp các chợ thị trấn, thị tứ theo đúng quy
định, giải toả lòng lề đường, vỉa hè trên các tuyến đường giao thông công cộng.
c) Tiến hành giải toả nhà cửa lấn chiếm sông rạch, bến bãi
nhất là các bến xe hai bánh chở khách, xe lôi máy, luồng lạch chạy tàu và thực
hiện một cách đồng bộ.
d) Xử lý nghiêm các trường hợp xe khách đưa đón khách bừa
bãi, lập bến hoạt động trái phép đặc biệt là các xe khách hoạt động theo phương
thức hợp đồng.
10) Ban ATGT tỉnh có trách nhiệm: tổ chức phối hợp hoạt
động, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các ngành các cấp; nắm thông tin
tình hình thực hiện và định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả về UBND tỉnh để theo
dõi, chỉ đạo.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở ngành tỉnh và
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện thị xã khẩn trương tổ chức triển khai thực
hiện tốt Chỉ thị này./.
|
TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tâm
|