CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI
HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ TRONG NGÀNH
KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011; Chủ tịch
nước ký Lệnh công bố ngày 08 tháng 4 năm 2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2012.
Thực hiện Nghị
quyết số 60/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội khoá XII "Về việc thi
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự”,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt các công việc sau đây:
1 Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật
1.1. Tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ, Kiểm sát
viên của Viện kiểm sát các cấp, nhất là những người trực tiếp thực hiện kiểm
sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, nắm vững các quy định của Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự, thẩm quyền và trách nhiệm của
Viện kiểm sát trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự.
Quá trình quán
triệt triển khai thi hành Luật cần kết hợp với việc rút kinh nghiệm kết quả hoạt
động kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự trong thời gian qua, xác định
rõ những việc làm được, chưa làm được trong công tác kiểm sát ở đơn vị, địa
phương mình. Trên cơ sở đó, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu
kém; nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên, cán bộ, công chức
ngành Kiểm sát nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ kiểm sát dân sự.
Vụ 5 chủ trì,
phối hợp với Vụ 12 và Viện khoa học kiểm sát chuẩn bị nội dung để tổ chức Hội
nghị quán triệt, triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Tố tụng Dân sự trong toàn ngành trước ngày 01 tháng 7 năm 2011.
1.2. Viện kiểm sát các cấp có kế hoạch cụ thể, chủ động
phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong địa
phương mình Luật này, nhất là các quy định về vai trò, thẩm quyền của Viện kiểm
sát nhân dân trong tố tụng dân sự.
1.3. Tạp chí kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật và Trang
tin điện tử của Ngành phối hợp với các đơn vị liên quan đăng tải, giới thiệu kịp
thời những nội dung của Luật, những văn bản hướng dẫn thi hành và những giải
đáp vướng mắc trong quá trình thi hành Luật.
2. Rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản
pháp luật có liên quan; xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Viện khoa học
kiểm sát chủ trì, phối hợp với Vụ 5, Vụ 12 và các cơ quan, đơn vị liên quan thực
hiện các công việc sau đây:
2.1. Tổ chức rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến
hoạt động tố tụng dân sự, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền những nội dung
cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự (hoàn thành trước ngày 31 tháng 12
năm 201l).
2.2. Nghiên. cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số
03/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/9/2005 "Hướng dẫn thi hành một số quy định
của Bộ luật Tố tụng Dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
dân sự và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ
việc dân sự, bảo đảm phù hợp với Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Bộ luật
Tố tụng Dân sự (hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 201l).
2.3. Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân
tối cao trong việc xây dựng các Thông tư liên tịch và Nghị quyết của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dấn tối cao hướng dẫn thi hành các quy định của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự do Tòa án nhân dân tối cao
chủ trì.
3. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán hộ
3.1. Vụ Tổ chức, cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị
có liên quan rà soát đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm sát dân sự của toàn
ngành, đề xuất với Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trương tăng cường
cán bộ cho công tác này (hoàn thành trước 31/10/2011).
3.2. Vụ 5 , Vụ 12 , Vụ 7, Vụ 10 và các Viện thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm phối hợp với Vụ 9 tiến hành rà soát
đội ngũ cán bộ, đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao những biện
pháp củng cố, tăng cường cán bộ cho bộ phận làm công tác kiểm sát việc giải quyết
các vụ việc dân sự theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm
quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm
201l).
3.3. Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương phối hợp với Vụ 9, Vụ 5 có biện pháp củng cố, kiện toàn tổ chức,
tăng cường Kiểm sát viên, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân làm công tác kiểm sát
dân sự ở hai cấp để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của
Luật (hoàn thành trước ngày 31 thang 12 năm 2011) .
4. Sửa đổi, bổ sung quy chế, chỉ tiêu, biểu mẫu thống kê, sổ
sách nghiệp vụ kiểm sát dân sự
Các đơn vị trực
thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5, Vụ 12, Vụ 7, Vụ 10 các Viện thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xừ phúc thẩm, Văn phòng và Cục thống kê tội
phạm) nghiên cứu, trình Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ
sung quy chế nghiệp vụ, chỉ tiêu, biểu mẫu thống kê, sổ sách nghiệp vụ phù hợp
với quy định của Luật này (hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2011).
5. Rà soát, biên soạn giáo trình, tài liệu và đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm sát dân sự
Trường Đào tạo
và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Hà Nội và Phân hiệu trường Đào tạo và Bồi
dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức rà soát, biên soạn lại
giáo trình, tài liệu giảng dạy về tố tụng dân sự và công tác kiểm sát dân sự
phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự; đồng
thời xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho
cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự
trong toàn ngành.
6. Công tác bảo
đảm kinh phí cho việc thi hành Luật
Vụ Kế hoạch - Tài chính và Văn
phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có kế hoạch bảo đảm kinh phí cần thiết cho
việc tổ chức quán triệt, rà soát văn bản để sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản
mới và các việc khác liên quan đến việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Viện kiểm sát các địa phương dự
toán kinh phí; báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (thông qua Vụ Kế hoạch -
Tài chính) kinh phí phục vụ việc triển khai thi hành Luật này có hiệu quả.
7. Tổ chức thực
hiện
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ
trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể
của đơn vị mình để tổ chức triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Tố tụng Dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân đạt hiệu quả tốt.
Vụ 5 chủ trì phối hợp với Vụ 12 và
Văn phòng giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện Chỉ thỉ này.
Trong quá trình thực hiện Chỉ thị,
nếu phát sinh các vấn đề vướng mắc thì các đơn vị báo cáo Viện kiểm sát nhân
dân tối cao (qua Văn phòng) để có giải thích hướng dẫn kịp thời./.